1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào các anh CTM & TĐH ... Tương lai của cơ khí việt nam sẽ như thế nào ....?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi ngoctu308, 18/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ninaredeyes

    ninaredeyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nói thật, không ai có khả năng giỏi cả TDH với cả CTM đâu. Còn về Cơ điện tử, theo mình đó là ngành đầy "ngẫu hứng": cùng học một lớp mà mỗi người lại học theo một hướng khác nhau, người giỏi cơ khí, người giỏi điện tử, người giỏi tin. "Ngành cơ điện tử không phải là một ngành mới, mà nó là một cách tư duy mới" - lời giáo sư Nguyễn Văn Khang
    Nếu học Cơ điện tử của BKHN thì có một Đồ án Tin, mà nếu làm "thực sự" thì có lẽ bạn phải tự học lập trình từ bây giờ
    Nhân tiện có bài trên mạng, copy ra đây cho bạn xem luôn
    Nguồn: http://nghvien.co.nr/
    1. Ngành cơ khí CTM:
    - Mục đích các môn học: cung cấp cho các bạn kiến thức để thiết kế và chế tạo được các sản phẩm (bằng kim loại và phi kim loại).
    - Các môn chính: có thể tóm tắt qua các nhóm chính sau:
    + Môn cơ bản: tập trung nhất là Vẽ kỹ thuật, Dung sai, Vật liệu
    + Môn nền tảng: sức bền, cơ học, đo lường
    + Môn chuyên môn: máy - dao cắt - công nghệ CTM
    + Các môn hỗ trợ (chính): Tin học, nguyên lý máy-chi tiết máy, ngoại ngữ, một số môn khác (tùy theo ngành học)
    - Ứng dụng: có thể nói là ngành này có mặt khắp nơi, đặc biệt là những nơi chế tạo các sản phẩm nói chung: từ bàn ghế, xong chảo, đinh ốc,? đến máy CNC, tàu thủy, máy bay, máy tính,?
    - Học như thế nào để có hiệu quả: như trên, có thể thấy các môn quan trọng nhất không nhiều lắm. Tất nhiên, tất cả các môn học đều có liên quan mật thiết với nhau nhưng các môn trên là những môn thể hiện đặc trưng cho ngành CK CTM. Tôi đặc biệt nhấn mạnh vào các môn sau:
    Dung sai: nền tảng của mọi con số kích thước. Bạn cần nắm vững các sai số và cách tính toán dung sai ở khâu bù. Sau này, bạn cần liên hệ được: với dung sai thế này thì phải dùng phương pháp gia công nào để đạt được nó. Việc ghi kích thước trong 1 bản vẽ (gốc từ đâu, giá trị bao nhiêu, dung sai và mối tương quan tới các kích thước khác) sẽ nói lên được kiến thức của bạn
    Vật liệu: làm Cơ khí mà không nắm được vật liệu thì coi như không biết gì. Bạn cần nắm vững tính chất của kim loại và hợp kim. Một kinh nghiệm thú vị ở đây là bạn cần phải biết phân biệt kim loại, biểu đồ pha và đặc tính gia công cơ, độ cứng sau nhiệt luyện. Việc đọc được thành phần và tính chất cơ học của các thành phần trong hợp kim sẽ là 1 kiến thức được đánh giá cao khi các bạn đi phỏng vấn xin việc đấy (bạn có thể hiểu là ?obói? tính chất của kim loại và hợp kim qua kỹ hiệu của nó).
    Đo lường: có lẽ nhiều bạn bỏ qua môn này. Song môn này là một môn học nghệ thuật bởi vì, cho dù hiện nay có nhiều thiết bị hiện đại để đo kiểm nhưng kinh nghiệm và khả năng sáng tạo (ra các phương pháp đo mới) vẫn được đánh giá là số 1. Với môn này, bạn cần phải cảm nhận được thông số cần đo có liên quan gì đển các thiết bị chúng ta có. Để học tốt môn này, tôi thường hay ngồi xem 1 sản phẩm (có xung quanh tôi) và thử tưởng tượng xem kích thước nào là quan trọng nhất và làm thế nào để đo được nó với các dụng cụ tôi đang có trong tay.
    CN CTM: nhiều bạn có lý khi chọn môn này là môn quan trọng nhất. Thực chất có mấy điểm sau bạn cần nắm vững là có thể yên chí khi học: các phương pháp gia công cơ khí (máy, dao và nguyên lý gia công), độ chính xác đạt được, yêu cầu đặc biệt khác, chuẩn định vị và chuẩn kẹp chặt, bước (nguyên công) gia công hợp lý. Có 1 kinh nghiệm hay là các bạn có thể cập nhật thông tin mới nhất về các phương pháp gia công bằng internet để nắm vững khả năng ứng dụng, sai số của 1 phương pháp gia công
    Ngoại ngữ: bạn học giỏi mà không đọc được tài liệu thì tôi nghĩ sẽ không bền vì bạn sẽ không thể tiến thêm trong việc cập nhật thông tin. 1 phương pháp hay là nên tập trung học nghe - nói rồi mới đến viết. Nghe thì cần nghe được từng từ trong câu - cho dù chưa hiểu được nhưng có thể nhắc lại như ?ovẹt?. Bạn nên nhớ rằng chúng ta học ngoại ngữ nghĩa là nhắc lại những gì đã học và đọc mà thôi, không có sáng tạo được điều gì mới cả !!! Nhiều thấy cô dạy ngoại ngữ khuyên là nghe từ chính rồi đoán là không đúng trong nhiều trường hợp vì sẽ làm cho bạn suy nghĩ rất chậm chạp. Thay vì hiểu toàn bộ, bạn có thể nhắc lại rồi hiểu sau cũng rất tốt. Như tôi chẳng hạn, tôi có thể hiểu trực tiếp tiếng Anh và phản xạ trả lời cũng nhanh do nghe được toàn câu và hiểu trực tiếp.
    2. Ngành CDT:
    thực chất CDT sẽ là người trung gian tập hợp các kiến thức về Cơ-Tin-Điều khiển để giải quyết 1 vấn đề nào đó.
    Do vậy, mục đích của các môn học ở CDT là sẽ cung cấp các kiến thức tổng quát về Cơ-Tin-Điều khiển và đặc biệt là cung cấp các lý thuyết chung để giải quyết các vấn đề trên và kiểm tra được các kết quả có phù hợp hay không. Bạn chỉ cần nhớ: mục đích là tập hợp các kiến thức trên để làm ra được 1 kết quả cụ thể và các đo lường và đánh giá kết quả đó.
    - Các môn học chính: với nội dung của ban A, B, C hiện nay, tôi thấy chưa phù hợp với mục đích trên. Các môn học mới chỉ cung cấp cho các bạn công cụ mà chưa chỉ cho các bạn thấy rõ nó sẽ được dùng vào đâu, khi nào và cách nào. Theo cách nghĩ của tôi và 1 số các GS nước ngoài (khi tôi được trực tiếp trao đổi), sẽ không có 1 giáo trình nào hoàn hảo cho ngành CDT vì khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong MỌI NGÀNH kỹ thuật (và cả kinh tế).
    Theo tôi, các bạn cần tập trung vào mấy môn học sau:
    + Môn học cơ bản: tương tự cơ khí CTM
    + Môn học nền tảng: các lý thuyết điều khiển, trò chơi, tối ưu,?
    + Môn học chuyên môn: tùy theo định hướng mà bạn có thể lựa chọn. Khác với CK CTM, ở môn học chuyên môn, các bạn sv CDT bắt buộc phải có 1 sự lựa chọn theo dự định tương lai của bản thân để định hướng môn học (có học ở lớp và tự học thêm các môn khác không có trong chương trình - nếu cần thiết) cho thật hợp lý. Ví dụ, bạn muốn làm về ứng dụng robot trong ngành Nhựa thì môn học Robot và Nhựa là chuyên môn chính. CÒn nếu định là về ô-tô thì phải học thêm về các kiến thức ô-tô. Nếu muốn là về máy móc trong nông nghiệp thì phải đọc thêm về các sản phẩm và cách chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
    + Môn học hỗ trợ: tin học, ngoại ngữ và điều khiển.
    - Ứng dụng: các kỹ sư CDT có thể làm việc ở mọi nơi, khả năng thích ứng rất cao với mọi loại hoàn cảnh và mọi loại công việc - so với CK CTM thì linh hoạt hơn rất nhiều.
    - Kỹ năng cần rèn luyện: tự học các chuyên môn khác, khả năng thuyết phục và làm việc theo nhóm. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng làm việc nhóm bởi vì kỹ sư CDT không chuyên sâu như CK CTM hay CNTT hay Điều khiển tự động nhưng họ phải biết tập hợp được mọi người trong các chuyên ngành khác để cùng ngồi làm việc với nhau theo đường lối do CDT vạch ra. Cuối cùng là khả năng đưa ra các biện pháp kiểm soát chất lượng của các kết quả trên (Cơ thì chế tạo thiết bị, điều khiển chế tạo phần cứng, CNTT về phần mềm - nếu không có biện pháp kiểm soát thì không biết đổ trách nhiệm cho ai )
    Một số kinh nghiệm trong việc định hướng học và cách học một số môn cơ bản, hy vọng các bạn học tốt và thi tốt
    Huythanh (meslab.org/mes)
  2. ngoctu308

    ngoctu308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh nhiều , em có nên mạng thử tìm xem các thông tin về ngành nghề chế tạo máy , và hướng đi trong ngành này. Với cơ sở của bố em thì hẳn là em khi ra trường sẽ mở công ty riêng rồi , khi chọn lựa nghề này em muốn tìm ra một hướng đi cụ thể . chẳng hạn em muốn tham quan cách làm của các công ty , mô hình cụ thể . hay cách quản lý của nó , như thế không chỉ phải học CTM mà em còn cảm thấy phải học cả quản lý kinh doanh . Liệu trong hà nội này có nhà máy sản xuất nào hay chỗ cơ quan nào cho mình vào xem cách làm việc của nó không nhỉ ??
  3. khongvinhlinh

    khongvinhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Nói chung anh em tư vấn cho học cơ điện tử là đúng rồi. Đừng có ham hô làm gì cứ thật giỏi ngành mình đã học đi rồi hẵng tính!

Chia sẻ trang này