1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất lượng về lớp PR ở Phân viện báo chí và tuyên truyền???

Chủ đề trong 'PR' bởi fdcode281, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fdcode281

    fdcode281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Em bảo nó rồi, nó cũng khoái cái này lắm, em nghĩ rồi các bác ah ! em cứ bảo nó thi vào đấy, học PR ra thì chắc ko lo thất nghiệp, quan trọng là tự học là chính chứ các bác nhỉ hihi
  2. 090306

    090306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
  3. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    3.305
    Đã được thích:
    0
    Chính khoá đầu mới nên đi học chứ. Tui thấy cô Hằng cũng được, nghe giảng mấy kần rùi nhưng kiến thức vẫn chỉ dừng lại ở mức độ hàn lâm, không có thực tiễn. PR cần thực tế nhiều. Tui biết có một chỗ đào tạo PR rất hay, giá lại vừa phải. Các bác thử đến Trung tâm Đào tạo Quốc tế Incentra thử hỏi xem. Tui từng học ở đó một "cua" 5 buổi, nghe đã luôn. Hình như còn có cả chương tình đào tạo 6 tháng lấy chứng chỉ Pro PR executive. Hồi tui học có cả cô Hằng ở Học viện báo chí dạy lý thuyết, ngoài ra có cô Yến dạy rất thực tế, nghe lê tê phê luôn.
    À quên, trước đây cô Yến từng làm PR manager cho ông lớn Pepsi đấy. Nghe cô kể về mấy vụ đi giải quyết khủng hoảng hết xảy.
  4. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    3.305
    Đã được thích:
    0
  5. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    3.305
    Đã được thích:
    0
    Cần quái gì ở bên báo chí mới biết. Bác cứ cho nó thi đi, chỉ sợ nó thi kg dc chứ PR bây giờ là số 1 đấy ạ.
    Với lại em nghĩ học đâu thì học chứ không có thầy dốt, chỉ có trò không chịu học. Với lại đã là khoá đầu tiên thì chắc chắn sẽ đc qua tâm đấy vì chẳng có trường nào định mở thêm ngành đào tạo lại để cho nó dặt dẹo hoặc chết non đâu.
    Mà con em bác nó có thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát kg vậy, nếu nó thuộc tuýp "đấm cả nagỳ không được tiếng "hự" thì bảo nó đi chỗ khác mà học.
  6. fdcode281

    fdcode281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Hihi cảm ơn các bác đã quan tâm!! ^_^ Em bảo nó rồi, chắc nó thi đấy. Con bé này cũng ko đến nỗi "đấm cả ngày không được tiếng "hự" đâu ạh Nó học chuyên anh CVA ạh...
  7. _devilmaycry_

    _devilmaycry_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Tuyển sinh 2006: Những ngành học ?olạ?


    Nguyễn Diệu Cầm (phải) - một PR chuyên nghiệp của Công ty T&A Vietnam đang hỗ trợ khách hàng trả lời phỏng vấn.
    Chưa có mùa tuyển sinh nào được khởi đầu bằng sự xuất hiện của nhiều ngành, chuyên ngành mới như mùa tuyển sinh 2006 này. Trong đó, có những ngành còn khá lạ và đang có nhu cầu lớn về nhân lực như PR, thương mại điện tử, thẩm định giá...
    Trở thành chuyên viên thẩm định giá?

    Dự đoán trước nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này, Trường ĐH Kinh tế quốc dân mới mở chuyên ngành thẩm định giá với mục tiêu trang bị cho người học một tư duy chiến lược về đánh giá giá trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN), có kiến thức và năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực định giá giá trị tài sản, bất động sản và hàng hóa, nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá giá trị để xác lập và khẳng định các mức giá cho hàng hóa, dịch vụ thông thường và các bất động sản, tài sản, giá trị DN...

    Chương trình đào tạo được thiết kế trong bốn năm với những môn học đặc thù của chuyên ngành này như: những nguyên lý đánh giá giá trị trong nền kinh tế thị trường, các nguyên lý bất động sản, định giá hàng hóa và dịch vụ, đánh giá giá trị bất động sản, đất đai, đánh giá giá trị DN, đánh giá giá trị máy móc thiết bị...

    Các cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thẩm định giá có yêu cầu phải có khả năng ứng dụng lý thuyết đã được trang bị để đánh giá giá trị các tài sản, bất động sản, giá trị DN, dự án đầu tư và giá cả hàng hóa dịch vụ, có khả năng tư vấn một cách khách quan cho cả người bán lẫn người mua trong việc đưa ra các quyết định trong giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường cũng như các bất động sản và tài sản DN, có kỹ năng quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đánh giá giá trị, thành thạo các phương pháp đánh giá giá trị để xác lập và khẳng định các mức giá trị cho các giao dịch trao đổi trong nền kinh tế thị trường.

    Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty kinh doanh bất động sản, các công ty luật... Đồng thời cũng có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, các sở tài chính trực thuộc các tỉnh, thành phố và các hội đồng trọng tài, các DN thuộc mọi thành phần kinh tế và các liên doanh, các hiệp hội đánh giá giá trị của trong nước và quốc tế hoặc có thể tham gia giảng dạy tại các trường ĐH khối kinh tế, các khoa kinh tế của các trường ĐH... Ngoài ra người học có khả năng tự lập nghiệp, hoạt động trong một lĩnh vực đã được pháp luật cho phép tư nhân tham gia.

    Thương mại điện tử - ngành học đầy hứa hẹn

    Theo TS Nguyễn Hoàng Long, chủ nhiệm khoa thương mại điện tử (TMĐT) Trường ĐH Thương mại Hà Nội, TMĐT giúp các DN nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị, giúp người tiêu dùng và các DN giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch... và nhiều lợi ích khác về kinh tế, thương mại và công nghệ. Vì vậy TMĐT đang trở thành một xu thế tất yếu trong hoạt động kinh tế thương mại, được các DN sử dụng, khai thác ngày càng rộng rãi cùng với sự phát triển của Internet và kỹ thuật số.

    Chuyên ngành TMĐT được Trường ĐH Thương mại thành lập để đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực này. Những cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành TMĐT sẽ có những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh và những kỹ năng chuyên sâu về quản trị TMĐT, có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh và đặc biệt, những người năng động sẽ có khả năng tạo lập DN mới. SV tốt nghiệp chuyên ngành này có cơ hội làm việc ở các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm nhiệm cương vị quản trị các chức năng và quá trình kinh doanh ở những DN có định hướng và dự án kinh doanh TMĐT hàng hóa cũng như dịch vụ.

    Trong bốn năm học, SV sẽ được đào tạo đồng thời về kiến thức quản trị kinh doanh và kỹ năng thực hiện TMĐT thông qua những môn học như: môi trường và chiến lược điện tử, marketing TMĐT, quản trị tác nghiệp TMĐT, phân tích và thiết kế hệ thống TMĐT, TMĐT với DN vừa và nhỏ...

    Qua chương trình đào tạo, SV có khả năng nắm bắt, cập nhật có phân tích về môi trường TMĐT, phân tích và hoạch định chiến lược kinh doanh, lập và triển khai dự án nghiên cứu thị trường ảo và TMĐT... Đồng thời có khả năng sử dụng các công cụ thông tin phổ biến để thực hiện thành thạo các tác nghiệp cơ bản trong TMĐT như lập website, chào hàng, lập hồ sơ khách hàng...

    Sau khi tốt nghiệp, không chỉ có thể làm việc trong mọi loại hình DN, trong một số cơ quan quản lý nhà nước, người học còn có thể tự kinh doanh với các qui mô khác nhau...

    Muốn thành PR chuyên nghiệp?

    Năm 2006, Học viện Báo chí và tuyên truyền lần đầu tiên tuyển sinh đào tạo ngành quan hệ công chúng (còn được gọi là PR- Public Relations). Đây là nơi đầu tiên đào tạo ngành quan hệ công chúng bậc ĐH chính qui ở nước ta. Ngành này tuyển sinh bằng khối D1.

    Học viện cho biết: chương trình đào tạo cử nhân quan hệ công chúng được thiết kế khá hiện đại, có kế thừa các chương trình đào tạo của một số trường ĐH nước ngoài đã phát triển ngành học này, gắn với những điều kiện thực tế của hoạt động PR tại VN. Trong đó, mục tiêu kỹ năng thực hành cho người học được đặc biệt quan tâm.

    Trong chương trình chuyên ngành sẽ có những môn học như: chiến lược quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, thông tin nội bộ và cộng đồng, so sánh truyền thông, tạo dựng và quảng bá hình ảnh...

    Theo học ngành này, người học sẽ có cơ hội tiếp cận, trao đổi và học hỏi các giảng viên trong và ngoài nước, những chuyên gia hàng đầu đang hoạt động rất thành công trong lĩnh vực PR.

    SV tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng có thể đảm đương nhiều công việc, vị trí trong lĩnh vực hoạt động rất đa dạng này: có thể làm việc tại các công ty PR chuyên nghiệp, các DN chuyên tổ chức sự kiện, thực hiện dịch vụ quảng cáo, truyền thông... Người học cũng có thể trở thành người phát ngôn, phụ trách quan hệ công chúng, giao tế của đơn vị tổ chức, các DN hoặc có thể làm việc tại các cơ quan báo chí và truyền thông...

    Theo Thanh Hà
    Tuổi Trẻ

    Nguồn
    http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/4/109770.vip

Chia sẻ trang này