1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất kích thích

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi tenderlion, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0

    Tác dụng kích thích thần kinh của trà chủ yếu nhờ vào thành phần caffeine và những purine alkaloid khác của nó. Tuy nhiên, do thành phần các chất kích thích thần kinh khác nhau, cũng như ảnh hưởng của những chất khác hiện diện mà trà và cà phê có tác dụng kích thích khác nhau đối với người sử dụng. Ta sẽ lần lượt điểm qua về các thành phần chất kích thích cũng như những thành phần khác trong trà để làm rõ sự khác nhau này.
    Caffeine (theine)
    Khi hiện diện trong trà, caffeine thỉnh thoảng được gọi là theine. Ðây có thể là do nhầm lẫn về quan niệm cổ điển cho rằng hai chất kích thích này khác nhau. Caffeine được ly trích lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 1800 và theine được phát hiện trong trà vài năm sau đó. Hiện nay, người ta đã thống nhất rằng hai chất này là một và có cùng một công thức hoá học cũng như cách tác động như nhau trong trà và cà phê.
    Công thức hoá học
    Như đã trình bày ở phần Cà phê, caffeine có tên gọi là 1,3,7-trimethylxanthine và có công thức hoá học là C8H10N4O2
    Hàm lượng caffeine
    Về thành phần, điều đáng ngạc nhiên là trà thậm chí có nhiều caffeine hơn cà phê (thường khoảng từ 10mg đền 80mg trong một ly trà, tùy thuộc loại trà và phương pháp pha chế). Tuy nhiên, do cách thưởng thức hai thức uống này khác nhau, nên thường một ly cà phê chứa nhiều caffeine hơn một ly trà.
    Sự hấp thụ caffeine của trà vào cơ thể
    Khi vào cơ thể, caffeine nhanh chóng được cơ quan tiêu hoá hấp thụ, đưa vào máu. Trong cà phê, những sản phẩm phụ sinh ra do quá trình rang cà phê làm cho caffeine thẩm thấu nhanh hơn vào cơ thể. Trong trà, ngược lại, một thành phần rất quan trọng trong trà là tannin điều hoà sự thẩm thấu của caffeine. Do đó, tác dụng của caffeine trong trà có thể được cảm nhận lâu hơn nhưng diễn ra một cách chậm rãi. Trong quy trình sản xuất trà đen, sự lên men hay oxi hoá làm mất nhiều tannin. Nó làm cho trà có màu sẫm và thơm. Hai loại trà khác là trà Oolong, được lên men một phần và trà xanh không lên men ít mất tannin hơn, nên tác dụng của caffeine trong các loại trà này cũng khác nhau.

    Theophylline
    Trà cũng chứa một phần đáng kể theophylline. Ðây cũng là một thành viên trong những chất kích thích thuộc họ xanthine. Theophylline có tác dụng kích thích tương đương với caffeine, tuy trong cà phê cũng có chất này nhưng với lượng rất ít so với trong trà.
    Cấu trúc hoá học
    Theophylline có cấu trúc hoá học gần giống với caffeine, chỉ khác vị trí của một nhóm methyl. Tên hoá học của theophylline là 1,3-dimethylxanthine.
    Công thức hoá học: C7H7N4O2
    Liều lượng sử dụng theophylline
    Tuy người ta cho rằng caffeine có tác dụng mạnh hơn theophylline một chút nhưng sử dụng liều cao theophylline (500-750mg) có thể gây những tác dụng nguy hiểm cho hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm cả co giật và tai biến mạch máu. Trong khi đó, liều lượng nguy hiểm của caffeine cao hơn nhiều.
    Trung bình trong 1 ly trà chứa khoảng 1mg theophylline và 50mg caffeine.
    Tác dụng
    Theophylline có cùng cách tác dụng như caffeine lên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, con đường chính của theophylline là ức chế cạnh tranh phosphodiesterase, làm tăng nồng độ adenosine monophosphate, tác động đến hiệu quả của adrenalin tiết ra trong máu. Ðiều này làm giãn cơ trơn của phế quản và mạch máu phế quản, tạo sự kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sự tiết gastric acid, tăng bài tiết, và làm giảm sự co thắt tử cung.
    Theophylline có tác dụng mạnh hơn cả caffeine lên tim và sự hô hấp, do đó nó thường được sử dụng làm thuốc trong gia đình để chữa các bệnh hen suyễn, viêm phổi và khí thủng. Trong bệnh hen suyễn, nó được dùng như chất làm giãn cuống phổi. Ngoài ra, theophylline còn được dùng làm thuốc chữa xung huyết tim và chứng hiếu động thái quá ở trẻ con.
    Theophylline tinh chế có trong các loại dược liệu đều được chiết tách từ trà và cà phê.
    Theobromine
    Ngoài ra, trong trà còn có một thành phần khác cùng họ xanthine, đó là theobromine. Tuy nhiên, theobromine có trong trà với lượng rất ít và tác dụng kích thích của nó thậm chí còn yếu hơn cả theophylline.Tác dung kích thích của nó chỉ bằng khoảng một phần mười của theophylline mà thôi. Theobromine chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ cây cocoa, nó cũng có ít trong trà nhưng không có trong cà phê.
    L-theanine
    L-theanine là amino acid chủ yếu được tìm thấy trong trà xanh, đặc biệt là trong Gyokuro (loại trà xanh có chất lượng cao nhất).Thông thường, catechin và các amino acid có trong trà xanh ảnh hưởng tới vị của trà. Các thành phần này thay đổi tùy thuộc vào chủng loại, đất, thời tiết?
    L-theanine được sinh tổng hợp trong rễ và trữ trong lá trà xanh. Tuy nhiên khi gặp ánh sáng mặt trời trực tiếp, nó sẽ chuyển thành catechin. Do đó mà các loại trà xanh thượng hạng thường được trồng dưới ánh sáng khuếch tán để tránh ánh nắng trực tiếp, nhằm giữ lượng L-theanine cao.
    Lịch sử và quá trình nghiên cứu L-theanine
    Từ xưa, L-theanine được coi như là chất tạo mùi. Sau khi cấu trúc hoá học của nó được công bố bởi Sakato năm 1950, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó có nhiều công dụng khác. Kimura và đồng sự đã báo cáo rằng L-theanine hoạt động như chất tương phản chống lại tác động sự tê liệt gây ra bởi caffeine ở động vật và nó tác động lên não thông qua hàng rào máu não.
    Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã tiến hành chứng minh L-theanine là một chất thư giãn, không có mùi vị, có tác dụng ngược với caffeine. L-theanine được cho là chất có tác dụng kiểm soát sự hưng phấn gây ra bởi caffeine trong trà.
    Sự hấp thụ và tác động của L-theanine lên cơ thể
    L-theanine có tác dụng làm tăng sóng  của não và có tác dụng thư giãn. Sự tăng sóng não loại  bắt đầu khoảng 30 phút sau khi tiêu hoá. Nồng độ cao của L-theanine tập trung trong máu, gan và não sau 1 giờ và nồng độ cao nhất sau 5 giờ. Nó hoàn toàn biến mất sau 24 giờ.
    Tác dụng của L-theanine trên não dựa trên nhiều tác nhân. Nó làm tăng chất dẫn truyền thần kinh làm bình tĩnh gọi là GABA (trong khi caffeine làm giảm chất này). Nó cũng làm tăng dopamine, một phần ảnh hưởng đến sự điều chỉnh trạng thái tâm lý. Nó còn bảo vệ neuron khỏi glutamate excitotoxicity và thay đổi những hư hỏng. Loại hư hỏng trong neuron này là do sự thiếu oxi của não thường là do trao đổi chất kém. Nó cũng làm tăng đáng kể L-tryptophan, làm tăng serotonin, một chất dẫn truyển thần kinh cho cảm giác khoan khoái. Theo các nhà khoa học những tác dụng làm tăng lượng serotonin và dopamine có thể rất hữu ích cho người bị bệnh Parkinson.
    Ngoài ra L-theanine cũng có những đặc tính khác, như tránh chết tế bào não và hạ huyết áp, có lẽ do sự gia tăng GABA.
    L-theanine tinh chế được sử dụng như dược chất làm giảm stress và thư giãn. Tác dụng của nó được so sánh với tắm hơi và massage nhưng lại không gây buồn ngủ hoặc mất tập trung như những thuốc khác. Do đó, nó còn có tác dụng tăng khả năng trong học tập do làm giảm lo lắng và tăng sự tập trung.
    Hiện nay, người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng của L-theanine trong sản xuất thực phẩm.
    Tannin:
    Tannin không phải là một chất kích thích trong trà nhưng vì chúng chiếm một phần lớn trong thành phần trà và có vai trò đặc biệt trong việc tạo hương vị trà nên chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chúng.
    Đặc tính:
    - Là những hợp chất có đơn vị cấu trúc tổng hợp với những gốc phenol tự do
    - Phân tử lượng từ 500 - hơn 20000
    - Tan trong nước trừ một số phân tử có trọng lượng phân tử cao.
    - Có khả năng gắn kết với protein tạo thành phức hợp tannin- protein tan hoặc không tan.
    Tannin được phân làm 2 nhóm:
    ? Hydrolyzable tannins (HT)
    ? Proanthocyanidins (condensed tannins)
    Tác dụng
    Tannin là một hợp chất phenol (phenolic acid, coumarins, flavonoids). Tannin tác động lên con người từ những mặt tích cực như dược liệu, y khoa và mỹ phẩm đến những mặt tiêu cực đến sức khoẻ con người. Chỉ với 1 lượng ít tannin hấp thụ được từ một lượng vừa phải trà hoặc các loại trái cây khác thì không sao nhưng với 1 lượng lớn tannin hòa tan trong trong dạ dày thì sẽ gây tác hại. Tannin sẽ gắn kết với các loại thức ăn có albumin hoặc gelatin làm đông lại gây táo bón. Và nếu trong dạ dày không có bất cứ một chất gì hiện diện thì tannin sẽ chuyển thành gluco và nhiều chất có hại khác cho quá trình tiêu hoá.
    Bên cạnh những tác dụng phụ không mong muốn trên, tannin còn có những tác dụng tốt cho cơ thể. Trước hết là tannin giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Thứ hai, tannin được xem như một chất có khả năng kháng virus và vi khuẩn.Và cuối cùng là tannin có chức năng chống lại sự kích thích, có nghĩa là có tác dụng ngược với caffeine. Điều này giải thích tại sao mặc dù trà cũng có hàm lượng caffeine đáng kể nhưng khi uống vẫn không cảm thấy bị kích thích nhiều như khi uống cà phê.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  2. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Một số công dụng khác của trà:​
    Thông thường người ta hay nghĩ đến trà như một loại thức uống giải khát nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã khám phá rất nhiều tác dụng khác của trà nhờ những hợp chất có trong trà như tannin, catechin,?
    - Trà xanh có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư cần 2 nhân tố:?initiator? làm tổn thương DNA trong tế bào làm tế bào trở nên ung thư và?promotor? hoạt hoá bệnh ung thư. Tannin và catechin trong trà xanh làm giảm thiểu ?oinitiator? và ?opromotor?
    - Trà xanh hạn chế lượng cholesterol trong máu nhờ catechin
    - Trà xanh có thể kiểm soát huyết áp nhờ tác dụng của catechin
    - Trà xanh làm hạ lượng đường trong máu của những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng của catechin và polysaccharide.
    - Trà xanh ngăn chặn sự lão hóa. Một trong những phương pháp làm chậm sự lão hoá là ngăn chặn sự sản sinh các oxy hoạt động và các lipid peroxide trong cơ thể. catechin có chứa những nhân tố chống oxi hoá mạnh gấp 20 lần vitamine E nên hạn chế sự oxi hoá.
    - Trà xanh làm cơ thể tỉnh táo.
    - Trà xanh có thể giải độc vì catechin là một nhân tố ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
    - Trà xanh có thể ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về da
    - Catechin của trà xanh và theaflavin(một chất oxi hoá của catechin trong trà đen) có khả năng chống lại virus.
    - Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy việc sử dụng nhân sâm và trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa và chữa trị những tác động của ô nhiễm chất độc hoá học như dioxin(Dioxin là một chất hữu cơ không màu, không mùi, rất độc. Nó có ái lực với mỡ và được tích lũy trong mô mỡ gây ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác). Tại Hội nghị chuyên đề về trà xanh thế giới năm 1999, ĐạI học quốc gia Seoul báo cáobài ? Ảnh hưởng của trà xanh đến số lượng và khả năng hoạt động của tinh trùng chống lại hormone môi trường như là dioxin?. Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột và kết quả rất khả quan.
    Cách chế biến trà thành một thương phẩm ​
    Phương pháp truyền thống sản xuất trà bắt đầu từ bước làm khô héo lá trà. Lá được ép trên kệ làm khô để nước bay hơi. Sau đó lá được cuộn tròn trong một cái máy đặc biệt giúp enzymes và dịch nước trong lá thoát ra, chính ở bước này người ta tạo hương vị cho trà. Tiếp theo, lá được ?olên men?trong phòng được điều khiển nhiệt độ và độ ẩm. Cuối cùng, lá được sấy khô trong lò sấy. Ngày nay, các nhà sản xuất đã không còn sử dụng phưong pháp truyền thống để làm tăng tốc độ chế biến bằng cách sử dụng máy. Bằng cách ấy đã giảm thiểu thời gian chế biến.
    Trà xanh được chế biến bằng cách làm bay hơi nước ngay khi vừa mới hái để ngăn chặn sự ?olên men ?làm trà trở thành trà đen. Sau đó lá mới được cuộn tròn và sấy khô.
    Trà Oolong:trong khi lá héo tự nhiên thì enzyme bắt đầu ?olên men? chúng. Các nhà sản xuất chặn đứng quá trình lên men bằng cách khuấy lá trong một chảo nóng, sau đó khuấy tròn và sấy khô.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  3. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Cách tách chiết caffeine và tannin trong trà​
    :
    Caffeine
    Bằng dung môi hòa tan
    Những dung môi độc được sử dụng để loại bỏ caffeine như benzen, cloroform, tricloroethylene? Dicloromethane là loại dung môi được sử dụng nhiều ở thập niên 1970 do tính ít độc của nó và khả năng hoà tan tốt caffeine mà không hoà tan đường, peptide và các thành phần tạo hương vị khác. Ethyl acetate được sử dụng thay thế cho dicloromethane ở thập niên 80 và 90 do nó tạo hương vị trái cây mặc dù nó độc tương đối. Hiện nay, người ta đang sử dụng hai loại dung môi không độc và thân thiện với môi trường hơn là nước và chất lỏng tới hạn CO2
    Bằng kĩ thuật di truyền
    Sự tách chiết caffeine bằng cách sử dụng những kĩ thuật trên quá mắc nên người ta ứng dụng Công nghệ sinh học để loại bỏ caffein. Bước cuối cùng tổng hợp caffein trong trà được điều khiển bằng enzyne caffeine synthase. Các nhà khoa học Nhật và Scotland đã thành công bước đầu trong việc tạo dòng gene mã hóa cho enzyme này. Những bước tiếp theo có thể là làm bất hoạt gene này, dẫn tới cây trà không thể tổng hợp caffeine.
    Tannin
    Có nhiều cách ly trích tannin nhưng trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến phương pháp thông dụng nhất là ly trích vớI dung môi hữu cơ dạng lỏng:
    - 70% aceton và 30% nước sẽ ly trích hiệu quả hơn dung môi cồn
    - (Aceton ức chế phản ứng tannin-protein)
    - Trong nhiều cây, một lượng lớn tannin không ly trích được do đó là những tannin không tan. Tuy nhiên ta không được bỏ qua vì đây là những tannin có giá trị dinh dưỡng cao.
    - Đối với những tannin không tan, ngườI ta dùng phương pháp Giner-Chaver:
    - Ly trích tannin từ cây bằng cách sử dụng 70% aceton lỏng(phương pháp truyền thống)
    - Cô lập tannin đặc từ cây bằng cách sử dụng Ytebi hóa trị 3
    - Phân tích tannin đặc sử dụng phương pháp butanol-HCl (phương pháp truyền thống)
    Những qui định về thương phẩm trà trước khi đưa ra thị trường Mỹ (do FDA qui định), khuynh hướng trong tương lai:​
    Những qui định về thương phẩm trà
    Chất ly trích từ trà
    - Phải là sản phẩm khô được chế biến từ trà tươi.
    - Không chứa quá 6% nước.
    - Hàm lượng caffeine không ít hơn 4% hoặc hàm lượng tannin không ít hơn 7%
    Trà
    - Là sản phẩm được chế biến từ lá, chồi và thân mềm được sấy khô nước
    - Không chứa quá 7% tổng lượng tro mà khoảng phân nửa có thể tan được trong nước sôi.
    - Phải chứa ít hơn 30% chất ly trích tan trong nước.
    - Không chứa lá hoặc thân hư và không chứa bất kì chất tạo màu nào.
    Mùi vị trà:
    Có thể tạo mùi trà bằng cách thêm chất thơm không độc hại và có nguồn gốc từ tự nhiên như hoa lài hoặc cánh hoa hồng.
    Khuynh hướng sản phẩm trà trong tương lai
    Thật ra, khuynh hướng sản xuất trà thương mại hoá là:?good for you?- giảm stress hoặc tăng cường năng lượng chẳng hạn. Vì thế mới có sự pha trộn nhiều loại hương vị khác nhau để thích hợp hơn với khẩu vị của người tiêu dùng. Chai, một tên gọi mới của trà ở nhiều nơi khác trên thế giới, làm một sự pha trộn của trà với nhiều loại gia vị khác nhau như quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu, gừng, cây bạch đậu khấu và tiêu đen. Có nguồn gốc từ Ấn Độ, Chai được tạo thành từ trà đen, sữa, các loại gia vị kể trên và chất làm ngọt. Chai trở thành một loại nước uống phổ biến. Chai cũng có thể đươc pha trộn để tạo thành nhiều loại có hương vị khác nhau như : chai đá, chai socola,?. Bên cạnh đó, Trà còn được bổ sung thêm chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamine, chất khoáng ?
    Ở Nam Mỹ, người ta đang nghiên cứu hai loại chất kích thích làm thay đổi tính chất trà là yerba mate và guarana. Yerba mate đang được nghiên cứu lâm sàng về hoạt động chống oxi hoá và saponin(một loại hoá chất kích thích hệ miễn dịch). Guarana kết hợp với trà xuất hiện trên thị trường hiện nay như một loại thuốc giảm cân(Trà làm ốm). Cả hai loại chất này đều được tin là có những tác dụng sinh học tốt nhưng vẫn chưa được chứng minh qua kiểm nghiệm lâm sàng ở con người. Tuy vậy, chúng vẫn là đích nhắm tới của các nhà sản xuất trà như một thành phần mới trong trà.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  4. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    CACAO​
    Cây cacao
    Giới thiệu chung:
    Cây cacao, còn gọi là cocoa, có tên khoa học là Theobroma cacao L. thuộc giống Sterculiaceae.
    Cacao được đặt tên Theobroma bởi Linnaeus, có nghĩa là ?oThức ăn của Thượng đế?.
    Cây cacao đẹp, cao khoảng 3-5m; gỗ nhẹ, có màu trắng; vỏ nâu, lá hình mũi giáo, màu xanh sáng; hoa nhỏ màu đỏ, hầu như không mùi; quả màu đỏ vàng, láng; vỏ có màu đỏ thịt; phần thịt quả màu trắng; hạt chứa trong nang, mỗi nang chứa 25 hạt; nếu hạt bị tách khỏi nang thì sẽ mau chóng không nảy mầm được, nếu được giữ trong nang thì sẽ giữ được khả năng nẩy mầm trong một thời gian dài. Cây ra lá, hoa và quả quanh năm, nhưng thường thì mùa thu hoạch vào khoảng tháng 6 và tháng 12. Cây thường được trồng trên những cánh đồng lớn, dưới tán của các cây khác như chuối và cây ra trái thường xuyên. Khi chín, chúng được mở ra để lộ phần hạt được bao bọc bởi phần thịt cho lên men để dễ tách khỏi vỏ. Các hạt sau đó thường được phơi khô dưới nắng, mặc dù đôi khi cũng được sấy khô bằng máy.
    Cocoa được trồng đầu tiên bởi các bộ lạc Maya ở Trung Mỹ, khoảng 1500 năm trước công nguyên. Người Maya và Aztec tin rằng cây cocoa có nguồn gốc từ thần linh, được đem đến cho họ bởi thần Quetzacoatl. Ở Mexico vào thời đế chế Aztec thì các hạt nhỏ được dùng như tiền xu.
    Cocoa được đưa sang châu Âu lần đầu tiên bởi Hernán Cortés vào năm 1527, nhưng mãi đến năm 1848, thanh chocolate đầu tiên mới được làm ra. Cacao sau đó được trồng rộng rãi ở các thuộc địa của Tây Ban Nha như vùng Caribbean, Nam Mỹ? Từ năm 1930, Brazil trở thành nước sản xuất cocoa lớn nhất châu Mỹ. Hiện nay, 2/3 lượng cocoa trên thế giới là do châu Phi cung cấp.
    Thành phần hoá học:
    Trong 100g hạt chứa 456 calories, 3.6g H2O, 12.0g protein, 46.3g chất béo, 34.7g carbohydrate tổng, 8.6g chất sợi, 3.4g tro, 106mg Ca, 537mg P, 3.6 mg Fe, 30 g -carotene tương đương, 0.17 mg thiamine, 0.14 mg riboflavin, 1.7 mg niacin, và 3 mg ascorbic acid.
    Phần bột ăn được của trái cacao chứa 79.7?"88.5% nước, 0.5?"0.7% albuminoids, astringents, v.v?; 8.3?"13.1% glucose, 0.4?"0.9% sucrose, có vết của tinh bôt, 0.2?"0.4% acid không bay hơi, 0.03% Fe2O3 and 0.4% muối khoáng (K, Na, Ca, Mg).
    Vỏ hạt chứa 11.0% ẩm độ, 3.0% chất béo, 13.5% protein, 16.5% sợi thô, 9.0% tannins, 6.0% pentosans, 6.5% ash, và 0.75 theobromine.
    Hạt chưa tinh chế chứa 0.24 mg/100 g thiamine (vitamin B1), 0.41 riboflavin (vitamin B2), 0.09 pyridoxine (vitamin B6), 2.1 nicotinamide, và 1.35 pantothenic acid.
    Thành phần acid béo trong bơ cocoa gồm 26.2% palmitic các acid thấp hơn, 34.4 stearic và các acid cao hơn, 37.3% oleic acid, 2.1% linoleic và có vết của isoleic.
    Thành phần amini acid có trong phân đoạn tan trong nước của hạt chưa lên men và đã lên men (tính theo g/100g) là: lysine 0.08, 0.56; histidine 0.08, 0.04; arginine 0.08, 0.03; threonine 0.14, 0.84; serine 0.88, 1.99; glutamic acid 1.02, 1.77; proline 0.72, 1.97; glycine 0.09, 0.35; alanine 1.04, 3.61; valine 0.57, 2.60; isoleucine 0.56, 1.68; leucine 0.45, 4.75; tyrosine 0.57, 1.27; and phenylalanine 0.56?"3.36 g/100g.
    Hạt chưa lên men và đã lên men chứa p-hydroxybenzoic acid, vanillic acid, p-coumaric acid, ferulic acid, và syringic acid, ngoài ra hạt đã lên men còn chứa thêm protocatechuic, phenylacetic, phloretic acid và lactone esculetin và o- and p-hydroxyphenyl acids. Caffeic acid có trong hạt chưa lên men.
    Theo một bài báo trong tờ Chicago Sun Times, những người mắc chứng phiền muộn trầm trọng do yêu đơn phương tiết ra một lượng bất thường chất phenylethylamine. Những người này thường ăn rất nhiều chocolate trong giai đoạn phiền muộn. Chocolate, chứa rất nhiều phenylethylamine, có lẽ được dùng như một loại thuốc trong trường hợp này.
    Cocoa chứa trên 300 hợp chất dễ bay hơi, bao gồm các ester, hydrocarbonslactones, monocarbonyls, pyrazines, pyrroles, và nhiều chất khác. Thành phần quan trọng tạo mùi vị gồm các aliphatic ester, polyphenols, các hợp chất carbonyl nhân thơm không bão hòa, pyrazines, diketopiperazines, và theobromine.
    Cocoa cũng chứa khoảng 18% proteins (khoảng 8% tiêu hóa đưọc); chất béo (bơ cocoa); amines và alkaloids, bao gồm theobromine (0.5 đến 2.7%), caffeine (khoảng 0.25% trong cocoa; 0.7 đến 1.70 trong hạt không béo), tyramine, dopamine, salsolinol, trigonelline, nicotinic acid, và các amino acid tự do; tanins; phospholipids, v.v?
    Ngoài các alkaloids (chủ yếu là theobromine), tannins v.v?., vỏ hạt cocoa cũng chứa một sắc tố là polyflavone glucoside có khối lượng phân tử trên 1500, loại sắc tố này được cho là có tính kháng nhiệt và quang, ổn định cao ờ pH 3 đến 11, và được dùng làm chất màu thực phẩm.
    Phân bố và môi trường sống:
    Phân bố tự nhiên tại Nam Mỹ, có lẽ trên các sườn núi ở vùng xích đạo cùa dãy Andes; giờ đây được trồng rộng khắp vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Tây Phi.
    Mọc được từ vùng cận nhiệt đới khô đến vùng cận nhiệt đới ẩm, từ vùng nhiệt đới khô đến các rừng ẩm, cacao có khả năng chịu đựng lượng mưa hằng năm từ 4.8 đến 42.9 dm, nhiệt độ hằng năm từ 18.0 đến 28.5°C, pH từ 4.3 đến 8.7 (Duke, 1978). Cây được trồng từ 20 độ Bắc đến 20 độ Nam trong đó tập trung chủ yếu từ 10 độ Bắc đến 10 độ Nam, thường mọc ở độ cao dưới 300m, nhưng ở các thung lũng kín ở Colombia có thể mọc ở dộ cao 900m. Nhìn chung cây đòi hỏi nhiệt độ cao trung bình khoảng 26.6°C. Cây không chịu gió và vì thế thường được trồng ở sườn đồi để khuất gió và có hệ thống thoát nước tốt. Là cây không chịu hạn, cacao mọc tốt ở những vùng khí hậu có độ ẩm cao và mưa nhiều. Cây chịu râm, và mọc tốt ở đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, thoát nuớc tốt, ẩm và sâu. Ðất laterite nông không thích hợp cho cây. Chịu được nhiệt độ cao nhất là 33.5°C và thấp nhất 13°C, khác biệt nhiệt độ ngày/đêm vào khoảng 33.5 và 18°C là tối ưu (Reed, 1976).
    Trồng trọt
    Có thể nhân giống bằng cắt cành, nảy chồi hay giâm cành, nhưng gieo hạt là cách rẻ tiền nhất. Hạt nảy mầm khi chín và chỉ sống được trong một khoảng thòi gian ngắn. Chúng có thể giữ trong 10-13 tuần trong độ ẩm 50%. Ngay sau khi hái, hạt được lấy ra khỏi phần thịt quả và được trồng trong vườn ươm có bóng râm. Sau vài tháng (khi được 0.6m) thì chuyển ra đồng có bóng râm trong diện tích 2.4m x 2.4m hay 3.6m x 3.6m. Khoảng cách có thể gần hơn nếu đất nghèo dinh dưỡng và độ cao hơn 300m. Cách đồng phải được che bóng râm trong 3 năm. Hái bỏ nụ hoa cho tới khi được 5 năm tuổi, Cacao thường được trồng xen với các cây có giá trị kinh tế khác, chẳng hạn như chuối, cao su, cọ dầu, hay dừa. Có thể làm cỏ bằng tay hay bằng thuốc diệt cỏ. Có thể tưới nước, nhưng phải luôn có rãnh thoát nước để tránh thừa nước. Về bón phân, được đề nghị là 5 cwt urea, 2.5 cwt triple superphosphate, 10 cwt potassium sulfate trên một hectare. Thường nên chắn gió cho cây.

    Việc nhân giống vô tính cây cocoa cũng có thể được thực hiện để tạo các dòng vô tính. Nhân giống vô tính bao gồm cắt cành, nảy chồi và chiết cành.
    Cắt cành ?" cành cắt được lấy có từ 2 đến 5 lá và có 1 đến 2 chồi. Cành cắt được đặt trong chậu cho tới khi mọc rễ
    Nảy chồi - Một chồi được cắt khỏi cây và đặt lên một cây khác đã được bóc vỏ. Phần chồi được quấn bằng dây nylon để tránh mất nước. Khi chồi đã mọc thì phần trên của cây được cắt đi.
    Chiết cành - một phần vỏ trên cành được lột bỏ và bọc lại với mùn cưa. Chỗ vỏ bị bóc sẽ phát triển rễ và cành đó có thể được chặt đi và đem trồng.
    Nhân giống in vitro: nói chung là chưa được áp dụng rộng rãi cho cây cocoa, nhưng đã có những nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhân giống in vitro dễ dàng hơn.
    Thu hoạch
    Mặc dù trái chín quanh năm, thường người ta chỉ thu hoạch hai đợt. Tại Tây Phi, mùa thu hoạch chính bắt đầu vào tháng 9, kéo dài đến tháng 2, ngoài ra còn một mùa thu hoạch phụ từ tháng 5-6. Từ khi thụ phấn đến lúc thu hoạch trái cần 5-6 tháng. Mùa thu hoạch kéo dài khoảng 5 tháng. Quả được cắt khỏi cây và để chín trên đất. Sau đó quả được tách ra và lấy hạt, vỏ được đốt đi. Hạt được để lên men trong những giỏ lót lá trong 2-8 ngày trước khi phơi nắng, lúc này hạt đã chuyển từ màu tím sang màu nâu. Hạt sau đó được đóng gói và chuyển đi. Những bước chế biến tiếp theo gồm rang, tách vỏ hạt để lấy phần nhân bên trong, nghiền các mảnh hạt và ép lấy nửa phần chất béo.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  5. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Theobromine
    Theobromine thuộc một nhóm alkaloid là methylxanthines. Các methylxanthines có trong khoảng 60 loài cây khác nhau và gồm có caffeine (methylxanthine chủ yếu trong cà phê) và theophylline (methylxanthine chủ yếu ở trà). Theobromine là loại methylxanthine chủ yếu tìm thấy trong các sản phẩm từ cây cocoa, Theobroma cacao L.
    Theobromine, có hoạt tính tương tự caffeine, nhưng có tác động lên thần kinh trung ương yếu hơn. Hoạt tính của nó trên cơ, thận và tim đáng chú ý hơn. Nó là chất lợi tiểu nhẹ, chất kích thích nhẹ, và giúp giãn cơ trơn cuống phổi.
    Trong cơ thể người, hàm lượng theobromine giảm đi phân nửa sau 6-10 giờ sử dụng.
    Theobromine được sử dụng làm thuốc nhờ tác dụng lợi tiểu của nó, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân có vấn đề về tim mạch gây ứ đọng dịch trong cơ thể. Nhờ tính làm giãn mạch, theobromine còn được dùng để trị bệnh cao huyết áp.
    Cocoa và các sản phẩm chocolate có thể gây độc hay thậm chí gây chết đối với chó và các động vật nuôi khác như ngựa vì những loài động vật này chuyển hóa theobromine chậm hơn người rất nhiều. Tim, hệ thần kinh trung ương, và thận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc theobromine ở chó là buồn nôn và nôn mửa, bồn chồn không yên, tiêu chảy, run cơ, tiểu nhiều hay tiểu không kiểm soát được. Rối loạn nhịp tim là triệu chứng của nhiễm độc nặng. Liều gây chết của theobromine đối với chó là từ 90-250 mg/kg d đến 100-500mg/kg,
    Những loại chocolate khác nhau chứa những lượng theobromine khác nhau. Nhìn chung, theobromine cao hơn trong chocolate đen (khoảng 10g/kg), còn chocolate sữa thì ít hơn (1-5 g/kg). Chocolate chất lượng càng cao thì chứa nhiều theobromine hơn chocolate chất lượng thấp. Hạt cocoa tự nhiên chứa khoảng 300-1200 mg/ounce theobromine (1 ounce=0.028kg).
    Thành phần của theobromine trong các loại chocolate:
    Chocolate trắng 0.009 mg
    Chocolate uống (khô) 0.5 mg
    Chocolate sữa 1.5-2.2 mg
    Chocolate đen 4.5-16 mg
    Bột cocoa 5.3-26 mg
    Hạt cocoa 11-43 mg
    Vỏ cocoa/lớp phủ ngoài hạt 14-30 mg
    Theobromine được phát hiện trong hạt cacao bởi Woskresensky vào năm 1841. Nó cũng là thành phần trong hạt Kola. Tinh thể theobromine có hình kim. Theobromine có vị đắng và thăng hoa mà không bị phân hủy ở nhiệt độ khoảng 290°C. Tính tan của nó, theo Eminger, như sau: tan trong 736.5 phần nước ở 18°C, 136 phần nước ở nhiệt độ sôi; 5399 phần rượu (90°) ở 18°C, 440 phần ở nhiệt độ sôi, và 818 phần rượu tuyệt đối ở nhiệt độ sôi; 21000 phần ether ở 17°C; 4856 phần methyl alcohol ở 18°C; 5808 phần chloroform ở 18ºC, và 2710 phần tại nhiệt độ sôi. Nó không tan trong carbon tetrachloride (CCl4) ở 18ºC, trong khi caffeine lại tan ở nhiệt độ này theo tỉ lệ 1:1000.
    Người ta đã dựa vào tính chất này để tách caffeine ra khỏi theobromine, trong khi trước đây phải tách bằng cách tủa theobromine bằng nitrate bạc trong nước amoniac. Theobromine không tan trong petroleum-ether. Dung dịch theobromine trung tính, tạo tinh thể muối khi có acid. Về mặt hóa học thì nó là một dimethylxanthin (E. Fischer, 1882). A. Eminger phân tích cacao để tìm theobromine bằng cách ly trích chất béo với petroleum-ether, đun sôi phần còn lại với khoảng 3 đến 4% sulphuric acid để tạo ra hỗn hợp màu đỏ cacao không tan, trung hoà phần còn lại với barium hydroxide, cho bay hơi đến khô với cát, tách theobromine và caffeine bằng chloroform và tách rời hai chất này bằng carbon tetrachloride trong lạnh. Quá trình này cần tránh làm ấm vì có thể dẵn đến phân hủy theobromine.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  6. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Các sản phẩm từ cây cocoa:
    Từ cây cocoa có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau:
    Vỏ trái cocoa và từ phần thịt quả có thể được sử dụng cho những việc sau:
    - Làm thức ăn cho gia súc từ vỏ trái cocoa - thức ăn được làm dưới dạng viên khô. Vỏ cocoa tươi được cắt nhỏ rồi phơi khô một phần, sau đó được nghiền nhỏ, vo viên và sấy khô viên thức ăn.
    - Sản xuất nước giải khát và rượu ?" Trong sàn xuất nước giải khát, nước thịt quả cocoa tươi được thu lại, khử trùng và đóng hộp. Trong sản xuất rượu, nước tươi được đun sôi, để nguội và lên men. Sau 4 ngày lên men, thì đem chưng cất để thu được rượu.
    - Thu các hợp chất Kali từ vỏ cocoa ?" Tro của vỏ trái cocoa được dùng chủ yếu để sản xuất xà bông lỏng. Nó còn được dùng để bón lại cho cây cocoa, rau và các loại cây lương thực khác. Ðể thu tro, vỏ tươi được phơi khô trong một đến hai tuần, sau đó được đem đốt thành tro trong lò nung.
    - Làm mứt - Chất pectin để làm mứt được ly trích từ nước thịt quả bằng phản ứng tủa với alcohol, sau đó được chưng cất và thu cồn để tiếp tục ly trích.
    Ðối với hạt, sau khi thu hoạch, lên men vả sấy khô, chúng cò thể được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như:
    - Bơ cocoa - được dùng trong việc sản xuất chocolate. Nó cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm
    - Bột cocoa ?" có thể được dùng như một thành phần trong nhiều món ăn như càc thức uống, món tráng miệng, kem, mứt, bánh ?
    - Cocoa liquor - được dùng, cùng với các thành phần khác, để sản xuất chocolate. Chocolate sau đó có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các thành phần khác để cho ra nhiều sản phẩm bánh kẹo khác
    Bơ cocoa
    Bơ cocoa chứa chủ yếu là triglycerides của acid béo như oleic, stearic, and palmitic acids. Hơn 70% các glycerides tồn tại dưới dạng monounsaturated (oleopalmitostearin và oleodistearin), phần còn lại chủ yếu là diunsaturated glycerides (palmitodiolein và stearodiolein), với một phần nhỏ hơn là glycerides bão hòa và trioelin glycerides (triunsaturated). Lượng linoleic acid được báo cáo lên đến 4.1%. Cũng hiện diện trong bơ cocoa là lượng nhỏ các sterols và methylsterols; sterols bao gồm chủ yếu là -sitosterol, stigmasterol, và campesterol, với một lượng nhỏ cholesterol.
    Bơ cocoa: là một chất rắn màu trắng ngà, với mùi giống mùi cocoa, vị nhạt và dễ chịu, giàu dinh dưỡng; thường được ly trích bằng cách ép chocolate liquor. Bơ cocoa được dùng thay thế cho dầu cá (cod-liver oil), và là một phần trong chế độ ăn uống của sản phụ trong những ngày cuối trước khi sinh. Nó còn được dùng làm thành phần trong các thuốc mỡ dùng trong ngành mỹ phẩm, dùng phủ ngoài các viên thuốc và để làm các viên thuốc đạn. Nó có tính làm mềm tuyệt vời và được dùng trong các chất làm mềm và bảo vệ da khô, tay và môi bị nứt nẻ, dùng làm sáp thơm bôi tóc và xà bông.

    Chocolate
    Lịch sử:
    Vào năm 600 sau công nguyên, người Maya đã di cư xuống miền Nam của Nam Mỹ, thành lập nên những nông trường trồng cocoa sớm nhất tại Yucantan. Nhiều người cho rằng thực ra người Maya đã rất quen thuộc với cây cocoa từ vài thế kỉ trước, và vừa dùng nó để làm đơn vị tính toán, vừa dùng nó làm tiền tệ.
    Người Maya và Aztec đã lấy hạt từ cây cocoa và làm thành một loại thức uống có tên là ?oxocolatl?. Theo truyền thuyết của người Aztec thì hạt cacao được đem xuống từ thiên đường và nếu ăn quả của cây cacoa thì sẽ có đượcc sự thông thái và quyền lực.
    Từ ?ochocolate? được cho là bắt nguồn từ chữ ?oxocolatl? của người Maya; chữ cacao là từ chữ ?ocacahuatl? của người Aztec.
    Chính Christopher Columbus đã mang hạt cacao về cho vua Ferdinand từ chuyến du hành thứ tư của ông đến ?oTân thế giới?, nhưng lúc đó hạt cacao đã không được để ý đến.
    Chocolate được chú ý đến lần đầu tiên là vào năm 1519 khi một nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Hernando Cortez đến thăm cung điện của Hoàng đế Montezuma ở Mexico.
    Tiệm bán chocolate đầu tiên, theo kể lại, được khai trương ở Luân Ðôn năm 1657 bởi một người Pháp. Với giá từ 10 đến 15 shillings một pound, chocolate được xem lả thức uống của giới quý tộc.
    Với cuộc cách mạng công nghiệp, chocolate được sản xuất hàng loạt và trở nên phổ biến hơn.
    Chocolate được đưa vào Hoa Kỳ vào năm 1765, khi John Hanan mang hạt cocoa từ West Indies vào Dorchester, Massachusetts, để trồng với sự giúp đỡ của tiến sĩ James Baker. Nhà máy chocolate đầu tiên của Mỹ được xây dựng tại đây.
    Mặc dù chocolate đã được coi là thức uống từ lâu đời, nhưng nó đưọc dùng chủ yếu cho nam giới, nó dần được xem là thức uống thích hợp cho trẻ em vào thế kỉ 17. Nó được thêm vào nhiều thành phần khác như: sữa, rượu, bia, đường, và các gia vị.
    Chocolate ăn được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1674 ở dạng bánh, được bán ở nhiều quầy hàng chocolate.
    Cách làm chocolate từ hạt cacao:
    Chocolate thô:
    Hạt cacao sau khi thu hoạch được để lên men trong khoảng một tuần, sau đó phơi khô dưới nắng và được chuyển đến cho các nhà làm chocolate. Tại đây, hạt cacao được rang lên đề làm dậy mùi. Những loại hạt khác nhau từ những vùng khác nhau có chất lượng và mùi vị khác nhau, vì thế các loại hạt thường được phân loại cẩn thận và đưọc trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định để thu được những hỗn hợp đặc biệt.
    Khi đã được rang và trộn, các hạt được đem nghiền tạo thành một loại chất lỏng sệt gọi là chocolate liquor (chữ liquor ở đây không có liên quan gì đến rượu cả, đó chỉ là cái tên mà người ta gọi nó thôi). Chocolate liquor là chocolate nguyên chất, không đường. Khi ở giai đoạn này, nó hơi khó ăn vì khá đắng, nhưng nhiều người vẫn thích ăn loại chocolate này.
    Với chocolate liquor, người ta có thể làm 2 việc. Hoặc là đổ nó vào khuôn và cho nó đặc lại, đây là loại chocolate không đường. Hoặc có thể ép nó để lấy riêng phần dầu ra. Khi ép như vậy thì sẽ thu được những bánh chocolate khô từ phần rắn của bột cocoa và bơ cocoa (cocoa butter) (hữu dụng trong nhiều việc từ thuộc da đến làm chocolate trắng). Nếu nghiền nhuyễn bánh chocolate thu được ở trên, ta sẽ thu được bột cocoa.
    Làm chocolate:
    Ðể làm ra được thanh chocolate mà ta thường ăn, người ta phải trải qua thêm ba bước nữa, đây là cả một nghệ thuật.
    - Thêm các thành phần khác: chocolate mà ta thường ăn còn chứa thêm đường, các loại mùi khác nhau, đôi khi có thêm sữa (như trong chocolate sữa). Những người làm chocolate thường có những công thức bí mật riêng về các thành phần này.
    - Conching: đây là một loại máy đặc biệt dùng đề đánh chocolate nhằm trộn đều các thành phần lại với nhau và làm cho nó mịn hơn. Việc này (conching) có thể cần đến 3 ngày đối với loại chocolate tốt nhất.
    - Ðun: đây là quá trình hâm nóng được kiềm soát vô cùng kĩ lưỡng. Ðây là quá trình mà chocolate sẽ được đun nóng từ từ, và để nguội từ từ, nhằm giúp các phân tử bơ cocoa đặc lại một cách có trật tự. Nếu không có bước này, chocolate sẽ không cứng lại đúng cách hoặc bơ chocolate sẽ bị tách ra.
    Ba bước trên, cùng với việc trộn các loại hạt lúc đầu và cách rang hạt, là nghệ thuật làm chocolate. Các bước này quyết định chất lượng, mùi vị và vẻ ngoài của thanh chocolate và đây cũng là những bí mật được giữ gìn cẩn thận.

    Ðiều gì làm chocolate ngon đến vậy? Một phần lớn sức hấp dẫn của chocolate nằm ở vị của nó. Tuy nhiên, vài phàn ứng hóa học cũng góp phần vào sự hấp dẫn của chocolate. Chocolate kích thích sự tiết endorphins, tạo ra một cảm giác khoan khoái. Chocolate cũng chứa một chất dẫn truyền thần kinh, serotonin, hoạt động nhu một chất chống mệt mỏi. Những chất khác, chẳng hạn như theobromine và phenylethylamine, cũng có tính kích thích. Tuy nhiên, sự thật là các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được làm cách nào mà hơn 300 hợp chất có trong chocolate làm chúng ta cứ thèm thuồng mãi.
    Chocolate vẫn thường mang tiếng xấu là không được tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn nó được cho là một trong những thứ gây sâu răng nhiều nhất, hay ăn chocolate sẽ nổi mụn. Thật may là các nhà khoa học đã bắt đầu chứng minh rằng những điều trên là không đúng. Ví dụ, ăn chocolate không làm nổi mụn hay làm cho mụn nhiều hơn. Chocolate cũng không gây sâu răng. Mặc dù chocolate và cocoa đều chứa đường, chúng cũng có những tính chất chống lại vi khuẩn răng miệng. Thật vậy, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Răng miệng Eastman ở Rochester, New York, đã kết luận rằng chocolate sữa là một trong những thức ăn có nguy cơ gây sâu răng ít nhất.
    Ngoài ra, mặc dù chocolate không phải là thức ăn bổ dưỡng nhất, nó cũng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Có nhiều kali và magne, chocolate cũng cung cấp vài loại vitamin bao gồm B1, B2, D và E. Một thỏi chocolate chứa khoảng 250 calories.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  7. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Thông tin về kinh tế và thị trưòng
    Bảng sau đây cho thấy thị phần của 10 công ty bánh kẹo chocolate lớn nhất thế giới.
    Công ty Lượng bánh kẹo tiêu thụ (tỉ USD) Thị phần (%)
    Nestlé 7.7 9.2
    Mars 5.9 7.0
    Philip Morris/KJS 4.8 5.7
    Cadbury Schweppes 3.8 4.5
    Ferrero 3.5 4.2
    Hershey 3.0 3.6
    Huhtamaki 1.0 1.2
    Lotte Shoji 1.0 1.2
    Storck 0.8 1.0
    Haribo 0.7 0.8
    Nguồn: Confectionery and Mercosul - the challenge of a sweet future. The Manufacturing Confectioner, 78 (2): 31-38, February 1998
    Bảng sau cho thấy lượng tiêu thụ cocoa trên đầu người ở vài nước Châu Á:
    Lượng tiêu thụ cocoa trên đầu người tại một số nước châu Á (kg/head) 1996/97
    China 0.015
    Hong Kong 0.248
    Indonesia 0.049
    Japan 1.043
    Republic of Korea 0.275
    Malaysia 0.197
    Papua New Guinea 0.019
    Philippines 0.239
    Sri Lanka 0.087
    Thailand 0.144
    Nguồn: ICCO Quarterly Bulletin of Cocoa Statistics, 24 (3) 1997/98
    Từ những năm 1990, chocolate đã chứng tỏ nó là một sản phẩm thương mại phổ biến, và là một ngành công nghiệp lớn. Lượng tiêu thụ hạt cocoa trung bình hằng năm trên thế giới vào khoảng 600000 tấn, và lượng tiêu thụ chocolate đầu người ngày càng gia tăng. Sản xuất chocolate ở Mỹ là một trong những ngành công nghiệp nhiều tỉ dollar.
    Thị trường chocolate ở các châu lục cũng đã khá ổn định mặc dù vẫn đang gia tăng. Ở đây xin tập trung nói về thị trường châu Á, là một thị trường mới được đánh giá là có nhiều tiếm năng và là hướng đầu tư của nhiều tập đoàn bánh kẹo lớn trên thế giới.
    Tại châu Á, thị trường tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người vào khoảng 1 kg và đang gia tăng với tốc độ 5-6%. Người ta tiên đoán rằng thị trường bánh kẹo trên thế giới sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới khi các quốc gia ở châu Á gia tăng lượng tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người lên 4kg.
    Ở châu Á, nhu cầu về chocolate không cao vì đây không phải là loại sản phẩm tiêu dùng truyền thống và cũng do thiếu tủ lạnh để phân phối sản phẩm và để giữ lạnh ở các điểm bán lẻ. Chocolate liên quan chặt chẽ đến việc mua quà tặng trên hầu hết các thị trường, do đó dẫn đến thị trường chocolate cũng hoạt động theo mùa.
    Theo báo cáo năm 1997 của ERC về thị trường bánh kẹo ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Ðài Loan và Thái Lan, bảy nước này có lượng tiêu thụ bánh kẹo trung bình trên đầu người vào khoảng 972g, tăng 18.7% so với năm 1990. Bánh kẹo ngọt chiếm ưu thế trong khi đó chocolate chỉ chiếm 22.1% lượng tiêu thụ bánh kẹo
    Hàn Quốc:
    Ở Hàn Quốc, ngành bánh kẹo trong nước chiếm ưu thế với 87% tổng sản lượng bán ra năm 1996. 50% thị trường là ngành bánh kẹo ngọt. Tại Hàn Quốc, lượng tiêu thụ chocolate là 625g trên đầu người. Từ năm 1993, thị trường bị sút giảm do do có nhiều mối quan tâm về dinh dưỡng và những thực phẩm giàu calorie như chocolate. Công ty bánh kẹo hàng đầu của nước này là Lotte chiếm 1/3 thị phần chocolate. Một số công ty khác là Hai Tai, Tong Yang và Crown.
    Ðài Loan
    Lượng bánh kẹo tiêu thụ trên đầu người ở Ðài Loan dưới mức 8kg. Thị trường này cũng do bánh kẹo ngọt chiếm ưu thế với 2/3 thị phần năm 1996. Ở Ðài Loan, chocolate thường được mua như là quà tặng.
    Singapore
    Singapore có lượng tiêu thụ trên đầu người là 3.1 kg năm 1996, với bánh kẹo từ đường được ưa chuộng gấp hai lần chocolate, mặc dù sản lượng chocolate do Singapore sản xuất là 44650 tấn trong khi sản lượng bánh kẹo từ đường chỉ có 12780 tấn. Hầu hết chocolate sản xuất ra đều được xuất khẩu. Những công ty lớn ở thị trưởng này chủ yếu là của nước ngoài như Nestlé, công ty đứng đầu thị trường bánh kẹo nói chung, tiếp theo là Cadbury, dẫn đầu trong thị trường chocolate, và kế đến là Mars.
    Malaysia
    Ở Malaysia, lượng tiêu thụ trên đầu người là 1.7kg, tăng 65.4% từ năm 1990 đến 1996. Lượng tiêu thụ chủ yếu (67.2%) là bánh kẹo từ đường. Chocolate thường được coi là một mặt hàng cao cấp. Dù vậy, nhu cầu về chocolate cũng đã tăng 118.8% từ 1990 đến 1196. Cadbury Malaysia là công ty dẫn đầu trong thị trường này, theo sau là các công ty địa phương như Upali và Chocolate Products Trading.
    Philippines
    Lượng tiêu thụ bánh kẹo ở Philippine là 819g, tăng 39% từ 1990 đến 1996. Thị trường bánh kẹo ở Philippine được chia khá đều cho bánh kẹo từ đường và từ chocolate, với bánh kẹo từ đường chiếm 55.5% và chocolate là 40.4%. Tiêu thụ chocolate đã gia tăng 168.3% từ năm 1990 đến 1996. Thị trường sản phẩm địa phương bị chiếm lĩnh bởi Consolidated Foods Corporation và Philippine Cocoa Corporation, thuộc sở hữu của Neslté. Hai công ty này chiếm khoảng 53% thị trường.
    Indonesia
    Tiêu thụ bánh kẹo ở Indonesia đã tăng 60.7% từ năm 1990 đến 1996. Bánh kẹo từ đường chiếm 81% thị trường về khối lượng. Tuy nhiên, lượng chocoloate đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến 1996. Thị trường ở nước này được chia nhỏ với 10 công ty đứng đầu chỉ chiếm 53% thị trường bánh kẹo. Côntg ty dẫn đầu, nhà sản xuất trong nước Mayora Indah, chiếm 9.1% thị trường. Theo sau là Kraft Jacobs Suchard, PT Cares và PT Cipta Rasa Primatama.
    Thái Lan
    Lượng tiêu thụ bánh kẹo ở Thái Lan đã tăng 35.7% từ năm 1990 đến 1996, ở mức 437g. Bánh kẹo từ đường chiếm ¾ thị trường về khối lượng. Tiếp theo đó là chewing gum và kế đến mới là chocolate. Tuy nhiên, nhu cầu về chocolate đã gia tăng 173% từ năm 1990 đến 1996. Công ty con của Nestlé, Nutritional Products, dẫn đầu thị trường chocolate.
    Nhật
    Lượng tiêu thụ chocolate trên đầu người vào năm 1995/96 là 1.11kg. Hiệp hội Cocoa và Chocolate Nhật Bản cho biết lượng bánh kẹo sản xuất tại Nhật năm 1997 vào khoảng 2 triệu tấn, trong đó chocolate chỉ chiếm 189000 tấn, và bánh đậu đỏ chiếm lớn nhất, 376000 tấn.
    Trung Quốc
    Một báo cáo của Datamonitor cho biết giá trị của thị trường chocolate Trung Quốc đã tăng 40% từ năm 1992. Lượng tiêu thụ trên đầu người ở Trung Quốc là 0.55kg/đầu người. Vào năm 2001, thị trường Trung Quốc sẽ gia tăng 13% so với thị trường Mỹ là 1.2% và Anh là 1.5%.
    Việt Nam
    Việt Nam là thị trường bánh kẹo tăng trưởng nhanh nhất ở vùng Châu Á Thái Bình Dương và thị trường đã gia tăng hơn gấp 3 từ năm 1993. Năm 1993 lượng tiêu thụ chocolate là 0.02kg/đầu người và đã tăng lên 22.6%, chiếm 0.05kg năm 1997.
    Những kế hoạch trồng cocoa ở Việt Nam
    Tỉnh Ðắc Lắc, nơi trồng cà phê nhiều nhất nước, đã đề xuất một kế hoạch 10 năm để phát triển việc trồng cây cocoa.
    Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðắc Lắc cho biết hướng phát triển của chương trình là đạt 10000 ha cocoa cho đến năm 2010.
    Từ năm 1998, tỉnh đã trồng cocoa trên 20ha thử nghiệm đã cho thấy điều kiện đất bazan địa phương phù hợp với cây cocoa, và có thể cho năng suất cao. Nhiều công ty đã bắt đầu trồng cocoa xen với cà phê
    Tiến sĩ Trịnh Ðức Minh, chuyên gia của Viện Kĩ thuật nông nghiệp và lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: "Nhóm nghiên cứu đã chọn 70 giống cocoa lai cao sản gồm những giống tốt nhất từ Malaysia, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tại địa phương."
    Các nhà quy hoạch rất tin tưởng vào tiềm năng của cocoa. Họ cho biết cocoa có một thị trường nội địa vô cùng rộng lớn với hầu như toàn bộ các công ty bánh kẹo nội địa đều phải nhập bột cocoa.
    Hiệp hội Cà phê-Cocoa Việt Nam cho biết hiện đang có sự thiếu hụt cocoa ngày càng nhiều ở Châu Âu, một trong những thị trường cocoa lớn nhất.
    Người ta dự tính rằng đến năm 2005, sản lượng cocoa trên thế giới sẽ gia tăng 1.5 phần trăm, lên thành 3 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu về cocoa lại tăng đến 3 phần trăm.
    Viện Nghiên cứu Cocoa của Hoa Kỳ dự báo giá cocoa trên thị trường thế giới có thể lên đến hơn 8000 dollars/tấn. Họ cho rằng giá cocoa tăng cao là do sự tăng trường chậm trong sản xuất so với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
    Các chuyên gia hy vọng rằng chương trình trồng cocoa sẽ đem lại kết quả khả quan. Cocoa có thể trồng dễ dàng, cần ít nước và có thể trồng xen với các cây công nghiệp khác. Quan trọng hơn, các nhà nông cò thể thu được gấp 4 lần so với cà phê khi giá đang rớt như hiện nay
    Trung tâm phát triển nông nghiệp đặt tại Bến Tre cũng cho biết đã thử nghiệm thành công việc trồng giống cocoa của Malaysia trên 10ha. Sản lượng thu được là 1 tấn hạt/ha, tương đương với 12 triệu VNÐ.
    Trước năm 1975, tỉnh Bến Tre có khoảng 1000ha cocoa và chính quyền địa phương đang muốn đạt được và vượt hơn con số này.
    Tỉnh lân cận, Bình Phước, cũng đã bắt đầu trồng cocoa trong 4 năm trở lại đây, trên đất trước đây trồng điều. Cocoa giờ đây đã chiếm hơn 70000ha và có năng suất 400-500kg hạt/ha.
    Tây Nguyên đã bắt đầu trồng cocoa được hơn 10 năm và nông dân ở đây đã thu hoạch được 1.5 tấn hạt/ha.
    Chính phủ Ðan Mạch đã giúp đỡ các nông dân tỉnh Ðắc Lắc trồng giống cocoa Malaysia trên 20ha.
    Công ty Cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty TNHH Mai Khôi và Cty TNHH Hoàng Gia đã kí hợp đồng tiêu thụ với nông dân địa phương.
    Cty Hoàng Gia Chocolate cũa đã đồng ý cung cấp hạt giống cocoa Malaysia để trồng trên hơn 40ha tại Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và Bình Dương. Cty cũng đã cam kết mua với giá 16000 VNÐ/kg. Dự tính sản lượng thu được sẽ đạt 2 tấn/ha.
    Ðắc Lắc cũng đã bỏ ra 183 tỉ đồng (12.3 triệu USD) để đầu tư trồng 10000ha cocoa đến năm 2010.
    Ðược biết, Việt Nam hiện nay phải nhập khẩu hơn 80% nhu cầu cocoa mỗi năm.
    Gần đây, Hiệp hội Cacao VN (Vietnam Cocoa Association -VCA) vừa được Chính phủ cho phép thành lập. Ðây là tổ chức của những nông dân, chủ trang trại trồng cacao, doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu cacao, các nhà khoa học nghiên cứu cây cacao, các nhà quản lý và phân phối cacao ở VN. Ðến nay, cả nước đã có diện tích 500 ha cacao trồng xen trong vườn cà phê, vườn điều, vườn dừa, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ðắc Lắc, Bình Phước, Bến Tre, Cần Thơ. Ðiều này cho thấy sự phát triển của ngành sản xuất cocoa ở Việt Nam, cũng đồng thời cho thấy tiềm năng của nước ta cả về sản xuất lẫn thị trường tiêu thụ.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  8. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    THUỐC LÁ
    Cây Thuốc Lá
    Hiện nay thuốc lá là một trong những loại thực vật đã và đang được dùng trong công nghệ chuyển gen nhiều nhất. Cây thuốc lá hiện đã được dùng để chuyển các gene kháng virus, kháng côn trùng và cả gene tạo hemoglobin máu người. Nhưng ứng dung chủ yếu của cây thuốc lá vẫn là để làm nên thuốc hút.
    Một người khi hút thuốc sẽ hít vào phổi khoảng 4000 chất trong đó có những chất như nicotine, arsenic (chất độc), hydrogen cyanide (chất độc), DDT (thuốc trừ sâu), CO (khí thải từ xe cộ) , amonia (thuốc rửa bồn cầu), butane, methane (khí đầm lầy), acetone (thuốc rửa móng tay), formaldehyde (chất bảo quản xác), cadmium (kim loại nặng), nitrosamine (một trong những chất gây ung thư) ? Trong thành phần thuốc lá quan trọng nhất là chất nicotine, một trong những chất độc nhất, nó còn độc hơn arsenic và cyanide và tính gây nghiện thì được so sánh với heroin.
    Tuy nhiên, hút thuốc lá không có nicotine (một hướng mà người ta đã nghỉ đến và sản xuất) không có nghĩa là an toàn, vì người hút thuốc vẫn phải tiếp xúc với những chất độc hại kể trên. Ngày thế giới không thuốc lá là ngày 31-5.
    Chất kích thích Nicotine:
    Nicotine là gì ?
    Nicotine là một chất kích thích nào bộ và hệ thần kinh trung ương, nó được tìm thấy chủ yếu trong thuốc lá và là một chất gây nghiện.
    Công thức hoá học:
    Liều gây chết
    60 mg, trong khi đó một điếu thuốc chứa 0,5 mg nicotine, liều cao còn gây ra tê liệt cơ bắp.
    Những sản phẩm thương mại của nicotine
    Thuốc điếu, thuốc nhồi tẩu, xì gà, thuốc xịt, thuốc dán chứa nicotine, thuốc lá nhai vv?
    Sơ đồ lượng nicotine trong máu sau khi hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm chứa nicotine thay thế (sau khi đã không dùng nicotine cả đêm).
    Nicotine kích thích thần kinh bằng cách nào ?
    Nicotine đi qua đường hô hấp chỉ mất 15 giây để lên đến não và duy trì ở nồng độ cao trong não khoảng 2h sau.
    Những tác động tức thời của nicotine là:
    - Tăng huyết áp
    - Tăng nhịp tim
    - Làm đặc máu
    - Làm hẹp động mạch
    - Giảm nhiệt độ ngoài da
    - Tăng hô hấp
    - Kích thích hệ thần kinh trung ương
    - Gây buồn nôn
    - Gây tiêu chảy
    Việc đầu tiên ngay sau khi nicotine vào người là nó kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenaline.
    Adrenaline tiết ra kích thích cơ thể gây giải phóng glucose đột ngột, làm tăng huyết áp, hô hấp, nhịp tim. Nictotine cũng ức chế insulin tiết ra từ tuỵ làm cho người hút thuốc lá luôn luôn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nicotine cũng gián tiếp gây ra việc giải phóng dopamine trong phần não bộ kiểm soát khoái cảm và hưng phấn.
    Ngược lại, nicotine cũng có tác dụng an thần tuỳ theo sự kích thích của não bộ người hút thuốc và liều lượng nicotine dùng.
    Nicotine được chuyển thành conitine qua quá trình oxi hoá ở gan, sau đó thì được thải ra nước tiểu qua bài tiết.
    Trong não, nó hoạt hoá giải phóng dopamine từ hệ tạo khoái cảm dopamine , tăng hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh và các hormone như norepinephrine, epinephrine, endorphin vv? Khi dopamine được giải phóng sẽ tạo nên khoái cảm.
    Những chất kích thích hệ tạo khoái cảm dopamine khác là thuốc phiện, thuốc kích thích và cocaine.
    Cần lưu ý là nicotine có tính gây nghiện gấp 10 lần heroin.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  9. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Tại sao thuốc lá gây nghiện ?
    Nicotine làm tăng khả năng tập trung, học hỏi, làm tăng khả năng giải quyết vấn đề, tạo tâm trạng tốt, giảm sự căng thẳng và buồn bã.
    Tất cả các lại thuốc gây nghiện đều làm chặn ngang chu trình bình thường của dopamine, kích thích sự phóng thích và làm tăng nồng độ nó trong não.Tác động này tạo nên những cảm giác sảng khoái, sung sướng và sau một thời gian sẽ gây nghiện và không thể không bị các triệu chứng khó chịu khi bỏ thuốc. Những thuốc gây nghiện bắt đầu việc này bằng cách gắn vào những điểm chuyên biệt trên phân tử receptor, vài trong số ấy là ở tế bào thần kinh dopamine.
    Nicotine lúc đầu có thể hoạt hoá các nơron thì ngay sau đó lại làm mất đi sự nhạy cảm của nơtron với nicotine. Điều đó giải thích tại sao người nghiện thuốc nhanh chóng hưởng được những tác dụng của thuốc lá vào ban ngày. Qua một đêm thì những ảnh hưởng này yếu đi, tế bào dopamine lại nhạy cảm với nicotine do đó điếu thuốc đầu tiên người nghiện hút trong ngày là điếu thuốc ?ongon lành? nhất, những điếu ở cuối ngày thì tác dụng kém hơn nhiều. Đó là một sự ngoại suy về mặt lý sinh để giải thích vì sao những phản ứng của tế bào đối với nicotine cuối cùng sẽ dẫn đến thói quen.
    Người ta đã xác định được chính xác protein mà nicotine bám vào trên nicotinic receptor của tế bào dopamine, đó là tiểu đơn vị beta 2. Thiếu tiểu đơn vị này, chuột không giải phóng dopamine khi có nicotine trong máu. Thậm chí tiêm nicotine vào những con chuột này cũng không gây giải phóng dopamine. Những bằng chứng trên đã khắng định vai trò của tiểu đơn vị beta trong quá trình gây nghiện của thuốc lá và cũng thích hợp với giả thuyết các chất gây nghiện khác nhau thì tác động lên tế bào dopamine như nhau nhưng qua các con đường phân tử khác nhau.
    Nghiên cứu này rất quan trọng cho quá trình cai nghiện thuốc lá, người ta sẽ nhắm tới mục tiêu là protein này. Người ta cũng đã chứng minh rằng khi bỏ thuốc lá thì hệ thống tạo khoái cảm bi trơ ra trong vòng nhiều ngày sau đó. Nghiên cứu trên chuột cho thấy người ta phải tăng độ mạnh của dòng điện lên 40% để kích thích đuợc hệ thống tạo khoái cảm hoạt động trở lại khi cho chuột ngưng tiêm nicotine.
    Những nghiên cứu khác cũng đã kết kuận rằng phụ nữ thì khó bỏ thuốc hơn là nam giới mặc dù họ ít bị nghiện hơn. Ngoài ra, những người mắc các chứng tâm thần thì thường hút thuốc hơn hẳn người bình thường, có thể vì thuốc lá làm họ bình tĩnh hơn, vui sướng hơn và giải thoát họ khỏi stress. Những người này cũng có nguy cơ chết bởi những bệnh do thuốc lá gây ra cao hơn và khó cai nghiện hơn.
    Người ta cũng đã tìm ra được một nguyên nhân di truyền đầu tiên liên quan đến nguy cơ nghiện thuốc. Theo đó, người có hai cặp allele lặn của emzyme CYP2A6 thì hút thuốc ít hơn và ít bị nghiện hơn. Do emzyme này là một enzyme phân huỷ nicotine trong gan, nếu nó không có hoạt tính thì nicotine sẽ tồn tại trong máu với lượng cao và chậm phân huỷ nên người hút thuốc không cần hút nhiều để duy trì liều lượng cao trong máu như khi enzyme này hoạt động. Khoảng 15% chúng ta có ít nhất một allele lặn của gene mã hoá enzyme này, một số ít người thì có cả cặp allele lặn nhận từ bố mẹ. Phát hiện này mở ra khả năng chữa nghiện thuốc lá bằng cách làm bất hoạt enzyme này.
    Những đối tượng có nguy cơ nghiện thuốc lá cao:
    * Người có cha mẹ hay anh em hút thuốc.
    * Có thể do di truyền bẩm sinh.
    * Do những nhân tố xã hội và áp lực của địa vị.
    * Xem thấy quảng cáo của các công ty thuốc lá.
    * Ở nơi thuốc lá có giá rẻ và có thể tìm thấy dễ dàng.
    * Ở trong một nền kinh tế xã hội kém phát triển.
    * Bị mắc bệnh tâm thần phân liệt, nghiện rượu.
    Những hậu quả của việc hút thuốc lá:
    Hút thuốc lá lâu dài sẽ gây nên những bệnh tật:
    1. Đối với đuờng tiêu hoá : gây buồn nôn và đau bụng tiêu chảy.
    2. Đối với hệ hô hấp: làm yếu hoạt động củ lông mao, vốn là một hệ thống chùi rửa tự động cho phổi.
    Do đó dễ bị: ung thư đường hô hấp, viêm cuống phổi và/hoặc bị khí thủng
    3. Đối với hệ tim mạch: làm tăng nhịp tim và huyết áp, kết dính tiểu cầu và làm hẹp mạch máu gây nên những cục nghẽn bất thường trong máu và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh về tim mạch
    4. Làm tiêu huỷ hết vitamine C trong cơ thể.
    5. Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể
    6. Gây ung thư miệng, cổ họng và phổi
    7. Viêm loét bao tử
    8. Xuống cân
    9. Da khô và nhăn nheo
    10. Sản sinh tinh trùng bất thường ở người nam
    Người ta ước tính là có đến 87% những ca ung thư phổi là là do thuốc lá gây ra. Tỉ lệ phần trăm người chết do ung thư phổi gây ra bởi thuốc lá là 1% và sẽ tăng lên khoảng 19% trong tương lai.
    Ngộ độc nicotine
    Gây buồn nôn, ói mửa, chảy nước dãi, người tái nhợt, yếu ớt, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tăng huyết áp và nhịp tim, run, toát mồ hôi lạnh, giảm khá năng tập trung, bị rối loạn các giác quan.
    Tuổi thọ và mức tử vong:
    Thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu nhất gây tử vong trong số các nguyên nhân có thể phòng tránh được ở Mỹ.
    Hàng năm thuốc lá gây ra khoảng 400 000 cái chết.
    Việc hút thuốc gián tiếp giết khoảng 50 000 người mỗi năm.
    Ảnh hưởng trên thai nhi và phụ nữ:
    Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ đẻ non cao hơn bình thường. Phụ nữ hút thuốc lá còn bị rối loạn hệ sinh dục, rối loạn trong sinh sản và kinh nguyệt, mãn kinh sớm và những vấn đề khác trong khi mang thai. Số lượng tử vong do thuốc lá ở phụ nữ đang dần tăng lên, dự đoán đến năm 2020 có đến hơn 1 triệu phụ nữ chết vì những bệnh liên quan đến thuốc lá.
    - Con sinh ra thiếu trọng lượng.
    - Sinh non.
    - Tăng nguy cơ sảy thai và thai nhi chết non.
    - Làm suy yếu sự phát triển thần kinh tahi nhi.
    - Làm suy yếu sự phát triển thân thể thai nhi.
    - Hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh.
    - Có khả năng bị hiếu động thái quá.
    Ảnh hưởng lên sản xuất:

    Người ta thống kê rằng ở Mỹ:
    - Người hút thuốc lá nghỉ làm nhiều hơn người không hút 6,5 ngày mỗi năm.
    - Người hút thuốc đến các phòng mạch, bệnh viện nhiều hơn người không hút 6 lần mỗi năm.
    - Thân nhân của người nghiện thuốc lá thì đến các phòng mạch, bệnh viện nhiều hơn thân nhân của người không hút thuốc 4 lần mỗi năm.
    - Khoảng 8% thời gian làm việc của người hút thuốc lá dùng vào việc thực hiện những động tác hút thuốc.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  10. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Những triệu chứng gặp phải khi bỏ thuốc lá:
    1. Giảm nhịp mạch.
    2. Giảm huyết áp.
    3. Mất ngủ.
    4. Phản ứng chậm.
    5. Căng thẳng.
    6. Không ngủ được.
    7. Buồn rầu phiền muộn.
    8. Cáu kỉnh.
    9. Bị táo bón.
    10. Khó tập trung.
    11. Thèm thuốc lá kinh khủng.
    12. Có thể tăng cân.
    13. Giảm khả năng vận động.
    Mặc dù những triệu chứng này rất khó chịu trong một thời gian ngắn nhưng lợi ích của việc bỏ thuốc lá ?ocó trọng lượng? hơn nhiều so với việc nghiện thuốc. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng nhiều giờ bắt đầu sau khi hút điếu thuốc cuối cùng và kéo dài nhiều tuần liền. Người bỏ thuốc bị hành nhiều hơn vào buổi tối. Sự thèm thuốc có thể dữ dội hơn khi cai nghiện bằng cách giảm dần lượng nicotine so với việc bỏ thuốc đột ngột, thẳng thừng.
    Sau một thời gian dài nicotine đi vào cơ thể thì số lượng những receptor sinh ra được điều chỉnh để đáp ứng với những kích thích bên ngoài và đồng thời giảm lượng chất bình thường vẫn gắn vào vị trí đó. Đó là lý do tại sao những người mới hút thuốc cảm thấy khó chịu nhưng sau đó thì quen ngay.
    Khi cai thuốc, trong người sẽ có một số rất ít những receptor site và một lượng rất thấp các chất dẫn truyền thần kinh thông thường vẫn kích thích những receptor này. Điều này gây ra những triệu chứng khó chịu khi cai thuốc. Receptor mất một khoảng thợi gian khá dài để phục hồi, khoảng 3-6 tuần khác nhau tuỳ người. Khi dùng một miếng dán hay thuốc la nhai với nồng độ nicotine giảm dần sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra những receptor và các chất dẫn truyền thần kinh nhiều dần làm cho các triệu chứng gây ra khi bỏ thuốc giảm bớt, làm cho quá trình bỏ thuốc trở nên dễ dàng hơn.
    Những công dụng khác của nicotine:
    1. Dùng để chữa một số bệnh về mạch máu, nó làm tăng sự hình thành mạch máu nhưng cũng là nguyên nhân gây nên những khối u và gây xơ vữa mạch.
    2. Được phát hiện là có khả năng làm chậm quá trình lão hoá.
    3. Nicotine có chức năng ngăn chặn và làm chậm bệnh Alzheimer, nhưng không phải hút thuốc sẽ chữa khỏi Alzheimer, người ta dùng một miếng dán cho trường hợp này.
    4. Là một chất chống suy nhược khi dùng qua đường tiêu hoá.
    5. Đặc biệt, chất nicotine trong thuốc lá từ xưa đã được dùng làm thuốc trừ sâu bọ côn trùng, được xem là một trong những chất trừ sâu mạnh nhất.
    Ta the day, thi sao nao !!!

Chia sẻ trang này