1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào các bạn

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi thuancodon, 21/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuancodon

    thuancodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn

    Tôi là thành viên mới xinh gửi các bạn bài này để suy nghĩ
    Con cần một lời tiếp sức, thầy ơi!


    Bên cạnh lời chúc tới thầy nhân ngày 20.11, chúng con có vài lời thưa...
    "Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó phải ra hội đồng kỷ luật, một đám cưới đã diễn ra. Con buồn và thấy mình bất lực quá..." - Đó là nội dung trích trong bức thư của một học trò hiện đang đứng trên bục giảng gửi đến thầy giáo cũ của mình.


    Dạ thưa thầy!

    Con còn nhớ buổi học phương pháp giảng dạy của lớp chúng ta tại nhà học ba tầng. Thầy dạy chúng con rằng: "Trong mọi hoàn cảnh phải đổi mới phương pháp giảng dạy...".

    Nhưng mà thầy ơi, sự thật cuộc sống không phải thế. Đổi mới gì mà lớp học vẫn có sĩ số trên 40 em, phòng học vẫn là những băng ghế dài sòng sọc bốn em một bàn.

    Đổi mới gì mà chúng con không được đụng đến cái máy overhead mà thầy từng khản cổ mắng chúng con là lười biếng không biết nâng cấp kiến thức. Đổi mới sao được khi mà con vừa chia nhóm để HS thảo luận thì đã bị tổ trưởng chuyên môn nhắc nhở rằng giờ dạy của con đã để HS làm ồn đến các lớp bên cạnh (!). Còn hiệu trưởng thì nhắc nhở con kết quả tốt nghiệp không cần đến những buổi thảo luận ồn ào thế đâu. Con phải làm thế nào, thưa thầy?

    Dạ thưa thầy!

    Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Vốn có chút kiến thức y học, con nhìn con bé rồi mặt con cũng tái xanh theo. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó chuẩn bị ra hội đồng kỷ luật. Một đám cưới đã diễn ra, thầy ạ. Đám cưới mà buồn hơn đám ma...

    Con buồn và thấy mình bất lực quá. Tại sao nhà trường chúng ta không dạy giáo dục giới tính cho trẻ? Chúng ta sợ vẽ đường cho hươu chạy hay là để mặc hươu chạy vào bụi rậm? Thầy ơi, con đau lòng biết mấy khi biết hiện nay tỉ lệ nạo phá thai của trẻ vị thành niên ở nước ta thuộc vào hàng cao nhất thế giới.

    Con thấy trách nhiệm đè nặng lên vai mình. Chúng con - những thầy cô giáo - có lỗi quá phải không thầy? Tại sao chúng con không dám mạnh dạn nói đến những điều đó trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm? Tại sao chúng con biết mà vẫn mũ ni che tai?

    Dạ thưa thầy!

    Chiều nay con đi dạy về, băng qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ con nhìn thấy một cụ già mù râu tóc bạc phơ, ăn mặc rách rưới đang đứng chìa tay xin tiền. Một tốp học sinh chạy ngang vứt vào đó nhiều tờ giấy cắt hình chữ nhật, chúng nó đợi ông lão cất tiếng cảm ơn rồi cười hô hố.

    Thầy ơi, lòng con đau đớn quá! Đám học trò ấy không đeo phù hiệu trường con dạy, con đã thoáng thở phào nhẹ nhõm khi phát hiện điều ấy, rồi con lại thở dài. Biết đâu chừng học trò của con cũng làm vậy mà con chưa bắt gặp. Thầy ơi, có phải lỗi tại chúng con không biết dạy các em kính trọng người già, thương yêu kẻ bần hàn, không biết cách thắp lửa nhân ái trong lòng các em?

    Thầy ơi, chúng con dạy môn giáo dục công dân với những bài hàng chục trang sách cho HS khối 10 về cơ bản triết học, về qui luật vật chất và ý thức. Tuổi 16 của học trò con có hiểu được triết học không hả thầy?

    Dạ thưa thầy! Tại sao chúng con không được dạy cho HS những bài học giáo dục công dân bắt đầu từ tình yêu quê hương gia đình hàng xóm, yêu con đường nho nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mùa lúa vàng trĩu bông đượm giọt mồ hôi của người cày cấy... Sao chúng con không được dạy giáo dục công dân cho HS bằng những mẩu chuyện về tâm hồn cao thượng, rằng một người mạnh là người nâng người khác trên đôi vai của mình?

    Dạ thưa thầy!

    Tháng rồi con nằm viện mà đêm cứ mơ về kỳ thi chọn HS giỏi của tỉnh con. Thầy ơi, con vẫn nhớ lời thầy dạy, dạy học trò giỏi là dạy học trò tư duy và phương pháp. Thế nhưng khi con lãnh đội tuyển, hiệu trưởng không nói như thầy mà giao chỉ tiêu bao nhiêu giải. Thầy tha lỗi cho con khi con dạy học trò đi trên những lối đi quen mòn để bảo đảm cho có kết quả.

    Con hèn quá phải không thầy? Thầy vẫn dạy con mỗi nhà giáo là một nhà khoa học, phải đam mê khoa học mình theo đuổi suốt đời. Vậy mà con đã không dạy học trò mình đam mê mà chỉ dạy chúng đối phó với các kỳ thi HS giỏi. Rồi con lại phập phồng lo sợ chúng không học vẹt bằng những đứa khác, sợ những bất công trong thi cử làm chúng bị rớt. Con thật chẳng ra gì phải không thầy?

    Dạ thưa thầy!

    Sáng qua, đứa học trò thông minh nhất của con đã hỏi con rằng lớn lên nó có nên làm nghề giáo như con không? Câu hỏi ấy giống như câu mà con đã hỏi thầy nhiều năm trước đây. Con chẳng biết trả lời thế nào. Đang phân vân thì nó lại hỏi tiếp rằng tại sao thầy cô giáo cứ dạy những điều mà bản thân họ không thích hay biết không hợp lý mà vẫn dạy. Nó nói rằng nó đã đọc trong một tháng để biết sơ qua những tác phẩm của Nguyễn Du và cần thêm ngần ấy thời gian để đọc Hồ Xuân Hương. Thế mà tại sao con chỉ dạy có mấy tiết làm sao nó hiểu!

    Thưa thầy, tại sao chúng con là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà không ai cho chúng con quyền được lên tiếng về những bất cập của chương trình và sách giáo khoa mà chúng con đang dạy?

    Dạ thưa thầy!

    Thầy hãy trả lời con biết nên làm thế nào để đi tiếp cho trọn đường trần với nghề giáo mà con đã trót yêu? Bức thư này con viết cho thầy trong một đêm dài của tháng mười một. Con thành tâm chúc thầy và những bạn đồng nghiệp của con sớm có lời giải đáp cho những câu hỏi nhức nhối tận đáy lòng. Có một điều chắc chắn rằng con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn. Bởi vì nếu bỏ chạy là hèn nhát. Nhưng con cần một lời tiếp sức, thầy ơi!
  2. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi bạn cũng sẽ không thay đổi được tất cả những điều mong muốn vì đó là thuộc những cái tồn đọng của xã hội, những cái thuộc về dân trí (dân trí của nước mình chưa cao) và ý thức của mỗi con người và là ảnh hưởng của một lối giáo dục cứng nhắc không sáng tạo (điều này saochoinho cũng mắc phải) nhưng phần nào phù hợp với hoàn cảnh của xã hội và điều kiện của đất nước.
    Nếu bạn cảm thấy còn tâm huyết thì hãy là chính mình, đừng kêu gào cái kiểu bất lực hoặc con biết làm thế nào, hãy nói cho học sinh của mình những điều hay và cố gắng trang bị cho hs những điều chúng cần có, lúc đó bạn sẽ là một người cha.
    Như thế là bạn đã đóng góp công sức rất nhiều rồi. Mỗi người đừng nghĩ làm những điều quá lớn lao, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ, và nếu bạn liên tục làm được những điều như thế trong khoảng thời gian dài, thì bạn thực sự đã làm được một điều lớn.
    Cố lên tôi ủng hộ bạn.
  3. thuancodon

    thuancodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhưng tôi không phải là một nhà giáo, tôi học kinh tế bạn ạ. Tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình về thực trạng của nền giáo dục nước ta. Thật sự thì nền giáo dục của chúng ta là một nền giáo dục bảo thủ và chậm tiến ai cũng hô hào là cải tiến nhưng chăng ai trong những người có trách nhiệm làm cả. Cũng không phải tôi nói theo kiểu bất lực như bạn nghĩ, tôi nói lên những điều này là để hi vọng những người có trách nhiệm nên làm tốt trách nhiệm của mình và cũng hi vọng tôi, bạn và cả thế hệ trẻ chúng ta hãy chung sức để làm cho đất nước mình những điều cần thiết và phải làm thật sự chứ không phải là những lời hô hào hay những khẩu hiệu suông hay những việc làm kiểu đánh trống bỏ dùi.
  4. vohongkong

    vohongkong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Xã hội thì vẫn là xã hội. Muốn thay đổi nó không phải do một cá nhân cũng chẳng phải do một lúc mà làm được. Muốn nói chuyện với bạn nhiều về vấn đề này nhưng lại sợ VI PHẠM NỘI QUY CỦA DIỄN ĐÀN.
  5. yeuxautinh

    yeuxautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Cái bài này cháu thấy quen quen, hình như cháu đọc được ở trang nào rồi ấy ạ.
    Bác VHK mà cũng sợ vi phạm ấy hả. Nếu không bác cứ làm thơ cũng được, cháu thấy bác làm thơ hay ơi là hay hí hí hí
  6. thuancodon

    thuancodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Sao lại là vi phạm nội quy chứ, đâu phải chúng mình bôi nhọ chế độ đâu, chúng ta chỉ nói lên những tồn tại của chúng ta mà. Chúng ta hãy dũng cảm nhìn vào sự thật đừng tự huyễn hoặc mình, chúng ta đang phát triển nhưng thật ra chúng ta phát triển đến đâu hay là chúng ta đang tụt hậu. Hay là khi vào diễn đàn chúng ta ai cũng nói " đất nước ta đẹp lắm, giầu lắm xã hội công bằng văn minh lắm" thì mới không vi phạm nôi quy. Với những cái đầu bảo thủ và chậm tiến như vậy thì đất nước mình bao giờ mới phát triển được đây. Gia đình tôi với hai thế hệ tham gia cách mạng, bố tôi cũng bỏ dở chuyện học để đi bộ đội không lẽ tôi không biết trân trọng những cống hiến mất mát của chính cha ông mình sao. Nhưng thực tế xã hội ta đang như thế nào, có những kẻ uống một chai rượu hàng triệu nhưng có những người chẳng có một gói mì để ăn, những đồng tiền đó là do họ làm ra chân chính hay từ đâu. Chúng ta có nên tự hào là rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu hay hổ thẹn vì điều đó. Tại sao chúng ta có nhiều điều kiện để phát triển mà không thể phát triển bằng người. Đành rằng chúng ta phải chịu nhiều đau thương mất mát của chiến tranh nhưng cũng đừng dựa vào đó để nguỵ biện cho sự kém phát triển. Hãy nhìn nước Nhật đó họ cũng chịu tổn thất không nhỏ sau chiến tranh nhưng giờ họ thế nào, đồng ý là họ được người Mỹ bảo trợ nhưng nếu chính họ không cố gắng thì họ có ngày hôm nay không. Chúng ta bước ra từ trong đau thương mất mát của chiến tranh vậy tại sao chúng ta không thể chiến thắng mình trong quá trình tái thiết và xây dựng đất nước. Chúng ta những con người trẻ tuổi và nhiệt huyết phải làm gì đi chứ, để sau này khi chúng ta đã già thế hệ con cháu hỏi chúng ta rằng sao nước mình rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nghèo vậy lúc đó chúng ta trả lời thế nào đây. Thế hệ trẻ chúng ta phải kế thừa truyền thống của cha ông và để cho thế hệ sau được tự hào các bạn à
  7. thuancodon

    thuancodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tôi tặng các bạn bài thơ này nhé, tôi lam khi đang học ở trong Nam chợt thây nhớ nhà nên làm thôi mong các bạn đừng chê.

    Chiều đông gió lạnh trời u ám.
    Đôi cánh chim gầy run rẩy bay.
    Sương rơi hiu hắt bên hè vắng.
    Khói phủ la đà bên nhánh mai.
    Chim ơi chim sao một mình run rẩy.
    Mãi cô đơn lạnh lẽo giữa cuộc đời.
    Giữa trời đông u buồn hoang vắng.
    Bạn bè đâu thân thuộc của ngươi đâu.
    Trong đơn côi con tim buốt giá.
    Hay ngoài kia giá lạnh vô thường.
    Biết đi đâu giữa dòng đời xuôi ngược.
    Có buồn không, ngươi có buồn không.!
  8. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    hớ hớ, tớ tưởng ông ôn này là thầy giáo vào đây kêu gào nên tớ ủng hộ , không ngờ không phải ? thất vọng quá, hoá ra tâm huyết nhưng lại của nguời khác.?
    Theo bạn thì làm gì đi chứ là làm gì? bạn lập cương lĩnh đi .
    Mà tớ vẫn đang tiếp bước cha ông đấy chứ, lúc nào cũng đi tiếp bước
  9. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thứ 6 , anh cho vợ con về thăm ông bà nên có thời gian rảnh rỗi để nói với chú vài điều.
    Trước hết anh nói cho chú về Nhật Bản, híc một đất nuớc không có quân đội mà chỉ có một đơn vị gọi là lực lượng phòng vệ quốc gia ( anh nhớ không chính xác lắm ) theo hiến pháp của nhật là không tham gia vào một hành động quân sự nào ngoài lãnh thổ Nhật Bản. và NB được sự bảo trợ của Mỹ về tất cả các mặt như kinh tế và quân sự ,chính trị, và đã không biết bao nhiêu tiền được Mỹ cho vào đấy... và một nứơc mà không có quân đội thì theo anh là một điều sỉ nhục, chú đừng nói đến chuyện so sánh với nước Nhật.. chú hãy nhìn xã hội Nhật bây giờ: là một xã hội gò bó lai tạp: một bên là truyền thống và một bên là sự áp đặt của Mỹ, nên mới hình thành một lớp trẻ bị tiêu cực không có lối thoát, nhuộm tóc xanh đỏ, sống bất cần đời để chứng tỏ mình, hì hì mà quan trọng là cái điều này lại diễn ra trong đa số lớp trẻ. Người Nhật được báo chí cho là sáng tạo này nọ , theo anh không hẳn thế. Người Nhật đi du lịch khắp nơi trên thế giới và luôn được coi là những con gà và đi theo phong trào ví dụ như : đi để đếm xem passsport của mình có bao nhiêu nước hoặc rập khuôn đến mức hầu như tất cả các du khách Nhật đến Angkor Wat nhất định phải đến vào sáng sớm để chụp một bức ảnh bình mình ở Angkor và tại một góc chụp nhất định , nên anh không phục người Nhật, người nhật không có Mỹ thì không là cái gì cả.
    Chú nói chiến thắng trong chiến tranh mà không tự chiến thắng được chính mình : cho chú nói lại. Chú hãy nhìn sự biến đổi của nước ta trong thời gian từ năm 45 đến nay hoặc gần hơn là năm 75 đến nay, chắc quãng đời của chú chưa được bao nhiêu hoặc tại chú chí nhìn thấy những cái trước mắt. Anh chỉ nói đến quan đội thôi nhé : Cái hồi đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập Đội tuyên truyền giải phóng quân chỉ có vài người với những vũ khí thô sơ đến nay chúng ta đã có QDNDVN tinh nhuệ cũng có thể coi là quân đội mạnh có đủ các vũ khí hiện đại thậm chí có thể đánh trận trực diện chứ không cần phải chiến tranh du kích. Chú về TB thôi, cũng thấy cuộc sống mọi người cũng khá hơn, nhiều nhà to, nhiều xe đẹp, dân cư giàu lên trong thấy...
    Chú lại phải thấy là nước mình có xuất phát cực kỳ thấp : sau khi đánh pháp xong, xã hội thực sự hỗn loạn kiệt quệ, không có ngành gì ra hồn cả , văn hoá thì bị lai tạp. Sau khi đánh mỹ lại một lần nữa không còn cái gì ? từ năm 75 đến nay mới khoảng 30 năm xậy dựng lại từ đống đổ nát , nghe 30 năm có vẻ nhiều nhưng chú nghĩ xem năm nay chú đã được 30 tuổi chưa nếu được 30 tuổi thì thử hỏi chú đã làm được những gì ? thời gian rất nhanh nên 30 năm cũng không nhiều. Và còn một điều cực kỳ khó khăn nữa là quá đông dân, đó là một gánh nặng cực lớn vì mỗi đồng tiền phải chia ra nhiều nên sức ỳ rất lớn. Theo anh , xa hội biến đổi và những gì nước ta làm được là một thành quả to lớn mặc dù nhiều khó khăn nhất là đặc tính của con người VN,( cái này để hôm nào rảnh anh lại nói cho chú nghe)
    Còn chuyện chú nói có người uống trai rượu hàng triệu còn có người chắng có gói mì để ăn ? Và chú cho rằng điều đó là không công bằng. anh lại nói cho chú biết điều đó không phải là không công bằng. Những nông dân theo cái kiểu ký hợp đồng bán mía cho công ty đường thấy tư thương bên ngoài trả giá cao hơn thì lại bán cho tư thương đến khi giá hạ thì lại quay lại bán cho nhà máy thì ăn mì cũng đúng thôi, chơi bời suốt ngày , làm sao mà giàu được, còn những người có tiền để uống rượu họ mất bao nhiêu công sức để gây dựng và bản thân trong họ cũng có những tố chất nhất định và cực giỏi kể cả những người tham nhũng, không giỏi làm sao mà tham nhũng được, tất nhiên nếu tham nhung thì sẽ bị pháp luật sờ gáy. Nên chú cũng đừng kêu gào chuyện đấy.
    Chú nói nhìn vào sự thật, thế đã nhìn thấy cái tốt chưa, cái tốt nhiều hơn cái xấu đấy , nếu không cái xã hội này đã không còn, quy luật tự nhiên thôi. Anh thích nhất là anh được sống trong yên bình. Anh tự xét mình cũng là thế hệ sau và luôn tự hào về đất nước, nếu có giặc nhất định anh sẽ xung phong đi lính.
    Mà anh hỏi chú theo chú thì phải làm gì cho cái câu hỏi " phải làm gì đi chứ" của chú ?
    Anh ghét những thằng nói một cách nhẹ nhàng là không hiểu vấn đề lại còn nói linh tinh hô hào này nọ mà chẳng biết làm gì. Để nhìn sự tiến bộ của xã hội thì phải xét theo nhiều khía cạnh, cái giếng của chú vẫn còn bé lắm lại còn kêu to.
    Chán quá, vợ anh gọi DT về nói là quên mất cái túi đựng bỉm của con , anh lại phải đi ra bến xe mang bỉm đây, chịu khó đọc kỹ anh viết lại cho chú sau.

Chia sẻ trang này