1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 06/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    thời này thì nghe làm gì cái nhạc Da vàng - nhạc Trịnh à, tớ chỉ nghe mỗi nhạc tình - tình yêu - đôi lứa - yêu nhau - "cười khúc khích trên lưng ..." đại khái kiểu như thế
  2. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Hình như những bài da vàng vẫn chưa được phép chính thức phát hành rộng rãi. Mong lắm, một lần, được nghe trong những chương trình nhạc Trịnh, người ta hát (ai cũng được) những: Huế-Sài gòn-Hà nội, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Đồng dao hoà bình, Tôi đã mất, Hãy nhìn lại............
    Có lẽ......vẫn phải Chờ.........
  3. nguoiyeunuocViet

    nguoiyeunuocViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Sao lại phải chờ ? Bạn cứ ra đường mua cd về mà nghe . Những ca khúc phản chiến này nên nghe những ca sĩ sống trong thời đó hát (Khánh ly) vì họ đã sống trong thời kì đó nên thể hiện được cảm xúc , thể hiện được cái hồn của bài hát .Ca sĩ bây giờ tuy cũng có người hát hay như Quang Dũng nhưng chưa thể qua được thế hệ trước .Tôi chắc nhiều người cũng đồng ý với tôi như vậy .
  4. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    dù không sinh ra trong thời chiến, ko trải qua thời khắc đau khổ của đất nước, của dân mình .... nhưng có lẽ cũng hiểu được thế nào là sự khát khao hoà bình, tự do .. qua các ca khúc da vàng... thấy yêu nước hơn chút nữa ...
    cuộc sống của chính mình ngày nay được xây trên xương máu của bao người ...
    đâu phải cứ ra chiến trường mới là người lính, mới là chiến đấu? phải không? ...
    yêu quá VN!
  5. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Những bài hát Da vàng này đúng là không ai có thể hát hay hơn Khánh Ly, mà phải là Khánh Ly hát trước 1975 chứ còn các CD Ca khúc da vàng Khánh Ly làm lại tại Mỹ sau này nghe không hay vì hoà âm điện tử nhiều quá, hơn nữa là thời điểm đã đi qua nên tâm trạng hát cũng có khác.
    Để nghe những bài hát này thì có thể kiếm CD để nghe, tuy nhiên nếu những bài hát này được cho phép hát thì vẫn vui hơn vì nó được công nhận chứ không phải chui lủi thế này.
    Trong số các bài hát của các tập nhạc thuộc da vàng hiện nay mới chỉ được phổ biến 1 số bài: Huế-Sài Gòn-Hà Nội, Ta thấy gì đêm nay, Nối vòng tay lớn,Xin cho tôi, Bà mẹ ô lý, Ca dao mẹ.
    Năm 2002 có thêm bài Ngủ đi con được hát nhưng sau này ông Trưởng phòng văn hoá nói là bài này sơ ý để lọt chứ chưa cấp phép bài này.
  6. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Với những ca khúc phản chiến, chỉ cần được nghe một người Việt hát là cũng đủ rồi (nhạc không quá khó)........
  7. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Không biết anh đò đưa có nhầm nhọt gì không nhỉ vì không có ấn phẩm nào của Nhân Bản mà quay roneo cả, tất tần tật từ Tình Ca đến Ca khúc Da Vàng... được in trên giấy đẹp, kẻ nhạc nghệ thuật, ngoài bìa còn có những phụ bản màu của tác giả TCS, Bửu Chỉ.
    Còn về các Ca khúc Da Vàng thực tế vẫn được phép lưu hành, trong các Chương trình Nghệ Thuật của Nhạc sĩ Tâm Anh, hay Nhật Trường Tiếng hát Đôi Mươi thời đó, các cô Ngọc Minh hay Thái Thanh vẫn hát thoải mái Ngủ Đi Con, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Ca Dao Mẹ,...
    Những ca khúc NSG đã nêu như Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà, ... đều được in và phát hành chính thức trong các Tập nhạc Du Ca in ấn rất đẹp có giấy phép xuất bản đường hoàng,...
    Dĩ nhiên là có sự hạn chế, nhưng không đến mức khắt khe như anh đò đưa nghe lại,...thời trước khắt khe vậy mà còn xuất hiện được 5 cuộn băng Da Vàng Hát Cho Quê Hương Việt Nam với hòa âm và dàn dựng công phu như vậy (Ban nhạc Duy Hải, hòa âm Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, lời bạt Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, vẽ bìa Hoạ sĩ Vũ Thái Hoà) ...thử so với thời bi giờ ... thì thời nào thoải mái tự do hơn ...Ở hải ngoại người Quốc gia chống đối Ca khúc Da vàng (một bộ phận) nhưng cô Khánh Ly vẫn hát đều đều ..ai thích thì nghe không thích thì thôi đâu có ai có quyền ''cấm'' cô KL hát những bài đó...còn ở đây thì sao nhỉ. Anh thấy có gì khác hôn.
  8. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    1) Về những ấn phẩm & năm tháng ấn hành;
    trích bài viết Về Những Ca Khúc Phản Chiến của Trịnh Công Sơn của Bửu Chỉ - - - - - - - - - - - - -
    ..., trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả là làm theo mệnh lệnh của con tim mình, một con tim thương đời, thương người, để nói lên tiếng nói của con tim đó đối với quê hương, dân tộc một cách trung thực và chân thành. Và một khi anh đã vĩnh viễn nằm xuống yên nghỉ thì câu khẳng định này đã trở nên hùng hồn hơn.
    Ta sẽ thấy mệnh lệnh của trái tim này đi xuyên suốt trong tất cả các sáng tác thuộc dòng nhạc phản chiến này của anh. Trước hết ta có thể tạm sơ lược về con đường sáng tác các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn như sau :
    - Ý thức phản chiến trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đã manh nha vào những năm 1965, 1966. Trong giai đoạn này anh đã cho ra đời tập ca khúc Ca khúc Trịnh Công Sơn (Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận) do An Tiêm xuất bản 1966. Sau đó phát triển dần trong tập Ca khúc da vàng vào cuối 1966 và đầu 1967, tập Kinh Việt Nam năm 1968, tất cả đều do anh tự ấn hành lấy. Cùng với những cuộc xuống đường rầm rộ của thanh niên, sinh viên, học sinh ở đô thị miền nam Việt Nam chống Mỹ và chế độ cũ đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, anh đã cho xuất bản tập ca khúc Ta phải thấy mặt trời vào năm 1970 (Tự ấn hành dưới cái tên Nhà xuất bản Nhân Bản). Năm 1972, khi tình hình chiến sự ở miền nam Việt Nam ngày càng leo thang đến độ khốc liệt nhất, anh đã cho ra đời tiếp tập Phụ khúc da vàng (tự ấn hành dưới cái tên Nhà xuất bản Nhân Bản). Đây là tập cuối cùng của dòng nhạc phản chiến của anh. Tổng kết tất cả gồm 5 tập, với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế.
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -(Bửu Chỉ 04.2001)
    1/3
  9. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    2) về tình hình phổ biến các Ca khúc này tại SÀI GÒN , trước 1975
    trích bài viết Trịnh Công Sơn : Tiếng Hát Hòa Bình của Đặng Tiến - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    Nếu chỉ làm nhạc tình, thì Trịnh Công Sơn sẽ là Lê Uyên Phương hay Từ Công Phụng ; nếu chỉ làm nhạc đấu tranh Trịnh Công Sơn sẽ là Nguyễn Đức Quang hay Tôn Thất Lập ; nếu pha pha tình yêu và thân phận, Trịnh Công Sơn sẽ là Vũ Thành An. Nếu chỉ phản chiến, e chỉ hơn Nguyễn văn Đông.
    Nhưng Trịnh Công Sơn đã tổng hợp một thời đại và xây dựng được một sự nghiệp riêng, gắn bó với vận mệnh đất nước.
    Rào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn vào một ấp chiến lược, là việc không sát với thực tế xã hội. Trong thời gian 1967-1972, Sơn sáng tác khoảng 70 bài hát kêu gọi hòa bình, và khoảng một nửa được phổ biến rộng rãi. Nhưng những ca khúc thuần tuý thế sự đó đã được kết hợp với hàng trăm tình khúc khác, cùng phong cách, trong một hoàn cảnh xã hội và chính trị đặc biệt, đến với quần chúng thanh niên cùng tâm trạng. Những điều kiện đó đã hội tụ vào thời hoàng kim của kỹ thuật thu âm bằng máy ghi âm gọn nhẹ, từ băng cối chuyền sang băng cassette, phổ biến từ trong nước ra đến hải ngoại. Từ những Trung Tâm Băng Nhạc và ... Đài Phát Thanh Sài Gòn !
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ( Đặng Tiến - Tạp chí Văn Học 11.2001)
    2/3
  10. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    3) và ở HUẾ , sau 1975

    trích bài viết Trịnh Công Sơn : Nơi Vùng Ưu Tư Thành Tiếng Du Ca của Thái Kim Lan - - - - -
    Khác với những ca khúc khích động xuống đường thời ấy như "dậy mà đi", "cỏ cú", ca khúc về cuộc chiến của Sơn thường gây ý thức, đặt vấn đề hay trình bày vấn đề, hoàn cảnh, số phận để mỗi một người chúng ta lấy quyết định mà hành động. Và khi đã lấy quyết định rồi thì tự mình gánh lấy trách nhiệm của mình, chứ không thể đổ tội cho bài ca. Bởi thế tôi nghĩ rằng những trách cứ về Sơn, buộc tội Sơn có hơi vội vàng do sự ngộ nhận bản chất thật sự của những ca khúc TCS mà có lẽ trong một dịp khác phải được phân tích và đánh giá lại một cách trung thực.
    Trở lại 1977. Cả một công trình sáng tác nhạc mười mấy năm đang bị đe dọa phải chối bỏ, kiểm soát, tự phê bình, Sơn đã tâm sự với tôi nỗi khó khăn cho một người nghệ sĩ trong hoàn cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa đang được thực hành trong tính cách tuyệt đối, khai trừ mọi ý kiến khác biệt. Đã kể cho tôi nghe những buổi "đi thực tế", những lần phải viết bài tự phê bình về tác phẩm của mình, và Sơn bảo, họ không đồng ý với mình nhưng họ bảo mình viết rất hay. (Không biết những tài liệu ấy ngày nay có còn không?) Tôi đã ngạc nhiên trước những nhận xét sắc bén của Sơn, mà hồi trước vì thấy Sơn ít nói, tôi cứ đinh ninh là Sơn đơn giản?.
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -( Thái Kim Lan )
    3/3

Chia sẻ trang này