1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chất tạo bọt bia ! Cứu

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi wanttoknowaboutu, 02/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Chất tạo bọt bia ! Cứu

    Em đang làm một thí nghiệm nhỏ cho khách hàng . Nhưng em ko biêt có chất gì có thể tạo bọt như bia ( bỏ vào nước ấy ) ko ? Bác nào biết chỉ em , em xin hậu tạ .

    Các bác có thể liên hệ wa mail của em : wanttoknowaboutu@yahoo.com hay 0913 898 420
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Về nguyên tắc thì tất cả các chất tạo bọt trong thực phẩm đồ uống đều dùng CO2. Mình có biết 1 ít về công nghệ này người ta nén khí rồi cho sục vào trong bình áp suất có bia ( hay nước ngọt) .
    Về lý thuyết thì cứ CO2 là được nhưng thức tế người ta thường tận dụng CO2 từ quá trình lên men trong chính nhàn máy bia nhưng đòi hỏi công nghệ và quy mô lớn thì đầu tư sẽ hiệu quả. Ưu điểm là CO2 có sẵn không phụ thuộc vào bên ngoài nên nếu có công nghệ này thì giá cả sẽ giảm ( quy mô lớn) Hơn nữa trong thành phần này không chỉ có CO2 mà còn mùi mạch trong quá trình lên men ( hương liệu) cũng sẽ bay ra theo CO2 nên nếu thu được thì mùi bia sẽ rất thơn ngon. Nhưng mình nhắc lại yếu cầu công nghệ cao và chi phí lớn nên hầu hết các xí nghiệp gia công đều không làm.
    Cách thứ 2 thươpng được làm nhièu hơn là mua CO2 lỏng đã đóng bình hay được đóng gói theo nhiều kiểu. Ưu điểm là nếu sản xuất nhỏ thì rất rẻ nhưng không có mùi nên không ngon bằng. trong khi CO2 lên men lại bỏ đi gây ô nhiểmc môi trường.
    Còn bọt là tưn nhiên do trong thành phần bia có các chất có khả ngăng gây nhũ hoá (protein trong mạch) nên khi bọt sục lên nó có dạng như vậy bạn yên tâm đi cái này như bọt xà phòng thôi không lo.
  3. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác wá xá nhiều , nhưng mình chưa cần biết về quy trình tạo bọt bia thật , mình chỉ muốn bắt chước để tạo bọt trong nước thôi .
    Còn cách nào khác ko ạ !
  4. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử làm với mấy viên C sủi xem.
  5. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Thế thì em chả phải hỏi , Anyway vote cho hai bác 5 sao nhỉ !
  6. pqm7777

    pqm7777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    1
    Các bạn đấy đùa chút với bạn thôi, box này còn hữu dụng mà :
    Cách thức sản xuất bia
    Trong quá trình chế bia, người ta cần nhiều máy móc kỹ thuật hơn trong quá trình chế rượu nho. Các khâu như rang, tăng nhiệt độ, nấu, bốc hơi, làm lạnh, khuấy, lên men vân vân đòi hỏi một kỹ thuật cao để bảo đảm chất lượng.
    Quá trình chế biến bia được chia ra thành các phần sau:
    Nảy mầm lúa mạch
    Lúa mạch mới gặt từ ruộng không thể dùng để chế bia được. Trước nhất lúa cần phải được cho nảy mầm xong mới có thể xử dụng được. Phần nhiều các hãng bia không thực hiện công đoạn này mà mua thẳng từ những công ty chuyên môn trong lãnh vực nàỵ
    Tại sao phải cho lúa mạch nảy mầm ? Có nhiểu nguyên nhân, thứ nhất qua quá trình nảy mầm các Enzyme trong lúa được thành hình, trong hạt lúa lượng đường cho sự lên men tạo cồn (alcohol) được tạo ra, thứ hai màu của bia cũng chịu ành hưởng trong quá trình nảy mầm.
    Lúa được chuyên chở vào hãng, sau khi ngâm nước lúa được đặt vào những hộp chuyên dùng để nảy mầm. Khi người chuyên gia thấy hạt lúa nảy mầm đủ lớn để có một lượng emzyme tốt nhất (để lâu sẽ hao đi nhiểu chất đường trong hạt lúa), họ sẽ làm gián đoạn quá trình nảy mầm bằng cách lúa được đem đi sấy khô.
    Hạt lúa được sấy khô ở nhiệt độ từ 80 đến 85 °C (nóng quá enzyme sẽ không còn hoạt động nữa) trong giai đoạn này người ta có thể chế một loại lúa đậm màu ( cháy) để dùng cho các loại bia đặc biệt đậm màu.
    Xay lúa
    Trước khi nấu lúa phải được xay nhỏ ra để dễ tan ra trong lúc nấu
    Tạo đường
    Trong quá trình này bột được hoà chung với nước, chất bột với tác dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường.
    Quá trình biến đổi này rất quan trọng cho loại cũng như chất lượng của bia sau này. Mục đích chính là hoà tan hết chất đường, minerals, cũng như một số protein quan trọng cho ******m ra khỏi nhưng thành phần không hoà tan như vỏ trấu, chất sơ ?
    Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường:
    + Khởi đầu từ 35 °C giữ trong vòng 20 phút
    + Tăng từ từ nhiệt độ từ 35 °C đến 50°C trong vòng 10 phút
    + Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút
    + Tăng từ từ nhiệt độ từ 50°C đến 64 °C trong vòng 15 phút
    + Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút
    + Tăng từ từ nhiệt độ từ 64°C đến 75°C trong vòng 10 phút
    + Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt !
    Lọc
    Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi trấu cũng như các chất sơ và mầm của cây lúa. Ðể lấy hết lượng đường còn bám vào trong trấu, họ đổ thêm nước nóng tiếp theo sau khi lần lọc nước nguyên chất chấm dứt. Chú ý là không nên đổ thêm nhiều nước quá và không nên để khí oxy trộn lẫn trong lúc lọc nhiều. Thêm nước nhiều sẽ làm hoà tan nhiều nhiều protein và theo thời gian bia dễ bị đục (hư
    Quá trình nấu
    Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (90 phút). Trong lúc nay người ta cho vào đó chất hoa bia (hopfen) để tạo vị cho loại bia ( bia Ðức đắng hơn các loại bia tại Á châu và Mỹ châu )
    Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trự tiếp đến chất lượng xảy ra. Dưới đây là một số phản ứng quan trọng:
    + Hòa tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen)
    + Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols
    + Bốc hơi nước
    + Sát trùng
    + Phá hủy enzyme
    + Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến bia
    Chất hoa bia (Hopfen)
    Chất trong hoa bia quyết định cho khẩu vị của bia. Không những loại (giống ) mà cả vùng trồng hoa bia cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
    Ngoài ra, thời điểm và cách cho hoa bia vào trong lúc nấu (chia làm nhiều lần hay một lần) cũng có ảnh hưởng đến mùi vị
    Lọc cặn
    Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không còn hòa tan. Trước khi len mem người ta phải lấy những chất cặn này ra. Phương pháp tốt nhất là xử dụng loại whirlpool, các chất cặn sẽ lắng tụ vào giữa và có thế gạn ra một cách dễ dàng
    Giảm nhiệt độ của nước đường sau khi nấu
    ******n chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 50 °C ******m sẽ chết rất lẹ, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng 10 °C một cách thật lẹ (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi sinh khác)
    Ðể giảm nhiệt độ người ta dùng nước lạnh (nước đá) và áp dụng phương pháp nghịch chiều. Nước lạnh hấp thụ nhiệt và sẽ nóng lên, ngược lại nước đường sẽ lạnh đi dần !
    Len men
    Ðể sinh trưởng, ******m cần có oxy. Số lượng ******m khởi đầu phải được nảy nở lên gấp 3 đến 4 lần. Ðể đạt được tình trạng đó, người ta bơm không khí vào nước đường trong lúc vận chuyển (bơm) vào thùng lên mem.
    Trong lúc lên men lượng đường được biến thành cồn (alcohol) và CO2 . Bên cạnh đó nhiều chất hỗn hợp phụ được thành hình, những chất có ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của bia và có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng của ******n.
    Khi lên men, energy được thải ra và nhiệt độ tăng dần. Bởi vậy thùng lên men lúc nào cũng phải gắn máy lạnh. Tổng cộng quá trình lên men kéo dài khoảng 7 ngày.
    Vào cuối thời điểm lên men, lượng đường không còn, ******n đói và không hoạt động nữa. Những ******n lắng dần xuống đáy thùng và người ta có thể rút ******n ra khỏi bia ?otrẻ?
    (có hai loại men: loại nổi và loại chìm, loại kể trên là loại chìm)
    Sau khi rút ******n ra, bia được chuyển qua thùng chứa và trữ lại khoảng 3 tuần trong nhiệt độ từ 0-1 °C. Trong thời gian này các chất cặn (protein) và ******n còn sót lại lắng dần xuống dáy ?" bia trong dần !
    Nếu bia dùng để đóng chai, người ta fải lọc bia thật kỹ để tránh tình trạng vẩn đục trong chai. Nếu là bia tươi thì không cần fải lọc nữa. Chỉ cần bơm bia trong ra bán (uống) là xong !
    AT
  7. pqm7777

    pqm7777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    1
    So you want to make beer?

    Making beer sounds like a perfect hobby, but it actually is hard work. Not hard in the sense that it''s like alchemy or something, but it does take a long time and a lot of attention. It''s not something that you mix up in five minutes then shove into a closet for a week or two before kegging.Most first-timers pick up a kit, which is a good idea as it provides all the necessary materials to brew up a batch as well as helpful instructions. This is where finding a good local brewing supply store comes in handy. Rather than simply purchasing a kit online, buying from a local supplier usually means you can make calls to a real live person to ask questions along the way. And there will be questions, especially from virgin brewers.We were lucky to find Jeffrey Haines, owner of the Brewer''s Connection in Tempe. Haines has developed what he calls a fail-safe recipe for first-timers in the "First Brew Pail Ale" kit, and he instantly became our beer guru. After putting his claim to the test, we can safely say that even novices can make great tasting beer their first time out.Haines also proclaimed that once we had a taste of home brew, we''d be back for more. His was right on that account as well, and the staff is now hooked on making the stuff regularly.Making a pale ale is different from making an unfiltered wheat beer, for example, and each beer has its own set of rules. Yet there are some general guidelines to follow.Regardless of the recipe, sanitation is the name of the game. All materials that come in contact with the wort need to be sanitized, including spoons, thermometers, siphons, buckets and hands. A household bleach solution can be a good at warding off bacteria, but it requires a twenty-minute contact and a rinse in order to be effective, so most home brewers opt for iodophor solution, an iodine-based cleanser that only requires a two-minute contact and no rinsing. This can be found at any home brew retailer and is generally sold in concentrate form that is then diluted to a solution of 1/2 ounce per 5 gallons of water.Water itself is important . Tap water isn''t always best as it may create a bad tasting beer, depending on the quality, so most experts recommend spring or distilled water for the cleanest and best tasting brew.The boiling pot is also important. Many recipes call for a two gallon boil plus ingredients, which amounts to a boiling volume somewhere in the 10 to 12 quart range, so a stock pot that has at least a 16 quart capacity is recommended. Stainless steel, porcelain enamel or copper pots are considered the best, while aluminum can lead to a product with a tinny or metallic aftertaste.Stainless steel, glass or copper are also recommended for any utensils coming in contact with the wort. Wooden spoons are discouraged as they are likely to harbor bacteria.Making the BeerRecipes will always vary, but the general directions are as follows:1) Sanitize all items that will come in contact with the wort, including the fermenting bucket and any utensils you may be using.2) Pour two gallons of clean water into a large boiling pot.3) Some items may be added to the mixture prior to boiling depending on the recipe, so follow it closely.4) Bring to a boil before adding grains or to the temperature called for in the recipe. The Brewer''s Connection "First Brew Pail Ale" kit, for example, asks brewers to bring the water up to 160 degrees before adding the grain.5) Add grain to the pot (in a muslin bag if it is a filtered beer or loose if it is an unfiltered beerÔfollow the recipe).6) Stabilize the boil and follow the recipe for times and temperatures during the steeping process (it differs for each recipe).7) Add the malt, hops, moss etc. according to recipe and continue to boil as necessary.8) Cool the wort down to the appropriate pitching temperature of 75 to 80 degrees. The quickest way to do this is to place the boiling pot into a sink of ice water.9) Pour cooled wort into the fermenting bucket.10) Add remaining water and yeast according to recipe.11) Place the lid on the fermenting bucket. Then rock back and forth for 5 to 10 minutes to mix in the yeast.12) Fill the airlock device with iodophor sanitizing solution and insert into the fermenting bucket.13) Store in a cool place that maintains the ideal temperature for the yeast you are using. Ales can be fermented between 66 and 75 degrees, while lagers require cooler temperatures in the 48 to 56 degree range. The fermenting period will also differ depending upon the recipe, so follow it closely.14) After the fermenting period, it is time to bottle. Prep the recycled bottles by thoroughly rinsing and cleaning in the dishwasher. Another option is to soak the bottles in an iodophor solution.15) Sanitize the bottling bucket as well as any siphoning or bottling equipment you will be using.16) Mix 2/3 cup of dextrose with water and heat until clear. 2 or 3 minutes in the microwave does the trick.17) Pour dextrose solution into the bottling bucket.18) Siphon beer from fermenting bucket into bottling bucket, being careful not *****ck up any dregs. As tempting as it may be, do not siphon by mouth.19) Fill each bottle and cap.20) Store bottles at room temperature for 7 to 10 days, to allow further fermentation.21) Chill and consume.
    Source : http://www.azcentral.com/home/beer/articles/0625homebrewhowto.html
  8. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Vượt wá sụ mong đợi . Xin đa tạ
    Mời các bác làm vài ve nhé :
    Thế thôi , còn đi choi nữa
  9. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Wên mất ! Em có hứa hậu tạ , em at SG , bác nào cũng ở đó em mời đi uống cafe ạ !
  10. pqm7777

    pqm7777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    1
    Bữa nào làm xong ly bia đầu tiên thì mời iem sang uống thử được rồi (hy vọng mẻ đầu tiên ổn)

Chia sẻ trang này