1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào mừng ngày 30 tháng 4 - Việt Nam thống nhất!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi viplaem, 17/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ColdAir

    ColdAir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hồi bé, chưa có đài, em cứ ngóng ngóng nghe bài này phát trên đài của nhà ông hàng xóm! Nghe phê kinh zị luôn!
    Chúc mừng ngày CHIẾN THẮNG 30/4
    TIẾN VỀ SÀI GÒN
    [​IMG]
    Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười
    Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày
    Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người
    Sài Gòn ơi ! Ta đã về đây ta đã về đây
    Lướt qua nắng mưa
    Súng bom nhịp chân đi
    Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ
    Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
    Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô
    Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời
    Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời
    Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ
    Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô
    Đứng lên phố phường
    Đánh tan giặc ngoại xâm
    Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm
    Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
    Tiến về đồng bằng giải phóng thành đô
    Bao ngày qua tang tóc khổ đau đã biến thành căm hờn
    Căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường
    Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù
    Đồng bào ơi !
    Giải phóng về đây tung cánh tự do
    Tiến lên giết giặc
    Xiến thêm chặt vòng vây
    Tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ
    Tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô
    http://www.nhacso.net/Music/Song/Cach-Mang/2005/11/05F5F4A3/

    Được ColdAir sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 23/04/2007
  2. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ủng hộ một bài hát vậy
    BÀI CA THỐNG NHẤT:
    http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=1232
  3. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Việt Kiều Pháp Mừng Ngày Chiến Thắng
    [​IMG]
    Bộ Chính trị- Trung ương ********************** họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 (Từ 18-12-1974 đến 8-1-1975).
    [​IMG]
    Quân Giải phóng tiến công làm chủ thị xã Buôn Mê Thuột (Dak lak), ngày 10-3-1975.
    [​IMG]
    Thành phố Huế được giải phóng, ngày 26-3-1975.
    [​IMG]
    Cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên dinh Tổng thống Ngụy Sài Gòn, 11giờ30'', ngày 30-4-1975.
    [​IMG]
    Nhân dân thủ đô Hà Nội mít tinh mừng Việt Nam đại thắng, ngày 15-5-1975.
    Nhân dân SG mít tinh mừng Việt Nam đại thắng, ngày 15-5-1975.
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Pót lại về xe tăng QGP tiến vào Dinh Độc lập:
    ------
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sự khác nhau giữa xe 390 và xe trên đoạn phim dựng lại:
    Xịn:
    [​IMG]
    Dựng lại:
    [​IMG]
  5. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bước chân thần tốc
    [​IMG]
    trận đánh cầu Sài Gòn
    [​IMG]
    Đồng bào miền nam hồ hởi mđón tiếp quân Gp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dinh Độc lập kia rồi!
    [​IMG]
    Rầm! Tất cả giơ tay lên, thằng nào chống cự, tao bắn bỏ m...!
    [​IMG]
    Ê! Chụp hình xong chưa ông PV, cho tụi này lên đó cắm cờ nữa chứ, sao lâu dữ vậy!
    [​IMG]
    Chà ! Tụi mình ai cũng đẹp trai ra phết nhỉ, ông PV nhớ đăng hình tụi này lên trang nhất nhé!
  6. mayor

    mayor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Vào topic này tôi có cảm giác lẫn lộn, vừa vui vừa buồn. Vui vì đó là ngày chiến thắng vĩ đại, nhưng buồn vì tới giờ này, cuộc chiến đó vẫn chia rẽ một bộ phận người Việt, buồn vì thương tích của cuộc chiến đó vẫn còn.
    Cá nhân tôi không bao giờ phủ nhận sự hy sinh của các thế hệ đi trước đã tham gia vào cuộc chiến tranh 1954-1975. Sự hy sinh đó là cần thiết để cho thế hệ mới như chúng tôi được hoà bình. Nhưng có lẽ và càng sớm càng tốt cần phải có sự hoà giải dân tộc, cái đó chỉ có thể làm được bằng cái tâm trong sáng, khi những người đã từng ở hai chiến tuyến hiểu rằng tương lai của đất nước này quan trọng hơn những gì đã xảy ra trong 20 năm đó.
    Tôi xin kết thúc bài viết này bằng việc trích dẫn một câu nói "32 năm, xa quá rồi, nghĩ đến hôm nay và tương lai thôi" (trích từ http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/04/687826/ ). Tôi viết bài này không nhằm kêu gọi các bạn phải thay đổi suy nghĩ. Nhưng phần đông các bạn tham gia diễn đàn này sinh sau năm 1975, các bạn và tôi có quyền tự hào, nhưng chúng ta hãy cùng nhìn về phía trước. Tôi tin trong tương lai, ở một thế hệ nào đó, 30/4 sẽ được chọn là "Ngày đoàn kết dân tộc"
    P.s: để tránh hiểu lầm, tôi xin nói là tôi sinh ra và lớn lên ở miền bắc Việt Nam. Tôi cũng rất hứng thú khi xem cảnh quân ta tiến vào Dinh Độc lập. Nhưng càng học lên và tiếp xúc nhiều, tôi thấy chúng ta nên có cái nhìn nhiều chiều và nhìn về tương lai.
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Không nên
    30/4 nên được chọn là "Ngày chiến thắng"
    Hoà hợp, hoà giải thì nên chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3
  8. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, ngày chiến thắng thì cứ là ngày chiến thắng chứ, đó là chiến thắng của những con người đấu tranh cho thống nhất, cho hoà bình, cho lý tưởng độc lập tự do.Đó là chiến thắng của những con người thực sự muốn hòa hợp, hào giải dân tộc.Đó là chiến thắng của cả dân tộc
    Vì sao cứ phải đỗi tên ngày chiến thắng vĩ đại chỉ để "hoà hợp" với những kẻ suốt ngày ông ổng chống đối, đòi kháng chiến, chia rẽ này kiaXin lỗi nhưng tôi muốn mữa khi đứng gần cái bọn sùng bái "cờ ba que xỏ lá"
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hoàn toàn đồng ý với Mỹ Tâm. Chiến thắng là chiến thắng, phải rạch ròi và trung thực. Cái gì của lịch sử thì phải để lại cho lịch sử. Chứ không đến cả ngày chiến thắng cũng bị "đánh cắp" mất. Có bạn trên diễn đàn này lại còn muốn chúng tớ "đừng ca mãi bài ca chiến thắng". Cõ lẽ vì thấy Mỹ giầu và mạnh quá. Chúng tớ cứ ca bài ca chiến thắng, và vẫn bắt tay được với Mỹ đấy làm gì được. 2 võ sỹ trên võ đài, có kẻ thắng, người thua, nhưng họ vẫn tôn trọng nhau và bắt tay nhau ngay sau trận đấu. Tớ nghĩ ngày chiến thắng chả ảnh hưởng gì đến vấn đề hoà giải dân tộc cả. Thua thì phải chịu. Hãy xem Nga Đức đánh nhau chí tử nhưng bây giờ là tấm gương cho việc hợp phát triển ở châu Âu.
  10. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    http://www.govap.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default_opennew.aspx?news_id=752
    Mẹ Việt Nam anh hùng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thanh Tùng

    Thiếu tá Nguyễn Thanh Tùng - một trong chín người phụ nữ của cả nước được vinh dự mang hai danh hiệu Anh hùng: Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang, năm nay 75 tuổi. Mẹ cũng là người duy nhất trong số chín người phụ nữ ấy hiện còn sống (cư ngụ tại Phường 1 - Gò Vấp). Chuyện về Mẹ, đã có nhiều sách báo kể, những cuốn phim tư liệu lịch sử chép lại, đã có nhiều người nhắc đến và có biết bao đồng đội truyền cho nhau nghe, cho cả thế hệ trẻ sau 30.4.1975 biết tới trong các buổi nói chuyện truyền thống, thậm chí đã từng được dựng thành phim truyện (Đội Biệt động Sài Gòn)? Song, vẫn còn có những chuyện ít người được biết. Đó là nỗi đau của người vợ, người mẹ khi chồng và con hy sinh mà Mẹ không muốn kể. Mẹ bảo: so với riêng mình thì đó là mất mát quá lớn, nhưng so với đồng đội, đồng bào mình thì đó là điều còn nhỏ bé.

    Tháng 2.1975, tức hai tháng trước ngày chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, trong trận đánh ác liệt ở Cầu Rạch Chiếc (Thủ Đức) của Tiểu đoàn 1 và 316 đặc công (ngày nay nơi ấy là di tích lịch sử), quân ta có năm mươi hai đồng chí tham gia chiến đấu thì năm mươi mốt người hy sinh. Hai người trong số đó là con trai của Mẹ, chiến sĩ Phạm Quốc Nam và Phạm Quốc Trung hy sinh cùng một ngày. Lúc mẹ nhận được tin dữ, Mẹ đang làm nhiệm vụ chuẩn bị cho một trận đánh trong cương vị là Quận đội Trưởng Quận 9. Mất một lúc cả hai đứa con trai, trái tim Mẹ tưởng chừng ngừng đập. Nhưng nhiệm vụ còn đó, đòi hỏi người chỉ huy không thể mất bình tĩnh. Mẹ vẫn cố gắng thể hiện tinh thần sáng suốt để hoàn thành trận đánh đã được chuẩn bị bằng bao công sức đồng đội. Mẹ gạt nước mắt, thưa với cấp trên: ?oHai đứa con tôi hy sinh, người mẹ đau mất hai núm ruột, cũng như các đồng chí đau mất hai chiến sĩ, chúng ta càng phải tiếp tục đánh cho đến thắng lợi cuối cùng?, và Mẹ tiếp tục lao vào trận. Cũng như hồi còn khoảng hai tháng bước vào chiến dịch Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968, ngày 25.10.1967, chồng của Mẹ - cán bộ Biệt động Phạm Văn Tám cũng đã hy sinh anh dũng trong một trận đánh ác liệt ở nội thành. Mẹ hay tin mà không thể tìm đến vì yêu cầu nhiệm vụ. Mẹ chỉ còn biết âm thầm cầu khấn vong linh chồng - cũng là đồng đội của mình, góp sức mạnh cho mình tiếp tục thực hiện lời thề của Đội Biệt động thường nói trước với nhau khi bước vào trận đánh: ?oNếu hy sinh, hãy tiếp tục thay tôi chiến đấu!?.

    Trong sự ác liệt của chiến tranh, Mẹ Tùng đều không thể tìm đến gặp chồng và con lần cuối tại nơi họ hy sinh để chôn cất, mặc dầu họ luôn chiến đấu sát gần nhau ở quanh Thành phố. Mãi đến khi đất nước thống nhất 1975, lần dò qua tin tức giúp đỡ của đồng đội, Mẹ mới tìm gặp được họ để đưa hài cốt về Nghĩa trang liệt sĩ, mấy cha con an nghỉ bên nhau. Mẹ thấy mình được như vậy là hạnh phúc lắm rồi, bởi còn nhiều người mất chồng, mất con trong hoàn cảnh không tìm lại được hài cốt? Mẹ kể Đội biệt động Thành Sài Gòn - Gia Định có đến 5 lần bị mất phiên hiệu vì hy sinh gần như hết cả. Bản thân Mẹ thường xuyên phải chiến đấu trong hoàn cảnh độc lập tác chiến không có yểm trợ vì đồng đội không còn?

    Sự chiến đấu và hy sinh dũng cảm của chồng và hai con cùng các đồng đội đã cho Mẹ thêm lòng căm thù xốc tới. Trên cương vị chiến đấu và chỉ huy chiến đấu vũ trang trong lòng địch, Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng đã tác chiến xuất sắc 9 trận, tiêu diệt 26 tên giặc, bắt 37 tên, tham gia diệt bót Trần Văn Châu, thu 25 khẩu súng các loại, phá hủy nhiều phương tiện quân sự của địch? Mẹ rất giỏi trong công tác xây dựng cơ sở ở nội thành, như ở Rạch Ông, Xóm Củi, Cầu Kho cùng nhiều nơi khác khắp các Quận gồm 6 nút giao liên, 9 hầm nuôi giấu cán bộ, 5 kho cất vũ khí? Ở vùng ven đô như Bình Chánh, Gò Môn (Trung An), Chợ Gạo, Bình Trưng? Mẹ đã xây dựng 10 nút giao liên, 4 nơi cất giấu vũ khí, 2 hầm nuôi cán bộ? Mẹ vận động 30 thanh niên nhập ngũ, 36 thanh niên nam nữ bổ sung cho lực lượng Biệt động Thành, giới thiệu kết nạp Đảng 10 đồng chí. Mẹ từng vận chuyển 16 lượt vũ khí, trên 1tấn thuốc nổ TNT và các chất nổ khác vào nội thành đánh vào các mục tiêu quan trọng ngay trong lòng địch. Mẹ Tùng cũng là người chiến sĩ Biệt động có mặt trong đội ngũ sớm nhất, ngay từ ngày đầu hình thành nên tổ vũ trang đô thị - tiền thân của tổ chức Biệt động Sài Gòn - Gia Định, làm choáng đầu, nhức óc, tổn hại lực lượng cũng như tinh thần của bọn xâm lược Mỹ và tay sai suốt cuộc kháng chiến cứu nước. Ngày 30.4.1975, Quận đội trưởng Quận 9 Nguyễn Thanh Tùng bằng mưu trí, sáng tạo và nhạy bén đã chỉ huy các lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương đánh chiếm trụ sở Quận, cắm lá cờ giải phóng lên nóc tòa Quận trước giờ Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ba tiếng đồng hồ, chiếm toàn bộ lô cốt, kho tàng cùng 27 tàu Hải quân ngụy đóng trên cảng Thủ Thiêm.

    Có nhiều kỷ niệm chiến đấu Mẹ không thể nào quên. Một lần Mẹ nhận nhiệm vụ chỉ huy Đội đánh yểm trợ cho mặt trận Gò Vấp - Bà Chiểu trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Mẹ đi qua Gò Vấp điều nghiên, bố trí lực lượng, trên đường tới Cầu Bông thì bọn giặc nghi ngờ đòi khám xét. Chúng bắt Mẹ và trói giật cánh khuỷu ra sau lưng, tra tấn một hồi rồi hỏi Mẹ: ?oMày đánh ai?? Mẹ bảo: ?oTao đánh Mỹ!?. Chúng hỏi: ?oĐánh cùng với ai?? và đòi Mẹ chỉ chốn đồng đội đang ẩn náu. Mẹ điềm tĩnh trả lời: ?oTụi mày phải cho tao đi đứng như bình thường thì đồng đội tao mới xuất hiện chứ!?. Chúng nghĩ một hồi, thấy Mẹ nói có lý bèn cởi trói để cho Mẹ đi trước, chúng leo lên xe Jeep theo dõi phía sau. Được một quãng tới chợ Cầu Muối, Mẹ xô hai thằng cảnh sát đi sát kèm hai bên bằng hai cái thụi sườn võ công của lính đội Biệt động. Bị bất ngờ, chúng té xấp xuống đường, Mẹ chạy vội vào chợ ẩn sâu trong chỗ đông người. Bọn cảnh sát hô hoán ầm lên: ?ogiặc cộng?? và rượt theo Mẹ. Mẹ bảo bà con Mẹ là quân giải phóng chứ không phải giặc, thế là các dì, các chị tiểu thương che cho Mẹ thoát sang tới đường Cô Giang. Cuối đường, gặp cây trứng cá, Mẹ leo lên tìm đường vượt tường một ngôi nhà cao định qua bên kia thì bọn chúng kịp đuổi tới. Mẹ chỉ kịp nằm sát xuống máng xối của mái nhà (sau đó Mẹ mới biết đó là nhà của một tên Liên gia trưởng), trải qua một ngày nắng gắt cho đến tận 3 giờ sáng hôm sau, mẹ thấy một bà cụ gánh thúng trái cây nặng trĩu đi qua, bèn tụt xuống xin gánh đỡ. Bọn cảnh sát vẫn vây kín quanh đó, nhìn thấy Mẹ cùng đi với một bà già đã không nghi ngờ. Mẹ thoát được vòng vây, trong lòng thầm lạy bà cụ đã giúp mình thoát hiểm, trở về cứ an toàn. Những sự giúp đỡ, chở che của đồng bào mình đối với Mẹ, với cách mạng luôn là điều Mẹ nhớ nhất, dù bao năm tháng đã đi qua.

    Còn một điều mẹ không kể, Mẹ có 3 người thân đều là Liệt sĩ, nhưng cho đến tận bây giờ Mẹ vẫn không hưởng một tiêu chuẩn tiền tuất nào. Mẹ không làm sổ chính sách cho mình. Mẹ làm cho các anh em, đồng đội. Mẹ nghĩ mình còn một mình, nhưng được sống, có lương đủ chi tiêu sinh hoạt rồi, còn biết bao bà Mẹ mất con, mất chồng mà giờ vẫn còn tự lo cơm áo, không hề đòi hỏi đãi ngộ. Mẹ cho hết thảy đất nước mà không nhận gì cho mình. Những người Mẹ Việt Nam là thế đó!


Chia sẻ trang này