1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất kích thích

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi tenderlion, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Chất kích thích

    Có những chất mà ta dùng hàng ngày nhưng không biết rõ tính năng cũng như tác động của nó. Một trong số đó là những chất kích thích. Chất kích thích được dùng rất phổ biến, cả dùng hằng ngày lẫn trong sản xuất. Đó là trà, cà phê, thuốc lá, ca cao và cả thuốc phiện nữa. Nhưng tính năng thật sự của chúng là gì và những tác động của chúng đối với cơ thể, cũng như giá trị kinh tế và hàng loạt các vấn đề khác nữa cũng rất thú vị.
    Bài viết trong chủ đề này không mang tham vọng phân loại, sinh hoá hay tổng kết về kinh tế học, nó chỉ là cái nhìn tổng quát về giá trị và vai trò của chúng đối với con người.
    Ðây là một đề tài seminar của sinh viên CNSH năm thứ 3 - ÐH KHTN tp HCM.
    đề tài này được sự hợp tác của nihều sinh viên :
    tenderlion : cà phê
    weirdhobbit: cacao
    Moony: thuốc lá
    hai phần còn lại là của hai bạn Ngọc Nhân và Thảo Chi.

    Trang 1: Ca phê, trà.
    Trang 2: Cacao, thuốc lá.
    Trang 3: Cần sa, anh túc.


    Khong hieu sao cai nick HOLLOWPUMA cua tui bi mat roi ??! khong co ai them tra loi tui het!!!

    Được tenderlion sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 13/06/2003

    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 04:28 ngày 24/06/2003
  2. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    CÀ PHÊ​
    Cà phê là gì?
    Các loại cà phê
    ?oCoffee? là từ tên Latin của giống Coffea, một thành viên của họ Rubiaceae bao gồm 500 giống và 6000 loài cây nhiệt đới.
    Nhà thực vật học người Thụy Ðiển Carolus Linnaeus đã mô tả lần đầu tiên giống này vào thế kỷ 18 nhưng cho đến nay các nhà sinh vật học vẫn chưa đồng ý hoàn toàn về phân loại vì sự đa dạng của cây và hạt cà phê. Các loài của Coffea trải rộng từ những cây bụi nhỏ đến cây cao 32 feet (10m) và lá có màu từ tím đến vàng, tuy nhiên màu xanh vẫn là màu chủ yếu.
    Có khoảng 25 loài chủ yếu trong Coffea nhưng những người uống cà phê thông thường chỉ quen với hai loài: Coffea arabica Coffea canephora (var. robusta).
    FamilyGenus Species Varieties Examples
    Rubiaceae Coffea arabica Typica
    canephora Robusta
    liberica
    Coffea arabica
    Arabica đại diện cho khoảng 70% sản phẩm cà phê trên toàn thế giới. Cà phê Arabica còn được gọi là ?oBrazils? (nếu chúng đến từ Brazil) hay ?oOther Milds? nếu chúng đến từ nơi khác. Typica và Bourbon là hai loại được biết đến nhiều nhất của C.arabica, nhưng nhiều giống khác cũng được phát triển, bao gồm Caturra (từ Brazil và Colombia), Mundo Novo (Brazil), Tico (Trung Mỹ), San Ramon và Jamaican Blue Mountain.
    Cây arabica được trồng chủ yếu ở Châu Mỹ Latin, Trung và Ðông Châu Phi, Ấn Ðộ và một số ít ở Indonesia.
    Cây arabica thường có tán lớn với màu xanh đậm, lá hình oval và cao tối đa là 14-20 feet (4,3-6,1 m) khi hoàn toàn trưởng thành. Quả của nó hình bầu dục và thường có hai hạt dẹp.
    Sau khi trồng, cây arabica trưởng thành trong 3-4 năm thì cho mùa thu hoạch đầu tiên. Nó có thể tiếp tục sản xuất trong 20 đến 30 năm. Cây Arabica thích nhiệt độ 59-75 độ F (từ 15-24,C) và lượng mưa hàng năm là 60 inch ( khoảng 983 mm).
    Cây arabica thường bị tấn công bởi sâu bệnh nên phòng bệnh là một mục tiêu lớn của chương trình trồng cà phê.
    Một loài lai của arabica là Maragogype ?" còn được gọi là hạt Voi vì kích cỡ rất lớn - khởi thủy từ Hạt Maragogype ở bang Bahia của Brazil. Hiện nay nó được trồng ở Guatemala, Mexico, Nicaragua, Honduras, El Salvador, Brazil và Zaire.
    Coffea canephora (C.canephora var. robusta)
    Coffea canephora cho ra hạt robusta. Robusta là cây gỗ hoặc cây bụi có thể mọc cao nhất là 32 feet (gần 10m), có hệ thống rễ cạn. Quả hình tròn và cần khoảng 1 năm mới chín. Hạt hình bầu dục và nhỏ hơn hạt arabica. Cây cà phê Robusta được trồng ở Tây và Trung châu Phi, toàn bộ Nam Á và một phần của Nam Mỹ bao gồm cả Brazil (ở Brazil nó được biết với tên gọi là Conilon).
    Cây Robusta cho mùa thu hoạch đầu tiên sau 3-4 năm trồng và tiếp tục cho hạt trong 20-30 năm. Cây ưa điều kiện nhiệt đới với nhiệt độ từ 75-85 độ F (24-29,C) và lượng mưa hàng năm 60 inches (983mm).
    Phương pháp cổ truyền để trồng cây cà phê là trồng với những cây tương hợp xung quanh để tránh nắng cho cây cà phê và sự taọ quả của nó. Phương pháp hiện đại là sử dụng hệ thống tưới tiêu và bón phân thích hợp. Cây cà phê có thể trồng cả ở những vùng đất nông trại lớn đến những mảng rừng khai quang nhỏ nhất.
    Ta the day, thi sao nao !!!
    Được tenderlion sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 13/06/2003
  3. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Nền công nghiệp sản xuất cà phê trên thế giới
    Kể từ khi được phát hiện, cà phê được trồng rộng rãi từ đông sang tây, trải dài từ chí tuyến 23, Bắc đến chí tuyến 23, Nam tạo thành một vành đai băng ngang địa cầu. Vùng trồng cà phê thường có nắng nóng và mưa, nhiệt độ ổn định ở 20,C và có đất xốp, giàu chất dinh dưỡng. Ðây là sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đang là nguồn thu chính của hàng tá quốc gia và khoảng 25 triệu người.
    Theo số liệu sản xuất bao 132 pound (60kg) trong năm 1997-1998, theo Tổ chức cà phê quốc gia Hoa Kỳ 10 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới (tô màu vàng trên bản đồ) bao gồm:
    Brazil (22.5 triệu bao)
    Sau khi đến từ đảo Guiana của Pháp đầu thế kỷ 18, cà phê nhanh chóng lan rộng và lớn mạnh ở Brazil. Hiện nay Brazil sản xuất khoảng 1/3 toàn bộ sản lượng cà phê, trở thành nước đứng đầu trong sản xuất cà phê trên thế giới. Tuy rằng một số chuyên gia cho rằng sản xuất số lượng lớn dẫn đến sự báo động trong chất lượng cà phê ở Brazil nhưng nhiều người khác vẫn khen ngợi chất lượng tốt của nhiều chủng loại cà phê khác nhau ở đây. Brazil là nước sản xuất lớn duy nhất chịu ảnh hưởng của đông giá. Vụ mất mùa do đông giá năm 1975 đăc biệt là cơ hội cho những nước sản xuất cà phê khác trên thế giới. Hai vụ đông giá năm 1994 cũng đã làm tăng giá cà phê trên toàn thế giới. Những loại đáng chú ý: Bahia, Bourbon Santos
    Colombia (10.5 triệu bao)
    Colombia là nước Nam Mỹ duy nhất có cả cảng ở biển Thái Bình Dương và Ðại Tây Dương - một hỗ trợ đáng giá cho sự vận chuyển hàng hoá. Nền kinh tế nông nghiệp quan trọng đến nỗi mà tất cả các xe vào Colombia phải được phun diệt vi khuẩn. Cà phê Colombia mọc ở những đồi chân núi Andes có nhiệt độ và độ ẩm cao, nơi này là tập hợp của vị trí cao so với mặt nước biển và thời tiết ẩm tạo nên những loại cà phê chất lượng đặc biệt. Những chủng loại đáng chú ý : Medellin, Supremo, Bogota
    Indonesia (6.7 triệu bao)
    Những người Hà Lan không hề cố ý đặt tên mới cho cà phê vào cuối thế kỷ 17 khi họ là những người Châu Âu đầu tiên thành công trong việc trồng trọt cà phê ở đảo thuộc điạ Java của họ (hiện nay là một phần của Indonesia). Loại arabica thượng hảo hạng hiện nay vẫn còn đang được trồng ở Java cũng như Sumatra, Salwesi và Flores, nhưng quần đảo Indonesia hiện nay được xem như là nơi sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới. Những chủng loại đáng chú ý: Java, Sumatra, Sulawesi (Celebes)
    Việt Nam (5.8 triệu bao)
    Người Pháp mang cà phê đến Việt Nam lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1860 nhưng sản xuất vẫn còn ít cho đến năm 1980. Trong những năm 1990, sản lượng của Việt Nam đột nhiên tăng vọt với tốc độ kinh ngạc. Có ít nhất một nhà kinh doanh lo ngại cho nền công nghiệp phát triển quá nhanh này. ?oNhững vụ mùa quá nhanh đến nỗi dẫn tới sự thiếu cân bằng trong tăng trưởng, do đó các bạn cần phải chú ý đến vấn đề chất lượng?, ông ta phát biểu ở Daklak, vùng trồng cà phê chính của Việt Nam. Những cây đáng chú ý: Việt Nam chuyên sản xuất robusta.
    Mexico (5 triệu bao)
    Cà phê đến mexico từ Antilles vào cuối thế kỷ 18 nhưng không được xuất khẩu số lượng lớn mãi đến những năm 1870. Hiện nay khoảng 100000 nông trại nhỏ sản xuất cà phê ở Mexico và hầu hết đều ở miền Nam. Mexico là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường Mỹ. Những chủng loại đáng chú ý: Altura, Liquidambar MS, Pluma, Coixtener.
    Ethiopia (3.8 triệu bao)
    Là quê hương của cây arabica và có nhiều truyền thuyết nhất về nguồn gốc cà phê, Ethiopia là nước xuất khẩu arabica lớn nhất Châu Phi và dẫn đầu châu lục này về tiêu thụ hàng hoá. Khoảng 12 triệu người Ethiopia kiếm sống bằng cây cà phê và được gọi là Faffa theo tên của một tỉnh ỏ Ethiopia. Những chủng loại cần chú ý: Harrar, Sidamo, Yirgacheffe
    Ấn Ðộ (3.8 triệu bao)
    Hiện nay sản xuất cà phê đang được đặt dưới sự điều khiển nghiêm khắc của Ủy ban cà phê Ấn Ðộ mà một số người cho rằng làm giảm tiềm năng kinh tế và cho chất lượng kém. Những chủng loại đáng chú ý: Mysore, Monsooned Malabar
    Guatemala (3.5 triệu bao)
    Người Ðức mang cà phê đến Guatemala vào thế kỷ 19. Hiện nay những loại cà phê trồng trên vùng cao của nước này, đặc biệt là những loại trồng ở vùng dốc núi lửa miền Nam, nằm trong số những loại tốt nhất thế giới. Chủng loại đáng chú ý: Atitlan, Huehuetenango
    Côte d?TIvoire (3.3 triệu bao)
    Trong giữa thập niên 90, Côte d?TIvoire nằm trong số 5 nước sản xuất cà phê và thứ hai về sản xuất robusta. Tại sao lại tụt hậu? Một vài người quan sát rằng sự quá chú trọng về số lượng và thiếu đầu tư và dự án đã làm giảm chất lượng và sản lượng. Hiện nay đa phần xuất khẩu sang thị trường bán sỉ cà phê ở Châu Âu, đặc biệt là Pháp và Ý. Côte d?TIvoire chuyên sản xuất Robusta.
    Uganda (3 triệu bao)
    Dù Uganda trồng một số ít arabica quý hiếm nhưng đây là nhà sản xuất robusta chủ yếu. Cà phê cung cấp 75% tổng thu nhập do xuất khẩu của cả nước và cung cấp việc làm cho 80% lao động nông nghiệp. Loại đáng chú ý: Bugisu
    Ðặc biệt, gần đậy có sự thay đối đáng kể về thứ tự của những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, từ năm 1999, Việt Nam đã vượt qua Colombia để trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới, sau Brazil (xem đồ thị).

    Ta the day, thi sao nao !!!
  4. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, việc trồng và xuất khẩu cà phê đã là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng của một số quốc gia. Do đó, ngành trồng cà phê ngày càng được chuyên môn hoá và phát triển các kỹ thuật mới nhằm cải thiện giống và chất lượng của sản phẩm. Trong đó, đáng chú ý là giống cà phê arabica có giá trị kinh tế cao nhưng sản lương thường thấp, dễ bị sâu bệnh. Trong khi đó, Robusta lại không có chất lượng hạt tương đương như arabica. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để cải tiến việc trồng giống cà phê arabica.
    Coffea arabica là cây có bộ NST 44 và là cây tự thụ phấn. Nó có hai thứ dưới loài là: arabica (typica) và bourbon. Bởi vì là tự thụ phấn nên những thứ này vẫn giữ được sự ổn định về gene. Tuy nhiên một số đột biến ngẫu nhiên cũng xảy ra, cho ra một số tính chất đáng chú ý nên được trồng cũng như được khai thác cho mục đích lai giống. Một số dạng đột biến và cây trồng được miêu tả dưới đây:
    , Ðột biến Caturra - một dạng chắc của bourbon Maragogipe , một dạng typica đột biến với hạt lớn San Ramon , một loại typica lùn Purpurascens, dạng lá màu tím.
    , Những cây trồng đã được phát triển để cho ra hiệu quả kinh tế cao trong những điều kiện khu vực đặc biệt như khí hậu, đất, phương pháp trồng và sự hoành hành của sâu bệnh. Một số cây trồng nổi tiếng là:
    o Blue Mountain - trồng ở Jamaica và Kenya
    o Mundo Novo - một giống lai giữa typica và bourbon, nguồn gốc trồng ở Brazil
    o Kent ?" phát triển từ Ấn Ðộ, thể hiện một số tính kháng bệnh
    o Catuai ?" Phát triển do là giống lai giữa Mundo Novo và Caturra, có hai loại quả vàng và đỏ: Catuai-amarelo và Catuai-vermelho.
    , Lai giữa Arabica và robusta
    Cà phê được trồng chọn lọc để cải thiện những đặc tính như: tăng trưởng và ra hoa, sản lượng, cỡ hạt và dạng hạt, chất lượng cà phê, thành phần caffein, kháng bệnh, chịu hạn.
    Lai giữa arabica và robusta giúp cải thiện arabica do có thêm khả năng kháng bệnh và sức sống hay tăng chất lượng cà phê robusta.
    Hibrido de Timor là cây lai tự nhiên của Arabica và robusta, trông giống arabica và có 44 chromosomes.
    Catimor là cây lai giữa Caturra và Hibrido de Timor và nó kháng được bệnh gỉ sắt lá cà phê (Hemileia vastatrix).
    Một giống lai lùn mới gọi là Ruiru Eleven, phát triển tại Trung tâm nghiên cứu Cà phê ở Ruiru, Kenya, được giới thiệu năm 1985. Ruiru 11 kháng được bệnh về quả cà phê và bệnh gỉ sắt lá cà phê. Nó cũng có sản lượng cao và thích hợp để trồng với mật độ gấp đôi bình thường.
    Cây lai Icatu là kết quả của lai ngược liên tiếp trong giữa cây lai arabica và robusta với cây arabica Mundo và Caturra.
    Cây lai Arabusta cây lai F1 khác loài sinh sản được từ lai giữa arabica và cây tự tứ bội robusta.
    , Kỹ thuật sử dụng trong trồng trọt cà phê
    1. Kiểm soát sự thụ phấn và nhân giống của hạt
    2. Nhân giống sinh dưỡng
    ? phương pháp truyền thống: ghép, cắt mảnh nuôi cấy
    ? phương pháp mới (nuôi cấy mô): vi nhân giống, phôi soma
    Trong những năm gần đây, tiềm năng của kỹ thuật thao tác gene ở cây cà phê sử dụng kỹ thuật DNA tái tổ hợp và kỹ thuật nuôi cấy mô đã được nghiên cứu. Bằng cách giới thiệu nhiều gene mới có tính chất như kháng sâu bệnh hay thuốc diệt cỏ, hay gene mã hoá cho những thuộc tính chất lượng cà phê, việc sản xuất cây với bất kỳ tổ hợp tính năng cần thiết nào hoàn toàn có thể thực hiện được.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  5. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Chế biến cà phê​
    Quy trình chế biến cà phê qua nhiều giai đoạn, tùy thuộc vào điều kiện của từng loại sản phẩm mà có những đòi hỏi trong kỹ thuật chế biến khác nhau. Thông thường đối với các loại cà phê arabica quý và có giá trị kinh tế cao, quy trình thu hoạch, chế biến cà phê rất nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế.
    Thông thường có 10 bước chế biến từ hạt cà phê đến ly cà phê, bao gồm:
    Thu hoạch hạt
    Sau ba hoặc bốn năm, khi đã trưởng thành, cây cà phê cho trái thành chùm hay hàng dọc theo cành cây. Trái chuyển thành màu đỏ, gọi là berry hay cherry (quả anh đào) là lúc có thể thu hoạch. Hạt cà phê thực ra là hạt của những trái chín này. Hầu hết trái arabica chín sau 6-8 tháng còn robusta thì khoảng 9-11 tháng.
    Bên dưới lớp da đỏ của cherry (gọi là exocar) là phần thịt béo (gọi là mesocarp), một lớp mỏng (gọi là parenchyma ?" nhu mô) và một lớn giống như da dê bao quanh hạt (gọi là endocarp). Bên trong những lớp này thường là 2 hạt đuợc bao bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng hay lớp da của hạt này (spermoderm) được giới buôn cà phê gọi là ?olớp da bạc? (silver skin).
    Thời điểm thu hoạch khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý, nhưng thông thường chỉ có một mùa thu hoạch trong 1 năm. Ở phía bắc đường xích đạo, mùa thu hoạch là khoảng giữa tháng 12 và tháng 3. Ở phía Nam đường xích đạo, mùa thu hoạch chính là khoảng tháng 4 hay tháng 5, mặc dù nó có thể đến tháng 8. Ở những nước có hai mùa nắng và mưa không rõ ràng ?" như Colombia và Kenia ?" có thể có hai mùa ra hoa trong năm, do đó cho phép có một vụ chính và một vụ phụ. Những nước trên đường xích đạo có thể thu hoạch trái quanh năm.
    Cây cà phê chủ yếu được thu hoạch bằng tay theo hai cách: 1) hái hết ; 2) hái có chọn lọc. Hái hết nghĩa là toàn bộ vụ mùa được hái trong một lần. Hái có chọn lọc là thực hiện nhiều lần hái cách nhau từ 8-10 ngày cho nên chỉ những trái chín hoàn toàn được thu hoạch. Hái có chọn lọc tốn kém hơn và nếu được áp dụng thì cũng chỉ cho arabica.
    Trong một nông trại trung bình, người hái thu được khoảng từ 100-200 pounds (45-90kg) trái mỗi ngày. Trong số này, chỉ có 20% là hạt. Hạt cà phê trong nông trại được đóng gói và chuyển đi trong những bao 100-130 pound (45-59kg). Vì vậy một người cần 3-6 ngày để hái được một bao.
    Sơ chế hạt
    Sơ chế hạt hay chuẩn bị để rang hạt được thực hiện theo 2 cách: 1) phương pháp khô ; 2) phương pháp ướt.
    - phương pháp khô:
    Ðây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và truyền thống nhất. Trái sau khi thu hoạch được trải ra trên bề mặt một mảng bê tông, gạch hay chiếu lý tưởng cho ánh sáng mặt trời và cào cách quãng để tránh bị lên men. Nếu trời mưa hoặc nhiệt độ giảm, trái cà phê phải được che chắn bảo vệ.
    Sau khoảng 7-10 ngày, khi độ ẩm trong mỗi trái cà phê giảm xuống còn khoảng 11%, trái cà phê được coi như khô. Lớp vỏ ngoài phải trở nên đen nâu và giòn và có thể nghe tiếng những hạt cà phê bên trong lớp vỏ khô.
    Hạt cà phê khô sau đó được trữ trong silos (tháp hoặc hầm ủ) để cho hạt tiếp tục giảm đô ẩm.
    - phương pháp ướt:
    Phương pháp này cần nhiều đầu tư và nhiều quan tâm hơn là phương pháp khô nhưng nó ít gây ra hư hỏng và bảo tồn được những yếu tố chất lượng quan trọng của hạt. Sự khác nhau chính của hai phương pháp là phương pháp ướt sử dụng một quy trình để loại bỏ phần thịt trong 12-24 giờ sau khi thu hoạch, thay vi để khô trái trong không khí.
    Khi sử dụng máy tách thịt, hạt được tách ra khỏi da và thịt và được rửa bằng nước. Những hạt nhẹ hơn và chưa chín được tách ra khỏi những hạt chín và nặng trong một kênh rửa được thiết kế đặc biệt hoặc bằng máy phân loại Aagaard, một hệ thống rung lắc hạt xuyên qua một thiết bị lọc vào một hồ nước.
    Sau đó hạt được trữ trung một thùng lên men trong 12 đến 48 tiếng, suốt thời gian đó, enzyme sẽ hoạt động tự nhiên để tách lớp mỏng (parenchyma) từ lớp bao phủ trông giống da dê (endocarp). Khi mà quy trình hoàn tất, endocarp có một cảm giác nhám, cứng. Sự lên men thường xảy ra trong những bể xi măng kích thước khác nhau. Ðộ dài của thời gian lên men phụ thuộc vào điều kiện của hạt và điều kiện thời tiết. Ở những vùng thấp, thời gian lên men ngắn. Ở những vùng cao hơn, lên men có thể đến 48 tiếng.
    Làm khô hạt
    Endocarp phải được làm khô cho đến khi còn khoảng 11% ẩm độ để hạt có thể được trữ trong một điều kiện ổn định. Lớp endocarp có thể được làm khô bằng nắng hoặc bằng máy sấy cơ học. Nếu là khô bằng nắng thi hạt sẽ được trải trên bề mặt xi măng hay bàn phơi và trở đều. Sau 7-15 ngày, hạt được gọi là ?oparchment coffee? (cà phê da dê) và lý tưởng nhất là giữ ở trạng thái như vậy cho đến khi xuất khẩu.
    Bóc vỏ
    Đối với cà phê thực hiện quy trình ẩm, lột vỏ thường để loại bỏ những lớp vỏ hay da sát ngay hạt. Quy trình lột vỏ cà phê khô là để loại bỏ vỏ khô hay cả lớp bao ngoài khô của quả cà phê cherry.
    Đánh bóng
    Ðánh bóng hạt là một bước không bắt buộc nên không thường được thực hiện. Suốt quá trình đánh bóng, những lớp ?oda bạc? nào còn lại trên hạt sau khi lột vỏ sẽ được tách ra trong máy đánh bóng. Một khi được đánh bóng, hạt cà phê được coi như tốt hơn những hạt không đánh bóng mặc dù thật ra thì có rất ít khác biệt giữa hai loại.
    Xếp hạng và phân loại
    Mặc dù hạt cà phê thường đồng nhất về kích cỡ cũng như tỷ lệ, trước tiên chúng cũng phải được xếp hạng theo kích thướcvà sau đó là theo tỷ trọng.(hạt ?oVoi? là ngoại lệ).
    Kích thước thông thường của hạt được sắp xếp theo thang từ 10 ?" 20. Con số này thể hiện đường kính của lỗ tròn dưới dạng 1/64 của 1 inch. Hạt số 10 sẽ tương đương kích thước của đưòng kính của một lỗ 10/64 inch và hạt số 15 là 15/64 inch. Hạt được đo kích thước khi đi qua một máy chiếu. Hạt cũng được xếp loại bằng cách sử dụng luồng khí để phân tách hạt nặng và nhẹ (phương pháp khí nén).
    Sau đó, hạt lên men quá độ hoặc chưa bóc vỏ được loại bỏ. Việc này thường được làm bằng tay khi hạt di chuyển dọc theo băng chuyền nhưng cũng có một số phương pháp khác được sử dụng như xếp loại màu điện tử.
    Những quốc gia khác nhau thì xếp hạng hạt của họ theo những hệ thống khác nhau. Tuy nhiên thông thường có 6 hạng xuất khẩu, hạng tốt nhất là SHB (Strictly hard bean) hay strictly high grown, nghĩa là những hạt cà phê này được sản xuất ở độ cao tối thiểu là 4000 feet (1219 m) trên mực nước biển.
    Xuất khẩu hạt
    Khoảng 7 triệu tấn ?ocà phê xanh? (từ dùng để chỉ hạt cà phê chưa rang) được sản xuất hàng năm. Hạt thường được giữ và vận chuyển trong những bao bằng sợi thô như sơi đay hay sợi thừng xidan. Hạt cũng được vận chuyển không đóng gói bằng các containers bằng tàu. Hàng sau đó được bốc dỡ lên kho chứa hay trực tiếp đến nơi rang cà phê.
    Nếm cà phê
    Sự nếm thử cà phê được gọi là ?ocupping?. Cupping cà phê là quá trình mà cà phê sau khi pha được nếm thử bởi một chuyên gia để thẩm định giá trị của cà phê và xác định tính chất của nó. Nếm cà phê là một quá trình chặt chẽ và nhiều quy luật. Người nếm cà phê (còn gọi là liquorer) ban đầu đánh giá bề ngoài của hạt xanh. Hạt cà phê xanh sau đó được đem đi rang trong một phòng thí nghiệm của nhà máy rang và kiểm tra mùi và vị. Sau khi cà phê đã được ngấm nước, người thử nghiệm ngửi lần đầu. Sau đó khoảng 3 phút thì cà phê pha được khuấy và ngửi lần hai. Sau đó cà phê được hớt bọt và bắt đầu nếm. Người nếm cà phê múc một muỗng cà phê, ngậm rồi nhổ ra. Quá trình được lập lại với nhiều mẫu và mỗi mẫu đều được ghi chú rõ ràng kết quả.
    Rang cà phê
    Rang là phương pháp xử lý bằng nhiệt làm chuyển đổi cà phê xanh thành những hạt màu nâu thơm lừng mà ta mua nguyên hoặc xay.
    Ða số máy rang sử dụng khí nhiệt độ khoảng 550 độ F (288,C). Hạt được làm chuyển động không ngừng trong suốt quá trình rang để khỏi cháy. Khi hạt lên đến nhiệt độ khoảng 400 độ F (khoảng 200,C), chúng bắt đầu chuyển sang màu nâu sẫm hơn và chất dầu (gọi là tinh chất cà phê, dầu cà phê hay caffeol) bắt đầu tiết ra. Quá trình này, gọi là pyrolosis, là trung tâm của sự rang hạt cà phê vì nó sản xuất ra mùi hương của cà phê ta uống.
    Khi hạt được lấy ra khỏi máy rang, chúng được làm nguội bằng khí hoặc nước. Việc rang được thực hiện tại nước nhập khẩu vì hạt đã rang phải đến tay người tiêu dùng nhanh nhất để vẫn còn giữ nguyên hương vị.
    Pha cà phê
    Mụctiêu của pha cà phê là để thu được nhiều mùi vị nhất từ hạt cà phê. Cách làm là đổ nước nóng vào cà phê đã xay. Thông thường, pha càng nhanh thì cà phê pha càng ngon.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  6. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Thành phần hoá học của cà phê tươi
    Trong hạt cà phê tươi có nhiều hợp chất hoá học, bao gồm các hợp chất tan sau:
    2,3,5-TRIMETHYLPHENOL
    2-ETHYLPHENOL
    2-METHOXY-4-ETHYLPHENOL
    2,4-METHYLENEPHENOL
    DICAFFEOYL-QUINIC ACID
    4-ETHYLPHENOL
    4-METHOXY-4-VINYLPHENOL
    ACETALDEHYDE
    CAFFEINE
    CAFFEOL
    CAFFEOYL-3-QUINIC ACID
    CAFFETANNIC ACID
    CHLOROGENIC ACID
    CITRIC ACID
    DATURIC ACID
    GUAIACOL
    HYPOXANTHINE
    ISOCHLOROGENIC ACID
    PUTRESCINE
    SCOPOLETIN
    SPERMIDINE
    SPERMINE
    SUGARS
    TANNIC ACID
    TANNIN
    THEOBROMINE
    THEOPHYLLINE
    THIAMIN
    TRIGONELLINE
    XANTHINE
    Trong đó có nhiều hợp chất, như chlorogenic acids, sẽ bị phá huỷ do quá trình rang cà phê, một số khác bị oxi hoá để hình thành những hợp chất khác không được liệt kê ở đây. Ða số những chất này, như phenolics, là chất taọ nên mùi của cà phê, còn những chất khác, như các dẫn xuất của xanthine tạo nên tính kích thích của cà phê.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  7. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Chất kích thích thần kinh: Caffeine​
    Caffeine là gì?
    Caffeine một dược chất hoạt động trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Ðó là một alkaloid tên là dimethylxanthines. Dẫn xuất của dimethylxanthines bao gồm ba hợp chất là caffeine, theophylline và theobromine, tìm thấy trong hạt cola, cà phê, trà, hạt cacao, và một số cây khác. Ðối với cây, methylxanthines là một hợp chất thứ cấp hiện diện tự nhiên và hoạt động như chất diệt côn trùng tự nhiên. Những hợp chất này rất giống nhau và chỉ khác nhau ở sự hiện diện của nhóm methyl ở hai vị trí trong cấu trúc hoá học. Chúng dễ dàng bị oxi hoá bởi acid uric và những acid methyluric khác có cấu trúc hoá học gần giống.
    Tên gọi hoá học của caffeine là 3,7-dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purine-2,6,-dione hay 1,3,7-trimethylxanthine, công thức hoá học : C8H10N4O2
    Khi cô lập ở dạng tinh, caffeine có dạng tinh thể bột trắng, vị rất đắng. Nguồn chủ yếu của caffeine tinh khiết là hoạt động sản xuất cà phê và trà loại bỏ caffeine.
    Caffeine có trong cà phê, trà và nhiều loại thức uống carbonate thông dụng khác như cola và chocolate. Ngoài ra nó còn có mặt trong nhiều loại thuốc, đặc biệt thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh về hô hấp cho trẻ sơ sinh.
    Caffeine vào cơ thể như thế nào?
    Caffeine thẩm thấu nhanh vào máu qua con đường tiêu hoá. Nó đạt đến nồng độ tối đa trong khoảng 1 giờ. Máu đưa caffeine đi khắp cơ thể. Nó thậm chí bằng cách nào đó có thể vượt qua hàng rào máu não.
    Chu kỳ bán hủy của caffeine trong cơ thể khoảng từ 3-7 giờ. Trong cơ thể, nó làm tăng sự trao đổi chất lên khoảng 10%. Phụ nữ trao đổi caffeine 20-30% nhanh hơn nam giới. Người hút thuốc phân huỷ caffeine trong máu nhanh hơn người thường, làm cho thời gian tác động của cà phê ngắn hơn, do đó thường người nghiện cà phê nặng cũng là người nghiện thuốc lá. Trong khí đó, phụ nữ có thai và sử dụng thuốc tránh thai thì lại loại bỏ caffeine trong cơ thể chậm hơn.
    Những nghiên cứu ban đầu cho thấy nồng độ caffeine thấp có thể sản sinh ra sự giảm nhịp tim trong khi nồng độ cao hơn có thể làm cho tim đập nhanh bất thường.
    Ở não, nó làm co mạch máu não. Nếu người ta quen uống nhiều ly cà phê một ngày thì khi thiếu, những mạch máu này sẽ nở ra, có thể đủ để tạo ra những cơn nhức đầu mạnh. Ðó là một trong những triệu chứng cai nghiện cà phê được biết đến nhiều nhất.
    Nhiều người biết rằng caffeine là một chất lợi tiểu mạnh. Thực tế là do nó làm tăng lượng máu chảy qua thận.
    Caffeine có thể làm mất ngủ - làm chậm bắt đầu ngủ và giảm thời gian ngủ tổng cộng. Nó có một tác động nhỏ lên sự hô hấp do tăng lượng máu chảy qua phổi và tăng sự cung cấp khí bằng cách thả lỏng cơ trơn phế quản và phế nang. Ðó là lý do vì sao nó chữa trị có hiệu quả những vấn đề hô hấp của trẻ sơ sinh.
    Một số người bị sốc khi sử dụng cà phê hay trà. Ðó chỉ là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh trung ương.
    Cơ chế tác động của Caffeine
    Caffeine hoạt động theo hai cách
    - nó ngăn chặn enzyme phosphodiesterase không cho rời khỏi chất vận chuyển thứ cấp là cAMP, do đó tín hiệu hưng phấn do adrenaline tạo ra tồn tại lâu hơn
    - Nó ngăn Adenosine receptor trong não. Adenosine được tạo thành trong cả ngày và khi nồng độ đủ cao, adenosine sẽ gắn với receptor làm cho hệ thần kinh tiết ra tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt và ngủ. Adenosine cũng gây ra sự giãn mạch máu trong não, được cho là để cung cấp oxygen và chất dinh dưỡng cho nhu cầu tái tạo của tế bào.
    Vì vậy, tác động của caffeine là làm bất hoạt hệ thống nghỉ của não (adenosine) và cơ thể (phosphodiesterase) kết quả là kéo dài trạng thái tỉnh táo và tập trung. Một trong những hiệu quả sinh lý học là sự co mạch máu làm giảm nhức đầu. Caffeine có thể tăng cường đáng kể hiệu quả của thuốc giảm đau như aspirin và thường được cho thêm vào trong những thuốc này. Tuy nhiên cũng có những tác động ngược lại khi mà caffeine biến mất (do quá trình trao đổi chất) và nó có thể khiến nhức đầu trở hơn. Nhức đầu cũng là một trong những triệu chứng nghiện thiếu caffeine với cùng một lý do như trên.
    Ngoài ra caffeine còn có tác dụng làm giãn cơ và có những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp lên nồng độ calcium trong tế bào. Do đó người ta tin rằng caffeine có thể có một số tác động xấu đến cơ thể và đóng vai trò trong một số bệnh ở người.
    Lượng caffeine được tiêu thụ
    Hiện nay lượng tiêu thụ trung bình là 250mg/ngày
    Khi sử dụng quá liều, sẽ xuất hiện ít nhất 5 dấu hiệu trong số sau:
    - không yên
    - căng thẳng thần kinh
    - hưng phấn
    - mất ngủ
    - đỏ mặt
    - lợi tiểu
    - tiêu chảy
    - co giật cơ
    - nói và suy nghĩ khó khăn
    - tim đập loạn nhịp
    Nói chung, sử dụng quá liều có thể gây những ảnh hưởng khó chịu nhưng ít nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên cũng có người chết vì caffeine.
    Liều gây độc:
    LD-50 của caffeine (Lethal dose ?" là lượng caffeine sử dụng sẽ làm chết 50% dân số) khoảng 10g. Thông thường LD khác nhau tùy thuộc theo trọng lượng. Tuy nhiên 150mg/kg caffeine là LD-50 đối với hầu hết mọi người. Như vậy, một người nặng 50kg có LD-50 khoảng 7.5g, người nặng 80kg có LD-50 khoảng 12g.
    Vai trò của Caffeine đối với sức khỏe con người
    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang còn nghiên cứu, và tranh cãi về vai trò của caffeine trong bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh, và các bệnh về tim mạch. Do tác dụng lên lượng calcium tế bào của caffeine, những nghiên cứu trước đây cho rằng caffeine làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây kéo dài hai năm của trường đại học y khoa bang Pennsylvania đã chứng minh rằng không có liên hệ đặc biệt nào giữa chứng loãng xương và tiêu thụ cà phê. Các nhà khoa học của trường này cho rằng những kết luận trước đây là do không tính tới tác động của rượu, thuốc lá và chế độ tập luyện trong thời gian dài của những người được thử nghiệm.
    Một thử nghiệm khác chứng minh rằng tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể làm tăng 10% nồng độ homocysteine trong cơ thể. Người ta cho rằng điều này có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mạch máu nếu homocysteine là một tác nhân gây bệnh độc lập. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa đồng ý hoàn toàn và nhiều nghiên cứu vẫn đưa ra kết luận là caffeine không có liên quan rõ rệt đến các chứng bệnh về mạch máu.
    Ngược lại, người ta đã chứng minh được caffeine đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ Parkinson ở người. Trường ÐH Harvard khoa Y đã chứng minh rằng tác động thần kinh caffeine làm giảm sự phát triển của bệnh Parkinson bởi khả năng ức chế receptor adenosine A2A của nó. Vì đặc tính chủ yếu của bệnh Parkinson là giảm lượng dopamine ở một số vùng trong não nên người ta đã phát hiện rằng việc tiêu thụ caffeine có lợi vì nó có khả năng làm giảm sự mất dopamine này.
    Ngoài ra việc uống cà phê cũng có một số lợi khác, không do caffeine nhưng do những chất khác tạo ra như cà phê có khả năng bảo vệ răng.Các thành phần trong quả cà phê như chlorogenic và trigonelline có tác dụng chống lại vi khuẩn gây sâu răng. theo nhận định của nhà nghiên cứu Carla Pruzzo thuộc trường đại học Ancona (Ý). Theo đó, chất trigonelline ( mang lại vị đắng cho cà phê) là chất chống bám dính vô cùng hiệu quả. Nó ngăn chận những mầm bệnh chủ yếu gây nên sâu răng-được gọi là Streptococcus mutants -dính trên bề mặt răng.
    Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu còn phải thực hiện nhiều thí nghiệm khác trên răng của người và động vật để có kết luận chính thức về vấn đề này. Ngoài ra, nhiều loại thức uống khác như trà cũng đươc đưa vào chương trình nghiên cứu để xác định những tính năng riêng của chúng đối với hệ răng.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  8. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Các sản phẩm cà phê không có caffeine​
    Do những tác động của caffeine lên cơ thể con người nên xuất hiện nhu cầu về loại cà phê không có caffeine. Hiện nay, thị trường về cà phê không có caffeine đang phát triển do nhu cầu của những người vẫn thích uống cà phê nhưng bị chứng mất ngủ hoặc một số rối loạn khác trong cơ thể sẽ do caffeine. Ngành sản xuất cà phê không có caffeine chẳng những phục vụ nhu cầu này mà còn là nguồn cung cấp chính caffeine tinh khiết để sử dụng cho các mục đích khác như làm phụ gia hoặc trong ngành dược liệu.
    Mục tiêu của loại bỏ caffeine là để sản xuất ra cà phê vẫn còn giữ được mùi vị của nó sau quá trình loại bỏ . Hầu hết mùi vị đều được phát tiết trong quá trình rang, nên cà phê hầu hết được loại bỏ caffeine ở dạng hạt xanh, trước khi rang. Hạt đã loại bỏ caffeine có ở dạng pha cũng như dạng uống liền.
    Lịch sử:
    Lần đầu tiên tách thành công caffeine từ hạt cà phê được thực hiện bởi nhà hoá học người Ðức Runge năm 1820. Bạn ông ta, nhà thơ Goethe, đã đề nghị Ruge phân tích thành phần nào của cà phê đã làm ông ta mất ngủ, và lịch sử của cà phê loại bỏ caffeine bắt đầu. Tuy nhiên, kỹ thuật bước ngoặt chỉ xảy ra ở thế kỷ mới khi Ludwig Roselius quyết định tiền xử lý hạt cà phê với hơi nước trước khi cho nó tiếp xúc với chất hoà tan để tách caffeine. Hơi nước làm hạt nở ra, tăng bề mặt tiếp xúc khiến caffeine dễ dàng bị loại ra. Khám phá của Roselius làm cho việc sản xuất cà phê loại bỏ caffeine được thương mại hoá lần đầu tiên, ông đã thành lập công ty Kaffee HAG ở Bremen năm 1906.
    Phương pháp tiền xử lý bằng hơi nước vẫn còn là bước đầu tiên trong rất nhiều quy trình loại bỏ caffeine, nhưng những thay đổi mang tính quyết định đã xuất hiện trong kỹ thuật cũng như trong dung môi sử dụng.
    Các phương pháp loại bỏ caffeine
    Phương pháp loại bỏ caffeine cơ bản bao gồm xử lý hạt cà phê xanh với dung môi, sau đó loại caffeine tiết ra trong dung môi từ hạt. Có 3 loại phương pháp loại bỏ caffeine được sử dụng trong thương mại hiện nay là:
    - Phương pháp dung môi hoá học
    Ðầu tiên, hạt cà phê xanh được xử lý với hơi nước dưới áp suất. Phương pháp xử lý này làm hạt nở ra, tăng bề mặt tiếp xúc và làm caffeine dễ dàng loại bỏ hơn. Bước thứ hai là trích caffeine bằng một dung môi hoà tan, một lần nữa sử dụng áp suất, ở một nhiệt độ gần với nhiệt độ sôi của dung môi. Lý tưởng nhất là dung môi trích ly caffeine một cách có chọn lọc, không làm tổn hại đến cà phê theo bất kỳ con đường nào khác. Sau khi loại bỏ caffeine chỉ trong 1 phút, rất ít dung môi còn lại trong cà phê. Tuy nhiên, các hoá chất sử dụng phải an toàn, để cho chút ít còn lại này không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những dung môi an toàn được sử dụng trong loại bỏ caffeine phải được thử nghiệm trên động vật và người và được xem xét bởi cán bộ quản lý về khoa học của nhà nước. Dung môi hiện nay đang được sử dụng đã thông qua những yêu cầu trên bao gồm methylene chloride (dichloromenthane) và ethyl acetate.
    Methylene chloride có ưu điểm là nhiệt độ sôi tương đối thấp (40,C) và do đó có thể được sử dụng ở nhiệt độ thấp hơn. Sau những nghiên cứu tỉ mỉ, FDA của Mỹ đã khẳng định sự cho phép sử dụng methylene chloride trong loại bỏ caffeine tháng 12/1985.
    Ethyl acetate có trong danh sách các chất hoá học ?othông thường đươc công nhận an toàn? của FDA để sử dụng như chất tạo mùi trong thức ăn. Nó có mặt một cách tự nhiên trong nhiều loại trái cây ở mức cao hơn lượng tìm thấy trong cà phê loại bỏ caffeine.
    Caffeine sau khi tách ra khỏi dung môi bằng cách tinh chế có rất nhiều ứng dụng thương mại, ví dụ như trong dược phẩm và làm chất tạo mùi. Phần ít chất dung môi còn dính trong hạt có thể được loại ra bởi những chu trình xông hơi nước khác hay khi hạt cà phê được sấy khô.
    - Sử dụng khí siêu tới hạn
    Khi nhiệt độ trên điểm tới hạn dưới áp suất, khí có dạng giống chất lỏng và có thể sử dụng giống như dung môi. Carbon dioxide siêu tới hạn được sử dụng làm chất hoà tan có chọn lọc caffeine. Nó được sử dụng với hạt cà phê xanh trước đó đã được xử lý hơi nước ở nhiệt độ khoảng 70,C ở áp suất cao. Caffeine được tách ra khỏi khí bằng cách rửa hay bằng cách thẩm thấu và khí được tái sử dụng. Trong phương pháp này, lớp sáp bên ngoài của cà phê vẫn còn và không có gì ngoài caffeine được tách ra khỏi hạt.
    - Nước và chất trích không có caffeine.
    Có rất nhiều cách tách chiết caffeine, không phải từ hạt mà là từ dịch chiết của những chất hoà tan được trong nước tạo ra bằng cách trụng hạt cà phê trong nước nóng. Nếu caffeine được tách ra bằng một dung môi, thì phương pháp này được gọi là phương pháp dung môi gián tiếp; còn không thì caffeine được tách ra từ dịch bằng cách thẩm thấu vào trong một chất chắng hạn như carbon hoạt động (charcoal). Dịch chiết sau đó được sử dụng để loại caffeine trong hạt cà phê xanh vì caffeine di chuyển nhanh từ hạt vào trong dịch chiết. Tuy nhiên, những phương pháp này cũng làm mất một số chất tan được trong nước của cà phê như carbonhydrate và chlorogenic acids.
    Trong quy trình nước của Thụy Sĩ, hạt xanh được nhúng trong nước và dịch chiết cuối cùng đi qua carbon hoạt tính để loại bỏ caffeine như trên. Sau đó hỗn hợp dịch không có caffeine lai được cho vào hạt cà phê làm khô một phần trước khi chúng được làm khô hoàn toàn và đem đi rang.
    Hiệu quả
    Luật của EEC là lượng caffeine trong cà phê loại bỏ caffeine không được quá 0.1% ở hạt xanh hay 0.3% trong trường hợp cà phê tinh chế (cà phê uống liền).
    Tất cả các phương pháp loại bỏ caffeine hiện nay sử dụng đều loại bỏ ít nhất 97% caffeine hiện diện tự nhiên trong hạt cà phê. Một ly cà phê loại bỏ caffeine chứa khoảng 1-5 mg caffeine, tuỳ thuộc vào thời gian pha.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  9. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    TRÀ​
    Giới thiệu
    Có bao giờ bạn uống một tách trà chưa? Khi uống xong, bạn cảm giác thế nào? Có phải cảm giác đầu tiên là tươi tỉnh hơn không? Thật vậy,trà là một loại thức uống đã có từ hàng ngàn năm nay và được cho là có thể kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khoẻ. Trong 1 cốc trà có ít caffeine hơn cùng trong 1 lượng cà phê và được xem như một trong những loại thức uống rẻ tiền nhất. Mặc dù thế, trà vẫn được xem là một loại thức uống quý phái, cần rất nhiều thời gian chuẩn bị và thưởng thức. Do đó, người ta xem trà là biểu trưng cho hoà bình, sự tĩnh lặng và rất cần thiết trong một buổi lễ trang trọng. Hiện nay, các nhà khoa học còn phát hiện ra nhiều công dụng khác của trà nên thị phần trà ngày càng tăng trên thị trường thế giới.
    Vùng phân bố
    Trà được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng cao so với mặt nước biển như Darjeeling, một thị trấn nằm ở chân dãy Himalaya có độ cao 6500 m so với mặt nước biển.
    Ấn Độ và Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ trà lớn thứ nhất và thứ nhì trên thế giới , chiếm tổng 50% sản lượng trà thế giới nhưng chỉ xuất khẩu khoảng ¼ tổng sản lượng vì những nhu cầu cho lĩnh vực mỹ phẩm. Ngược lại, Kenya, Sri Lanca và indonesia chỉ sản xuất 25% sản lượng nhưng xuất khẩu lại đạt 50% trên thế giới. Họ xuất khẩu đến 80% sản lượng của mình. Hiện nay, công nghiệp sản xuất trà của Sri Lanca, Kenya và Indonesia đang phát triển với tốc độ nhanh.
    Sau đây là bản đồ phân bố các nước trồng trà với sản lượng cao trên thế giới:
    Tất cả các loại trà nổi tiếng được tiêu thụ trên thế giới đều là sản phẩm từ trà xanh, trà đen và trà Oolong. Giống như phần lớn các loại thức uống khác, các loại trà được đặt tên theo vùng mà chúng được trồng như: Assam của Ấn Độ, Ceylon của Sri Lanca, Darjeeling của Himalaya, Keemum and Lapsang Souchong của Trung Quốc?.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  10. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Phân loại trà:-
    -Trà xanh: được xem là loại trà có nhiều công dụng nhất trong lĩnh vực dược phẩm và y học.
    - Trà Oolong: là loại trà thường được phục vụ nhất trong các nhà hàng Trung Hoa, nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và để lại dư vị lâu nhất. Bởi vì trà Oolong được xem như một loại trà bán lên men nên có nhiều cấp độ lên men khác nhau, ví dụ như Oolong xanh được lên men nhẹ còn Oolong đen được lên men nặng.
    - Trà đen: đây là loại trà nổi tiếng trên thế giới, chiếm 80% sản lượng trà. Loại trà này có mùi khói và vị mạnh. Các nhà sản xuất đã pha trộn một cách đặc biệt nhiều loại trà đen khác nhau tạo ra nhiều loạI trà có hương vị rất ngon.
    - Trà herbal: không thuộc Camenllia simensis mà là từ một loại thảo mộc, vì thế nó không có caffeine. Đây là một loại thức uống tuyệt vời cho trẻ con vì herbal tea không có caffeine và có vị ngọt tự nhiên.
    Sản xuất và tiêu thụ:
    - Tốc độ phát triển ngành công nghiệp trà trên thế giới trung bình là 2.5% trong thập niên 70 và 80 nhưng giảm xuống 2%pa trong thập niên 90. Năm 1998, Ấn Độ sản xuất 838mn kg so với 776mn kg năm 1997, tăng 8%. Thị trường mỹ phẩm ước đoán 670mn kg, tăng 3 ?" 4%pa. Xuất khẩu trà giảm xuống do sự gia tăng của tiêu thụ trà vì mục đích mỹ phẩm. Trong khi chính quyền đặt mục tiêu sản xuất 1000mn kg năm 2000 thì sản lượng thật sự lại không vượt quá 900mn kg. Sản lượng năm 1999 đạt 870mn kg.
    - Hội đồng trà (Tea Council) ước tính rằng thị trường trà ở Mỹ tăng từ 1.8 tỉ USD năm 1990 lên 3.75 tỉ USD năm 1994.
    - Hiệp hội trà thế giới (International Tea Commitee) thông báo năm 1993 sản xuất
    - 2,581,317 tấn và xuất khẩu 1,142,650 tấn. Ngành kinh doanh hàng tỉ USD này bắt đầu từ thế kỉ trước và ngày càng phát triển.
    Ta the day, thi sao nao !!!

Chia sẻ trang này