1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 06/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Người SG nói bậy rồi "Cho một người nằm xuống" TCS viết cho phi công Quốc "hy sinh" khi ném bom Bắc Việt.
    Không biết thì đừng nói.
  2. automobile

    automobile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng nghe bài hát " Cho một người nằm xuống" rất nhiều lần và cũng từng nghe nhiều giai thoại về bài hát này. Với tôi, chiến tranh chỉ là sách báo, là những bài giảng trên lớp là lời kể của mọi người. Có nói gì thì nói dòng nhạc Phản chiến Việt Nam không thể không nhắc tới Trịnh Công Sơn. Người ta có thể tin vào một trong số những giai thoại về sự ra đời của bài hát nhưng chung quy lại người nghe luôn cảm nhận được nỗi đau của chiến tranh qua bài hát này. Những mất mát, đau thương mà chiến tranh đã và đang gây ra luôn làm người ta nhức nhối. Là những người bạn, những người mẹ, người yêu thương. Cuộc đời khép lại, cuộc sống mất đi 1 sinh linh, quá nhỏ bé nhưng một bà mẹ mất đi những người con, một con người mất đi một tâm hồn đồng điệu.. Quá đau thương và tàn nhẫn.
    " Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du. Đứa con xưa đã tìm về nhà. Đất hoang vu khép lại hẹn hò".
    Chết là hết. Người đã khuất không thể cảm nhận đưọc cái gì sẽ diễn ra sau đó nhưng những người còn sống thì biết, cảm nhận và luôn sống với nỗi đau chiến tranh.
    ==========================================
    " Tài cao phận thấp chí khí uất
    Giang hồ mê chơi quên quê hương"
    ==========================================
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi các bạn trong topic ?oTại sao lại Hát trên những xác người?? - (topic đã bị khóa)
    Chiến tranh và ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn là một chủ đề rất nhức nhối, đau đớn đối với cả một dân tộc trong suốt mấy chục năm và vẫn còn để lại những vết thương hằn sâu trong đời sống tinh thần và tâm linh người Việt. Đọc những dòng chữ đầy khích bác của một số bạn trong chủ đề này cũng thể hiện rất rõ sự chia rẽ chính kiến sâu sắc và vẫn còn đó sự nông nỗi vội vàng của những suy nghĩ rất nhất thời, háo thắng và ít chịu lắng nghe người khác chiến tuyến...
    Những suy nghĩ đầy manh động vội vàng như vậy thiết nghĩ không nên xuất hiện từ thế hệ của chúng ta - những người trẻ lớn lên trong hòa bình và đã có đủ một độ lùi cần thiết về không gian, thời gian và sự hổ trợ của thế giới thông tin, tri thức ngày nay - để biết cân nhắc và trân trọng hơn những giá trị thiết thực từ một nỗi đau chung, từ các vết thương vừa kéo da non của thế hệ cha anh, và cũng mong đừng lập lại bao sai lầm của quá khứ, ...
    Trịnh Công Sơn đã thật sự làm hơn chúng ta rất nhiều về điều đó - dù đi giữa hai làn đạn, nhưng vchỉ biết lựa chọn lẽ phải duy nhất là con tim, là chất người và lòng nhân bản - Ông đã đặt mình lên trên mọi tranh chấp của chính trị và lòng thù hận để cuối cùng hát lên được nỗi đau trung thực nhất của cuộc chiến.
    Mong các bạn hãy đọc bài tham luận mới viết " Trịnh Công Sơn: Giữ trùng vây ... thập diện mai phục" của tác giả Khương Duy vừa được TCSKL đăng lại trên topic "các bài viết về TCS".
    Hy vọng mọi người sẽ tìm thấy được những phân tích có giá trị, có tình, có lý từ một người thật sự yêu nhạc Trịnh - và may ra sẽ làm chùng tay bút của những tranh luận vô bổ, háo thắng đến mức mạt sát lẫn nhau... Hay tránh sa đà vào tranh luận chính trị, những việc làm thật sự "rách việc" như tác giả Khương Duy nhận xét.
    Một bài viết rất hay về Trịnh Công Sơn, có giá trị nghiên cứu từ một người có cái tâm. Xin được mượn Diễn đàn Nhạc Trịnh để gởi lời cám ơn đầy trân trọng đến tác giả Khương Duy.
    Thân ái
    Đò đưa
    PS. Rất cám ơn TCSKL rất nhanh nhẹn post lên cho mọi người Box Trịnh cùng đọc. Tôi vừa đọc được qua bạn bè của Forum ở Pháp, cũng định post nhưng chị đã làm trước rồi... thật bái phục.
  4. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Chán một kái là đến h các ca khúc fản chiến của bác Trịnh vẫn không được phép chính thức lưu hành và hát ở Việt Nam.
    Chiến tranh đã qua hơn 30 năm rồi, nửa đời người rồi, "họ" luôn nhồi vào đầu chúng ta những ký ức về nó qua những bộ fim một chiều dở ẹc và đôi khi ngu ngốc mà không biết rằng những ca khúc da vàng có sức truyền cảm gấp nhiều lần.
  5. chieunhan

    chieunhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng là thế hệ 8X, tức chưa từng sống một ngày nào trong chiến tranh, trong đau thương nhưng ít ra toi cũng hiểu được phần nào sự khốc liêt của cuộc chiến tranh đã qua. Tôi không muốn nói nhiều về quá khứ cũng như bài bác ai nhưng theo tôi những bà hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơ không phải là không còn phù hợp với thời đại này nữa, nó là một thời để nhớ. Dù không biết bao giờ mới có thể nghe nhạc Trịnh một cách tự do nhưng ta hãy tin vào một ngày mai nhé các bác...
    Là một giáo viên Sử tương lai, tôi cố thể khẳng định rằng nhạc Trịnh là một thứ không thể thiếu trong Âm nhạc Việt, đâu phải rằng còn trẻ là không thể hiểu nổi những ca từ ấy mà cũng không phải là còn trẻ thì không nên hát những bài hát ấy, phải không nào.?
  6. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Ban than men,
    Doc lai nhung bai viet va nhan dinh ve chu de Ca Khuc Phan Chien cua Trinh Cong Son, toi thay chu de nay rat dang luu tam va that mung khi nhung ban tre 8X van "ca?m" duoc nhung rung dong cung dong nhac day nhan ban nay.
    Trong chuyen luu dien vua qua tai Sydney, Uc Chau. Ban to chuc va nhung khan gia trung nien cu yeu cau hat bai "Cho mot nguoi nam xuong" that nhieu lan. i bai hat qua buon va tan thuong, toi chi xin hat de tuong niem Trinh Cong Son vao cuoi chuong trinh. Vay ma rat nhieu nguoi da khong cam duoc nuoc mat...
    Sau 2 dem dien do, mot giao su Triet hoc song lau nam o Sydney da viet bai viet duoi day ve tam su cua ong doi voi dong nhac phan chien nay. Xin chia se cung ban...
    Than men,
    do dua.
    Xin post (by QuangAus) lên đây một bài viết của Huỳnh Bất Hoặc (www.chuyenluan.net)
    TÂM TÌNH CỦA MỘT HẠT BỤI
    Huỳnh Bất Hoặc
    Một dạo, anh chị Đào Tăng Dực ghé chơi và cho một CD nhạc Trịnh công Sơn do Thanh Nghi đơn ca. Thanh Nghi là chị Dực, giọng trẻ, trầm lắng, hát mà nghe như đang âm thầm trò chuyện với Nguyễn Du thế kỷ 20. Giọng Thanh Nghi khác hẳn với giọng Khánh Ly, Ý Lan, Khánh Hà... những người hát chuyên nghiệp, với giọng hát hái ra tiền, kiếm tiền nhờ giọng hát.
    Đôi lần nghe Thanh Nghi, tôi thấy rành rọt lằn ranh giữa Thanh Nghi và những giọng hát thương mại, nhưng lại không tìm ra bản sắc của lằn ranh đó là gì, mãi đến mấy hôm trước đây khi dự Đêm Tưởng Niệm Trịnh công Sơn...
    Đã cố nhủ lòng không khóc nhưng tôi vẫn không cầm được nước mắt khi nghe Thái Hòa hát Cho một người vừa nằm xuống. Đây là một bản nhạc mà những người kiên gan cắm dùi trên các chiến tuyến chính trị đều không muốn nhắc đến. Một bên không ưa vì Trịnh công Sơn ca tụng ?~kẻ thù?T, bên kia không ưa vì Sơn tiếc thương một người bạn thân thiết nhưng lại không đích danh tố khổ ?~kẻ thù?T đã giết bạn mình.
    Vừa thầm lau nước mắt tôi bỗng ngộ ra một điều: Nhạc của Sơn không phải để mà bán, không làm theo đơn đặt hàng hay lệnh của ban kiểm duyệt. Nhạc của Sơn không viết cho những ca sĩ, kiếm ăn bằng giọng ca, dù giọng ca ấy tài hoa đến mấy đi nữa. Nhạc của Sơn viết cho những người như Thanh Nghi, ngứa cổ hát mà chơi, hay ngứa cổ thì phải hát, như người ho ngứa cổ thì phải ho. Thế thôi. Sơn thở than bằng tiếng nhạc lời ca, để nói những điều muốn nói, phải nói, cần nói.
    Sơn là một Phật tử, nhưng khóc Lưu kim Cương với tâm nguyện ?~xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng Thiên Đường...?T Khi Sơn qua đời, trong trăm ngàn lời điếu tụng Sơn, có một người nào khác tín ngưỡng với Sơn, nghĩ đến chuyện xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng Niết Bàn?
    Sơn sinh năm 1939, năm khởi đầu của đại chiến thứ hai. Nửa đầu thế kỷ 2, Tây Âu nổi điên hai lần xông vào căn xé nhau, lần đầu bốn năm 1914-1918 giết 10 triệu và 20 triệu bị thương. Lần hai sáu năm 1939-1945, giết 55 triệu. Hai quả bom nguyên tử ở Nhật làm cho nhân loại sáng mắt ra thấy được một hiểm họa mới đó là loài người có thể tự tử tập thể bằng chính những vũ khí do mình tạo ra, khỏi nhờ tay Trời khỏi chờ Thiên Lôi. Cái hiểm họa ấy nhắc nhở những đàn anh lớn thay vì trực tiếp đụng độ thì chỉ xúi đám trẻ bốc phân gà. Cho nên, chiến tranh nóng chấm dứt thì Chiến Tranh Lạnh bắt đầu nóng dần.
    Sơn ra đời bảy tháng sau khi đại chiến thứ hai khởi sự, Sơn được sáu tuổi thi đại chiến kết thúc và chiến tranh Việt Nam khởi sự cho đến 30 năm sau mới lụi tàn.
    Sơn là biểu tượng của một thế hệ đã sinh lầm thế kỷ. Bởi trong ba mươi năm đó, làm người đã khó, làm người Việt Nam còn khó hơn và làm Phật tử lại còn khó hơn nữa. Chỉ có bức xúc, hàm oan và ngộ nhận. Và chính Sơn cũng tự thú nhận ?~đời tôi ngốc dại?T khi biết phận mình chỉ là một hạt bụi hóa thân, không nhận thân phận đó thì chỉ còn cách làm đá cuội, làm hạt mưa bay giữa trời.
    Nhạc của Sơn, ngay cả những bản vui nhất cũng thấp thoáng u hoài dang dở. Thế giới của Sơn gần như là thế giới màu xanh rêu buồn ảm đạm với cây bạc đầu dưới mưa xanh trong mùa thu úa, với cồn đá rêu phong rủ buồn. Với người yêu có đôi mắt xanh xao, có vòng tay xanh xao, và cả tiếng hát cũng xanh xao khiến có lần Sơn phải than lên: Tuổi xuân ơi sao lạnh giòng máu trong người.
    Thế giới của Sơn thiếu ánh trăng vàng sáng chói ban đêm và thiếu mặt trời hồng hồng trong trong ban ngày. Thường thì chỉ có trăng buồn, trăng phôi pha, trăng dang dở...trong khi mặt trời thì ?~hôm nay thức dậy, không còn thấy mặt trời, không còn thấy loài người?T như ngày tận thế khi Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người mà Sơn than thở trong bản Này em còn nhớ.
    Sơn thấy được cái hư vô phi lý của cuộc đời nhưng Sơn không lấy nước mắt để gội khổ đau, không lấy máu để rửa máu, không lấy oán giận để trả đáp hận thù. Chỉ có một phương thuốc để hóa giải hư vô phi lý: Tâm vô cầu.
    Sống trong đời sống
    Cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không?
    -Để gió cuốn đi.
    Nghe đoạn nhạc đó, ai mà chẳng khỏi có cảm tưởng như đang chứng kiến cuộc đối thoại giữa Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế ngót 15 thế kỷ trước về sống đạo, về công đức tu hành.
    Đây là bài học Sơn đã nhắc nhở anh em chúng tôi. Vô cầu. Cuộc đời đã sắc tức thị không rồi thì còn mong gì mò trăng đáy nước để cố thực hiện sắc tức thị sắc?!
    Thế hệ của Sơn bị nghiền nát giữa những cặp xung đối, như con khô mực bị ép giữa hai bánh xe cán mực hay khúc mía trog máy cán nước mía. Những cặp xung đối đó là chiến tranh và hòa bình, cộng sản và tư bản, dân tộc và giai cấp, tự do và độc tài, duy tâm và duy vật, độc thần và vô thần, hợp lý và phi lý, chân lý và dối trá, ái quốc và phản quốc, anh hùng và hèn nhát, ********* và cách mạng.
    Nghe không cũng đủ phát khùng rồi huống nữa nghe rồi phải lựa chọn từng giờ từng phút từng hơi thở. Họ bị bắt buộc, bị thúc đẩy phải sắp hàng, phải có thái độ, không phải khơi khơi mồm miệng đỡ chân tay mà bằng sự sống và bằng cái chết của chính họ. Trong khi họ chỉ muốn thong dong nhìn mưa trên tầng tháp cổ để nhớ người yêu, để hẹn hò nơi công viên trong nắng thủy tinh vàng, hay chia xẻ với người yêu đêm cuối cùng để ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về... Họ phải đi tới, đi tới mãi cho đến ngày hụt chân ngã qụy như con ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...
    Trong ba mươi năm ấy, biết bao nhiêu người đã ngã gục vì lựa chọn, có người đã ngã gục vì không chịu lựa chọn, và cũng có người ngã gục vì chưa kịp lựa chọn. Tất cả đều trong số những bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ, hay chờ đợi mẹ già lên núi tìm xương con mình.
    Chết trở thành một lối thoát, một giải thoát cho những kẻ cùng đường không thể trốn nghĩa vụ quân sự quân dịch, không dám trốn quân dịch hay không dám đào ngũ... Bởi chết là giải thoát cho nên cùng đường họ đã giọt nước mắt không tên xin trả lại quê hương để rồi xuôi tay nhắm mắt không hận thù nằm chết như mơ.
    Hoàn cảnh ba mươi năm bức xúc bấp bênh đó đã đem lại cho ba hậu quả thấy rõ. Thứ nhất, bám vào Phật giáo để khỏi điên. Thứ hai chối từ hạnh phúc gia đình và thứ ba, tìm quên trong men rượu và khói thuốc.
    Lời ca của Sơn làm liên tưởng đến những công án thiền, đến chủ trương phá chấp sắc tức thị không của Bát Nhã.
    Biên giới hận thù là những vòng rào kẽm gai tù ngục, khiến cho con tim mù lòa, khiến cho con người vong ân, bội tình, hiếu sát. Sơn không hô hào dùng lửa để chữa lửa. Sơn không muốn đặt tên cho những đau khổ của mình. Khổ đau cay đắng lắm thì Sơn chỉ gọi đó là lai căng, bội tình. Bản Gia tài của mẹ của Sơn là một cáo trạng, đúng ra là một lời oán than phảng phất như khói hương chiêu niệm núi xương sông máu.
    Sơn đã dùng từ tâm và trí Bát Nhã nhìn rõ khổ đau của đồng bào đồng loại, nhưng Sơn chối từ không gọi tên những khổ đau đó, nhất là gọi tên những tác nhân của khổ đau đó. Và khi phải gọi tên thì Son dùng toàn ngôn từ của công án, một thứ ngôn từ chỉ có thể nghe bằng tim, chỉ có thể nói bằng yên lặng.
    Sơn đã vung tay đập phá những hình ảnh thông lệ của văn của thơ. Cho nên, trong nhạc của Sơn trăng sao, hoa lá, mặt trời, người, mây nước đều mang một sắc màu, một hình hài, một dáng dấp khác, một ý nghĩa khác, một sức sống khác. Nghe Sơn rồi, có ai tự hỏi Sơn muốn nói gì qua những lời điếu tụng vong linh Bùi Giáng sau đây:
    Bùi Giáng Báng Dùi Bùi Giáng
    Ô hay trăm ngõ bàng hoàng lỗ không
    Lỗ không trời đất ngỡ ngàng
    Hóa ra thi thể là ngàn hư vô
    Nhớ thương vô cùng là từ
    Là từ vô hạn ứ hừ viễn vông
    Bùi Giáng là người hành hạ ngô từ tàn nhẫn khủng khiếp nhất trong văn học Việt Nam. Bùi Giáng đùa nghịch với ngôn từ chẳng khác gì một thằng bé lên ba đùa nghịch với những món đồ chơi. Và chẳng ai than thở Bùi Giáng tối tăm hay cố tình chơi trội lấy tiếng. Lời ca của Sơn cũng thế. Bởi cả Sơn và Bùi Giáng đã trao cho người đọc một chìa khóa mật khẩu để cảm được, để chấp nhận, và để dung nhiếp những gì Sơn hay Bùi Giáng muôn gửi gắm. Chìa khóa mật khẩu đó là thiền, là công án.
    Sử sách ghi Sơn hai lần muốn lấy vợ nhưng hai lần dang dở. Kết toán hồ đồ số người Sơn yêu và yêu lại Sơn, rồi nghĩ rằng Sơn đã muốn yên bề nhưng hụt thì kể cũng phải xét lại để hỏi: Sơn trễ tàu hay Sơn cố ý trễ tàu? Những người thương Đức Phật, cũng như thương Đức Ki-tô ít khi chịu thấy điểm tương đồng giữa hai vị đó. Cả hai đều nâng cấp tình yêu nhân loại đại đồng và cả hai đều xuống cấp tình yêu gia đình trai gái. Có phải Sơn muốn theo Phật mà không mang tiếng đi ngược đường với Phật không?
    Và cái công án cuối cùng liên hệ đến Sơn. Rượu, điều cấm kỵ trong giới thứ năm. Trên bàn thờ thiết trí vội vàng cho Đêm Tưởng Niệm Trịnh công Sơn, không có lư hương bát nước mà có thuốc và chai ****** Regal, thứ rượu mà hồi sinh tiền Sơn vẫn thích. Có người từng hỏi nếu Sơn không lụy vì rượu thì Sơn còn sống thêm không?
    Có thể lắm. Nhưng nếu đó là sự thật thì càng đáng thương Sơn hơn, đáng thông cảm với Sơn hơn. Tâm của Sơn lớn quá nên nhịp đập và nhịp rung cũng dồn dập và nặng quá. Rượu là thuốc an thần của Sơn và cuối cùng Sơn đã lậm thuốc.
    Nhưng có thật như vậy đi nữa thì cũng chẳng có gì đáng tiếc. Những gì cần nói cho anh em bè bạn, cho đồng bào đồng loại, cho những kẻ sống sót qua 30 năm chinh chiến... Sơn đã nói hết, nếu không phải là đã nói nhiều hơn những điều Sơn ước mong trao gửi cho họ.
    Tiếng hát Thái Hòa, tiếng hát trụ cột của Đêm Tưởng Niệm này, đã thực chứng điều đó.
    Thế hệ đàng cha đàng chú của Thái Hòa đã buồn vui, thất vọng hy vọng, sống chết với Sơn, giờ đây Thái Hòa lại tiếp nối đoạn đường đó với ?~cậu?T Sơn. Một sự tiếp nối cần thiết, bởi như Sơn nói:
    Sống trong đời sống
    Cần có một tấm lòng
    Đó là lời nhắn gửi của một hạt bụi. Hạt bụi Trịnh công Sơn...

Chia sẻ trang này