1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất lượng đào tạo quá kém của DHHH

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi mimi2002, 26/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Cả nước được ở HP là có trường Đh HH nhưng hình như hàng năm tớ thấy chất lượng đầu vào còn quá thấp, chỉ chênh lệch ở mức điểm chuẩn chẳng đáng là bao cả. Đào tạo kỹ sư thế này chắc chìm hết tàu thôi
  2. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Làm quái gì mà cay cú thế. Cậu chê chất lượng trường HH, vậy cậu đã học mấy trường đại học, cậu biết các trường khác dạy thế nào mà chê trường HH. Cậu chê thày kém, thế cậu thử nhìn lại mình xem trình độ của mình đã đủ để đánh giá các thày chưa hay là thầy nói cho tí gì thì biết tí ấy. Những thằng chê thày đa số toàn thằng dốt cả. Không chịu học lại cứ đổ cho thầy. Bây giờ là đại học rồi chứ có phải phổ thông đâu mà đòi thày dẫn cho tận nơi. Còn vấn đề trực chiến, điểm danh chủ yếu là rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên ngành đi biển. Thuyền viên VN đi tàu nước ngoài chưa bao giờ bị chê là trình độ chuyên môn kém mà chỉ bị chê là thiếu kỷ luật. Thử hỏi khi trực ca độc lập trên biển, không có người giám sát, mấy ông thuyền viên lại lôi nhau ra đánh bài thì tai nạn xảy ra ai chịu. Nếu như so sánh với trước đây thì kỷ luật bây giờ là quá lỏng lẻo. Chất lượng sinh viên ra trường hiện nay đúng là khá yếu kém nhưng nguyên nhân không chỉ ở phía nhà trường mà còn ở phía sinh viên. Rất nhiều sinh viên hiện nay ý thức học tập vô cùng kém, đi học chỉ để điểm danh, thi thì chỉ cốt cho qua chứ không có trí tiến thủ, sinh viên như vậy thì chất lượng cao làm sao được.
    Còn cậu không phải là sinh viên trong trường thì đừng có mà nói phét. Sao lúc còn là sinh viên không đấu tranh đi để đến giờ ngồi đó mà to mồm.
  3. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    tôi không dám chê người nếu tôi chưa hơn người, thưa bạn. Đúng là tôi thực sự cay cú vì cai kiểu dạy học như thế, Tôi là người cực kỳ chăm học, muốn dùng kiến thức để kiếm tiền. Tôi đã có một thời sinh viên khốn khổ vì thiếu sách, ***g lên đi tìm sách vì thầy có đâu, mà có thì toàn tiếng Nga, đánh đố tôi đọc, bạn thấy đó là cái gì. Thầy giáo già dạy sai, tôi phản bác lại vì kiến thức ông ta mang ra từ những năm 60 trong khi tôi đã thực tế nhìn thấy cái mới, thì ông ta trù tôi. Đến khi đi làm mới thấy những kiến thức đó là cực kỳ vớ vẩn, may lắm có thể dùng được 20%, tôi rất may là được làm việc trong những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới về công nghệ, tôi như được rửa não vậy, trực tiếp đọc những tài liệu kỹ thuật tuyệt đó là cái mà tôi cảm thấy đã bị lãng phí nhiều năm với cái mớ kiến thức của nhà trường. Và bây giờ đây, tôi đang ở nước ngoài làm được tiếp xúc với những công nghệ mới nhất và tôi lại càng cảm thấy tiếc rằng tôi đã không có tiền để đi học như mong ước của mình, đó không phải là tôi hơn mấy ông thầy rồi sao. Ít ra tôi cũng đang được ở một nơi văn minh được dạy dỗ lại những gì mình không biết và mở rộng tầm hiểu biết lên một tầm cao mới.
  4. mimixinhxinh

    mimixinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    toi thay cac bac phan nan ve chat luong dao tao cua truong hang hai, nhugn toi nghi don gian the nay: neu ho dao tao kem the thi lay dau ra nhan tai nhi? vay cac bac di che bai nhu vay thi chac la phai rat kha kham??? The cac bac hoc o dau ra the? heheeeee
  5. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    chắc các bạn hiểu lầm nhau hay sao ấy. chê thày giáo dốt cũng kô phải kô có cái lý của nó đâu. kiến thức của người thày thì ta khó chê , vì chưa hơn đcj, nhưng nếu chê về năng lực sư phạm thì cũng kô phải là kô có lý . người thày kô làm cho học trò cảm thấy thích học môn của mình , đó 1 nửa là lỗi của thày . thày dạy mà học trò cảm thấy khó hiểu , cũng là lỗi 1 nửa ở thầy . học sinh kém kỉ luật mà thày kô rèn đuợc , đấy cũng là lỗi 1 nửa ở thày . kiến thức thực tế của thày kô cập nhật , bị học sinh bắt lỗi thì 100% lỗi của thày. thày mà kô tận tình , hay có những nhận xét cá nhân phiến diện lên mỗi cá thể trong lớp là 100% lỗi của thày .
    vẫn biết tinh thần tôn sư trọng đạo của người VN là rất cao .tôi chưa thấy có nuớc nào có ngày nhà giáo như tại VN cả . nhưng cũng chính vì truyền thống này đuợc thực hiện quá cứng ngắc và giáo điều cho nên ngành GD của VN mới kô phát triển đúng mức đuợc. tư tuởng "sư thừa" hiện vẫn còn phổ biến trong cấp đại học , trong khi đó , đại học đúng ra kô phải là nơi đến học , mà là nơi để nghiên cứu, là khởi nguồn của những phát minh và thiết kế . chính vì sư thừa giáo điều , cho nên thày dốt thì trò cũng kô thể giỏi hơn đưọc. nhưng thật may cho Vn , vốn là đất nưóc nhiều nhân tài cho nên kết quả cũng kô phải là bi đát lắm.
    học sinh phổ thông tại VN vốn đã bị hình ảnh của thày cô làm cho ấn tưọng. những học sinh ngoan thì kô sao , nhưng những em nào có cá tính thì đặc biệt hay bị thày cô "chăm sóc" 1 cách quá mức , với những hình phạt , hoặc sự đe doạ tinh thần mà hậu quả của nó có thể sẽ kéo dài suốt cuộc đời của người học sinh đó. tại sao SV-VN đa số bị đánh giá là thiếu tự tin khi buớc vào môi trưòng công việc , bởi lẽ họ đã bị " dằn mặt" ngay từ ngày còn đi học , cho nên khi nhìn thấy boss hay cấp trên thì cũng như nhìn thấy giáo viên , e dè , khúm núm và thật lễ phép. cần phải có 1 bộ luật riêng dành cho trẻ em và học sinh tại VN ngoài công uớc quốc tế về quyền trẻ em để bảo vệ sự phát triển cá tính tự nhiên của chúng.
    thời đại của CNTTin , của tri thức , SV-VN đã đưọc tiếp tắt với thế giới bên ngoài cho nên hình ảnh SV đã đuợc caỉ thiện rất nhiều ,nhưng về việc tổ chức nhóm , hội trong giới SV vẫn còn rất hạn chế . những CLB ngoại khóa là rất quan trọng đối với đời sống của HS-SV nói chung. 1 tổ chức đoàn kô thể nào cả vú lấp miệng em đưọc nữa . những CLB ngoại khoá giúp nâng cao khả năng tổ chức của cá nhân tham gia , làm cho họ thêm tự tin , gạt bỏ những khoảng cách về giai cấp và tầng lớp , rèn luyện tính kỉ luật . những CLB như vậy có tác dụng cao hơn nhiều so với hình thức " trực chiến" của truờng hàng hải.
    nhưng nói chung , ĐHHH là 1 truờng có kỉ luật tốt , sinh viên hàng hải khá nổi bật , cả về thể chất lẫn tinh thần so với SV các trưòng khác . chỉ cần SV đoàn kết lại , tự tin nói lên những điều mình suy nghĩ thì đó là 1 sức mạnh tạo ra sự khác biệt.
  6. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Thực sự là khi nói về trường này mà so sánh. Nếu các bạn lên Hà nôi, các bạn sẽ thấy được trường mình ra sao. Các bạn tự hào là thuyền viên đi tàu có trình độ, mấy ông ơi cái nghề đó của mấy ông ở nước ngoài nó xếp hàng bét ông ạ, vừa vất vả, nguy hiểm mà lương đâu có cao, những nghề chất xám mới được coi trọng. Các ông lên Hà nội, những công ty nước ngoài tuyển dụng bao giờ cũng nêu bách khoa trước, cho dù Bách khoa thì chất lượng cũng kém chắc hơn Hàng hải ở mấy nghành mũi nhọn. Nhưng khi nói đến Hàng hải, chả mấy ai biết rằng nó cũng có rất nhiều nghành trên bờ khác, thế là vui hay buồn mấy ông. Các ông thích đi tàu à, đi đi, sóng to gió lớn, cả đời lênh đênh, đem tiền về cho vợ nhiều vào để rồi sinh lắm chuyện.
    Cảm ơn một bạn đã có cái nhận xét rất đúng về thực trạng này. Nếu các bạn được đi nước ngoài về công nghệ, sẽ biết mình ở đâu và thấy buồn vì mấy ông teacher của mình. Chứ đừng ếch ngồi đáy giếng.
  7. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Mình học khoa Máy nhưng học ở trường trong Sài Gòn. Trong đây ít sinh viên, mỗi khóa chỉ có khoảng 60 sinh viên thui, tuy nhiên mấy ông thầy cũng ham đi sửa tàu kiếm tiền lắm, nhất là sửa cho cty Vietso Petro gì gì ý, ko dạy hết mình cho sinh viên. Tháng 5 này tớ thi tốt nghiệp rồi nhưng cái môn Tự Động tớ đek biết gì cả, ù ù cạc cạc thui
  8. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    To honnhien_cotientôi đồng ý với ý kiến của bạn, tuy nhiên vấn đề này rất khó vì tâm lý ngại đấu tranh đã ăn quá sâu vào tâm lý của sinh viên rồi.
    To mimi2002 Đồng ý là nghề đi biển không phải là một nghề thời thượng, không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả ở VN cũng vậy thôi. Nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản chúng tôi tự hào rằng trình độ của thuyền viên VN đã đạt đẳng cấp quốc tế. Vấn đề sinh viên Bách khoa được tín nhiệm không phải bởi vì kiến thức mà sinh viên thu nhận được ở trường mà nằm ở con người sinh viên đó. Trường Bách Khoa có đầu vào cao, môi trường học có tính cạnh tranh do đó sinh viên ra trường đều là người có khả năng về chất xám. Còn về kiến thức thu nhận được ở trường đại học thì cũng chỉ là những kiến thức cũ mà thôi. Hiên nay gần như toàn bộ sinh viên của VN đào tạo ra đều phải đào tạo lại mới có thể làm việc được.
    Vấn đề chất lượng giáo viên là một vấn đề rất nan giải không thể giải quyết trong một sớm một chiều được. Chúng ta đang nói rất nhiều về bệnh thành tích, tiêu cực trong ngành giáo dục. Nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyên nhân của nó. Hiện này mức thu nhập của giáo viên là quá thấp. Đơn cử như một sinh viên mới ra trường được giữ lại làm giảng viên thì mức lương khởi đầu chỉ được khoảng 900.000 đối với những giáo viên lâu năm sắp về hưu thì cũng chỉ được hơn 3tr một chút. Thử hỏi như vậy thì mức sống của giáo viên sẽ đứng ở đâu trong xã hội hiện nay, làm sao chúng ta có thể thu hút những SV giỏi ở lại để giảng dạy được. Mức sống thấp dẫn tới việc phải đi dạy thêm các lớp tại chức ngoài giờ. Vậy thì các giảng viên còn đâu thời gian để nghiên cứu cập nhật kiến thức mới? Thêm vào đó các trường đại học ở VN hiện nay thực ra chỉ là trường cấp IV, không có tính chất là các trung tâm nghiên cứu như ở nước ngoài. Vì vậy việc tiếp xúc với các công nghệ mới là gần như không thể.
    Sức ỳ trong cơ chế cũng là một vấn đề cần quan tâm. Bộ giáo dục đã can thiệp quá sâu vào trong chương trình giáo dục của các trường đại học. Việc thay đổi bài giảng, chương trình giảng dạy là rất phức tạp do đó các trường cũng ngại đổi mới. Thêm vào đó là tính chất đào tạo chuyên sâu của giáo dục bậc đại học chưa cao. Các trường đại học vẫn phải đào tạo theo chương trình khung của bộ GD. Sinh viên phải học các môn cơ sở cơ bản mà không biết để làm gì. Ví dụ như sinh viên ngoại ngữ vẫn phải học toán cao cấp, lý, hoá.....
    Trở về vấn đề đào tạo của trường HH ngoài những yếu kém chung của ngành GD đại học thì bạn dựa vào cái gì để so sánh chất lượng SV hàng hải trong khi trong nước không còn trường nào khác đào tạo các chuyên ngành của trường HH?
  9. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    thế bác thử xem trường Hàng hải có bao nhiêu nghành nghề và nghành dưới nước chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu thích nghành dưới nước thì đừng phát triển nghành trên bờ và đổi tên thành cao đẳng Hàng hải cho đúng nghĩa của nó. Tôi có gặp mấy ông nước ngoài, họ hỏi tôi thế trường Hàng hải có giống trường ĐH quốc gia không, họ không hiểu là sao hàng hải lại có nhiều nghành lung tung đến thế và sinh viên các nghành trên bờ thế nào để nếu có tuyển dụng thì có thể sẽ quan tâm tới. Nghĩa là nếu đã tự hào là DHHH thì hãy xem lại tất cả các nghành nghề hiện có chứ đừng có chỉ chuyên về nghành dưới nước, nếu thích xuất khẩu cửu vạn thì cứ ok, dẹp hết mấy nghành kia đi. Còn nói thật, thuyền viên thì có gì mà hay ho đâu mấy bác, bác không thấy là mấy nghành đó toàn sinh viên điểm thấp nhất đầu vào, điều khiển con tàu thì có gì là to tát đâu, bây giờ nó tự động hoá rồi, mấy ông có vất vả gì nữa mà kêu. Tôi thấy nông dân nước ta đi làm thuê cho mấy nước tư bản, nó dạy dỗ vớ vẩn thế mà vẫn điều khiển máy tự động ầm ầm. Thêm nữa bây giờ thuyền viên chủ yếu từ mấy nước nghèo rớt ra đua nhau đi lái thuê cho nước ngoài chứ thằng giầu có còn mấy đâu.
    Theo tôi nên chuyển thành cao đẳng hàng hải cho đúng nghĩa của nó. Chứ đừng dạy lung tung để rồi sinh viên nghành khác cầm tấm bằng mà như tờ giấy lộn để rồi vác cái mặt đi xin việc mãi không xong tội nghiệp lắm.
    Nam mô a di đà phật.
  10. maradona_th

    maradona_th Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Có khi HH mình fải nuôi gà nòi thôi !!!
    Ở ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI có đào tạo hệ kĩ sư tài năng và chất lượng cao , đầu vào cao , chọn lọc khắt khe , được mấy ông đầu ngành giảng dạy( toàn GS PGS TS )
    Không lý trường mình không làm được ?

Chia sẻ trang này