1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 06/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến,
    Tôi tìm mãi bài hát này "Một buổi sáng mùa xuân" trong các ca khúc phản chiến đã mấy năm nay, hỏi nhiều người thân của Trịnh Công Sơn mà vẫn chịu thua không tìm được bản nốt nhạc để lưu lại trong các thư viện về Trịnh Công Sơn cho các nhạc sĩ trẻ sau nay nghiên cứu và làm hòa âm...
    Mong các bạn tìm giúp một tay nhé...
    Theo cảm nhận của tôi, bài hát này diển tả chiến tranh kinh hoàng nhất và cũng nhân bản tuyệt vời nhất, lời hát qua giọng ca Khánh Ly nghe cứ "rờn rợn"....
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé ra đồng
    Đạp trái mìn nổ chậm
    Xác không còn đôi chân
    Một buổi sáng mùa xuân
    Ngực đứa bé tan tành
    Ngàn hoa đồng cỏ nội
    Cúi xuống nhìn con tim
    Em thơ ơi chiều nay trường học lại
    Trong sân chơi bạn và thầy im lời
    Bài học về yêu thương trên giấy mới
    Sao hôm nay nét mực đã phai
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bàn tay cầm cỏ dại
    Có hoa vàng mong manh
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé im lìm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đường hay không ?
    Nguồn
    Chép lại từ CD Khánh Ly Hát Cho Quê Hương 5.
    thân ái,
    Thái Hòa
  2. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    DoDua from NhatViet
    Đứa bé vào mùa Xuân ấy chưa tìm thấy Thiên đường nhưng đã thoát khỏi Địa ngục trần gian rồi , mãi nằm ngủ yên trong cỏ cây và lời cầu kinh của bài hát . Còn những đứa bé mất tay, chân còn ở lại , không chỉ ở lại trong tranh của Bửu Chỉ mà đang sống cùng thời , là những người anh chị chúng ta vừa mang vết thương chiến tranh vừa mang nỗi đau bị hờ hững của xã hội ; làm sao trải qua được khó khăn khi không thể có bước nhảy cho đôi chân để vượt qua chính mình.
    Còn nhớ trong tiết học đọc thêm ở lớp , cô giáo đã đọc cho NhatViet và các bạn nghe bài thơ (*) có câu chuyện người lính trờ về dắt con đi mua sắm tập vở và quần áo mới cho ngày tựu truờng đầu tiên sau hòa bình , người cha hòi con đã tạm đủ đồ dùng chưa , đứa bé ngập ngừng níu áo cha trả lới : ?~ thưa cha đủ rồi nhưng cha quên mua thay cho con chiếc nạng vì con năm nay đã lớn cao hơn chiếc nạng cũ đã dùng nhiều năm ?~ .
    Và như thế , ở đâu đó trong chúng ta , câu hát của anh TCS :
    Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài?
    ?Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng

    mãi mãi chỉ là lời nguyện ước thôi .
    [​IMG]
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    (*) Đã lâu lắm rồi nên không còn nhớ tựa , giai điệu và cả tên tác giả của bài thơ . Xin tác giả tha lỗi .
  3. Khaanh

    Khaanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0

    Ghế đá công viên...dời ra đường phố
    người già co ro..chiều thiu thiu ngủ....
    .....khi chiến tranh về...đốt lửa quê hương
    ...Em bé loã lồ...khóc tuổi thơ đi...
    Từng bàn tay thô ...lấp kín môi cười....
    Từng hạt cơm khô ...trong miếng hững hờ...
    Tôi đã nghe ca khúc này không biết bao nhiêu lần ...
    Từng đêm tôi chìm đắm trong dòng nhạc để phân tích từng câu từng chữ... để thấm thía cái tang thương,cái thê lương ảm đạm của quê hương trong những ngày khói lửa...
    Để cố hiểu một nụ cười ... Để thấm thía cái vị của hạt cơm khô trong miếng hững hờ... Và cuối cùng... để đau xót,nhục nhã cho một dân tộc không tự chủ được cuộc chiến của mình.
    Tôi đồng tình với bạn là phản chiến không phải để chống lại chiến tranh.
    Chiến tranh là luôn có(dưới nhiều hình thức) và không bao giờ chấm dứt với loài người.
    Chúng ta khao khát hòa bình bởi vì chúng ta luôn sống từ cuộc chiến này qua cuộc chiến khác.
    Cuộc sông ngày hôm nay của chúng ta có phải là hoà bình?
    Tôi vẫn thấy ngoài công viên hình ảnh người già và em bé và còn thêm vào đó những thương tích của cuộc sống ..những cô gái da vàng không được cái vinh dự hưởng một viên đạn vào tim mà phải sống lây lất...đêm đêm rao bán da thịt vàng...
    Những bàn tay thô được đổi chủ, những miếng cơm không chỉ hững hờ mà còn là nuốt cay nuốt đắng cái thân phận của mình
    Hoà Bình ... Sao tôi lại mơ về những ngày chinh chiến xa xôi... Cuộc chiến khốc liệt với những cái chết vô nghĩa nhưng nó lại không tệ như những cái sỗng vô lý của ngày hoà bình hôm nay.
    Ghế đá công viên.... Thân phận người VN vẫn quanh quẩn bên chiếc ghế đá cũ kỹ với hình ảnh người già co ro...
    Khaanh
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    NhatViet thân mến,
    Xin cám ơn câu chuyện về đứa bé mùa tựu trường ngập ngừng xin cha cái nạng mới... câu chuyện dù không đầy đủ đầu đuôi của bạn đã làm tôi ngồi thẩn thờ cả buổi tối...
    Vẫn chỉ quanh quẩn với mấy bài ca khúc da vàng và thấy mình cũng chưa thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu của "chiếc ghế đá công viên" mà bạn Khaanh than thở...
    Thôi cầu mong cho tương lai các em ngày mai sẽ tốt đẹp hơn chúng ta...
    Xin cám ơn những tấm lòng còn trăn trở với Ca khúc Da vàng...
    Nghĩa là dân tộc này sẽ còn nhiều hy vọng.
    Do dua
    PS. mình vẫn mãi cưu mang một giấc mơ làm lại những Album Ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn do thế hệ 7X, 8X ngày nay thể hiện. Chỉ mong ngày có được giấy phép thực hiện mà thôi... Vì nếu hát CKDV mà thiếu Du mục, Một buổi sáng mùa xuân, Ngụ ngôn mùa đông, Tình ca người mất trí,.. thì thôi hát làm gì nhỉ...?
  5. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Tôi yêu những ca khúc của Trịnh mà mỗi bài đem lại cho tôi những cảm xúc khác nhau. Riêng về dòng nhạc Da Vàng, những bài Chờ nhìn quê hương sáng chói, Đại bác ru đêm, Gia tài của mẹ... có lẽ sẽ không bao giờ quên được ấn tượng ban đầu khi nghe. Đến tận bây giờ, mỗi bài tôi đã nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn rờn rợn trong người với chất giọng khàn khàn của Khánh Ly, với những ca từ đau xót có mà đầy hi vọng vào tương lai có.
    Từng cuộn dây gai xé nát da người... Người chết hai lần, thịt da nát tan... Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ em không nhà...
    Cảm giác thật sự là nổi gai ốc khắp người. Tôi không biết tại sao, nhưng luôn luôn những ca từ ấy khiến tôi rợn người, nổi da gà dù giữa trời hè nắng. Vì sự chân thật và xót xa trong từng câu chữ, đi thẳng vào lòng người và nghẹn lời vì cảm động... vì yêu thêm quá khứ đất nước này.
    (ngôn từ bất lực!!!)
  6. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    tầm này còn ngồi nghe Da vàng, họa hoằn có nhỡ đi công tác sang Iraq và Trung Đông thì mới nghe dăm ba bài cho đỡ buồn
  7. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Biết bạn không nghe, nhưng vẫn tặng một câu nhé
    "... Gia tài của mẹ, một bọn lai căng, gia tài của mẹ, một lũ bội tình..."
    Nước mình đã có khoảng thời gian hoà bình nào đến một thế kỉ chưa nhỉ? Dĩ nhiên thế hệ 8X như tôi ,như bạn không còn nghe tiếng bom rơi, nhưng nhũng buổi hoàng hôn vẫn còn đậm sắc da cam. Biết đâu những ngày tháng ta đang sống chỉ như một điếu thuốc hút vội giữa hai trận đánh. Vì suy cho cùng, chiến tranh là con đẻ của tham lam, ngu dốt và bạo tàn, mà nhũng thứ đó thì còn nhan nhản ở khắp mọi nơi, và ở trong mỗi chúng ta. Vậy thì hát ca khúc Da Vàng ai bảo là hát cho quá khứ?
    À, em xin lỗi các bậc tiền bối nhé, khi không hai đứa trẻ con lại cãi nhau trong một topic hay thế này. Cũng đã nhiều lần tự nhắc rằng nghe là chính, nói it thôi nhưng chưa sửa được.
  8. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến,
    Đò đưa xin quay lại chủ đề này sau gần 3 tháng...
    Quả thật khi lập chủ đề này, tôi cũng như bạn đều hiểu sẽ khó tránh khỏi những tranh luận từ nhiều phía. Vì bản thân Trịnh Công Sơn đã "đi giữa hai làn đạn hơn 40 năm. Thế nhưng tranh luận như thế nào để hướng thiện, để nhìn ra cái đẹp và quan trọng hơn cả là cái "thật" ... lịch sử đã sang trang nhưng còn quá nhiều cái thật bị che đậy, thậm chí vùi dập,... bằng chứng là cái giá trị nhân văn ngời ngời của dòng ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn - dù được cả thế giới vinh danh, công nhận - nhưng người Việt ta vẫn cấm cản, ngụy biện nhiều lý do,...
    Và cũng quan trọng lắm đễ tự nghiệm ra rằng cái "Chấn thương chiến tranh" trong đời sống tinh thần của người Việt Nam (trong và ngoài nước) là có thật. Chối bỏ là có nghĩa thiếu bản lĩnh và sẽ lại dễ dàng chấp những huyền thoại lang bạt mới - như một nhà báo Pháp đã viết khi thăm viếng VN - Những huyền thoại (anh hùng, thiên đường du lịch, rừng vàng biển bạc,....) rồi cũng sẽ vỡ tan, ngày đó chỉ còn lại một nước Việt Nam bộn bề bao nhiêu việc phải làm... Ngày đó người dân Việt Nam mới may mắn để thật sự được người ta nhìn nhận và phê phán khác đi, không qua lăng kính của những cái nhìn đầy đam mê, giả tạo....
    ... Nhân dọn nhà cho bố mẹ và tìm lại được mấy tập sách Ca Khúc Da Vàng rất quý của đích thân Cậu Sơn viết tặng Mẹ tôi... Đích thị "quay roneo" và phân phối "chui" trong giới sinh viên học sinh trước 1975
    Qua tài liệu này, Tôi cũng xin đính chính lại một bài viết trước đây của bác hnhan30 trong chủ đề này, cho rằng CKDV chưa hề bị cấm đoán trong chính quyền trước 1975...
    hnhan30:
    Trích từ bài của dodua viết lúc 10:24 ngày 08/05/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------
    ...được biết qua gia đình và bạn bè của cố NS Trịnh Công Sơn, những bài hát phản chiến thời đó chỉ được quay Ronéo viết tay, và phát hành chui bởi NXB Nhân Bản ...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không biết anh đò đưa có nhầm nhọt gì không nhỉ vì không có ấn phẩm nào của Nhân Bản mà quay roneo cả, tất tần tật từ Tình Ca đến Ca khúc Da Vàng... được in trên giấy đẹp, kẻ nhạc nghệ thuật, ngoài bìa còn có những phụ bản màu của tác giả TCS, Bửu Chỉ.
    Còn về các Ca khúc Da Vàng thực tế vẫn được phép lưu hành, trong các Chương trình Nghệ Thuật của Nhạc sĩ Tâm Anh, hay Nhật Trường Tiếng hát Đôi Mươi thời đó, các cô Ngọc Minh hay Thái Thanh vẫn hát thoải mái Ngủ Đi Con, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Ca Dao Mẹ,...
    Những ca khúc NSG đã nêu như Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà, ... đều được in và phát hành chính thức trong các Tập nhạc Du Ca in ấn rất đẹp có giấy phép xuất bản đường hoàng,...
    Dĩ nhiên là có sự hạn chế, nhưng không đến mức khắt khe như anh đò đưa nghe lại,...thời trước khắt khe vậy mà còn xuất hiện được 5 cuộn băng Da Vàng Hát Cho Quê Hương Việt Nam với hòa âm và dàn dựng công phu như vậy (Ban nhạc Duy Hải, hòa âm Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, lời bạt Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, vẽ bìa Hoạ sĩ Vũ Thái Hoà) ...thử so với thời bi giờ ... thì thời nào thoải mái tự do hơn ...Ở hải ngoại người Quốc gia chống đối Ca khúc Da vàng (một bộ phận) nhưng cô Khánh Ly vẫn hát đều đều ..ai thích thì nghe không thích thì thôi đâu có ai có quyền ''''cấm'''' cô KL hát những bài đó...còn ở đây thì sao nhỉ. Anh thấy có gì khác hôn.
    (_._)(_!_)(_x_)

    .....
    Post lại các tập sách này là việc làm khoa học của những người trẻ mong muốn nghiên cứu Trịnh Công Sơn nghiệm túc thật sự, hoàn toàn không có ý gây tranh luận "đúng sai" trên diễn đàn này...
    Nhưng thế hệ chúng tôi cần lắm những giá trị THẬT...
    thân mến
    Đò đưa
    [​IMG]
  9. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    Em nghĩ chắc Ns ưu ái với bạn thân nên tặng những "roneo" giấy vàng mang màu sắc thời gian héo úa, chứ như em và dân bình thường..Ns chơi xịn in bìa màu, phụ bản đẹp, giấy trắng cứng,...bán rộng rãi, vậy đây có thể gọi là roneo được không nhỉ.
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Kính gởi các bạn,
    Theo chổ tôi được biết - qua gia đình và bạn bè của Cố NS Trịnh Công Sơn, bài hát Cho một người nằm xuống có phần viết cho ông Chuẩn tướng Lưu Kim Cương và cũng có phần ảnh hưởng của "Anh Quốc ơi" theo rất nhiều suy diễn của công chúng thời đó...
    Khi làm công việc nghiên cứu và "đọc" lại lịch sử, chúng tôi rất chú trọng đến vần đề tư liệu, đâu là những căn cứ xác thực, đâu là những lời đồn đại, phỏng đoán của nhân gian.
    Thực tế là ông Lưu Kim Cương (theo lời kể của nhiều người bạn Trịnh Công Sơn) đã có thời cưu mang và giúp đỡ NS trong giai đoạn trốn lính và sự truy tìm của chính quyền SG. Có nhữnng nguồn tin đáng tin cậy là Trịnh Công Sơn đã rất đau khi mất đi người bạn này. Nhưng cũng chưa bao giờ chúng tôi có một bằng chứng cụ thể là bài hát đã viết cho ai và vì ai...?
    Thiết nghĩ đó cũng là điều không cần thiết đối với người nghệ sĩ, mà quan trọng hơn là những rung động cũa họ và tầm ảnh hưởng của bài hát thật đã đánh động lương tâm của nhiều người và nhiều phía. Đúng như những lời cuối trong bài mà ông đã viết "...xin cho một người, vừa nằm xuống, thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang..."
    Một bài hát quá tuyệt vời để đưa tiễn cho thân phận những người ra đi trong cuộc chiến tranh tàn khốc này... Thế hệ của tôi có thể hát Trịnh Công Sơn cho một chuẩn tướng VNCH, hay cho một chiến sĩ bộ đội hy sinh ở Trường Sơn trong các câu chuyện của Bảo Ninh, hay mới đây là bác sĩ Đặng Thùy Trâm,... đều đáng trân trọng cả vì nếu đó là những rung động có thật.
    Mà quan trọng hơn là chúng tôi muốn đấu tranh và bảo vệ quyền được hát lên những rung động có thật của người nghệ sĩ...
    Rất ít khi người nghệ sĩ lớn như Trịnh Công Sơn cần phải viết rõ ràng bài này viết cho ai, vì ai,... trừ những trường hợp thật cá biệt có thủ bút của nhạc sĩ như Sóng về đâu (viết tặng PPNT trong chuyến di Anh Quốc), Hoa vàng mấy độ (viết cho sinh nhật HL),... còn ngoài ra, tất cả đều là những phù du và phỏng đoán vô tình hay cố ý của công chúng mà thôi...
    Thân ái,
    Dodua

Chia sẻ trang này