1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất lượng đào tạo quá kém của DHHH

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi mimi2002, 26/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Xin thưa rằng theo các thông tin mới cập nhật thì trên rất nhiều tàu đóng mới hiện nay của Nhật đã không còn trang bị ***tant. Vậy môn thiên văn còn dùng làm gì. Thứ nữa là GPS là một thiết bị điện tử rất ổn định có thể chạy pin và trên các tàu đều trang bị 2 cái nên xác suất hỏng GPS là vô cùng nhỏ.
  2. bachkhoa_votinhkiem

    bachkhoa_votinhkiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Thôi đừng có mà chê thế
    Dù sao chúng ta cũng phải công nhận là học trong trường không được là bao .Nhưng mà không học thì không có bằng cấp, mà không có bằng cấp thì xin việc hơi khó
    Đi học còn sướng hơn là đi cày đấy
    Cứ hỏi mấy bác nông dân thì biết
    Thôi cứ coi như học ở đây để kiếm cái bằng
    Coi ai thích thì học CAO HỌC , TIến sĩ vậy
    Nói ra chỉ thêm sầu thôi
  3. oceansua

    oceansua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    1.393
    Đã được thích:
    0
    Mỗi trường đều có những điểm tối, điểm sáng, có những góc khuất hay những lúc thăng trầm. Trước kia, trường đào tạo ra những con người dũng cảm lên những con tàu không số vào Nam... Đúng là có những lúc chất lượng của trường đã đi xuống, và bây giờ thì cả lãnh đạo trường lẫn sv đều đang cố gắng để đưa chất lượng của trường đi lên đó thôi.
    Chẳng phải nói gì, chứ mình vẫn thấy tự hào vì mình đã từng là sv của trường ĐHHHVN hihi
  4. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Vậy đi lái tàu thì học cái Toán cao cấp và Hoá học làm gì cho phí thời gian, cứ tập trung mấy cái anh thiết thực , 3 năm sau đi tàu luôn. Bạn ơi, có phải cứ học khoa Lái là bạn đương nhiên chỉ có con đường đi lái tàu đâu, còn có nhiều ngành nghề nữa, và 1 số ngành nghề sẽ phải liên quan đến cái này. Để có trình độ đại học, người ta qui định phải đạt tới 1 mức nào đó, hiểu những kiến thức nào đó mới được chấp nhận, mới có cơ sở để nhận mình vào làm. Kiến thức cho đại học phải bao quát chứ, nếu không là học nghề rồi.
    Hãy tưởng tượng khi xảy ra chìm tàu, bạn chả có cái GPS trên xuồng cứu sinh nào cả, nếu trong trường không dạy Thiên văn học thì cả đám đó cứ ngồi ngáp chờ Thượng đế xuống cứu hoặc chỉ đường à. Ngẩng mặt lên giời xem trăng sao thế nào đi. Hơn nữa bạn bảo các tàu Nhật không trang bị ***tant, vậy nếu bạn phải đi cho tàu của VN có kính ***tant thuyền trưởng bảo bạn thao tác thì bạn cười chạy ra GPS à.
    Thực sự khi học có nhiều kiến thức rất thừa không được dùng đến hoặc dùng rất ít nhưng thử không có mà xem, khi cần lại không cuống lên ấy chứ. Giữa biển khơi có 1 ông bị đau bụng cấp tính hoặc ngã gãy tay gãy chân, không có những kiến thức y tế sơ cứu thì a ma toi. Bạn là seaman có phải là y sĩ đâu, học làm giề.
  5. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    mình công nhận học toán, hoá đúng là rất phí thời gian. Đây là một điểm rất dở của ngành đào tạo nước ta thậm chí sv đại học ngoại ngữ cũng phải học mấy môn này. Còn lại thì mình không đồng ý với quan điểm của bạn. Bởi đại học là đào tạo chuyên sâu. Các kiến thức phổ cập và bạn gọi là "hiểu những kiến thức nào đó" thì phải được trang bị ngay từ phổ thông. Còn không thể có nơi nào có thể cung cấp cho bạn kiến thức tổng hợp để làm bất cứ nghề gì được. Mỗi ngành đều có đặc thù riêng của nó. Chính việc đào tạo tràn lan, cái gì cũng dạy đã làm cho SV VN ra trường không thể bắt tay vào làm việc ngay được mà phải đào tạo lại.
    Mình lấy ví dụ đội tàu Nhật Bản vì đây là đội tàu mới và mình muốn chứng minh xu thế phát triển của ngành HH. Còn về chuyện thuyền trưởng bắt xác định vị trí tàu bằng thiên văn thì cũng duy nhất có các thuyền trưởng NB là bắt sĩ quan phải làm. Và việc làm vị trí tàu này cũng chỉ mang tính chất cho vui, kiểm tra kiến thức chứ không thể dùng được. Bởi lẽ xác định vị trí tàu bằng thiên văn cho sai số tới 4-5 hải lý thậm chí 12 hải lý đồng thời điều kiện xác định cũng rất khó khăn. Chẳng hạn nếu dùng mặt trời thì chỉ dùng được ở khu vực vĩ độ thấp và thời gian quan trắc mất 4-6 tiếng. Còn nếu dùng thiên thể thì chỉ có thể quan trắc trong 15 phút vào thời điểm hoàng hôn và bình minh và thôi. Do vậy môn thiên văn hiện nay gần như không còn ý nghĩa thực tế.
    Còn về vụ xuồng cứu sinh thì xin thưa rằng một khi đã phải ngồi lên đó thì chỉ có một con đường là cầu thượng đế (nếu theo đạo) xuống giúp thôi. Lúc đó biết phương hướng để làm gì, chẳng lẽ lấy chèo ra chèo vào bờ à.
  6. oceansua

    oceansua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    1.393
    Đã được thích:
    0
    Mình không đồng ý với việc bỏ mấy cái môn cơ sở cơ bản như toán lý hoá... gì đó. Vì nếu trình độ chỉ là học hết lớp 12, thì một số tính toán ở trên sẽ không thể hiểu cặn kẽ và chính xác đc.Đành rằng mai sau ta cũng có thể là ít vận dụng, nhưng nó lại là điều không thể thiếu được bạn à.
    Còn việc học vào chuyên ngành nhiều hơn, thì đó là điều đương nhiên, và chúng ta cũng cần nắm bắt thêm những thông tin, tri thức từ nhiều nguồn khác nhau để bổ sung cho những kiến thức mà nhà trường đưa cho chúng ta nữa chứ.
    Có bạn bảo tiếng Anh ko cho học thêm khi vào chuyên ngành, vậy thì có bao nhiêu sv đi học thêm tiếng anh vào buổi tối, và thực chất học như thế nào?...
    Có thể còn sai nhìu chỗ, có gì mọi người sửa dùm nha
  7. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    tôi chả thấy toán cao cấp có áp dụng gì cả mấy ông ạ, nghành máy mà học hoá ông thấy có khác gì nghành kinh tế cho đi thiết kế hộp giảm tốc không, đó là những cái các quan chức đẻ ra để tăng số tiết, tăng thu nhập. Tôi thấy đáng ra họ tập trung dạy học sinh những môn chuyên nghành ngay từ năm đầu hoặc thứ hai, sau đó là thực tập thì sau 5 năm, chẳng những vừa có kiến thức vừa có tay nghề.
    Dạy dỗ kiểu thế, giơ cái bằng ra chẳng biết mình chuyên về cái gì nữa vì số tiết chuyên nghành bằng số tiết những môn không chuyên nghành. Trả trách sinh viên ra trường đi xin việc cứ như trẻ con mới lớn, lơ nga lớ ngớ. Mang tiếng kỹ sư toàn đi hỏi công nhân cái này là cái gì, cái kia là cái gì...
  8. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Tôi đồng ý với ý kiến của mimi. Theo hiểu biết của tôi, các nước Châu Âu hay Mĩ, chương trình phổ thông của họ về toán, lý, hoá còn nhẹ hơn cả chúng ta vậy mà sinh viên của họ ra trường vẫn có năng lực hơn sinh viên chúng ta. Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại mục tiêu giáo dục của chúng ta. Dường như ngành giáo dục của chúng ta mặc dù đã cải cách nhưng vẫn dậm chân tại chỗ một phần là do tư duy của chúng ta chưa đúng. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa GD phổ thông và GD ĐH.
    Theo suy nghĩ của tôi, GD phổ thông là đào tạo con người XH còn GD ĐH là đào tạo người lao động. Trong GD phổ thông cần đặt mục tiêu giáo dục tổng hợp, căn bản. Trang bị cho học sinh những kiến thức xã hội tối thiểu và có tính chất phát triển, định hướng năng lực của hs. Đồng thời trong GD phổ thông cũng cần trú trọng vào phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống. Còn đối với GD ĐH cần đi vào GD chuyên sâu, chỉ giảng dạy những gì liên quan trực tiếp đến chuyên ngành của mình.
    Tôi xin lấy đơn cử chương trình học của ngành lái chúng tôi. Hiên nay tôi vẫn phải học những môn toán cao cấp, lý, hoá. Về môn toán, chúng tôi phải học 3 học kỳ tổng cộng 17 đơn vị học trình trong đó chỉ có 3 trình về toán HH (lượng giác cầu) và 3 trình về xác suất thống kê là những phần toán cần thiết cho chuyên môn. Còn lại 11 trình thì học xong chỉ để bỏ đi, không hề sử dụng được tí nào. Các môn Lý, Hoá cũng rơi vào tình trạng học xong bỏ đấy. Bọn tôi còn phải học các môn hình hoạ, sức bền VL, cơ chất lỏng trong khi nghề của bọn tôi lại chẳng chế tạo cái gì. Buồn cười hơn nữa là bọn tôi còn phải học thêm về lập trình Pascal và môn môi trường.
    Về phía các môn chuyên ngành thì bọn tôi phải học thiên văn tổng cộng 9 học trình cũng sắp đem bỏ trong khi đó về radar HH là một thứ vô cùng thiết yếu trong đi biển hiện đại thì chỉ được dạy ***g ghép trong môn địa văn và sau khi tốt nghiệp sẽ phải đóng tiền đi học thêm môn radar (vẫn ở trường giảng dạy). Các môn chuyên ngành rất quan trọng thì lại có số tiết quá ít, chẳng hạn như máy móc điện, luật HH, xếp dỡ không đủ để trong bị đầy đủ kiến thức cho SV.
    Nếu như ta có thể giảng dạy theo hướng tập trung vào chuyên môn thì có lẽ ngành ĐKT chỉ rút ngắn xuống còn 3.5 năm mà vẫn đảm bảo SV ra trường đáp ứng được yêu cầu của công việc.
  9. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    tôi có quen một ông đi học cao học tại Hunggari là nước có trình độ về điện tử từ cách đây 20 năm, ông này cho biết là khi học lý thuyết sinh viên ta bao giờ cũng giỏi hơn, còn tụi tây thì chỉ thích nhảy nhót hát ca, thế nên thi lý thuyết chúng nó toàn hỏi mình. Nhưng đến khi học thực hành- practice, thì chúng nó vượt trội, và mấy ông việt nam lại phải sang hỏi chúng nó. Xin các bác cho ý kiến ạ, vậy thì chúng ta cần gì nhất cho một kỹ sư khi ra trường ?
  10. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Không thể kết luận một sinh viên ra trường cần gì nhất được. Đúng là chúng ta cần tay nghề để bắt tay vào công việc. Nhưng lý thuyết cũng không thể bỏ qua vì nó là nền tảng để chúng ta tiếp tục phát triển. Những tiến sĩ, giáo sư cũng bắt đầu từ 1 kỹ sư.
    Hiện nay trong đào tạo ĐH VN có 1 vấn đề là các giáo viên thực hành thường yếu chuyên môn. Thậm chí giới giảng viên còn gọi đùa là những người trông phòng thực hành. Các bạn nghĩ sao về tình trạng này.

Chia sẻ trang này