1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào mọi người

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyennhuhuan, 05/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    việc xác định nguyên tố thật sự tôi không rolắm về phương pháp. Còn việc bạn nói rằng do vận tốc thiên hà ko đổi thì quang phổ vẫn thế là bạn nhầm rồi, vận tốc thiên hà ko đổi thì vận tốc dịch chuyển sẽ không đổi, nhưng khi thiên hà hôm nay ở xa chúng ta hơn hôm qua thì bước sóng của nó hôm nay sẽ dài hơn hôm qua một chút, và do đó mà nếu hôm nay thấy quang phổ dịch về phía đỏ thì có nghĩa là hôm nay thiên hà đã ở xa hơn hôm qua (đây chính là hiệu ứng Doppler, bạn để ts kĩ hơn sẽ thấy rõ)
    Còn việc xác định thành phần hoá học thì ko liên quan nhiều lắm ở đây, vì nóko liên quan đến độ dịch.
  2. nguyennhuhuan

    nguyennhuhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bạn RAGNAROK thân mến!
    Cảm ơn bạn đã nhiệt tình trả lời giúp. Nhưng theo tôi khi vận tốc của nguồn không đổi thì ĐỘ TĂNG (HOẶC GIẢM) CỦA BƯỚC SÓNG LÀ KHÔNG ĐỔI, CHỨ KHÔNG PHẢI TỐC ĐỘ DỊCH CHUYỂN KHÔNG ĐỔI , nói khác đi độ tăng hoặc giảm tương đối (Delta Lambda / Lambda) của bước sóng không phụ thuộc (tường minh) vào khoảng cách từ nguồn đối với chúng ta mà CHỈ PHỤ THUỘC VÀO VẬN TỐC TƯƠNG ĐỐI CỦA THIÊN HÀ ĐỐI VỚI TRÁI ĐẤT CHÚNG TA .
    Biểu thức xác định vận tốc u của thiên hà đối với chúng ta (khi u << c) là:
    u = (Delta lambda/lambda)*c
    (tôi không biết cách chèn các ký tự đặc biệt vào!!!!... bác thông cảm. Hồi nãy tôi mò vào word vào equation gõ công thức rồi bấm vào nút có hình kẹp giấy (Ấn vào đây - chèn ảnh hoặc đính kèm file - mà chẳng thấy gì cả!!?))
    Có lẽ chúng ta chưa thống nhất với nhau được là do chỗ này chăng!?
    Rất mong nhận được hồi âm của tất cả các bác!!
    thân!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề của bác là " Nó đã thay đổi nhưng làm sao vẫn biết là chính nó chứng không phải là thằng quái" nào khác phải không ?
    Chặc lâu quá chẳng còn nhớ cái gì về quang phổ. Nhưng tớ nghĩ như vầy không biết có đúng không.
    Người ta đo quang phổ vạch hấp thụ của một ngôi sao rồi so sánh nó với các quang phổ vạch hấp thục của các nguyên tố.
    Không biết có phải không? Mỗi nguyên tố có một quang phổ đặc trưng về màu của các vạch cũng như khoảng cách giữa các vạch.
    Vì thế khi dịch về phía đỏ thì toàn bộ các vạch chuyển về phía đỏ nhưng đặc trưng về khoảng cách như hình dạng của các vạch cũng không đổi. Nếu theo lập luận của tớ đây là đạc trưng riêng cho từng nguyên tố thì việc đối chiếu là rất dễ dàng.
    [​IMG]
  4. nguyennhuhuan

    nguyennhuhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Fairydream!!
    Thật tuyệt! Vậy là suy nghĩ của tôi trùng với bác rồi đấy! chỉ khác là tôi lập luận trên quang phổ vạch phát xạ, còn của bác là hấp thụ - bác kiếm ở đâu hình quang phổ đẹp thế!? để ý kỹ mình thấy vùng bước sóng càng dài sẽ dịch chuyển một đoạn tuyệt đối lớn hơn vùng bước sóng càng nhỏ, và phù hợp với biểu thức xác định vận tốc nguồn sáng mà tôi đã post ở bài trước
    Rất vui và cảm ơn bác đã bỏ công giúp đỡ! bác đã hiểu và " gãi đúng chỗ ngứa" của tôi rồi đấy!!!
    Một lần nữa chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác dcl202, RAGNAROK, bác Fairydream và tất cả các bác đã dọc mà chưa có thì giờ rảnh rỗi giúp đỡ
    Rất mong TIẾP TỤC nhận được sự giúp đỡ của tất cả các bác
    thân chào!!
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Cái ảnh quang phổ hình như là ảnh "chế" hay sao ấy bác
  6. cuongtransp1

    cuongtransp1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, có lẽ bạn hiểu VĐ rồi nhỉ, chắc do bạn đang rắc rối hoá nó thôi, để hiểu về d/c đỏ, bạn đọc thêm ở đây coi, tôi cũng mò ra mà,
    http://en.wikipedia.org/wiki/Redshift
    Để ý trong bức hình minh họa d/c đỏ người ta so sánh Quang phổ vạch của 1 sao với Mặt trời chẳng hạn ( khong so sanh voi q/p cua sao do ), de thay dich chuyen do [​IMG]
    xin lỗi vì TTVN cứ thi thoảng tôi bị lỗi fone

Chia sẻ trang này