1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÓ KHOA HỌC CHO TRẺ

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi wildpony, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhim76

    nhim76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Hihihi, mẹ mui_hech toàn hỏi những vấn đề mà mẹ nhím đang quan tâm thôi . Mà công nhận, mẹ wild có hai con rồi có khác, kiến thức tràn trề.. Tặng thêm mẹ wild nữa này
    Bây h mẹ wild cho mẹ nhím hỏi tí ( ngại wé ), mẹ nhím định cho nhím uống nước cam nhưng hôm qua đọc trên web trẻ thơ thấy bảo là không cho em bé uống nước cam quá sớm (đại loại là trước 1 tuổi) vì dạ dày của em còn non, mà acid trong cam/ chanh có thể làm hư dạ dày của em.... thế nên mẹ nhím cũng lo, không biết có nên cho uống hay không? Với lại, mẹ nhím định làm hoa quả nghiền (chuối, táo nấu lên rồi xay) để cho nhím ăn thêm nhưng nghĩ đến công lao bỏ ra cả tiếng đồng hồ mà chàng chỉ nhấm nháp được chưa đến một thìa rồi phải bỏ thì thấy .... ngán quá! Không biết có cách nào để bảo quản không mẹ wild nhỉ?
    Hay là mẹ wild viết sách rồi xuất bản luôn đi, mẹ nhím đăng ký mua quyển đầu tiên có chữ ký của mẹ wild và ảnh của hai nhóc?
  2. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0

    Em nghĩ cái bình đựng sữa dành cho bé rất là quan trọng. Sữa em đề cập ở đây là sữa bột, sữa hộp cho bẽ bú thêm chứ không phải sữa... nhân tạo đâu ạ. Không các bác lại tưởng tượng rằng em nói tới cái bình sữa mà các ông bố thích hơn cả các em bé
    Hôm nay em đọc bài này thấy đúng là đáng sợ thật. Có lẽ dùng bình thủy tinh là an toàn nhất, phải không ạ?
    =================================================
    Hiểm họa từ bình sữa- Thận trọng khi cho trẻ bú bình nhựa.
    Bình sữa, núm vú giả và đồ chơi bằng nhựa cho trẻ nhỏ có thể gây tổn thương não, rối loạn sinh sản và các bệnh ung thư sau này. Nguyên nhân là do chúng có chứa chất Bisphenol-A (BPA), đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ nhựa cứng.
    Bisphenol-A là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh, bình nước, bình sữa trẻ em, đồ chơi, núm vú giả... Chất này cũng được tìm thấy trong keo epoxy phủ bên trong các hộp đựng thức ăn và chất trám răng cho trẻ. Các dẫn xuất của BPA còn được dùng làm chất khó cháy trong keo, giấy và vải.
    Bisphenol-A có tác dụng giống như hoóc môn sinh dục nữ oestrogen, can thiệp vào quá trình tự nhiên của cơ thể. BPA có liên quan đến những ảnh hưởng xấu đối với hoạt động sinh sản của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và bất thường về khả năng nhận thức. Về lâu dài, nó sẽ làm tổn thương não bộ, gây ra căn bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư. Trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với Bisphenol-A sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
    "Bằng chứng khoa học đã rất rõ ràng, và nó không chỉ mang đến sự sợ hãi mà là nỗi kinh hoàng thực sự. Cho trẻ bú cạn bình sữa bằng nhựa cứng và trong suốt cũng giống như cho bé uống thuốc tránh thai", giáo sư sinh vật học Frederick vom Saal, Đại học Missouri-Columbia, nhận định.
    Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng cực kỳ độc hại. Trong nghiên cứu của giáo sư vom Saal đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives (Mỹ), tác hại của hóa chất này đều được ghi nhận ở những lượng BPA thấp hơn nhiều so với mức quy định của chính phủ Mỹ.
    Hơn 3 triệu tấn chất độc BPA được sản xuất mỗi năm ở 15 công ty lớn. Trong vòng 8 năm kể từ sau phát hiện của vom Saal, đã có gần 100 nghiên cứu độc lập đều cho thấy tác hại nghiêm trọng của BPA. Nghiên cứu mới nhất là của các nhà khoa học đến từ Đại học Yale và bệnh viện Helen Hayes (Mỹ). Người ta đã phát hiện ra một lượng nhỏ BPA đã kìm hãm sự phát tiết hoóc môn oestrogen ở những con chuột cái tại các điểm nối tiếp hợp trong vùng chân hải mã (hippocampus) - vùng não liên quan đến sự biểu cảm hành vi ********, cũng như sự hình thành và lưu giữ trí nhớ.
    Các nhà lập pháp bang California dự kiến sẽ sử dụng các bằng chứng trên để xây dựng dự thảo đầu tiên về việc nghiêm cấm sử dụng BPA trong sản xuất nhựa dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
    Mỹ Linh (theo Chemical online, Medical news today)
  3. brown_eyes

    brown_eyes Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    0
    Mẹ Nhím hỏi Mẹ Wild nhưng Mẹ Sóc nói leo 1 tị được không ạ[​IMG]
    Sóc con nhà chị cũng chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tập ăn dặm, hôm nọ theo lời khuyên của Mẹ Wild là nên cho bé tập ăn trái cây nấu rồi nghiền nát, hoặc khoai tây, carrot nghiền chị cũng nghĩ có một tẹo mà cho vào máy xay sinh tố thì nó dính hết vào máy rồi còn đâu, làm nhiều thì bé ăn không hết bỏ đi thì phí quá, chị được cô bạn mách có loại máy nghiền thức ăn cho em bé rất tiện, nó dạng như cái gậy tròn, một đầu có lưỡi dao nghiền, thức ăn của bé sau khi nấu chín mình cho vào cái cốc nhựa (đi theo bộ máy nghiền) rồi cho cái đầu có lưỡi dao vào cốc mà xoay, thức ăn sẽ nát và không bị dính vào máy, làm 1 ít cũng được. Chị nhờ mua được 1 cái ở Hà Nội, vì đây là hàng của Đức nên sợ ở SG không có.Có gì chị sẽ chụp ảnh post lên đây, tên của nó là Stick Blender.
    Còn nếu không mua được máy thì mẹ Nhím thử mua cái rây lỗ thật mịn, cho đồ ăn vào đấy rồi nghiền nát qua rây cho bé cũng được. Ở chợ có bán bộ nồi và chảo bé tí dùng để nấu đồ ăn cho bé rất xinh, mẹ Nhím mỗi lần nấu cho con chỉ cần cắt 1 ít táo hay lê, cho vào nồi bé xíu đấy nấu một chút là xong, chịu khó đổi món thì Nhím mới thích ăn và tăng cân được.[​IMG]
  4. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
  5. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    He he... làm sao mà viết được, kiến thức toàn đi ăn cắp của mấy ông bác sĩ nhi của con, với lại ngó nghiêng được, rồi thì qua kinh nghiệm con cái mình nữa
    Những bài mà mình tự góp nhặt lại thì mình cũng ghi rõ, đều có qua sự cố vấn của bác sĩ nhi chứ mình không tự nghĩ ra rồi đưa lên đây đâu, vì nguồn thông tin phải đáng tin cậy, chứ báo chí cũng làm bài lung tung lắm, đọc xong nhiều bài báo đôi khi có cảm giác mình chỉ còn 2 ngày để sống . Bài nào paste từ báo khác qua mình cũng có ghi rõ, để mọi người tiện theo dõi nhé.
  6. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Chế độ ăn cho trẻ 1-3 tuổi ( từ vnexpress )

    Trẻ cần được ăn đủ chất để phát triển.
    Đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng 1/2 lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
    Nhu cầu về dinh dưỡng ở lứa tuổi 1-3 tính theo trọng lượng cơ thể thì cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu nuôi dưỡng không đúng. Còn nếu ăn không đủ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
    Về năng lượng, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún... nấu với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng. Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Một ngày trẻ nên ăn 150-200 g gạo, nếu đã dùng bún, mỳ, phở thì rút bớt gạo đi.
    Chất đạm
    Chất đạm cấu tạo tế bào, là thành phần của các hoóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, việc thiếu rau xanh sẽ hạn chế hấp thu đạm.
    Trẻ cần 2-2,5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Như vậy, một ngày trẻ cần khoảng 120-150 g thịt hoặc 150-200 g cá, tôm hoặc 300 g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30 g thịt nạc.
    Chất béo
    Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40 g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn.
    Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.
    Các vitamin
    Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau giền.
    Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.
    Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.
    Các chất khoáng
    Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc... Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.
    Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.
    Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C , giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
    Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.
    Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.
    Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga.
    ThS Lê Thị Hải, Sức Khỏe & Đời Sống
    ---------------------------
    Thường thì những thông tin ta tìm thấy qua sách báo... hay được viết chung chung thế này, mình thấy với giai đoạn bắt đầu ăn dặm của con thì các bà mẹ cần biết tỉ mỉ hơn, khi sinh đứa đầu hay nhức óc vì phải lo biết chế độ ăn cụ thể ra sao, vì vậy mình tranh thủ hướng dẫn của bác sĩ bên này mà ghi nó ra tỉ mỉ hơn trong phần cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng ở đầu topic.
    Còn khi trẻ đã có thể ăn được bữa ăn khô, có thể ăn mọi thành phần thực phẩm giống người lớn rồi thì mình thấy một kiến thức tổng quát như trên này là OK, không cần phải biết rõ về thực đơn nữa, cứ cho bé ăn thực phẩm thật đa dạng và đủ dinh dưỡng là được phải không các mẹ.
    Nếu các mẹ muốn đọc thông tin thì qua bên webtretho, mình không hay post bài về vấn đề này bên ấy, vì có nhiều mẹ đang sinh sống ở nước ngoài, có điều kiện được bác sĩ nhi chăm sóc hướng dẫn chu đáo rồi nên họ cũng không cần tới.

    Được wildpony sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 16/04/2005
  7. mui_hech

    mui_hech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
  8. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Khì khì... cái cô em chồng này chắc chắn là chưa lấy được chồng roài ! Trong ấy cô ấy bảo : "Chị đừng đậy vung, rau nhừ nát thì mất hết vitamin !" Bởi vì đúng là thức ăn khi đem nấu thì nó đã bị mất vitamin rồi, so với thực phẩm không nấu. Nhưng với các bé mới ăn dặm, bác sĩ khuyên mình nấu để đảm bảo vệ sinh cũng như tốt cho việc tiêu hoá hơn khi nó được nấu nhừ nhuyễn, chứ táo và xay xong rồi để sống thì nó lổn nhổn, làm sao bé nuốt được. Cái chuyện nấu kỹ và bị mất ít vitamin thì sao tránh được, đậy vung giữ được hơi vẫn tốt chứ nhỉ ? Ở nhà, những thứ đồ ăn nấu dễ bị bùng, trào ra, thì chị hay để nhỏ lửa và hơi hé vung, như vậy là OK, không cần kỹ càng quá, ngày xưa toàn ăn cắp khoai tây của bà Ngoại, đêm vùi vào bếp than, cháy đen thui mới ăn mà vẫn lớn... he he... sợ quái gì mấy cái chuyện ý
  9. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Có phải mấy cái máy đó là mấy cái này không ạ:
    [​IMG] 60 ,
    [​IMG] 40 ,
    [​IMG] 30 ,
    [​IMG] 30 ,
    [​IMG] 23 ,
    Không biết là ở VN bán bao nhiêu mọi người nhỉ?
  10. lan_chi

    lan_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Chị "mắt đen" post hình cho này:
    [​IMG]
    Braun Multi Quick Stick Blenders

    With the Braun stick blender you have a powerful and practical hand blender at your fingertips, for frothy shakes or smooth purees.
    Multiquick Blender Features:
    Soft touch grip
    200W
    Dishwasher safe
    Includes clear beaker with lid and wallholder
    Unique blade for extremely smooth and even blending
    Ideal for making fresh and healthy baby food
    Mashes, purees and mixes in seconds
    Blends soups right in the pan
    Chopper Multiquick Blender Features:
    Soft touch grip
    200W
    Dishwasher safe
    Includes chopper attachment, stainless steel whisk attachment, clear beaker with lid and wallholder
    Makes fine chopping of herbs, onions, nuts, etc. easy
    Whips cream, eggwhites and desserts

Chia sẻ trang này