1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào mừng ngày 30 tháng 4 - Việt Nam thống nhất!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi viplaem, 17/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    4. Chiến thắng Rạch Chiếc góp phần vào thắng lợi trọn vẹn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    17 giờ ngày 26/4/1975, cánh đông và Đông Nam của chiến dịch Hồ Chí Minh đồng loạt nổ súng. Ngày 27/4/1975 một loạt căn cứ địch ở Nước Trong, Long Thành, Biên Hoà, Đức Trạch, Bà Rịa, Đất Đỏ đã bị tiêu diệt hoặc bị vây hãm. Ngày 29/4 các mũi tấn công của địch nổ súng vào các căn cứ địch ở vùng ven đô. Ngày 28 và 29 /4/1975, hàng ngàn binh lính ngụy từ mặt trận vòng ngoài ở Đồng Nai, Bà Rịa đã bỏ chạy về thành phố. Tại cầu Rạch Chiếc, đội hình tháo chạy của địch bị ùn lại ở bắc cầu. Có 125 xe zép của sĩ quan ngụy bị chặn lại tại ngã ba lộ đỏ Thương phế binh, cùng hàng chục xe quân sự khác. Địch cố sức phản kích chiếm lại cầu Rạch Chiếc để mở đường tháo chạy về Sài gòn "tử thủ", nhưng chúng đã thất bại. Từ ngày 29/4 đến 30/4, hàng ngàn lính ngụy từ khu Liên trường Thủ Đức và các nơi khác đổ ra xa lộ tìm cách vượt qua cầu chạy về Sài Gòn. Lính của sư đoàn 18 ngụy từ Xuân Lộc, Biên Hòa rút chạy về Sài Gòn đều bị chặn đứng ở cầu Rạch Chiếc. Hàng ngàn binh lính và sĩ quan ngụy phải bỏ súng, cởi đồ, tháo chạy và tan rã tại chỗ.
    Rạch Chiếc đã chặn đứng âm mưu co cụm về Sài gòn "cố thủ" của địch, bảo đảm cho lữ đoàn 203 và trung đoàn bộ binh 66 của ta thọc sâu vào Sài Gòn mà không bị sự kháng cự nào đáng kể của địch. Rạch Chiếc trở thành pháo đài chặn đứng cuộc tháo chạy của quân ngụy ở hướng Đông và buộc chúng tan rã tại chỗ, góp phần vào thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn của chiến dịch "Hồ Chí Minh" lịch sử.
    Trong tác phẩm "Đại thắng mùa xuân", Đại tướng Văn Tiến Dũng khi trình bày về cách đánh của chiến dịch đã viết: phải "chặn giữ quân địch lại, không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ, không cho địch lẩn vào khu dân cư để phòng ngự, làm chết lây đồng bào" 4. Các cán bộ, chiến sĩ chốt chặn cầu Rạch Chiếc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bộ chỉ huy chiến dịch, góp phần giữ nguyên vẹn thành phố khi được giải phóng. Điều đó có tác dụng to lớn cho công cuộc khôi phục và xây dựng thành phố sau này.
    Sáng ngày 30/4/1975, khi đón lữ đoàn 203 vượt cầu, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn D.81 đã cùng đoàn quân tiến vào thành phố, phát động quần chúng nổi dậy và gọi hàng binh lính ngụy trong 5 xe tăng ở ngã tư hàng xanh, hướng dẫn mũi tập kích tiến vào "Dinh tổng thống ngụy quyền". Trong khi đó, cán bộ, chiến sĩ của Z.22 và Z.23, để một bộ phận giữ cầu Rạch Chiếc, còn lại đã triển khai lực lượng chốt giữ và bảo vệ nhà máy xi măng Hà Tiên, tổng kho tồn trữ Thủ Đức và nhà máy điện Thủ Đức. Nhờ đó, ngày 1/5/1975, ngày lễ mừng chiến thắng ở Sài Gòn, thành phố vẫn rực sáng ánh điện và cờ hoa. Chỉ ít ngày sau giải phóng, nhà máy xi măng Thủ Đức lại nhả khói vào bầu trời. Kho tồn trữ Thủ Đức với hàng ngàn tấn hàng hóa được gìn giữ trọn vẹn lại mở cửa cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở công nghiệp và kinh tế của thành phố hoạt động.
    *
    Ý nghĩa của chiến thắng cầu Rạch chiếc đã vượt xa khỏi tầm cỡ của một chiến thắng quân sự đơn thuần. Trí tuệ, công sức và xương máu của những người đánh trận ở Rạch Chiếc năm ấy đã - đang và sẽ tiếp tục góp phần vào cuộc hồi sinh của Thành phố, nhất định sẽ là một trong những nhân tố tác động tích cực vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước hiện nay và sau này.
    Chiến thắng của ta trong trận đánh cầu Rạch Chiếc là chiến thắng của ý chí quyết chiến, quyết thắêng, của tinh thần xả thân vì nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 81, Z22, Z23. Thắng lợi này tô thêm truyền thống của quân đội ta: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
    Đây còn là thắng lợi của tinh thần dũng cảm, mưu trí sáng tạo của cán bộ chiến sĩ ta. Kết hợp cách đánh công kiên, chốt chặn bằng bộ đội đặc công, biệt động, ta đã tự tạo ra yếu tố bất ngờ, đánh vào những nơi hiểm yếu, bằng những thủ đoạn chiến thuật rất thông minh, sáng tạo, bằng tất cả những vũ khí có trong tay và thu được của địch. Thắng lợi của ta ở cầu Rạch Chiếc cuối tháng 4/1975 còn là thắng lợi của một quá trình bám đất, bám dân cực kỳ gian khổ của các đơn vị lữ đoàn đặc công 316 trong suốt mùa khô 1974-1975, trực tiếp là các tiểu đoàn D.81, Z.22, Z.23.
    Chính những thắng lợi này đã trực tiếp đóng góp vào chiến công chung của mặt trận cánh Đông, cũng như của cả đại quân ta từ 5 hướng tiến vào giải phóng Thành phố trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975. Chiến thắng đó đã mở đầu cho thời kỳ mới của lịch sử Thành phố, thời kỳ tái tạo và xây dựng thành một Thành phố lớn, hiện đại, cửa ngõ phía Nam của Tổ quốc. Trên mảnh đất năm xưa có trận đánh ấy, đang diễn ra một qúa trình đổi thay nhanh chóng về diện mạo và sự phát triển. Cầu Rạch Chiếc sừng sững đứng đó như một nhân chứng duy nhất còn sót lại của trận đánh lịch sử cách đây gần 1/4 thế kỷ.
    Đã đến lúc cần phải có những việc làm thiết thực, để những hy sinh trước giờ khải hoàn của 52 cán bộ chiến sĩ trong trận đánh cầu Rạch Chiếc không bị lãng quên. Là một quận mới tách ra, có vị trí quan trọng ở cửa ngõ phía Đông-Bắc của Thành phố, nơi có nhiều di tích văn hóa và di tích lịch sử, di tích chiến tranh, Quận 2 cần phải có nơi để các thế hệ truyền cho nhau sức mạnh truyền thống văn hóa-lịch sử, nơi tri ân những người không tiếc máu xương cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội hôm nay và ngày mai.
    Một công viên văn hóa lịch sử của Quận 2 cần được quy hoạch với những ý tưởng như sau:
    Về vị trí:
    Khu công viên văn hóa có diện tích khoảng 3 - 5 ha. Công viên sẽ nằm sát bên phải xa lộ Hà Nội và sát bờ vàm Rạch Chiếc, kéo dài từ chân cầu Rạch Chiếc hiện nay tới ngã ba bờ sông Sài Gòn.
    Vị trí này thuận lợi cả đường bộ và đường thủy, có thể sử dụng nhiều phương tiện đi và đến của nhân dân trong quận cũng như từ Thành phố ra ngoại thành. Nó cũng thuận tiện khi kết hợp với khu du lịch văn hóa Suối Tiên hoặc các khu du lịch khác trên tuyến sông Sài Gòn.
    Hiện tại khu vực này chưa có những công trình lớn được xây dựng cần phải thay đổi quy hoạch.
    Hơn nữa vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở rộng, Quận 2 là một trong những cửa ngõ phía Bắc của Thành phố với nhiều khu công nghiệp, khu liên hợp thể thao, khu dân cư sẽ mọc lên. Công viên văn hóa lịch sử Quận 2 được xây dựng càng sớm càng góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở khu vực này
    Về mục đích ý nghĩa:
    Khu công viên phải là một quần thể văn hóa - lịch sử - du lịch, kết hợp tốt 3 nội dung:
    Khai thác địa hình vùng sông nước kết hợp với việc xây dựng môi trường sinh thái để phát triển du lịch, làm nổi bật đặc trưng văn hóa sông nước của Nam Bộ.
    Lưu giữ, bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa, trong đó cụm di tích về trận đánh cầu Rạch Chiếc là cụm di tích nổi bật nhất, đứng ở vị trí trung tâm, làm cho cả khu công viên có ý nghĩa như một khải hoàn môn ở phía đông - Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.
    Phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong Quận khi dân số sẽ tăng lên hơn 20 vạn người vào đầu thế kỷ XXI, là nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống, giải trí, vui chơi? của các tầng lớp nhân dân lao động và học sinh, sinh viên các trường học trong, ngoài quận.
    Khu công viên sẽ lấy mặt sông làm mặt trước, là hướng tới.
    Về kết cấu:
    Công viên gồm cụm di tích - tượng đài lịch sử về chiến thắng cầu Rạch Chiếc và các khu nhà trưng bày, phòng truyền thống, hội trường sinh hoạt?
    Cụm di tích - tượng đài chiến thắng cầu Rạch Chiếc ở vị trí trung tâm của khuôn viên. Kết cấu của nó là sự kết hợp hài hòa các yếu tố lịch sử - văn hóa theo truyền thống văn hóa Việt Nam và phương Đông, trong đó thuyết âm - dương, luân hồi là chủ đạo.
    Cụm di tích - tượng đài có kết cấu gồm những phần chính sau:
    Bệ tròn tam cấp, mỗi bậc cao 0,3 m và bậc trên cùng có đường kính rộng 9 m, màu nâu đỏ. Nền tam cấp hình tròn tượng trưng vòng luân hồi của cái chết và sự sống. Các số 3 và số 9 là những số nguyên lẻ bội số của nhau, những con số mà người phương Đông rất thường sử dụng trong các kết cấu kiến trúc. Màu nâu đỏ là màu dương, tượng trưng cho sự hóa thành của sự sống từ cõi chết
    Trên giữa bệ tròn tượng trưng cho vòng luân hồi ấy là tấm bia hình vuông, phẳng, cao đồ sộ và uy nghi, vừa tạo sự hoành tráng, vừa toát lên khí thiêng của đất trời, non nước. Nếu bệ tam cấp tròn là âm, nói về sự hy sinh, cái nằm xuống, thì bia hình vuông là dương, nói về sự sống, vật đứng lên, hướng phát triển.
    Bia có hai mặt quay về hai hướng Bắc và Nam. Hướng Bắc là hướng về chốn gốc, cội nguồn, hướng Nam là hướng đi tới, hướng phát triển.
    Màu bia có hai màu chủ đạo là đỏ đậm và vàng tươi, hoặc là những gam màu khác có ý nghĩa âm - dương, tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa cái bất tử và cái hy vọng, sự chuyển hóa giữa cái chết và sự sống.
    Mặt bia quay về hướng Bắc là bức tranh mô tả trận đánh cầu Rạch Chiếc tháng 4/1975. (Có thể là hình ảnh những người chiến sĩ đặc công dùng B.40 diệt bót, bắn cháy giang đoàn địch và chặn xe tăng chúng để giữ cầu. Đoàn tăng của bộ đội giải phóng tràn lên nhằm thẳng hướng Sài Gòn mà tiến...) Bức tranh tượng hoành tráng muốn toát lên khí thế thần tốc của mùa xuân đại thắng 1975 khi ta đánh chiếm - giữ cầu làm thông cánh cửa phía đông cho đại quân ta tiến vào giải phóng thành phố.
    Mặt bia quay về hướng Nam để tưởng niệm. (Có thể có hình tháp nổi Tổ quốc ghi công với những lá cờ quyết chiến quyết thắng phấp phới xung quanh. Có thể khắc tên các tỉnh thành quê hương của 52 chiến sĩ hy sinh trong trận đánh cầu Rạch Chiếc tháng 4/1975..). Đây vừa là bia mộ chung của các chiến sĩ vô danh hy sinh ngay ở cửa ngõ Thành phố trước giờ khải hoàn.
    Trên cùng của bia tượng đài là một bông sen nở hoặc ngôi sao sáng. Sen gợi đến câu thơ "Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" khi ta đến của ngõ Thành phố mang tên Bác. Ngôi sao sáng tượng trưng cho niềm tin của những thế hệ đi mở nước và chiến đấu giữ nước, mong muốn có Thành phố phương Nam luôn tỏa sáng trên con đường phát triển.
    Các khu nhà trưng bày và phòng truyền thống cần đứng ở góc để tạo ra phần rộng cho mặt trước. Có thể chia ra hai phần: Một phần dành cho trưng bày di tích lịch sử - văn hóa; còn một phần dành cho sinh hoạt văn hóa, tất cả cần phải được kiến trúc theo xu hướng phát triển của vài thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
    Khu trưng bày có thể gồm các phòng như: phòng di tích, phòng mô hình sa bàn trận đánh cầu Rạch Chiếc, phòng truyền thống của cục tình báo chiến lược, phòng truyền thống của bộ đội đặc công, phòng hình ảnh xây dựng và phát triển, phòng tư liệu lịch sử - văn hóa? Đại thể các phòng này chính là một khu bảo tàng và truyền thống của Quận. Đây là nơi lưu giữ và sưu tầm, bảo quản các tài liệu, hiện vật, phục vụ cho việc tham quan, giáo dục truyền thống và lịch sử địa phương.
    Khu dành cho sinh hoạt văn hóa có thể có các văn phòng, trụ sở sinh hoạt, làm việc của cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, ban quản lý di tích và công viên?, đồng thời phải có các hội trường rộng có đủ âm thanh và ánh sáng hiện đại phục vụ cho việc tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động giao lưu, hội họp? với sức chứa hơn 500 người.
    *
    Đã ngót một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ ngày đại thắng ấy. Chiến công của các đơn vị đặc công và những sự hy sinh của những người chiến sĩ qủa cảm cho Tổ quốc quyết sinh luôn thôi thúc những cán bộ, chiến sĩ còn lại của các đơn vị D.81, Z.22, Z.23; lớp lớp cán bộ, nhân dân địa phương nơi đây cũng luôn khắc sâu lời tri ân đến những người làm nên chiến thắng hôm qua; những thế hệ đang cùng cha anh dựng xây đất nước mỗi khi qua cầu Rạch Chiếc lại được nhắc nhở về chiến tích năm xưa?
    Cần có một công viên văn hóa ở Quận 2 để cụm di tích - tượng đài về trận đánh cầu Rạch Chiếc được hình thành và lưu giữ những chiến công đã đi vào lịch sử hàng chục năm nay. Công viên sẽ như một khải hoàn môn ở phía đông-bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi Đảng bộ và quân, dân Quận 2 tri ân những người đã ngã xuống, nhưng họ vẫn đứng canh bên cầu Rạch Chiếc cho dòng người, xe ngày ngày trên xa lộ Hà Nội, linh hồn họ sẽ đi cùng và phù hộ cho những người đang vất vả lao tâm với công việc làm sao cho dân giàu nước mạnh hôm nay.
  2. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Thú thực là mình không hài lòng với cách nói của bác VVK, thực sự là như thế.
    30/4 là chiến thắng vĩ đại của chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam, là một võ công bất tử của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
    Hãy xem tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay để chúng ta thấy được chiến thắng 30/4 có ý nghĩa vĩ đại đến nhường nào.
  3. Old_sexy_maN

    Old_sexy_maN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Đúng, em cũng đồng ý ngày 30-4 là ngày chiến thắng. Ngày chiến thắng của những con người mong muốn có một nước Việt Nam thống nhất trước những kẻ có âm mưu chia rẽ tổ quốc.
    Cháu xin kính cẩn nghiêng mình trước các bác, các chú, những con người đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc Việt Nam kính yêu Bản thân cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập và lao động tốt để xứng đáng với sự hi sinh của các bác các chú
  4. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp này cũng xin post 1 bài báo nói về suy nghĩ của 1 bác sĩ quân y Mỹ trong CTVN
    Không thể chuộc lỗi - Kỳ 1: Ở tâm điểm cuộc chiến
    TT - Đó là năm 1968. Sau vài ngày tập huấn với các đồng nghiệp người Mỹ ở Huế, tôi lên xe Jeep hướng về Bệnh viện tỉnh Quảng Trị. Các đồng nghiệp ở Huế cho là tôi điên nên mới tình nguyện ra Quảng Trị, nơi chiến sự nặng nề vây quanh. Sau khi đặt chân đến Quảng Trị, tôi biết rằng nơi đây có thể là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên hành tinh này.
    ?oOanh kích tự do?
    Tôi là vị bác sĩ duy nhất thường trực tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị có dân số khoảng 35.000 người khi tôi đến đây, nhưng có rất nhiều cư dân sinh sống ở miền quê, ở các làng mạc xa xôi hẻo lánh. Trong khu vực này có đến 87.000 lính thủy quân lục chiến thuộc Quân đoàn I. Đây là vùng chiến sự và để bảo vệ, người ta đã tăng viện rất nhiều xe tăng, đặc biệt là những chiếc xe bọc thép có thiết kế hai khẩu 40 ly, rất thích hợp để hoạt động ở những vùng có rừng nhiệt đới như ở đây. Xe tăng và xe bọc thép chở đầy lính Mỹ và lính Nam VN chạy suốt ngày trên các đường phố Quảng Trị.
    Hầu như mỗi ngày đều có hàng chục binh lính và thường dân chết và bị thương. Chiến trường đẫm máu, trong đó tổn thất nhân mạng nhiều nhất lại xảy ra ở các ?ovùng oanh kích tự do?, từng là khu vực sinh sống của dân chúng miền quê, nên nạn nhân có thể là những nông dân trở về lo cho đàn trâu, đàn bò của họ; có thể là phụ nữ hoặc trẻ em trở về nhà đốt nhang trên những nấm mồ ông cha. (?oVùng oanh kích tự do? là khu vực mà bất cứ ai hiện diện trong đó cũng bị coi là kẻ địch và là mục tiêu được phép bắn phá tự do của các lực lượng Mỹ.
    Một số phi công kể lại rằng sau khi đi bỏ bom vào một mục tiêu mà vì một lý do nào đó không sử dụng hết số bom, trên đường về căn cứ không quân, để chuẩn bị hạ cánh an toàn, họ đã thả hết số bom còn lại xuống ?ovùng oanh kích tự do? mà không cần biết có gì dưới đất hay không - ND). Mặc dù hầu hết người VN sống quanh quẩn ở làng quê, cả đời ít khi đi xa khỏi bán kính 10 km, nhưng hàng triệu người đã phải chạy loạn khắp nơi trong chiến tranh.
    Tôi đến phục vụ ở Quảng Trị khi mới 32 tuổi, là một bác sĩ còn khá trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy đã được đào tạo về y khoa tổng quát, nhi khoa và thú y. Một năm làm việc tại các phòng cấp cứu của bệnh viện ở California đã cho tôi một số kinh nghiệm ứng phó với những ca chấn thương. Ngành y ở một nước thuộc thế giới thứ ba hoàn toàn khác biệt với những gì mà nhiều bác sĩ có thể hình dung, nhất là sự thiếu thốn về y cụ hiện đại. Ngay cả ?omùi vị? của các bệnh viện ở VN cũng khác hơn so với vẻ sang trọng, sạch sẽ của bệnh viện ở Mỹ. Đó là mùi cồn hăng hăng trộn lẫn mùi khử trùng.
    Sau 30 năm, tôi vẫn còn nằm mơ thấy mình đang nâng cánh tay rũ rượi của một cháu bé bị bắn một phát đạn ngay vào đầu, đang đọc dòng chữ rõ nét trên dải băng tay ?oThủy quân lục chiến Mỹ thẩm vấn?. Tôi không thể lay chuyển ký ức về một hội trường bệnh viện vấy đầy máu, về những điều kinh hoàng và về những cú sốc từ tất cả những gì mình đã chứng kiến? - Allen Hassan, bác sĩ tình nguyện người Mỹ trong chiến tranh VN, viết như vậy trong cuốn hồi ký Không thể chuộc lỗi (Failure to atone, bản tiếng Việt do NXB Trẻ và First News xuất bản tháng 4-2007).
    Những sự thật chưa từng được tiết lộ về chiến tranh của một bác sĩ người Mỹ được kể lại với sự day dứt. Và chính sự day dứt đó đã thôi thúc Allen Hassan trở lại VN.
    Chiến tranh ở trên đầu
    Một trong những ca phẫu thuật đầu tiên của tôi ở Quảng Trị là mổ cho một người đàn ông Việt Nam 44 tuổi bị thương nằm ngoài đồng ruộng suốt cả bốn ngày. Tôi nhận ra ông là người thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn thấy trên phố khi đi bộ đến bệnh viện làm việc. Khi tiếp nhận ca bệnh, tôi mới biết là ông bị thương vì mảnh bom. Ông cũng bị bỏng một mảng lớn quanh vết thương khiến lòi cả xương sống ra. Vết thương của ông rất nặng và tôi sợ là ông không thể sống qua vài ngày. Tôi thăm bệnh mỗi ngày, cho ông dùng thuốc chống uốn ván lấy lệ và chích morphine giảm đau. Tôi cố gắng mỉm cười và tỏ vẻ hớn hở khi khám bệnh vì muốn cổ vũ và cho ông hi vọng sống. Đến ngày thứ tám thì bệnh nhân tử vong. Sau khi đã sử dụng hết mọi phương cách, tôi chỉ còn cách gửi cho ông một nụ cười hiền lành, lịch sự và đón nhận lời cuối cùng của người đàn ông: ?oCám ơn bác sĩ?.
    Bệnh viện của chúng tôi là ?ocon đường duy nhất? đối với dân chúng Quảng Trị chẳng may bị thương vì bom đạn chiến tranh, bởi không còn nơi nào gần hơn để cấp cứu nạn nhân trong tình trạng thập tử nhất sinh. Con số thường dân thương vong dao động tùy theo tình hình chiến sự. Rất nhiều bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện tỉnh Quảng Trị là do các vết thương vì bom, một số do máy bay B-52 thả loại bom khổng lồ 2.000 cân Anh, có sức hủy diệt khủng khiếp. Loại bom này có kích cỡ to bằng chiếc xe Volkswagen Beetle, và chấn động của vụ nổ có thể cảm nhận ở nơi cách xa gần 20 km. Nếu như bạn nằm trong phạm vi 8 km khi bom nổ, bạn sẽ thấy đời mình xem như kết thúc. Mặt đất rung chuyển dữ dội cùng với tiếng ầm ầm như thể bạn đang ở trung tâm của một vụ động đất. Những vụ ném bom như thế gây ra vết thương theo nhiều cấp độ cho rất nhiều người, tùy thuộc khoảng cách từ nạn nhân đến chỗ bom rơi. Nếu ở gần nơi bom nổ, chấn động cực mạnh xuyên qua cơ thể có thể làm tổn thương trầm trọng tim, gan, thận, ruột. Sóng chấn động mạnh cũng có thể thổi bay con người vào tường hoặc một vật cứng nào đó và gây thương vong cho họ. Ở nơi xa hơn trung tâm vụ nổ, sóng mạnh và kéo dài cũng có thể làm rách màng nhĩ (nếu sức nổ tạo nên áp suất 7 cân Anh trên một inch vuông). Còn nếu như có ai đang tiếp xúc với vật thể rắn nào đó thì sóng chấn động của vụ nổ có thể truyền từ vật thể ấy vào cơ thể người, làm chấn thương nhiều hay ít tùy theo sức mạnh của vụ nổ.
    Có những bà mẹ bồng con mình vừa mới đạp phải bẫy mìn với bàn chân bấy nát. Chúng tôi phải chữa trị nhiều người bị thương vì đạn của các loại súng cá nhân, vì mảnh đạn pháo và vì bẫy mìn, trong đó nhiều nhất là thương vong do mảnh bom đạn. Trong một số trường hợp khá hiếm hoi, chúng tôi cũng chữa trị những người bị thương, bị cháy bỏng vì bom napalm. Bom này đốt cháy hoàn toàn cả xương lẫn xác thịt và khi đã dính bom napalm, rất khó để ngăn chặn sự phát cháy nên rất ít người sống sót để được chuyển đến bệnh viện.
    Chiến tranh ở ngay trên đầu chúng tôi. Bầu trời đen kịt trực thăng quân đội với những tiếng nổ liên tiếp của hỏa tiễn, của đạn pháo. Cũng chẳng có gì báo trước, mặt đất dưới chân tôi bất thần có thể rung lên với những đợt đánh bom của máy bay B-52 ở một nơi khá xa. Tôi có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của bom napalm trong không khí. Thường là những khi xuất hiện các sự việc nhắc nhở về cuộc chiến đang tiếp diễn như thế, tôi dễ trở nên chán nản ngay tức khắc. Tôi bất lực tự hỏi sẽ có bao nhiêu người dân vô tội bị kẹt giữa hai làn đạn, bao nhiêu người đang chết vào thời điểm đó, bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu cơ thể bị biến dạng vì bom đạn và bao nhiêu người sẽ bò đến hoặc được đưa đến bệnh viện của chúng tôi xin chữa trị trong vài giờ tới.
    Càng ngày tôi càng nhận rõ là mình thật sự đang ở vùng tâm điểm của một cuộc chiến. Tỉnh lỵ Quảng Trị chỉ cách vĩ tuyến 17 - tức vùng phi quân sự - chừng 35km. Tất cả chúng tôi hiểu rằng mình đang ở trong vùng chiến sự và rằng chúng tôi nên cùng sẻ chia, giúp đỡ nhau sống sót qua cuộc chiến
    [​IMG]

    Bác sĩ Allen Hassan tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị năm 1968
    ?oVào tháng 1-1968, tôi chú ý đến một mẩu quảng cáo ngắn trên tờ tạp chí Journal of the American Medical Association (tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ): ?oChúng tôi cần những bác sĩ tình nguyện đến Nam VN để chăm sóc sức khỏe cho dân chúng. Chương trình được Hiệp hội Y học Mỹ đỡ đầu?. Năm đó, tôi là một trong số khoảng 200 bác sĩ Mỹ đáp ứng lời kêu gọi nhân đạo của Hiệp hội Y học Mỹ.
    Cho đến khi chương trình bác sĩ tình nguyện cho VN kết thúc vào tháng 6-1973, cứ mỗi hai tháng, VN cần thêm 32 bác sĩ tình nguyện và rất nhiều bác sĩ Mỹ đã tình nguyện phục vụ. Tổng cộng có 774 người tình nguyện phục vụ thời hạn hai tháng không lương, chỉ nhận chi phí 10 USD mỗi ngày và chính sách bảo hiểm 50.000 USD. Tôi tự hào là một trong số bác sĩ tình nguyện đến VN và nằm trong số 17% trở lại VN phục vụ đợt hai.
    Vốn là lính thủy quân lục chiến, tôi sẵn có niềm yêu thích đối với vùng Viễn Đông - chiến hạm của chúng tôi đã từng cập bến ở Hong Kong, Macau, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tôi bị cuốn hút về phía cuộc chiến này vì tôi là một bác sĩ đang mong muốn được làm những công việc hữu ích?.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Vấn đề là chúng ta chưa thực sự thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Hằng ngày vẫn có một bộ phận đáng kể những hành động dân chủ giả tạo, những kẻ bới móc những cái yếu của xã hội hiện nay với dụng ý xấu, những kẻ đang ngáng đường phát triển của xã hội Việt Nam. Những ai có quan tâm một chút đến chính trị và có dạo qua cộng động mạng tiếng Việt đều thấy rằng ngoài những kiều bào vì lý do chính trị mà phải rời bỏ Tổ quốc nhưng vẫn có cái tâm mong muốn Việt Nam đi lên thì vẫn còn nhiều người ở phía bên kia muốn nâng mình lên bằng cách hạ thấp đối phương xuống, dùng tất cả mọi cách để chống phá. Những hành động như: đứng về phía đối diện trước những vụ kiện kinh tế của Việt Nam, phá hoại những chương trình văn hoá do nước nhà tổ chức v.v... là không thể chấp nhận được, cũng không rõ đã có ai lập trai đài cầu siêu cho cả hai phe nào được tổ chức tại Little Saaigon chưa. Hoà hợp hoà giải không phải là chìa tay ra với tất cả mọi người. Việt Nam không cần một người con nào đó, nhưng mỗi người Việt không thể không cần Tổ quốc Việt Nam.
    Cái gì cũng phải có lộ trình của nó. Ai cũng nhận thấy cái nhìn của Việt Nam về cuộc chiến đã cởi mở và rõ ràng hơn rất nhiều. Tốc độ nên đẩy cao hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được vội vàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, những hành động dẫn đến sự đánh đồng hai bên, dù là trên bình diện con người vẫn chưa thể là một bước đi tốt. Đó là việc sẽ phải làm, nhưng là ở tương tai. Cũng sắp rồi.
  6. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Bác Võ quốc Tuấn nói rất đúng, đối với những kẻ đã phản bội , quay lưng với Tổ quốc thì chúng ta ko bao giờ chấp nhận chúng, nhân ngày 30/4 này tôi cũng có lời khuyên cho những kiều bào ở Mỹ hãy khép lại hận thù cũ mà quay về với quê hương Tổ quốc, Tổ quốc vẫn cần những người Việt nam vẫn còn nhớ đến cội nguồn của mình trở về cùng góp sức xây dựng TQ. Còn với những người có tư tưởng chống phá TQ thì tôi khuyên các người nên nói ít 1 chút, để dành sức để mà trăn trối với con cháu, đừng có vạch lá tìm sâu, tìm 1 khuyết điểm trong cách lãnh đạo của Nhà Nước mà nói xấu, tuyên truyền, vô ích thôi! Các người có nói tới khi mệt quá chết tại chỗ thì TQ Việt Nam có lay chuyển chút nào ko?Mỹ ném hàng triệu tấn bom mà TQ VN vẫn đứng vững như Thái Sơn huống hồ gì mấy quả bom thối của mấy người!
  7. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Nhân ngày 30/4 em cũng xin post mấy bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng về cuộc KC chống Mỹ của dân tộc:
    DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
    Lê Anh Xuân
    Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
    Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
    Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
    Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
    Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
    Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
    Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
    Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công
    Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
    Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
    Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
    Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
    Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
    Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
    Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
    Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
    Tên Anh đã thành tên đất nước
    Ôi anh Giải phóng quân!
    Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
    Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
    MIỀN NAM
    Tố Hữu
    Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi
    Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói
    Như nỗi niềm nhức nhói tim gan ?
    - Trong lòng ta hai tiếng: Miền Nam!
    Khi âu yếm cùng anh, em hỏi
    Tên nào trong muôn ngàn tên gọi
    Như mối tình chung thuỷ không tan ?
    - Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!
    Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất ?
    Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam
    Óng xanh lúa chan hoà mặt đất
    Xanh ngát trời... Quê ấy: Miền Nam!
    Ôi miền Nam, vì sao mỗi lúc
    Mây chiều xa bay giục cánh chim
    Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc
    Một câu hò... cũng động trong tim ?
    Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹn
    Như bâng khuâng việc hẹn chưa làm ?
    Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn ?
    Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!
    Có ai biết ba ngàn đêm ấy
    Mỗi đêm là biết mấy thân rơi!
    Có ai biết bao nhiêu máu chảy
    Máu miền Nam, hơn chín năm trời!
    Vì sao, hỡi miền Nam yêu dấu
    Người không hề tiếc máu hy sinh ?
    Vì sao, hỡi miền Nam chiến đấu
    Người hiên ngang không chịu cúi mình ?
    Có ai hỏi vì sao không nhỉ
    Ở miền Nam còn lửa chiến tranh ?
    Có phải ở miền Nam, giặc Mỹ
    Đang cùng ta chung sống hoà bình ?
    Xin hãy trồng những đôi mắt nhỏ
    Đôi tròng đen lặng ngó, rưng rưng.
    Rào gai thép giam em bé đó
    Và quanh em lửa đỏ bừng bừng!
    Hãy trông những người con gái ấy
    Người ta yêu, khuôn mặt trái xoan
    Một sáng sớm mùa xuân, thức dậy
    Bỗng giội tràn bom cháy, thành than!
    Hãy nghe tự miền Nam, tiếng rú
    Xé "trời xanh", lũ "phượng hoàng" bay
    Bầy chó dữ, những con người - thú
    Ăn gan người, uống máu no say!
    Hãy nghe tiếng những người đang sống
    Như biển động, ầm ầm tiếng sóng
    Và hãy nghe cả tiếng người xưa
    Như gió khơi reo vọng rừng dừa!
    Tất cả nói một lời: Giải phóng!
    Cứu miền Nam! Cứu miền Nam!
    Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lưa bỏng
    Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!
    Có phải, hỡi miền Nam anh dũng!
    Khi ta đứng lên cầm khẩu súng
    Ta vì ta, ba chục triệu người
    Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!
    Ta tha thiết tự do dân tộc
    Không chỉ vì một dải đất riêng
    Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
    Giết màu xanh cả trái đất thiêng!
    Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
    Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi!
    Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ
    Có miền Nam anh dũng tuyệt vời.
    Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời!
    TOÀN THẮNG VỀ TA
    Tố Hữu
    Ôi, nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng
    Trào vui nước mắt cứ rưng rưng
    Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy
    Dồn dập tim ta, trăm trận thắng bừng bừng.
    *
    Không, không phải thiên thần
    Bước chân hài bảy dặm
    Vẫn là Anh, anh Giải phóng quân
    Vẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm,
    lội khắp sông sâu rừng thẳm.
    Thuở Anh đi, sắc nhọn ngọn tầm vông
    Giản dị như chàng trai làng Gióng
    Vũ khí, chính là Anh, lòng yêu thương mênh mông.
    Vũ khí, chính là Anh, lửa căm hờn nóng bỏng.
    Tổ quốc cho Anh dòng sữa tự hào
    Thời đại cho Anh ánh sao trí tuệ
    Không có gì qúy hơn Độc lập tự do.
    hí phách Anh là
    Trường Sơn thanh cao.
    Rất mãnh liệt và cũng rất dịu dàng,
    tâm hồn Anh là muôn trùng sóng bể.
    Giặc Mỹ kiêu căng, tưởng có thể ngủ yên trên giường vàng,
    đầu gối lên bom.
    Nghe chúng ngáy đủ run - đã có dã man làm luật
    Bông choàng dậy, bàng hoàng? Sắp tắt hoàng hôn
    Người chôn chúng là Anh, anh Giải phóng quân Việt Nam,
    mũ tai bèo, chân đất
    Xử phạt chúng là anh nhân danh tình thương và lẽ phải.
    Có lẽ nào cuộc sống hết tuổi xanh ?
    Hãy cứu những em thơ đang quằn quại ngày đêm trong sợ hãi.
    Hãy cứu tiếng chim ca và trái chín trên cành.
    *
    Lịch sử sang xuân. Anh vào trận cuối cùng
    Đại lộ Hồ Chí Minh, thác réo, quân đi cuồn cuộn.
    Anh đánh như sét nổ, trời rung
    Anh chuyển như lũ dông, bão cuốn.
    Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên
    Quét Huế - Thùa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng.
    Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
    Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng,
    rũ rượi một màu tang cờ trắng.
    Đường tiến quân ào ào chiến thắng.
    Phía trước chờ Anh, người mẹ mong con.
    Pháo hãy gầm lên, đỏ nòng bắn thẳng
    Rộn rực xe tăng chồm tới Sài Gòn!
    Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
    Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
    Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
    Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
    Cho chúng con giữa vui này được khóc
    Hôn mỗi đứa em, ôm mỗi mẹ già
    Như lòng Bác, mỗi khi Bác đọc
    Đồng bào miền Nam, mắt kính bỗng nhoà.
    *
    Chúng con sẽ gấp trăm lần mạnh
    Đứng gác biển trời tươi mát màu lam.
    Bởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnh.
    Cho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!
  8. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Đất nước!
    Nhạc sĩ : Phạm Minh Tuấn, Lời: Tạ Hữu Yên
    Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,
    Nghe dịu nỗi đau của mẹ
    Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,
    Các anh không về mình mẹ lặng im..
    Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !
    Từ thuở còn nằm nôi,
    Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
    Lao xao trưa hè một giọng ca dao,
    Lao xao trưa hè một giọng ca dao.
    Xin hát về người đất nước ơi !
    Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt đời lam lũ..
    Thương lũy tre làng bãi dâu bến nước,
    Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay..
    Xin hát về người đất nước ơi !
    Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ
    Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc
    Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.
    Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,
    Nghe dịu nỗi đau của mẹ
    Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,
    Các anh không về mình mẹ lặng im..
    Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
    Từ thuở còn nằm nôi,
    Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
    Lao xao trưa hè một giọng ca dao,
    Lao xao trưa hè một giọng ca dao...
    Xin hát về người đất nước ơi
    Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, tảo tần chung thủy
    Như những câu hò lắng trong tiếng sáo
    Đêm lại dặt dìu tiếng mẹ ru con
    Xin hát về người đất nước ơi
    Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi.. vẫn còn gian khổ
    Hạt thóc chia đều dẫu no dẫu đói
    Ta vẫn vẹn tình đắng ngọt cùng vui..
    Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !
    Sáng ngời muôn thuở khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ...
    Con xin chúc các mẹ, những người mẹ anh hùng mãi mãi mạnh khoẻ, hạnh phúc.Đất nước này, dân tộc này còn nợ các mẹ nhiều lắmCác mẹ mãi là niềm kiêu hãnh của chúng con
    http://www.nhacso.net/Music/Song/Cach%2DMang/2006/04/05F60E3F/
  9. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Bốp bốp bốp! Bài này nghe hay quá ! Hic
  10. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận chú 6 từ ngày về hưu hay phát ngôn linh tinh.

Chia sẻ trang này