1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chấn thương ở khớp có thể gây nên bệnh phong thấp

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi vumanhtuan8493, 14/05/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vumanhtuan8493

    vumanhtuan8493 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2017
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Đông y thì quan niệm bệnh phong thấp là Tý chứng, tức là khí huyết bế tắc không lưu thông được nên sinh bệnh. Triệu chứng cụ thể là tình trạng tê bại, đau nhức sưng đỏ ở nhiều bộ phận trong cơ thể, tiêu biểu là các khớp xương. Bệnh được chia thành: hành tê, thống tê, trứ tê, nhiệt tê.

    Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bệnh phong thấp kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Không những ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn tác động đến hoạt động của nhiều cơ quan khác, trong đó có tim. Thậm chí có nhiều trường hợp tử vong bất ngờ khi triệu chứng bệnh không được kiểm soát. Chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan mà phải có các biện pháp điều trị sớm khi không may mắc phải căn bệnh này.


    Bệnh phong thấp là tình trạng sưng đỏ, đau nhức các khớp xương, bắp thịt cùng nhiều bộ phận của cơ thể. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của xương khớp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải tiến hành điều trị sớm nếu không may mắc phải căn bệnh này.

    Xem thêm: https://vumanhtuan8493.shutterfly.com/36

    Bệnh phong thấp là gì?
    Bệnh phong thấp là căn bệnh tự miễn gây đau khớp và tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Thông thường các biểu hiện bệnh hay xuất hiện theo kiểu đối xứng. Chẳng hạn như nếu khớp ở tay phải bị ảnh hưởng thì ở tay trái cũng sẽ có triệu chứng tương tự. Điều này giúp phân biệt bệnh này với các bệnh xương khớp khác.


    Nguyên nhân gây bệnh phong thấp thường gặp phải
    Việc xác định các nguyên nhân gây bệnh phong thấp có ý nghĩa không nhỏ đối với việc điều trị cũng như phòng chống căn bệnh này. Bệnh thường xuất hiện do những nguyên nhân như sau:


    • Di truyền: các nhà khoa học đã nhận thấy rằng một trong số các nguyên nhân gây bệnh là do di truyền. Tức là nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn các đối tượng khác.
    • Nhân tố truyền nhiễm như Virus Epstein-Barr, virus cúm… có thể tấn công vào xương dẫn đến hiện tượng viêm xương khớp và làm cho bệnh phong thấp xuất hiện.
    • Lượng hormon trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh. Bằng chứng là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường là nạn nhân của căn bệnh này.
    • Các yếu tố khác như: chấn thương, các bệnh về xương khớp, sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích… chính là nguyên nhân khiến cho bệnh phong thấp xuất hiện.
    Theo quan niệm của Đông y, phong thấp là do cơ thể có sức đề kháng kém nên bị các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt tấn công làm tổn thương các huyết mạch và tim.

    Các triệu chứng bệnh phong thấp dễ nhận biết
    Chúng ta thường hay nhầm lẫn các triệu chứng bệnh xương khớp với nhau, điều này gây không ít khó khăn cho việc nhận biết cũng như điều trị bệnh. Thông thường khi mắc bệnh phong thấp, người bệnh hay có các triệu chứng như sau:
    Bệnh phong thấp có thể làm bệnh nhân bị cứng khớp

    • Khớp bị sưng đau: các triệu chứng xảy ra bất cứ lúc nào kèm theo đó là hiện tượng sưng tấy ở chân và tay. Nhiều trường hợp nặng thì sẽ xảy ra dị dạng ở tay và chân làm cho việc co duỗi gặp nhiều khó khăn.
    • Cứng khớp vào buổi sáng: triệu chứng này cũng hay gặp phải ở nhiều bệnh xương khớp khác.
    • Xuất hiện hạt dưới da có thể cảm nhận được, tập trung ở gọt chân, đầu gối, khớp khuỷu tay… Khi bệnh nặng có thể thấy triệu chứng này tại các cơ quan nội tạng như tim, phổi, não…
    • Xuất hiện hội chứng giảm tiết dịch, thường có triệu chứng khô miệng, khô mắt…
    • Các triệu chứng khác có thể gặp phải: Khó thở, thiếu máu, tim đập nhanh…
    Tùy theo từng đối tượng mà có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định mức độ mắc bệnh.

    Các bước chẩn đoán bệnh phong thấp
    Trước khi lựa chọn phương án điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành các phương án kiểm tra, xác định mức độ bệnh của bệnh nhân. Cụ thể:

    # Khám lâm sàng
    Đặt ra hàng loạt các câu hỏi về các biểu hiện mà bạn có thể tự cảm nhận. Sau đó quan sát mức độ sưng đỏ, kiểm tra độ linh hoạt của các khớp.

    # Kiểm tra cận lâm sàng
    Hàng loạt kiểm tra sẽ được tiến hành để có được kết luận cuối cùng

    • Xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể và xác định tình trạng viêm nhiễm của các khớp
    • Chụp X-quang, chụp MRI để kiểm tra khớp đang tổn thương ở mức độ nào
    Phương pháp điều trị bệnh phong thấp
    Sau khi đã có các kết luận về tình trạng bệnh, chúng ta sẽ có thể xác định được các hướng đi cho việc điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

    1/ Điều trị bằng Tây y
    Tùy theo từng từng tình trạng bệnh mà có các phương án điều trị thật sự phù hợp. Chẳng hạn như:

    Dùng thuốc

    Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp:

    • Thuốc giảm đau: predinisone, paracetamol,…
    • Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac Sodium, aspirin…
    • Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: CTX, AZA, MTX,… giúp ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
    Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay thế hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt quá trình sử dụng thuốc để có sự điều chỉnh cho thật sự phù hợp. Khi có các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc nên liên hệ ngay với bác sĩ.

    Vật lý trị liệu

    Có nhiều bài tập được hướng dẫn cho bệnh nhân nhằm tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, giúp khí huyết lưu thông. Nhờ vậy mà hoạt chất của các loại thuốc có thể dễ dàng đi sâu vào bên trong cơ thể và phát huy hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

    Phẫu thuật

    Được áp dụng khi việc dùng thuốc không có tác dụng, các biểu hiện bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Để hạn chế biến chứng và phục hồi tốt hơn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín để được các điều trị bởi các chuyên gia và các thiết bị hiện đại.

Chia sẻ trang này