1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chào Xuân 2008

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kephahoai, 23/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Ngày xuân bàn về chữ "XUÂN" trong truyện Kiều
    (TS Bùi Quang Thanh - Viện Văn hoá - Thông tin)​
    Nguyễn Du là bậc thầy về sử dụng ngôn từ thuần Việt và Hán Việt, sử dụng thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của mình. Xét trong Truyện Kiều, 3254 câu lục bát, người đọc say sưa với nhưữn tả, những kể, những luận bàn theo cốt trục tâm lý nhân vật và cơ man chuyện thế sự mà không nhàm chán và thường xuyên được thưởng thức những tuyệt tác của trật tự ngôn từ văn chương.
    Trong thế giới ngôn từ hữu hạn về câu chữ nhưng cực kỳ biến ảo về hình thái và ý nghĩa văn tự do, chúng tôi dừng lại đi sâu tìm hiểu một chữ "Xuân" theo các biến dạng khác nhau của ngữ cảnh để thêm một lần được học hỏi nghệ thuật sử dụng chữ thiên tài của Nguyễn Du qua "Truyện Kiều"
    Trước hết, thử làm một phép hệ thống những câu thơ có chữ "xuân" và ý chính diễn đạt trong đó để có cái nhìn sơ bộ:

    Câu 25: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn ( Tả sắc đẹp Thuý Kiều)
    Câu 36: Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê ( Nói về Thuý Kiều)
    Câu 39: Ngày xuân con én đưa thoi (Tả cảnh mùa xuân)
    Câu 46: Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân ( Chơi tiết Thanh Minh)
    Cau 66: Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương (Đạm Tiên chết trẻ)
    Câu 156: Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều (Chị em Kiều ở thư phòng, không chơi bời)
    Câu 162: Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai (Tả chị em Thuý Kiều)
    Câu 176: Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà (Tả cảnh chiều xuân muộn)
    Câu 338: Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi (Kim Trọng tâm sự với Thuý Kiều)
    Câu 344: Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời (Kim Trọng tỉ tê với Kiều)
    Câu 345: Lượng xuân dù quyết hẹp hòi (Kim Trọng nói về Kiều)
    Câu 348: Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng (Kiều xiêu lòng vì Kim Trọng)
    Câu 368: Tin xuân đâu dễ đi về cho năng (Cảnh Kim ?" Kiều ngóng tin nhau)
    Câu 370: Thưa hồng rậm lực đã chừng xuân qua (Cảnh chuyển sang hè)
    Câu 424: Lòng xuân phơi phới chén xuân tang tang (Kim - Kiều thù tạc)
    Câu 440: Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng (Kim ngỡ là mơ khi thấy Kiều quay lại)
    Câu 534: Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang (Cha Kim gọi chàng về chịu tang)
    Câu 620: Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân (Kiều suy nghĩ bán mình cứu cha mẹ)
    Câu 673: Cõi xuân tuổi hạc càng cao (Chỉ cảnh cha mẹ đã già)
    Câu 713: Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân (Thuý Vân tỉnh chiêm bao)
    Câu 731: Ngày xuân em hãy còn dài (Kiều nói về Thuý Vân)
    Câu 759: Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng (Cha mẹ Kiều tỉnh giấc )
    Câu 786: Bốn bề xuân khoá một nàng ở trong (Kiều bị nhốt trong nhà)
    Câu 849: Đêm xuân một giấc mơ màng (Đêm Kièu bị họ Mã làm nhục)
    Câu 1006: Hoa xuân đương nhuỵ ngày xuân còn dài (Tú Bà khuyên Thuý Kiều)
    Câu 1010: Khoá buồng xuân để đợi ngày đào non (Tú Bà giam Kiều để chờ *******)
    Câu 1033: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân (Cửa lầu bị khoá)
    Câu 1059: Một chàng vừa trạc thanh xuân (Chỉ độ tuổi của Sở Khanh)
    Câu 1240: Những mình nào biết có xuân là gì (Kiều phó thác đời mình)
    Câu 1262: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay (Kiều nghĩ về mình)
    Câu 1284: Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng (Thúc Sinh - Kiều ân ái)
    Câu 1286: Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng (Đêm Thúc Sinh bên Kiều)
    Câu 1294: Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân (Thúc Sinh qua lại với Kiều)
    Câu 1327: Chúa xuân đành đã có nơi (Kiều ám chỉ Thúc Sinh)
    Câu 1388: Gối yên đã thấy xuân đường tới nơi (Chỉ cha mẹ Thúc Sinh)
    Câu 1497: Rạng ra gởi đến xuân đường (Đưa Kiều đến cha mẹ Thúc)
    Câu 1500: Xuân Đình thoắt đã đổi ra Cao Đình (Bỗng phải tiễn biệt nhau)
    Câu 1703: Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân (Thúc Sinh xót xa tưởng Kiều trầm mình chết)
    Câu 1796: Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Thời gian trôi nhanh)
    Câu 1924: Xuân thu cắt sẵn hai tên hương trà (Chùa bố trí hai kẻ hầu)
    Câu 1946: Chúa xuân để tội một mình cho hoa (Chỉ Thúc Sinh)
    Câu 1950: Cát lầm ngọc trắng thiệt đời xuân xanh (Chỉ Thuý Kièu)
    Câu 2060: Cửa chiều cữ đã cuối xuân (Chỉ thời gian)
    Câu 2237: Xót thay huyên cỗi xuân già (Kiều nghĩ về cha mẹ mình)
    Câu 2288: Chữ tình ngày lại thêm xuân mỗi ngày (Tâm trạng Kiều khi gặp Từ Hải)
    Câu 2837: Xuân huyên lo sợ xiết bao (Chỉ cha mẹ Kiều)
    Câu 2856: Xuân thu biết đã đổi thay mấy lần (Cảnh trời đất đổi thay)
    Câu 2860: Vương Kim cùng chiếm bảng xuân mỗi ngày (Bảng báo thí sinh đỗ)
    Cáu 2877: Phòng xuân trướng rủ hoa đào (Khuê phòng Kim ?" Thuý Vân)
    Câu 3010: Xuân già còn tốt huyên già còn tươi (Chỉ bố mẹ Kiều) <-- bản in. Truyện Kiều: "Xuân già còn khoẻ huyên già còn tươi"
    Câu 3026: Mười phần xuân có gầy ba bốn phần (tả Thuý Kiều ngày tái hợp)
    Câu 3171: Chừng xuân tỏ liễu còn xanh (Kiều gặp lại Kim)
    Câu 3210: Khúc đêm êm ái xuân tình (Kiều đàn đêm sum họp) <-- bản in . Truyện Kiều: câu 3200: "Khúc đâu êm ái xuân tình"
    Câu 3240: Vườn xuân một cửa để bia muôn đời (Chỉ gia đình Kiều)

    Xem xét chữ xuân qua 55 câu Kiều ở đây <đếm lại có 54 :D>, chúng ta cũng nhận ra rằng nó luôn được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau để phục vụ cho việc tả người, tả tình, tả cảnh thiên nhiên và tả thế sự. Trong đó, có 3 câu dùng hai chữ xuân (42, 1006, 1294), có 9 chữ xuân đứng đầu câu (36, 162, 534, 759, 1500, 1924, 2837, 2858, 3010), 10 chữ xuân đứng cuối câu (46, 620, 731, 1033, 1059, 1294, 1703, 1796, 2060, 3142) Và với các vị trí trong câu như vậy, chữ xuân mang thêm nghĩa ngoại hàm của nó khi thì chỉ tuổi trẻ có vẻ đẹp và thần thái khác nhau, vị thế hay danh xưng cha mẹ (Xuân đường, xuân huyên) hoặc người tình (Chúa xuân, Lượng xuân). Trong sắc thái tả cảnh thiên nhiên và định mốc thời gian, chữ xuân cũng cặp theo nghĩa tuỳ mỗi nơi mỗi vẻ.
    Chữ ?oXuân? chỉ sắc đẹp của tuổi trẻ (tả người) thường chứa đựng sự đa nghĩa và biểu cảm sâu sắc. Khi tả trực diện một nhân vật, Nguyễn Du thường dung nghĩa so sánh để khắc hoạ sắc thái, diện mạo nổi bật nhất, dễ gây ấn tượng của nhân vật đó. Ví dụ: tả vóc dáng Kiều ?"?o nét xuân sơn?; tả vóc dáng Sở Khanh ?" ?othanh xuân?; tả vóc dáng cha mẹ Kiều ?" ?ocỗi xuân? ? Khi nói đến vẻ đẹp của tuổi trẻ ở một chặng đời nhất định, tác giả lại dung cách ghép với số từ có sức gợi nghĩ và liên tưởng so sánh: tả Đạm Tiên ngày chết trẻ - ?onửa chừng xuân?, tả Kiều ngày đoàn viên ?" ?omười phần xuân? ? Sức gợi nghĩ và sự liên tưởng so sánh chữ ?oxuân? theo dạng này đã gợi hứng cho Nguyễn Du bật ra những câu thơ tuyệt tác: ?oNửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương? ?oMười phần xuân có gầy ba bốn phần? ? Ở đây cũng phải thấy rõ, dù thiên về tả người nhưng bao giờ chữ ?oxuân? cũng bao hàm sự kết hợp vẻ đẹp ngoại diện với vẻ đẹp tâm tư ẩn chứa trong tự thân nhân vật. Cũng vì vậy mà sự đa nghĩa và sức biểu cảm của chữ ?oxuân? nhiều khi khó bóc tách được lớp lang ý nghĩa trong từng văn cảnh nhất định. Đấy là trường hợp của những cặp từ: ?otim xuân?, ?olòng xuân?, ?ogiấc xuân?, ?ongậm ngùi xuân?, ?ochén xuân?, ?oxuân tình??
    Chữ ?oxuân? chỉ cha mẹ, người than sinh, được dung ở các văn cảnh khác nhau và thường gắn với điển tích gây sự trang trọng, tách biệt với chữ ?oxuân? chỉ tuổi trẻ, làm cho câu thơ dù diễn đạt ý tứ, hoàn cảnh riêng rẽ nhưng đều có sức đằm của nó: ?oCỗi xuân?, ?oxuân đình?, ?oxuân đường?, ?oxuân huyên?, ?oxuân già..? ..
    Trong Truyện Kiều chữ ?oxuân ?ođược dung để chỉ thời gian xuất hiện nhiều hơn cả (17 lần). Những biến cố chính của đời Kiều chủ yếu phát sinh và tập trung vào ?omùa xuân? nên sự xuất hiện dày đặc chữ ?oxuân? gắn liền với khoảng thời gian này như một tất yếu. Trước hết, xem xét chữ ?oxuân gắn với khái niệm chỉ thời gian cụ thể, được lặp đi lặp lại nhiều lần như ?ongày xuân?, ?ochiều xuân?, ?ođêm xuân?. Nếu phải tách biệt ra khỏi câu thơ, khái niệm chỉ thời gian này mang tính ?ođơn nghĩa? nghiêng về cách gọi, cách biểu đạt văn nói, nhưng nếu đặt vào văn cảnh cụ thể của từng câu thơ, tính đơn nghĩa vốn có củakhái niệm lại được mở ra thành ?ođa nghĩa? và mang những giá trị tu từ khác nhau. Ví dụ, cùng khái niệm ?ongày xuân? nhưng ở mỗi câu thơ dưới đây, nó lại chứa đựng những sắc thái ý nghĩa khác nhau:
    - Ngày xuân con én đưa thoi (câu 39)
    - Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi (câu 338)
    - Ngày xuân em hãy còn dài (câu 371)
    - Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng (câu 1284)
    Nhìn chung khái niệm ?ongày xuân? được dung ở đây không còn mang nghĩa thuần tuý của khoảng thời gian xác định mà đã bao hàm cả khái niệm không gian và thời gian rộng hơn (mùa xuân) hay một khoảnh khắc của tuổi trẻ (thời điểm hiếm hoi trai gái gặp nhau), của một đời người (những năm tháng tuổi trẻ) hay vượt qua khái niệm chỉ thời gian để nghiêng sang nghĩa suy tư, tâm tư, giao cảm (Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân)? Và như thế, với sự hợp nghĩa cùng hàng loạt hình ảnh, hiện tượng của câu chữ trong câu, khái niệm ?ongày xuân? luôn hướng theo sự ?ogợi mở?, đầu mối cho tính đa nghĩa, làm cho giá trị nghẹ thuật của câu thơ biến ảo, hấp dẫn nhưng lại hợp logic cần phải diễn đạt của mạch truyện hay tâm lý nhân vật do tác giả chủ định hướng đến. Chính vì thế, khái niệm ?ongày xuân? cũng như các khái niệm ?ochiều xuân?, ?ođêm xuân? không bao giờ bị sử dụng trùng lặp nghĩa với nhau. Nó giúp tác giả đảm bảo được khả năng kiệm chữ, kiệm lời nhưng lại đủ sức tung hoành bút pháp và thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn đạt mọi văn cảnh, hoàn cảnh đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tiếp cận chữ ?oxuân? theo chiều hướng này, chúng ta thêm phần hiểu sâu hơn vì sao Nguyễn Du làm ?olục- bát? dài cả thiên truyện hàng nghìn câu mà đọc lên, luôn bắt gặp sự bất ngờ và lý thú qua ý nghĩa ẩn chứa đằng sau câu chữ, không hề thấy tẻ nhạt.
    Chữ ?oxuân? từ nghĩa trung tính chỉ mùa đầu tiên của năm, trước mùa hạ hoặc dùng để chỉ thời gian một năm đến nghĩa trừu tượng hơn chỉ tình yêu, tuổi trẻ khi kết hợp với các từ mang khái niệm khác nhau, ý nghĩa của nó được chuyển đổi và tiếp biến, hình thành nên nghĩa mới tuỳ theo từng văn cảnh nhất đinh. Cạnh đó, về nguồn gốc, chữ ?oxuân? còn được dùng để định danh cho một loại cây to và sống lâu, được người đời ví von thay cho hình ảnh người cha, sau hợp them các từ ?ođình? (xuân đình), ?ođường? (xuân đường), ?ohuyên? (xuân huyên) để gọi chung cho cha mẹ. Mở rộng ra, xem xét sự kết hợp từ của 58 chữ ?oxuân? trong 55 câu Kiều ở đây, chúng ta cũng thấy bút pháp dụng từ cực kỳ linh hoạt của Nguyễn Du. Ở không ít trường hợp chữ ?oxuân? được ghép với các tích cổ trong sử sách nhưng đọc lên vẫn dễ hiểu và sức biểu cảm của hình tượng trong câu thơ vẫn giữ được sự cảm nhận ở mức hiệu quả nhất (những cặp từ chỉ cha mẹ, thân sinh)
    Dụng công nghệ thuật của Nguyễn Du còn thể hiện ở một số trường hợp khi chữ "xuân được ghép với chữ khác, tạo thành những vế đối chỉnh cả về câu chữ lẫn ngữ nghĩa "Làn thu thuỷ - nét xuân sơn (câu 25); "xuân lan - thu cúc mặn mà cả hai (câu 162); Hoa xuân đương nhuỵ - ngày xuân còn dài (Câu 1006) ; "Lòng xuân phơi phới - chén xuân tàng tàng (Câu 424).. Sự tạo ra các vế đối, các cặp hình ảnh đối nhau như vậy góp phần cho nhịp điệu câu thơ có giá trị lớn hơn trong ý nghĩa tổng hợp của cả câu thơ, đoạn thơ.
    Học tập từ thiên tài nghệ thuật của ông, không ít nhà thơ dành cả đời mình cho thể loại thơ lục - bát đã có được những câu thơ, bài thơ xuất sắc, đóng góp vào di sản thơ ca truyền thống nước ta hàng thế kỷ qua!


    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 25/01/2008
  2. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Deny gõ sai "Cao Đình"... Và "Khúc đâu". Xin lỗi mọi người vì sự sai sót này.
    Hơn nữa xem lại Truyện Kiều, câu "Khúc đâu êm ái xuân tình" là câu 3200. <nhà xuất bản in 3210> Deny đã sửa lại và bổ sung thêm bài viết. <những phần còn lại deny gõ theo bản in, mọi người cùng đọc và chia sẻ>
    Cảm ơn huongnhu đã đọc và có thêm một số thông tin. Đọc bài của huongnhu chắc hẳn không ít người cảm thấy thú vị vì mình có thể hiểu rõ hơn ý thơ của Nguyễn Du.
    Xin lỗi em huongnhu đã xoá nhầm vào bài của em.Máy chị bị lỗi, chị post bài của mình thành 3 lần nên chị xoá bài của chị, tuy nhiên nó vẫn hiển thị, chị xoá nhưng ko hiểu sao nó lại là bài của em nữa.
    Mong em hiểu và post lại bài cùng bình luận..

    được deny_me sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 24/01/2008
  3. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ sự nhiệt tình của bạn deny_me phát:
    Xuân này tớ sẽ đi chùa
    xin ông phật một món bùa để yêu
    gặp cô da trắng, cao nghều (dĩ nhiên chân em í dài)
    bùa linh thiêng lắm thì... chìu nhau nha
    Xuân này tớ sẽ đi xa
    cho ngu nó bớt ngu ra ngu vào
    xem thiên hạ "diễn" thế nào
    để còn "diễn" lại lúc tào lao chơi
    Xuân này tớ sẽ "đi moi"
    moi tiền thiên hạ để coi màu gì
    có khi màu máu, hì hì
    có khi màu nước mắt mi còn nhoè...
    Xuân này tớ sẽ đi khoe
    "nổ" vang như pháo tan be bét người
    tớ khoe tớ biết chọc cười
    cười ra nước mắt những người phỉnh phơ
    Xuân này tớ vẫn vu vơ
    chén này là chén bơ vơ xuân tàn
    chén này là chén nồng nàn
    kén người cạn chén kẻo hoang phí tình
    tình người.. (dạo này) thiên hạ KHINH
    Tiên sư thằng Ấn ngông nghênh
    xuân này nó lại lênh đênh nữa rồi
    (Hu hu hu...)
  4. A.Q

    A.Q Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    1.890
    Đã được thích:
    0
    thiên hạ mấy cặp mấy đôi
    tiên sư thằng Ấn khóc đời chốn nay (này)
  5. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Hôm qua HNhu có giận chị nhưng hôm nay thì hết rồi.Bài vẫn còn ba chổ không ổn mà HNhu có nói với chị. (Phần post đầu tiên,phần sau ko biết vì HNhu chưa đọc.)Nhưng hiện giờ HNhu ko thich đọc nó nữa!
    Có điều,với HNhu -và nhiều người yêu truyện Kiều - thì sẽ rất không hài lòng khi bắt gặp những bất ổn như vậy.Bởi truyện Kiều vốn rất đẹp và rất hoàn hảo!
    Chúc chị xuân vui.
    DẠO CHỢ NGÀY XUÂN.
    Cuối năm trong tiếng gọi mời
    Theo chân người quen dạo chợ
    Một vòng quanh khu xóm thợ
    Cây Thị:chợ hai bên đường.
    Tưng bừng khắp phố,khắp phường
    Thập phương khách về như hội
    Bắc,Nam,Đông ,Tây đều vội.
    Bán mua tấp nập, Bến Thành.
    Một khu chợ đẹp như tranh
    Chỉ đông khi gà đã ngủ
    Chẳng gì là ko có đủ
    Chợ đêm,tên gọi Kỳ Hòa.
    Làm đẹp cho khắp mọi nhà
    Trẻ gìa,gái trai đều thích
    Từ tinh mơ đến tối mịt
    Vải nhiều như Soái Kình Lâm!
    Phục vụ cho người cõi âm
    Mời đến phố Tàu -Chợ Lớn
    Nhà,xe,áo ,quần...máy tính!
    Người mua cứ chở kìn kìn.
    Chày cối thậm thịch,thậm thình...
    Chợ giò,chả,nem Gò Vấp (*)
    Mất của cần tìm cho gấp
    Chạy ngay ra tuốt chợ trời!
    Có một khu chợ rất "đời"
    Càng cuối năm, càng đông khách
    Dập dìu yến,oanh đủ cặp.
    Vội vàng cho kịp ngày xuân.
    Vội vàng cho kịp ngày xuân!
    Khác nào phiên... chợ Tình ấy
    Kìa Sơ-rê,kìa áo,váy...
    Xuân nay có chị theo chồng.
    Đi mãi,chưa được...nữa vòng
    Hai chân không thèm lội nữa.
    "Ừ thôi,bằng lòng chừng rứa
    Mua sao cho hết bi chừ?!"
    Xuân không biết đã về tới đâu,chỉ biết không khí xuân đã ngập tràn thành phố.Xuân!Xuân!Xuân...Ôi rộn ràng quá!
    (Chú thích:(*):Khu chợ này không nằm trong lòng chợ Gò Vấp mà ở trong một con hẻm nhỏ,giáo xứ Hoàng Mai-Xóm Mới.)

    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 25/01/2008
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 25/01/2008
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 25/01/2008
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 25/01/2008
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 25/01/2008
  6. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    A.Q đừng có mà AQ với tớ, tớ "xơi tái" ngay đấy!
    Về làm kiểm điểm đi!
    ......................
    mùa xuân tội nghiệp những người
    không biết uống rượu chỉ cười trừ thôi
    lại còn tội nghiệp gấp đôi
    những người uống rượu đã thôi thật lòng
    PM: Bác chó_ghe có rượu lan chưa ấy nhỉ?
  7. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Ngày Xuân,nhân đọc một số tập tục của Người Việt,trong đó có hát đối.Thấy nhiều câu hay,xin chia sẽ cùng các anh,chị.
    * Hát Quan Họ:Trai gái hát đối,nội dung những bài hát chủ yều là để tỏ tỉnh:thổ lộ,thăm dò,khi hy vọng,khi hờn trách...nhưng tất cả đều rất nhẹ nhàng...
    "_Anh như cây gỗ xoan đào,
    Em như câu đối,dán vào nên chăng?"
    "_Em như cây cảnh trên chùa,
    Anh như con **** đậu nhờ nên chăng?"
    *Hát Trống Quân:Trai gái chia thành hai phe,hát đối.Thường được tổ chức vào các dịp lễ hội trong năm.(Đặc biệt là dịp Trung Thu).
    "Trên trời(này)có đám(ứ ư)mây xanh
    Giữa thì (này)mây trắng(ứ ư) chung quanh mây vàng.
    Ước gì( này) anh lấy được nàng
    Thì anh (này) mua gạch Bát Tràng(đem)về xây.
    Xây dọc (rồi)anh lại xây ngang
    (Chứ)Xây hồ(này) Bán Nguyệt (để)cho nàng (chân)rửa chân.
    Nên ra (thì)tình nghĩa ái ân.
    Chẳng nên (thì)phú giả(ứ)về dân(tràng)Bát (ừ)Tràng.
    Hoặc:
    "Anh đố em câu này em giảng làm sao?
    Cái gì (mà)thấp,cái gì (mà)cao?
    Cái gì( mà) sáng tỏ ứ hơn sao ở trên trời
    Cài gì (mà) em giải ,anh ngồi?
    Cái gì (mà) thơ thẩn ra chơi ừ vườn đào?
    Cài gì (mà) sắc hơn dao
    Cái gì (mà) phơi phới lòng đào( thì em) bảo anh"
    Bên gái trả lời:
    "Anh đã đố thì em xin giảng ra
    Dưới đất (thì) thấp,trên trời (thì) cao
    Ngọn đèn( thì )sáng tỏ hơn sao trên trời
    Chiếu hoa( này) em giải anh ngồi
    Đêm nằm( thì )mơ tưởng( ứ) ra chơi( ư) (đào) vườn đào.
    Chứ nước kia( thì) nó sắc hơn dao
    Chứ trứng gà( thì) phơi phới ứ lòng đào( thì) em bảo anh."
    Ít dòng chia sẽ,hy vọng tết này sẽ có dịp bắt chước các cụ tự tìm thú vui đầu xuân như thế này!Âu cũng là cách thanh tâm đầu năm!

  8. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    HỎI CHO XUÂN!
    Một chiều đi dọc mùa xuân
    Nghe bâng khuâng cả con đường cây xanh...
    Ai đương xuân thắm trên cành?
    Ai thôi xuân sắc?Ai qua xuân thì?
    Ai còn tiếc nuối điều chi?
    Ai người tuổi trẻ,góp gì cho xuân!
    Ừ,tiếng là hỏi giùm cho xuân.Thực ra đang hỏi lòng mình ấy!
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    được deny_me sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 29/01/2008
  10. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này