1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào mừng ngày 30 tháng 4 - Việt Nam thống nhất!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi viplaem, 17/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mayor

    mayor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Tôi tôn trọng những ý kiến khác biệt của các bạn. Tôi cũng không đồng tình hay ủng hộ những hành động dân chủ giả tạo, những kẻ bới móc những cái yếu của xã hội hiện nay với dụng ý xấu, những kẻ đang ngáng đường phát triển của xã hội Việt Nam...
    Tôi, có lẽ còn quá trẻ, không sống trong thời gian 1954-1975, càng không trực tiếp tham gia, có lẽ nhiều đìều tôi còn chưa hiểu, Tôi chỉ xin trích dẩn ở đây tiếng nói của một số người trong cuộc. Tôi cũng đã từng hỏi cha tôi, người trực tiếp cầm súng vào Nam chiến đấu, một người lính thực thụ. Ông nói, "nếu có một trai đàn cầu siêu cho những người đã chết ở cả hai chiến tuyến, đó là một điều nên làm". Sự hoà giải có khi chỉ từ những điều rất nhỏ.
    "Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cách nói khá hay, theo ông, ngày 30 tháng Tư là ngày không có kẻ thắng người bại. Ngày đó là ngày thống nhất đất nước, là ngày chiến thắng của cả dân tộc, non sông thu về một mối và chấm dứt chuỗi dài đau thương của lịch sử" trích từ http://www.vietnamnet.vn/nhandinh/2007/03/669112/
    xem thêm:
    http://tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=8006&ChannelID=4
    http://www.vietnamnet.vn/bandocviet/2007/03/669158/
    http://www.vietnamnet.vn/baylenvietnam/2007/01/649371/
  2. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Hoà giải thì vẫn phải hoà giải. nhưng chiến thắng vẫn là chiến thắng. Cha tôi cũng từng vào Nam chiến đấu, ông cũng mất 2 người bạn thân nhất tại chiến trường Quảng Trị. Gia đình tôi cũng có một nguời bác họ hiện đang sống bên đó từng ở phía bên kia. nhưng chỉ có thể khép lại quá khứ đùng bao giờ lãng quên nó.
    Chiến thắng mãi mãi là chiến thắng, nếu thay đổi nó đi sẽ có tội với hơn 1 triệu người con ưu tú của dân tộc này đã mãi mãi nằm xuống vì sự nghiệp thống nhất và giải phóng dân tộc
    Còn nếu muốn lấy ngày hoà giải thì nên chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương như bác gì đã nói. Bởi vì nó có ý nghĩa hơn rất nhiều.
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
  4. Mig1

    Mig1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    39
    Đồng ý với pác này
    Chào mừng ngày 30/4 - ngày Chiến Thắng
  5. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lời kêu gọi binh sĩ hạ vũ khí trong hòa bình của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.
    mms://media.vietnamnet.vn/vnn/nguyen_huu_hanh.wma
  6. dream_kgb

    dream_kgb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Thanh niên Việt Nam sẵn sàng khép lai quá khứ để hướng tới tuơng lai.Em đồng ý với các bác,khép lại quá khứ không có nghĩa là quên nó đi.Cần phải cảnh giác với các thế lực chống phá hay giặc ngoại xâm.Lúc nào em cũng săn sàng cầm súng theo tiếng gọi của tổ quốc.Tiếp bưóc cha anh bảo vệ độc lập ,chủ quyền đất nước!!!
    Tinh thần 30-4 bất diệt !!!!!
    Được dream_kgb sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 24/04/2007
  7. dream_kgb

    dream_kgb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Chúng con xin hứa với mẹ hiền !!!
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    30-4 là 30-4. Còn chuyện khép lại quá khứ, hoà hợp dân tộc... không có chỗ bàn tán trong chủ đề này. Bác nào có nhu cầu về những vấn đề đó thì xin mời ra chỗ khác.
  9. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Ấy sao lại ko? Post cảnh tụi nó chạy cong đuôi ấy!
  10. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    TRẬN ĐÁNH CẦU RẠCH CHIẾC TRONG ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ Ý TƯỞNG VỀ MỘT DI TÍCH
    HÀ MINH HỒNG - NGUYỄN THANH HẢI - QUYỀN HỒNG(*)

    Sài Gòn là trung tâm đầu não về quân sự và chính trị của địch, sào huyệt cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, vì thế việc đánh chiếm Sài Gòn có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh do Mỹ ngụy gây ra đã hơn 20 năm (1954-1975). Mục tiêu của chúng ta trong trận đánh cuối cùng này đã được vạch ra từ đầu, gồm 5 mục tiêu lớn, trong đó quan trọng nhất là Dinh tổng thống ngụy (Dinh Độc lập).
    Trong thực tế đến trước khi nổ súng tấn công vào Sài Gòn, địch còn lại ở một nửa miền Nam khá đông với nhiều loại ngụy quân, ngụy quyền, có cả một hệ thống thiết bị chiến trường còn rất đồ sộ. Tuy chúng đã bị hoang mang dao động và biết rõ sẽ thất bại hoàn toàn, nhưng cho đến ngày chiến dịch của chúng ta nổ ra thì địch ở Sài Gòn nói riêng và phần còn lại của miền Nam nói chung còn rất ngoan cố; ý thức "tử thủ" của chúng vẫn còn, những âm mưu thủ đoạn nhằm ngăn chặn bước tiến quân của ta còn rất nham hiểm, xảo quyệt. Trận đánh vào Sài Gòn, vì vậy, có ý nghĩa rất quan trọng với mục tiêu đánh chiếm Dinh độc lập, buộc địch ở Sài Gòn và cả miền Nam phải đầu hàng không điều kiện, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    Khi các cánh quân hướng Đông-Đông nam được vinh dự nhận mục tiêu đánh chiếm Dinh độc lập, thì hệ thống hàng chục chiếc cầu trên các sông rạch bao quanh Sài Gòn trở thành mục tiêu tác chiến trước mắt. Việc đánh - chiếm - giữ các cầu là nhiệm vụ hệ trọng có ý nghĩa quyết định cho việc đưa đại quân tiến vào đánh chiếm Thành phố. Ba cầu quan trọng nhất ở hướng Đông trên quốc lộ 1 là cầu Đồng Nai (trên sông Đồng Nai), cầu Rạch Chiếc (trên vàm Rạch Chiếc, một nhánh thuộc hạ lưu sông Sài Gòn) và cầu Sài Gòn (trên sông Sài Gòn áp sát nội đô).
    Trong 3 chiếc cầu quan trọng này, cầu Rạch Chiếc nằm giữa trên cùng đoạn quốc lộ 25 km từ ngã ba Vũng Tàu về đến Hàng Xanh. Cầu Đồng Nai và cầu Sài Gòn lớn hơn nhiều so với cầu Rạch Chiếc, việc đánh chiếm các cầu này cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, do vị trí của cầu Rạch Chiếc rất gần cầu Sài Gòn và vì thế nó sát với nội đô, trong thời điểm chiến dịch Hồ Chí Minh, việc đánh cầu Rạch Chiếc có thể đồng nghĩa với việc mở cửa áp sát nội đô Sài Gòn, đưa đại quân ta xốc tới chọc thẳng mũi gươm vào cổ kẻ thù bắt chúng đầu hàng.
    Trận đánh - chiếm - giữ cầu Rạch Chiếc diễn ra từ đêm 27/4 đến sáng 30/4 đã góp phần to lớn vào chiến thắng của cánh Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ba đơn vị của lữ 316 đặc công là D.81, Z.22 và Z.23 đã tham gia trận đánh, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 52 cán bộ, chiến sĩ của họ đã hy sinh cho thắng lợi của trận cuối cùng này.
    Đêm 27 rạng ngày 28/ 04/ 1975, trên địa bàn cầu Rạch chiếc đã diễn ra trận chiến đấu quyết liệt giữa bộ đội đặc công của lữ đoàn 316 với các lực lượng "tử thủ" của ngụy quân, ngụy quyền Sài gòn. Sau ba ngày đêm chiến đấu trong điều kiện cực kỳ gian khổ, ác liệt, bộ đội ta đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn quân ngụy, làm tan rã tại chỗ hàng ngàn tên, thu giữ nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, giữ vững cầu Rạch chiếc, bảo đảm thắng lợi cho bộ đội chủ lực thọc sâu vào thành phố, đánh sập hoàn toàn chế độ ngụy quân, ngụy quyền, hoàn thành thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam.
    Chiến thắng của tiểu đoàn 81, của Z.22, Z.23 bộ đội đặc công lữ đoàn 316 đã góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch Hồ Chiù Minh lịch sử. Năm mươi hai (52) cán bộ chiến sĩ của lữ đoàn 316 trong tổng số 6.000 liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi được tôn vinh và khắc ghi trong tâm khảm của những người đang sống. Tỷ lệ 8,5% số liệt sĩ hy trong chiến dịch Hồ Chí Minh ở mặt trận cầu Rạch chiếc đã phản ánh tính chất ác liệt và tầm quan trọng của trận đánh đối với chiến dịch. Rạch Chiếc là trận đánh mở cửa, mở đường, tạo bàn đạp cho cánh Đông của chiến dịch hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng Sài gòn.
    Xét trên phương diện một trận đánh, thì Rạch Chiếc là chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của chiến sĩ ta. Đã 23 năm trôi qua, kể từ ngày trận đánh diễn ra, bởi những lo toan của công cuộc xây dựng và đổi mới, chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu và đánh giá đầy đủ cả vị trí và ý nghĩa của chiến thắng này, chưa có một tấm bia để nhắc nhở cháu con hằng sống và học tập theo gương những người đã dũng cảm quên mình vì sự nghiệp giải phóng Tổ quốc.
    1. Chiến thắng Rạch Chiếc, một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
    Tiểu đoàn 81, Z22 và Z23, nhận lệnh đánh cầu Rạch chiếc, là mục tiêu mới, đột xuất, nằm ngoài dự kiến ban đầu. Suốt trong chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Rạch Chiếc hầu như chưa bị đánh lần nào. Trong khoa học quân sự, việc đánh chiếm mục tiêu không được điều nghiên kỹ là cầm chắc sự thất bại. Đặc biệt từ tháng 3 năm 1975, khi Mỹ, ngụy phát hiện các cánh quân của ta đang áp sát Sài Gòn, chúng tăng cường tổ chức lực lượng, xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc. Ở Rạch Chiếc, ngoài tiểu đoàn bảo an, ngụy đã điều thêm từ bắc cầu Rạch Chiếc ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một chi đội xe tăng, pháo 105 ly, xây dựng thêm công sự bằng thùng phi, bao cát và trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại để "tử thủ".
    Hơn 200 cán bộ, chiến siõ của ta phải đương đầu với khoảng 2000 tên lính ngụy cùng đường, được trang bị đến tận răng là một thử thách lớn.
    Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn D.81, Z.22 và Z.23 vốn là những cán bộ, chiến sĩ đặc công, biệt cộng của đặc khu Sài Gòn, dày dạn kinh nghiệm đánh địch, nhưng là đánh hủy diệt, đánh tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch và các phương tiện chiến tranh của chúng. Còn đánh công kiên và chiếm giữ, tổ chức đội hình chốt chặn, đánh phản kích để giữ vững vị trí đã chiếm vài ngày, phối hợp với các mũi thọc sâu trong kế hoạch hợp đồng binh chủng? là một nhiệm vụ hoàn toàn mới đối với bộ đội đặc công. Đánh chiếm và giữ vững cầu Rạch Chiếc, ngay sát "Thủ đô" của quân ngụy, trong điều kiện địa hình trống trải, giữa vòng vây của địch, trong khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn ra ở vòng ngoài, cách cầu Rạch Chiếc từ 20 đến 30 ki lô mét, là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề đối với cán bộ và chiến siõ ta.
    Tác chiến trong điều kiện phía trước, phía sau đều là địch, vũ khí, đạn dược lại chỉ là vũ khí bộ binh, không có các phương tiện đánh công kiên và chốt chặn, không có lực lượng tiếp tế lương thực, vũ khí và tải thương, cán bộ, chiến siõ của lữ đoàn 316 đứng trước muôn vàn thử thách, khó khăn. Không có tư tưởng tiến công, không có tinh thần xả thân vì nhiệm vụ, không có lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng, bộ đội ta không thể hoàn thành được nhiệm vụ.
    Đêm ngày 27 rạng 28 tháng 4, hơn 200 cán bộ, chiến siõ đặc công, của tiểu đoàn D.81, Z.22 và Z.23, với vũ khí cầm tay đã đạp rào đánh chiếm căn cứ Rạch Chiếc. Lúc 5 giờ sáng 28 tháng 4, địch phản kích. Lúc 12 giờ trưa ngày 28 tháng 4, địch chiếm lại cầu. Đến 9 giờ tối ngày 28 tháng 4, ta lại đánh chiếm cầu. Suốt các ngày 29, 30 tháng 4 năm 1975, hàng chục đợt phản kích của Mỹ - ngụy có xe tăng, máy bay, pháo binh và ca nô chiến đấu yểm trợ đã bị bộ đội ta đánh lui. Cầu Rạch Chiếc được giữ vững. Đến 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng của lữ đoàn 203 thọc sâu vào thành phố, lao qua cầu, hướng nòng súng về dinh Độc Lập, và 11 giờ 30'' ngày 30 tháng 4, Tổng thống ngụy đầu hàng.
    Nhiệm vụ đánh chiếm và giữ vững cầu đã được cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn D.81, Z.22 và Z.23 hoàn thành xuất sắc. 52 cán bộ, chiến siõ của ta đã ở lại vĩnh viễn bên cầu Rạch chiếc.
    Thắng lợi và sự hy sinh vô giá của cán bộ, chiến siõ ta ở cầu Rạch Chiếc đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống: Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, của quân đội ta.
    2. Chiến thắng Rạch Chiếc là chiến thắng của tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của cán bộ - chiến siõ ta:
    Khu vực cầu Rạch Chiếc được địch tổ chức phòng thủ rất kiên cố. Gồm 400 binh lính ngụy được trang bị mạnh, phòng thủ trong 2 dãy nhà xây và 4 lô cốt xi măng, có 5 - 6 lớp rào kẽm gai bảo vệ. Địch có thể cơ động 2 bên đầu cầu và trên mặt cầu trong những công sự dã ngoại bằng thùng phi, bao cát. Máy bay, pháo binh và tầu chiến địch sẵn sàng chi viện theo những phương án đã được định trước. Ở Rạch Chiếc, địch phòng ngự mạnh và khá kiên cố ở hướng đông căn cứ và hai đầu cầu. Như vậy, khi chọn hướng tấn công, ban chỉ huy trận đánh đã táo bạo đưa bộ đội vượt qua đồng trống, băng qua xa lộ, vòng ra sau căn cứ, đánh vào lưng của địch. Ở Bắc cầu, ta đưa bộ đội bí mật vượt sông, vòng qua lộ đỏ thương phế binh, đánh vào sườn và mặt trước của căn cứ. Ở chân cầu phía Nam, ta đưa một bộ phận bộ đội bí mật tiền nhập, bất ngờ nổ súng diệt ngay lô cốt ở chân cầu, không cho địch khai hỏa 2 qủa bom để phá cầu.
    Cả ba mũi tiến công đều được thống nhất nổ súng vào 3 giờ 30 phút, cái giờ mà sau một ngày căng thẳng đứng gác, địch đã mệt mỏi, nghỉ ngơi và sự chi viện của các phương tiện pháo binh, máy bay cũng kém hiệu qủa.
    Trong phương án tác chiến của ban chỉ huy trận đánh, mũi đánh, hướng đánh và thời gian đánh đã tạo ra yếu tố bất ngờ. Có thể nói, chính bộ đội ta đã tạo ra những yếu tố của thời cơ để giành thắng lợi.
    Ngày 28 tháng 4 năm 1975, khi địch đã tái chiếm lại cầu, ban chỉ huy quyết định quyết tâm chiếm lại cầu ngay từ 9 giờ tối ngày 28 tháng 4, lúc địch còn hoang mang, chưa có đủ thời gian để tổ chức, củng cố lại các điểm phòng thủ. Hai ngày, hai trận đánh chiếm cầu ở hai khoảng thời gian khác nhau trong đêm, chứng tỏ sự tính toán hết sức tỉ mỉ, sáng tạo và dũng cảm của những người chỉ huy đánh cầu Rạch Chiếc. Chính yếu tố sáng tạo, dũng cảm đó, đã tạo ra điều kiện bất ngờ để bộ đội ta ở Rạch Chiếc giành thắng lợi.
    Điểm nổi bật ở chiến thắng Rạch Chiếc còn thể hiện ở cách đánh hết sức sáng tạo của bộ đội ta. Nhận nhiệm vụ đánh một căn cứ chưa một lần trinh sát, điều nghiên, lại được địch phòng thủ cẩn mật, những người chỉ huy trận đánh đã vận dụng sáng tạo chiến thuật đánh đặc công với đánh cường tập của bộ binh.
    Không có hỏa lực hỗ trợ, không có phương tiện đánh công kiên, bộ đội ta sử dụng chiến thuật đặc công, ngụy trang, bí mật tiền nhập sát mục tiêu, bất ngờ, cùng một lúc, hơn 60 khẩu B40, B41, kết hợp với thủ pháo và đạn nhọn bất ngờ dội lửa vào các cụm phòng thủ của địch. Cả căn cứ địch chìm ngập trong khói lửa. Toàn bộ tôn và các vật liệu địch dùng để che chắn công sự bay loạn xạ. Bốn trăm tên lính bảo an chưa hoàn hồn, thì chiến sĩ ta đã đạp rào băng vào căn cứ địch. Hàng trăm tên bị diệt, số còn lại leo lên cầu tháo chạy về hướng bắc cầu. Hệ thống phòng thủ của địch không phát huy được tác dụng. Nhưng khi ta chiếm được căn cứ thì hệ thống phòng thủ do địch xây dựng lại được bộ đội ta phát huy rất hiệu quả trong việc đánh chặn các đợt phản kích của chúng từ sông lên và từ 2 đầu cầu tới.
    Chiếm được cầu, bộ đội ta tổ chức chốt chặn, xây dựng hệ thống công sự ở cả hai đầu cầu để đánh chặn địch từ xa. Thiếu vũ khí, bộ đội ta lấy vũ khí địch đánh địch. Chiến sĩ tiểu đoàn D.81, dùng đại liên thu được của địch, đặt ngay lên mặt cầu, bắn chặn vào đội hình phản kích của địch. Cán bộ, chiến sĩ Z.22, Z.23 sử dụng công sự mới đào và hai lô cốt đầu cầu phía bắc để hình thành thế trận đánh địch từ xa. Các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh thu được của địch được bộ đội ta sử dụng tối đa và có hiệu quả trong việc chốt chặn giữ cầu. Hai ngày, địch tổ chức bảy cuộc phản kích chiếm cầu có xe tăng, pháo binh và tàu chiến yểm trợ, tiến công vào Rạch Chiếc trên các hướng: đường bộ và đường thủy đều lần lượt bị đánh lui. Cầu Rạch Chiếc được giữ vững theo đúng nhiệm vụ được giao.
    Thắng lợi ở cầu Rạch Chiếc, không chỉ là thắng lợi của tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo mà còn thể hiện trình độ trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự của bộ đội ta, cụ thể là trưởng thành trong việc sử dụng các thủ đoạn chiến thuật khi tấn công địch. Bộ đội đặc công không chỉ giỏi trong cách đánh "Nở hoa trong lòng địch" mà còn giỏi đánh công kiên và chốt chặn. Hơn 200 cán bộ chiến sĩ đặc công, đối đầu với hơn 2000 tên địch, giữa một vùng trống trải, trên một điểm huyết mạch của xa lộ, ngay cửa ngõ "Thủ đô" ngụy, trong suốt ba ngày đêm chiến đấu liên tục, đó mãi mãi là bản anh hùng ca về lòng dũng cảm, sự hy sinh và trí thông minh, sáng tạo của bộ đội ta. Rạch Chiếc xứng đáng là một sự kiện lịch sử đáng nhớ của quân đội ta. Tuy nhiên, để thấy hết ý nghĩa của trận đánh, chúng ta phải đặt chiến thắng Rạch Chiếc trong toàn bộ diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, mới thấy rõ đóng góp của cán bộ chiến sĩ đặc công- biệt động ở Rạch Chiếc đã vượt xa ý nghĩa một trận đánh thông thường, góp phần đáng kể vào thắng lợi trọn vẹn của chiến dịch giải phóng hoàn toàn Sài gòn, ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.
    3. Chiến thắng Rạch Chiếc, đã mở tung cánh cửa phía Đông, tạo bàn đạp để đại quân tiến vào thành phố:
    Trong tác phẩm "Đại thắng mùa xuân", xuất bản năm 1977, Đại tướng Văn Tiến Dũng, người tư lệnh của chiến dịch Hồ Chí Minh, kể lại rằng, trên đường từ Tây Nguyên vào B2, có "hai vấn đề nổi bật nhất của toàn bộ kế hoạch đánh Sài Gòn là cách đánh và mục tiêu đánh" đã chi phối hết cả suy nghĩ của ông. Đánh thế nào để thành phố ít bị tàn phá nhất ? Đánh thế nào để ngụy quân, không có khả năng bỏ vòng ngoài rút về tử thủ sài gòn, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, để cuộc sống sau khi thành phố sau khi được giải phóng trở lại bình thường ?

    4.


Chia sẻ trang này