1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất lượng đào tạo quá kém của DHHH

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi mimi2002, 26/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    To mimi2002 Ý cậu ngành trên bờ là những ngành gì, trừ công nghệ thông tin ra các ngành khác đều ít nhiều liên quan đến ngành HH. Thử hỏi bây giờ trường HH không đào tạo các chuyên ngành công trình thuỷ, đảm bảo an toàn thì vác mấy thằng trường kiến trúc ra xây à, hay cho mấy thằng học nghề điện đia sửa chữa điện tàu thuỷ. Còn ngành dưới nước là ngành xương sống của trường thì việc quan tâm cho nó là việc tất nhiên. Còn việc đại học hay không thì dù bỏ hết các ngành trên bờ nó vẫn là đại học. Việc công nhận một trường có là đại học hay không tuỳ thuộc vào chương trình giảng dạy chứ không phụ thuộc trường có bao nhiêu ngành. Nếu tính số ngành thì các trường dạy nghề cũng thành đại học hết.
    Còn cậu không phải là người trong nghề thì đừng có nói mò. Đúng là máy móc hiện nay tự động nhiều, công việc đỡ vất vả hơn trước nhưng chẳng lẽ các máy móc ấy không bao giờ hỏng? Nên nhớ khi đã ở trên biển thì không thể dựa vào ai khác mà chỉ dựa vào có thể dựa vào chính mình. Trong điều kiện thời tiết xấu thì chỉ cần tàu chết máy 5 phút là có thể dẫn đến chìm tàu. Còn thiết bị càng hiện đại thì càng cần người có trình độ mới có thể sử dụng được. Ví dụ như thiết bị GPS. Ai cũng biết nó là thiết bị xác định vị trí tàu. Nhưng nếu không là người trong ngành thì chắc chắn không thể biết được tại sao cùng một chiết GPS có chỗ chỉ sai số 40-100m, có chỗ lại sai tới 800-1000m, cách khắc phục sai số, cách khai thác tính năng của GPS trong từng trường hợp cụ thể.
    Ngành đi biển có đầu vào thấp là do ngành này vất vả nên ít người muốn vào chứ chẳng liên quan gì đến chất lượng giảng dạy cả. Còn làm thuê là điều tất yếu đối với nước ta hiện nay. Thử hỏi đã có công ty VN nào tự mình vươn ra được thế giới chưa. Những thằng giỏi thì 100% đi làm thuê cho nước ngoài, không xuất ngoại thì cũng liên doanh, rút cục cũng chỉ là thằng làm mướn.
    Việc học trường nào là quyền tự do lựa chọn của mỗi người. Nếu cậu đã chọn học trường HH thì cậu phải chấp nhận mọi kết quả của hành động đó. Còn nếu cậu bị ép vào trường HH thì cứ chửi đứa nào ép cậu vào trường ấy.
  2. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    À ông bênh trường ông à, tôi nói thế này, những nghành xuơng sống của nó thì nó quan tâm thế những nghành xương sườn thì nó mặc kệ à, khôi hài thật, trong khi ông nói tất cả đều có liên quan đến hàng hải, như vậy chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính vì có tư tưởng như kiểu của ông nên đóng tàu thì tàu chìm, thiết kế thì tàu lệch nên chẳng ai dám thuê mấy ông thiết kế, rốt cục đào tạo ra một lũ chỉ đi nhặt nhạnh bóc tách của thằng nước ngoài mà cũng mang tiếng là thiết kế vỏ. Ngành máy xếp dỡ thì học xong đi ngắm cần cẩu để hỏi là nó làm thế nào mà cái cần cẩu to thế hiện đại thế, tính bằng phần mềm gì thế nhỉ. Kinh tế thì thoát môn chủ yếu bằng quan hệ......... Ông xem Hải phòng là thành phố lớn thứ 3 ở Việt nam, trong đó trường Hàng hải là nòng cốt cung cấp nhân lực cho cái thành phố này. Chả trách về Hải phòng nhìn thấy như thành phố chết, kinh tế lẹt đẹt, chẳng có cái gì ra hồn mà mang tiếng có lợi thế, ông nhìn quanh xem sinh viên ra trường làm được gì cho thành phố thân yêu rồi, với cái trình độ và tư duy như thế, xách dép cho Hải dương Hưng Yên. Nói lại còn cố tình bao biện, với tiềm lực về kinh tế rất mạnh nhờ xuất khẩu cửu vạn sửa máy và lái tầu nên nguồn thu khá lớn, đáng ra phải tập trung mà vực dậy những cái yếu kém của mình, Đến độ 10, 15 năm nữa lúc mà đi tàu đồng lương không còn cao hơn làm trong nước thì chắc lúc đó mấy nghành xuơng sống sẽ thành xương sườn và tất cả chỉ còn là xương sườn mà thôi.
  3. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Thôi chê bai chán rồi, xin lỗi các anh em vì đã nói xấu. Tôi mong rằng các anh em hãy cố hết sức mình, tìm tòi kiến thức, trau dồi ngoại ngữ, tôi biết là nhiều anh khoa lái đi tàu 3 năm rồi mà tiếng anh còn rất kém. Những bạn nào định làm giáo viên, hãy nghĩ đến mình và những thế hệ tiếp theo để làm sao nâng cao trình độ bản thân, truyền đạt cho các em những kiến thức quý giá bằng tâm huyết của nguời thầy, chứ đừng vì ở lại làm giáo viên chỉ nhăm nhe làm giàu mà quên đi rằng các thế hệ đói kiến thức cũng sẽ có ngày quay lại bôi gio vào mặt mình vì đã không làm tròn nhiệm vụ, và lương tâm nghề nghiệp. Trường rất giàu, làm sao kiến thức cũng rất giàu đấy mới là cái quan trọng, tôi tiếc là không học trường này để đóng góp sức mình cho sự phát triển chung.
    Xin lỗi các bạn vì chủ đề không hay này và nếu có xúc phạm đến ai xin hãy rộng lòng tha thứ, đó cũng chỉ la nỗi bức xúc của bản thân tôi và nhiều thế hệ sinh viên khác mà thôi.
  4. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh cần phải có một đầu tàu để kéo cho nền kinh tế đó. Một trong những nguyên nhân làm VN chậm phát triển là do không biết tập trung phát triển những ngành thế mạnh. Một ví dụ rất điển hình đó là trung quốc. Để có được bước phát triển vượt bậc như ngày nay TQ đã tập trung phát triển các đặc khu kinh tế, tập trung toàn lực để phát triển những ngành mũi nhọn sau đó dùng vốn kiếm được để dần dần phát triển ngành khác. Thực tế trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không thể có chỗ đứng cho những kẻ yếu. Vì vậy việc đầu tư dàn trải trong nền kinh tế sớm muộn cũng đưa đến đổ vỡ. Nói hẹp trong ngành HH, hiện nay thực lực của ngành đóng tàu VN chưa thể đóng mới các con tàu cỡ vừa và lớn. Chúng ta cần thêm thời gian và vốn để có thể phát triển. Vậy thì xuất khẩu thuyền viên chính là đầu tàu để kéo cho ngành HH VN. Có thể trong tương lai nó không còn đóng vai trò quan trọng nữa nhưng lúc này nó chính là điểm sáng để ngành HH thế giới biết tới VN.
    Đối với ngành đóng tàu, con đường tốt nhất để phát triển trong giai đoạn trước mắt là sửa chữa và tân trang tàu. Việc làm đó tạo điều kiện cho công nhân của chúng ta rèn luyện tay nghề, tác phong công nghiệp, kỹ sư của chúng ta được dịp tiếp xúc, thu thập kinh nghiệm chế tạo tàu.
    Chất lượng đào tạo là một vấn đề hết sức phức tạp liên quan đến rất nhiều thứ, không chỉ đơn thuần là chất lượng giáo viên hay chương trình đào tạo. Nó còn liên quan rất nhiều tới cơ chế, chính sách, nhu cầu xã hội,.... Vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà phải có sự góp sức của rất nhiều bên liên quan.
  5. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Nếu pác này nói ngành hàng hải đã tự đông hoá ,thì đạt được bao nhiêu phần trăm. Nếu như nói vào đây toàn "loại điểm thấp" thì có lẽ những con tàu đóng ra trị giá hàng nghìn tỷ đồng chỉ để nổi lên trên mặt nước? Thế pác có biết để khai thác một lô hàng "đi đến nơi về đến chốn" phải cần bao nhiêu "chất xám" ? Nó không phải là chuyện lái tàu ,vì lái thì đã có lái tự động rồi ,thậm chí có tàu vào luồng đã cài đặt sẵn chương trình ma nơ không cần thuỷ thủ lái. Một con tàu được đưa vào khai thác ,cần những người có trình độ để quản lý và điều hành ,nó như một nhà máy được lắp đặt những trang thiết bị,máy móc hiện đại cần được khai thác vận hành bởi những con người có trình độ . Xung quanh nó là những quy trình tác nghiệp ,những quy định phải được tuân theo các bộ luật quốc tế. Tớ chỉ kể một chuyện đơn giản thế này thôi nhé, có tàu trong lúc nhận dầu đã xảy ra sự cố rò rỉ ,làm dầu tràn ra ngoài biển độ vài tấn,kết quả là cty chủ tàu phải bán tàu để khắc phục sự cố môi trường. Nguyên nhân họ quản lý con tàu quá kém . Ở đây không bàn về vấn đề thuyền viên nước nào giỏi hơn,nhưng chỉ nếu thấy công việc của thuỷ thủ mà nói lên rằng nghề này "đầu đất nó vào" thì quá sai lầm. Vì sinh viên hàng hải ra trường là để làm công việc của những sỹ quan,chứ không phải là thuỷ thủ , có chăng vất vả là vì môi trường sống trên tàu không như trên bờ ,sáng đi làm ,chiều đi nhậu ,tối đi chơi với người yêu.
  6. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Thế pác ơi , Việt Nam ta có cái gì là đi trước thế giới không , hay suốt ngày trên tivi nheo nhéo rằng "ứng dụng công nghệ của Pháp ,Đức ,Nhật...",hay là ba cái phần mềm tin học nếu như không copy được của anh Micro Sốp siếc gì đấy thì Việt Nam ta đã đi thẳng vào danh sách hội mù tin học từ thế kỷ trước rồi . Dân bách khoa như pác nói khi ra trường chắc không đi bưng bê trà nước , sáng lên sớm quét dọn phòng làm việc,thậm chí có thằng còn bị bắt chùi toa love vì dùng hư máy tính. Có anh kỹ sư xây dựng nào mà không một lần phải ra ngoài công trình "mục sở thị" ,ai dám chắc anh ta không bị cục gạch rơi trúng đầu. Người ta bảo sinh nghề tử nghiệp là thế .
    Ngành hàng hải đã kéo theo sự phát triển của ngành ngoại thương ,nếu không có những con tàu ngày đêm miệt mài trên từng con sóng với những người cầm lái có trình độ đi biển được đào tạo chính quy thì đã không có 90% sản lượng vận tải trên thế giới . Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ,nhưng dầu hút lên xong phải nhờ vào sự đóng góp cực kỳ to lớn của đội tàu dầu . Nếu không có sự đóng góp này thì chẵng đã có một nước Việt Nam như hôm nay ,vì dầu khí đóng góp đến 22% GDP nước nhà .Nhiều đất nước đã giàu lên nhờ vận tải biển như Na Uy , Đan Mạch ...KHÔNG CÓ VẬN TẢI BIỂN ,THẾ GIỚI ĐÃ KHÔNG CÓ ĐƯỢC NGÀY HÔM NAY .
  7. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    tưởng mấy ông lái vũ trụ, ngày xua các cụ đâu có cần gì mấy cái vệ tinh mà vẫn đi biển ngon hà, thê mới là giỏi, các chú hậu sinh mà lười quá. Đúng là kể cả bách khoa hay truờng nào thì cũng lạc hậu cả, nhưng các chú có thấy là nó đang tiến đến mức chất xám cao hơn không, những gì nó đào tạo ra ít ra cũng được người ta coi trọng hơn, tôi không phải nói mĩa mai anh em đâu, nghề Hàng hải đâu có được đánh giá cao ngoài tiền. Nói thì cũng chằng giải quyết được gì, buồn thì vào nói vài câu để anh em suy nghĩ, phản bác. Nhưng mong rằng những nghành đòi hỏi chất xám, dùng tư duy nhiều hơn cũng được quan tâm để nhắc đến Hàng hải không phải chỉ là thuyền viên và còn là những ngưòi thiết kế ra những con tàu theo đúng nghĩa của nó mời là tuyệt vời các đồng chí ạ.
  8. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy thứ nhất mimi2002 khá là phiến diện và không có hiểu biết nhiều về ngành hàng hải nên mới nhân xét như vậy. Thứ hai là không hiểu bạn bao nhiêu tuổi nhưng xưng hô có vẻ trịch thượng và coi thường người khác. Có lẽ ít tuổi nên tầm nhận thức có nhiều lõm bõm quá.
    Theo mình chả có ngành nào cao quí hay đáng quí trọng hơn ngành nào cả, mỗi 1 ngành đều có những vai trò và đóng góp cụ thể cho cuộc sống, có hơn chăng là chỉ có những người cao quí hay đáng quí trọng hơn những người khác thôi. Nói đến hàng hải không phải là chỉ nói đến những ngành dưới nước hay thiết kế tàu đâu, còn có nhiều lắm , nào công trình thuỷ, nào điện, nào cơ khí, nào đảm bảo hàng hải, nào kinh tế vận tải thuỷ... Bản thân mình đang làm công tác khai thác tàu cho 1 công ty vận tải biển của VN, cũng đã là sinh viên của trường Hàng hải nhưng tự nhận thấy bản thân chả có gì phải xấu hổ hay kém cỏi khi so sánh với những người đồng nghiệp ở nước ngoài cả. Họ ở đâu, ở Singapore, ở Hongkong, ở Hàn quốc, ở Nhật, ở Thái lan, ở Malaysia, ở India, ở Persian Gulf, ở UK, ở Thuỵ sĩ, ở Mỹ... Họ làm được gì mình cũng làm được như thế, họ có khả năng gì mình cũng những khả năng tương tự như thế, ngoại ngữ, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng giao dịch.... Thực sự khi mới tốt nghiệp kiến thức được dạy quả là có nhiều tụt hậu và thiếu cập nhật so với thực tế công việc bên ngoài nhưng mình cũng cám ơn vì với những kiến thực đã được học dù là cơ bản nhưng cũng giúp mình rất nhiều để hoà nhập vào công việc. Bản thân hãy cố gắng và chịu khó tìm hiểu kiến thức trước khi chỉ trích phê phán việc dạy trong trường. Hãy xem sinh viên các trường khác , như Bách khoa, Ngoại thương, Thương mại, Giao thông, Thuỷ lơi... liệu họ có ngay lập tức sử dụng các kiến thức đã học vào công việc hay phải chịu khó tìm tòi đọc tài liệu mới và phát huy khả năng bản thân.
    Còn về bảo các cụ ngày xưa không cần thiết bị mà vẫn đi biển ngon, nói thật về hàng hải bạn đã hiểu những gì. Biển cả vẫn luôn hiểm nguy và bất trắc như xưa nay nó là vậy. Bạn có biết rằng ngày xưa khi ra biển là 1 đi không hẹn ngày về, dấn thân đi để rồi rất rất nhiều những con tàu và những người thuỷ thủ phải mãi nằm trong vòng tay của biển và để rồi không phải có quá nhiều người được tôn trọng gọi là sói biển vì để có điều đó, họ đã phải trải qua không biết bao nhiêu hiểm nguy và thách thức từ biển cả không. Mỗi tấm huy chương đều có mặt trái của nó. Các cụ được gọi là đi biển giỏi , họ đã phải vận dụng hết khả năng của bản thân và kinh nghiệm được truyền lại cả từ những người sống và cả từ những bạn bè đồng nghiệp đã phải hy sinh trong lòng biển. Không ai muốn chết dù biển cả có dữ tợn thế nào. Tương trợ giữa những người đi biển là tối thượng và được tôn trọng cao nhất. Không phải ngẫu nhiên mà luật hàng hải quốc tế đã có những điều luật yêu cầu phải được tuân thủ tuyệt đối, đó là được phép trệch hướng vì lí do tránh nạn, vì lí do cứu người và vật dụng trên biển, đó là thuyền viên và công ty vận tải được miễn trách bồi thường khi hàng hoá bị mất mát hư hỏng vì lỗi hàng vận-lỗi của thuyền viên, đó là điều khoản tổn thất chung là thuyền viên được phép cố ý ném bỏ hàng khi tàu gặp nạn hoặc mắc cạn miễn là hợp lý để tránh những tổn thất lớn hơn cho tàu và hàng, tổn thất nếu có sẽ được chia đều cho cả chủ hàng và người vận tải.... những điều khoản khá là khó hiểu và khó chấp nhận với những người trên bờ nhưng lại dễ hiểu với những người làm nghề hàng hải. Xuất phát từ thực tế khắc nghiệt mà thôi, trên biển tàu có to đến mấy cũng chỉ là lá tre trên dòng sông. Ngày nay tàu thuyền được trang bị các thiết bị tiên tiến cũng không ngoài mục đích giảm thiểu các rủi ro cho người và tàu , không muốn chết và mất nhiều hơn chứ không phải vì lười đâu bạn mimi2002 ạ. Mà nó cũng chả phải đơn giản, chả đơn giản như 1 cái ô tô đi học vài hôm là biết. Để sử dụng các thiết bị này cũng phải mất cả nhiều năm đại học, học thật sự và học ra trò, học không chỉ về nó mà còn học những thiết bị từ đơn giản ngày xưa. Có GPS nhưng vẫn phải học thiên văn, có la bàn điện nhưng vẫn phải học đến la bàn từ, có Inmarsat A-B-C, mini-M nhưng vẫn phải học đến cable, đến gõ manip đánh Morse, chả ai muốn đùa với mạng sống của mình cả. Chương trình học cũng chả phải thô sơ dạy nghề như bạn mimi2006 cho rằng vậy, nếu kém thế thì mấy thằng chủ tàu trong nước cũng như nước ngoài dám giao sinh mệnh kinh doanh, những con tàu hàng vạn tấn vào tay thuỷ thủ VN, thế hoá họ là chủ tàu cá à.
    Quay lại cái vụ đóng tàu của bạn, bạn thử cho mình biết người nào trong nước mình đã thiết kế ngon lành 1 cái ô tô hay xe máy chẳng hạn để sản xuất trong nước chứ chưa cần nói đến máy vi tính hay máy bay. Nghiệp vụ của trường Bách khoa đó. Hãy nhìn vào thực tế của cả nước mình trước rồi hãy phát biểu hùng hồn như trên.
    Vì sự nghiệp của những người con của biển cả , vì những đóng góp của những người làm trong ngành Hàng hải cho kinh tế anh em ta hãy nâng cốc chúc mừng cho sức khoẻ của họ. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng phấn đấu bằng nỗ lực bản thân chứ không phải cứ chú ý vào cái gọi là "chất lượng đào tạo quá kém của trường hàng hải" mà để người khác đánh giá thấp kém hơn những người làm nghề khác - Mặc dù tất cả những ngành nghề đều đáng quí trọng như nhau.

    Được fromantoan sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 31/01/2007
  9. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    hay lắm , thật là chí lí, đi vào lòng nguời . xin chúc mừng anh em hàng hải ,uống rượu như nước lã nào !!! . hà , đã quá .
  10. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    1-2-3 zoooooo, thêm 1 chầu nữa đi anh em ơi !!! em xin hát 1 đoạn góp vui
    chỉ...ỉ có thuyền ..mới biết.... , biển mênh mông.... dường naòoo!
    chỉ...ỉ có biển ...mới biết ..., thuyền đi đâuuuuu...về đâuuuuu !!!
    những ngày ... kô gặp em , biển bạc đầu ..thuơng nhớ....ớ...ớ...ớ...ớ...ớ....
    dắt đĩa rồi .

Chia sẻ trang này