1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chầu văn - một nét văn hoá thành Nam

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi chiaki_ruanhoc, 30/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Chầu văn - một nét văn hoá thành Nam

    Tết về Thành Nam xao xác tâm tư với những cơn xá Chầu Văn lên đồng nửa mê, nửa tỉnh, nửa người, nửa tiên. Và thật dễ dàng lạc lối trong câu thơ Nguyễn Bính. Bằng một cách chơi màu xanh độc đáo, nhà thơ của thành Nam quét loang cái màu xanh mơ mộng ra cả một bức tranh giòn tan tiếng nguyệt và lảnh lót chầu văn: "Mùa xuân là ca một màu xanh - Giời ở trên cao gió ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở đồng nàng và lúa ở đồng anh". Cái giới từ "ở" trong bài "Mùa xuân xanh" đầy quyến rũ này của Nguyễn Bính dường như xác nhận cái địa chỉ dân dã, cái vùng đất mộc mạc ở góc phía Nam tam giác châu thổ Bắc vừa phì nhiêu đồng lúa, vừa đập dờn biển bạc với những đồng muối trắng. Và gió, mơn man gió lành trong tiết xuân tới Phủ Giầy nơi bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tôn giáo Việt - hiển linh. Nhấp một ngụm rượu xứ Nam, có cảm giác nóng ran khi bài chầu văn tới độ nhập đồng, nhập cốt, mới thấy cuộc bộ hành "chân quê" của "thi sĩ đồng quê" họ Nguyễn thật ngang tàng, thật quả cảm luồn qua bao thị thành, bao cám dỗ dung tục của một đời sống đô hội tiêu dùng. Cuộc bộ hành chấp nhận bi kịch dằn vặt quyết không chịu dấn thân, đánh mất mình vào thế giới đồ vật chật chội, để trở về đắm chìm trong thiên nhiên mơ mộng " Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh - Tôi đợi người yêu đến tự tình - khỏi luỹ tre làng tôi mới thấy - Bắt đầu là cái thắt lưng xanh".(Trích đoạn trong bài viết về Âm nhạc cổ truyền vào dịp tết trên đất Bắc - Văn hiến Việt Nam)
  2. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]Có thể bây giờ, chầu văn không còn được phổ biến, nhưng   chắc chắn trong mỗi trái tim Thành Nam nói chung và những người Nam Định xa quê nói riêng, sẽ không thể không xốn xang lòng mỗi khi nghe câu hát chầu văn. ?oChấn thủ Nghệ An í..i..ông hoang Mười chấn thủ Nghệ An í..i..về huyên Yên Bàn làm quan đất Phủ Giầy. Cứu nước thù đời lưỡi gươm thiêng í.i..lưỡi gươm thiêng đánh đông dẹp bắc việc ngoài, việc ngoài binh nhung. Một đấng anh hùng tuổi thanh xuân í..i..một đáng anh hùng tài danh nổi tiếng khắp trời Nam í..i...Nặng gánh cương thường hai vai í..i..nặng gánh cương thường...?Ai đó còn mơ hồ thì hãy cùng tôi tìm hiểu sơ lược về loại hình nghệ thuật này:Hát văn hay còn gọi là hát chầu văn. Chầu văn là loại hình ca nhạc chuyên sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng ở các đền miếu xưa, đặc biệt là khi ngồi đồng. Nhạc cụ dùng trong hát văn gồm đàn Nguyệt, trống đế, thanh la và phách. Người ca sĩ được gọi là cung văn, thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn điệu, vừa biết chơi nhạc cụ. Hát văn là một hình thức hát thờ, hát trong khi ngồi đồng nên các làn điệu và lối hát cũng phụ thuộc vào cuộc lên đồng. Mở đầu buổi lên đồng, cung văn hát điệu sai quan tướng, điệu này tiết tấu nhanh, gấp; sau đó khi đồng nhập thì hát chầu văn thờ để ca ngợi công tích hay sự tích các thánh, sau đó chuyển hát dọc để kích thích khả năng thăng thoát của người ngồi đồng, điệu này nhạc dồn dập, tưng bừng. Khi nhân vật đã nhập vai các thánh và ?olàm việc thánh? thì chuyển điệu còn là điệu thức cao hơn dọc một cung bậc. Tuy nhiên khi người ngồi đồng vào vai thánh nào thì người hát phải chuyển giọng theo ngôi thánh đó cho phù hợp (nhận biết ngôi vị này qua cách phục trang trong giá chầu).Hát văn và hầu bóng một (cách gọi khác của ngồi đồng) có thể có nguồn gốc từ văn hoá ca múa nhạc tôn giáo của người Chăm nên trong các điệu thức của hát văn cũng có điệu hát giàn (điệu hát của người Chăm). Mặt khác cung văn khi hát cũng phải hát sao cho thể hiện tâm lý tình cảm của các nhân vật nên giọng hát phải chuyển đổi luôn luôn. Vì thế mà chỉ trong một thể hát thì cũng có nhiều dạng khác nhau: thể phú thì có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm trạng vui, phú rầu để diễn tả tâm trạng buồn. Những khi thay đổi như thế thì âm nhạc đều chuyển điệu thức 5 âm để phụ họa theo. Nói chung hát văn không chỉ khó mà còn đòi hỏi cung văn phải nhanh, linh hoạt để vừa có thể chuyển lời, giọng và nhạc cho ăn khớp mà vẫn hay, vẫn sát vai của người ngồi đồng, lại vẫn thể hiện được tài năng riêng của mỗi cung văn. Nếu như không khí, nhịp điệu trong ca trù thính phòng là êm đềm, réo rắt, bổng trầm thì không khí, nhịp điệu trong hát văn ngược lại hẳn. Nó mang tính chất sôi nổi, kích động cộng với trống phách, thanh la rộn ràng làm cho buổi hầu đồng luôn trong không khí tưng bừng.Lời văn trong hát văn cũng phổ từ thơ ca dân gian, đôi khi vay mượn cả trong các tác phẩm văn thơ bác học và thường là thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, bốn chữ. Nội dung thường là kể về công tích, kỳ tích cũng như sự tích các thánh thần, vì thế mà giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi. Với tính chất này hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi dùng trong nghi lễ mà hát văn cũng được coi như một hình thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh và đưa ra công diễn trước đông đảo quần chúng, bước đầu đã có những thành công đáng kể.Lâu lắm rôi chưa có dịp về lại Nam Định,chẳng biết những điệu chầu văn quê mình còn không!(Tác giả bài viết: Vantrantu - Namdinhonline)
    Được chiaki_ruanhoc sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 30/07/2004
  3. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Các Điện thường thờ thần. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, thế gian chia làm ba giới: Thiên đình, Âm Phủ và Thủy Phủ. Các vị thần chấn thủ ba nơi này mang các danh hiệu Tứ Đại Thiên Vương, Nhị Thập Bát Tú, Thập Tam Hoàng Thái Tử, Ngũ Vị Vương Quan...Các vị đó có nhiệm vụ che trở cho loài người chống hạng yêu quái quấy nhiễu dương gian. Nhưng muốn đạt tới các vị đó, người đời phải mượn một hạng trung gian là các Đạo sỹ, Phù thủy, ông Đồng Bà Cốt. Rồi từ việc mượn người trung gian để cầu xin các vị Thần linh phù hộ che chở cho đến việc tự nhận mình là "Con công đệ tử". Từ đó đã hình thành một loại tín ngưỡng rất phức tạp, trong đó ca nhạc đóng vai trò quan trọng, đó là hát chầu văn.Người cung văn là một ca nhạc công kiêm thầy cúng chuyên nghiệp, đánh đàn giỏi, có giọng hát hay, thuộc rất nhiều điệu hát. Hát chầu văn rất chú trọng đến văn. Cung văn là người nịnh giỏi tuyệt trần, không những phi có giọng hát ngọt, tiếng đàn hay, còn phải khen ngợi đúng chỗ, đúng lúc.. Chầu văn bao giờ cũng đề cập tới chuyện vui chơi của các vị Thần Thánh. Khi các đồng cô, đồng cậu đã nhập vào người lên đồng, thì cuộc sống thần tiên bắt đầu. Tới cao trào, bóng thường hay múa gươm hoặc bơi thuyền. Cung văn phi chuyển sang "nhịp một" sôi nổi kích động. Trống thanh la gõ rộn ràng và "Hòa khoan" theo làn điệu "Chèo đò" phù hợp với động tác chèo thuyền của bóngGiai điệu Hát Văn mượt mà, hấp dẫn. Nhịp điệu dồn dập, khỏe mạnh vui tươi. Nhiều làn điệu Chèo cũng đã bắt nguồn từ Chầu văn.(Trích đoạn về chầu văn trong nhạc thờ cúng - Nghệ thuật âm nhạc ca hát và múa - Lễ hội Việt Nam)
  4. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn đó cong cong một mái đìnhEm tần ngần níu giữ nếp mi xinhChầu văn sóng sánh làn môi thắmNhư thuở hồng hoang Tấm về kinh. Gắn với một số phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những quy ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình Cờn, Dọc, Xá hát văn còn du nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác.Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân vào các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt kiến người ta có thể thực thiện được những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tính ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia cũng đã từng khiến nhiều người say mê. ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những mục được công chúng yêu thích.(Trích từ bài viết: Những làn điệu dân ca truyền thống)
  5. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Hát VănGắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác. 
    Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia đã từng khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích.(Tài liệu sưu tầm)

Chia sẻ trang này