1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế tạo tên lửa đạn đạo như thế nào ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Ghettau, 04/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Ấy ấy bác, đèn khò nó có khò khò hay nó khè thì còn tùy thuộc vào cái cách người ta pha chế nó thành hỗn hợp với tỷ lệ như thế nào chứ bác ,cái đèn khò nó cháy từ ấy mà bác cho thêm nhiều khí oxi hơn nữa và xem, đảm bảo nó kêu cái đùng ngay
  2. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ok, chửi tiếp đi, em rất thích nghe các bác chửi, nghe rất vui và hài hước, rất thư giãn và xả xì trét :))
    nhớ chửi tiếp nhé, đang đợi để nghe, vui lắm ạ :))
    bác mig19farmer đúng là hiểu biết nhiều, rất đáng khâm phục.
    em có nhầm một chút, ko để ý, vài trăm KM/h chứ ko phải vài trăm KM/s, cái nhỏ mọn này chắc các bác ko chấp vặt nhỉ
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 05/02/2009
  3. super_voz

    super_voz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã nhắc nhở
    Đến giờ em đã bình tĩnh lại đôi chúy, thấy mình có nóng quá, mong ae thông cảm
    Tuy nhiên hình như bác oи"-19 có tí nhầm lẫn do không đọc kỹ bài rồi.
    Bác có nói là:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Điều khiển tên lửa hay bom rơi vào mục tiêu dựa trên truyền hình vô tuyến đâu có phải là cái gì không thể hả bạn. Đã từ rất rất lâu rồi việc này đã được ứng dụng rồi bạn à.
    Tốc độ tên lửa cao thật, bà con khó quan sát thật, nhiều lúc phải xài ra đa thật nhưng không có nghĩa là không thể quan sát hay điều khiển bằng mắt nhìn bạn à. Giả dụ một cái Mig-25 bay qua đầu tớ với vận tốc M3,2 thật nhưng ở độ cao 10 km thì tớ dư sức nghẹo cổ từ từ theo nó để nó luôn ở trong tầm mắt. Và nếu là một con webcam gắn trên một giá điều khiển tự động kết nối với một máy tính có phần mềm nhận dạng ảnh để phân biệt độ tương phản của máy bay trên nền trời thì nó dư sức để luôn giữ cho con Mig-25 ấy luôn ở đúng tâm màn hình hiển thị. Các máy quay quan sát an ninh rẻ bèo bán đầy cũng đã từ lâu có khả năng tự bật khi phát hiện chuyển động và bám sát đối tượng thâm nhập.
    Như vậy cái ăn thua ở đây không phải vận tốc của mục tiêu mà là vận tốc thay đổi góc của mục tiêu so với hệ quan sát mà thôi.[/QUOTE]
    Nhưng thực tế bạn @4cva kia phát biểu như sau:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn về điều khiển ta có thể dùng hệ thống camera gắn trên tên lửa truyền hình ảnh đường đi trực tiếp về cho trung tâm điều khiển, người ngồi trong trung tâm ĐK sẽ dùng joystick, quan sát màn hình và lái tên lửa lao vào mục tiêu như chơi trò chơi điện tử.[/QUOTE]
    Như vậy là bạn í định gắn cái cam lên quả tên lửa cơ, và kinh hãi hơn nữa là để mấy ông ngồi dưới đất điều khiển nó. Như vậy đoạn viết trên của bác em không tính
    Bác có nói tiếp:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Với bài toán hệ quan sát đặt trên bom/tên lửa và có phần mềm nhận diện để ủi mục tiêu cố định thì còn đơn giản nữa vì cho dù tên lửa đay bay rất nhanh nhưng khi bổ xuống mục tiêu thì có thể bạn chỉ thấy mục tiêu đó như đứng yên, chả phải điều chỉnh mấy đâu. Đó cũng là lý do tại sao mấy chú Thần Phong Nhật bổn dù bay tốc độ vài trăm km/h vẫn ủi trúng mấy tàu chiến Mẽo mà hổng có cái rada hay siêu máy tính gì hết để xử lý cả.[/QUOTE]
    Em vẫn cực lực phản đối vụ này.
    Một là cái cam đặt trên quả tên lửa thì theo í kiến của em, góc quan sát sẽ khá hẹp, không đủ để quan sát được cái gì cả.Bác thử gắn cam lên máy bay mô hình rồi điều khiển nó chỉ qua cái cam gắn trên đó xem có dễ dàng nữa không.
    Thứ hai nữa là trong quá trình bay của quả tên lửa, đâu có phải nó bắn lên là đã nhìn thấy mục tiêu, nó còn phải bay lên bay xuống bay ngang bay dọc, tìm thấy mục tiêu rồi nhắm tới nữa chứ, chuyện này không hề dễ tí nào khi tên lửa được điều khiển bằng hệ qui chiếu gắn trên chính quả tên lửa bay với tốc độ rất cao.
    Ngoài ra nữa, khi quả tên lửa bay với tốc độ rất cao thì chuyện quan sát bằng mắt thường là rất khó khăn, nếu không nói là cực kỳ khó khăn với trình độ vn ta. Đơn cử như việc bay vù vù trên trời giữa mây gió là đã đủ cho bác hết quan sát rồi, xung quanh bốn bề trắng xóa thì có mà nhắm bằng niềm tin.
    Bây giờ cho các bác trèo hẳn lên quả tên lửa, liệu các bác có chắc sẽ điều khiển nó bắn gần trúng mấy thằng khựa được không? chứ em chưa cần các bác ngồi dưới đất điều khiển nó qua cái cam & joystick!!!
    Chuyện tên lửa thần phong thì em dốt nên không biết xi nhê thế nào, nhưng theo kiến thức đáy giếng của em thì với tính toán vật lý sơ đẳng (được học từ cấp 3, không cần chạy chọt vào bê ka) cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi và kinh nghiệm thực tế dày dạn, bác có thể vừa ngồi uống nước chè tán phét vừa dùng tên lửa bắn trúng mấy cái tàu Mẽo to tổ chảng được.
    @4cva
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:bác mig19farmer đúng là hiểu biết nhiều, rất đáng khâm phục.[/QUOTE]
    Phục bạn thật, vẫn còn đủ can đảm lên vuốt đuôi người khác được cơ đấy!
    Ừ, nhỏ vãi.
    Phát biểu 10 câu thì nhảm 9.5 câu, nhỏ vãi
    Được super_voz sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 06/02/2009
  4. ca_ba_sa

    ca_ba_sa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Hai bác này có ý tưởng dở người như nhau thảm nào bênh nhau ghê con hát mẹ khen hay. Chả nói gì về những cái cao siêu vì chắc chắn là 2 bác không biết. Chỉ nói ý tưởng dùng webcam để nhìn 1 vật ở xa vô cùng chứng tỏ bác chả hiểu gì về quang học cả. Đến thời buổi này để làm 1 sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao nhất thế giới mà chả có 1 tý kiến thức gì trong tay thì chỉ là đồ thủ dâm tư tưởng, lên diễn đàn bầy trò, lấy le thôi. Xin lỗi tôi được cái nói thật. Làm đ/cơ phản lực cái sơ đẳng nhất là phương trình biến đổi năng lượng cánh tuabine còn k biết thì có làm ăn.

    Được ca_ba_sa sửa chữa / chuyển vào 05:54 ngày 06/02/2009
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    mấy bác này chưa hiểu hết đã phát biểu rồi:
    việc điều chỉnh tên lửa, máy bay ở vận tốc cao thì người ta làm đầy rồi, máy bay bay với vận tốc M3,2 hay thậm chí là M6 (trong thử nghiệm X-15...) đều do con người điều khiển cả, đấy ko phải là lý thuyết suông mà là thực tế rồi, bác ko thể phủ nhận được, bác nên tham khảo nhiều tài liệu hơn trước khi kết luận. Vào google tra X-15 cái là ra một loạt.
    đấy là chưa tính xem là dùng loại tên lửa nào, nếu dùng hành trình thì bay song song mặt biển đến mục tiêu thì tốc độ ko quá cao (có thể chưa đến Mach), còn dùng đạn đạo thì tốc độ rất cao, có thể vài lần tốc độ âm thanh nhưng mà là lao thẳng từ trên xuống vuông góc thì coi như là mục tiêu đứng im, điều chỉnh rất ít, thế thôi mà bác ko hiểu nhỉ? Thế bác nghĩ tên lửa lao vào mục tiêu theo quỹ đạo nào mà ko điều khiển được? bác ko biết quỹ đạo bay của tên lửa phải ko?
    còn việc dùng camera thì em ko bảo là dùng để tìm mục tiêu từ rất xa mà chỉ là dùng khi tiếp cận mục tiêu khi đã đến gần thôi, nâng cao độ chính xác. Còn khi trong quá trình bay đến mục tiêu ở khoảng cách xa thì dùng điều khiển theo quán tính hoạc định vị theo kiểu khác, chứ ko phải là camera, cái này thì có gì đâu, quan trọng là lúc lao vào mục tiêu sao cho chính xác chứ còn bay đến gần mục tiêu để chuyển sang chế độ camera thì đơn giản hơn rất nhiều vì chỉ cần đến một khoảng vị trí nào đó thôi, rất rộng, hàng chục km vuông nên ko cần độ chính xác cao, có khi ko phải hàng chục km vuông mà có thể là hàng trăm km vuông, bác có biết căn cứ vào đâu mà em tính ra đuọc diện tích hàng trăm KM vuông đấy ko? tính toán có công thức chính xác hoàn toàn, ko phải là nói lý thuyết suông như bác đâu nhé
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 07:54 ngày 06/02/2009
  6. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    cái camera nó phát sóng về bác như thế nào vậy ? Tầm tên lửa xa tới vài trăm km thì khuất mất đường chân trời rùi.
  7. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Về vụ đường chân trời thì theo em có thể bắn lên vệ tinh bác ạ (VINASAT 1)
    Gắn cái webcam lên máy bay không khó, điều khiển cái webcam trên máy bay không khó, nhưng truyền dữ liệu từ webcam về trung tâm thì cực kỳ khó, hãy nhớ rằng cái webcam chỉ là một thiết bị thu phát tại chỗ tức là truyền từ trên mặt bàn xuống dưới cái thùng máy đặt dưới gầm bàn, khỏang cách chỉ là vài mét ,một bộ phát sóng vô tuyến đủ mạnh để có thể truyền xa vài trăm cây hay bắn lên vệ tinh và đủ khả năng truyền đủ dung lượng hình ảnh mà một chiếc webcam thu được thì nhiều khi giá còn gấp mấy chục lần cái máy bay , mà chỉ cần bạn chế được cái bộ thu phát này thôi là đã đủ để làm giàu và đóng góp rất nhiều cho đất nước rồi chứ chưa nói đến con UAV hoàn chỉnh đâu.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Đã lâu lắm tôi mới vào đây đọc bài, thấy có bạn bị ấm ức quá thì nói vào vài câu thôi.
    Về vụ hệ điều khiển gắn trên đầu tên lửa để ủi chính xác mục tiêu thì tất nhiên một thiết bị quang học có góc nhìn hẹp kiểu webcam không thể đảm đương nhiệm vụ TÌM KIẾM mục tiêu hay dẫn đường được. Ngay cả các loại bom truyền hình hay các loại tên lửa hành trình có đầu tự dẫn bằng quang học kiểu SLAM đều chỉ sử dụng camere gắn ở đầu tên lửa ơ giai đoạn cuối cùng, tức là khi hệ dẫn đường dẫn tên lửa đến khu vực có thể có mục tiêu, hệ tìm kiếm mục tiêu đã phát hiện ra mục tiêu và đưa vào phạm vi có thể quan sát của hệ ngắm bắn sử dụng khí tài quang học để hệ thống này làm nhiệm vụ cuối cùng là hiệu chỉnh tên lửa đánh đúng mục tiêu.
    Nói rộng ra thì tất cả các tên lửa hành trình có đầu tự dẫn ) ví dụ SS-N-2 hay Exocet) dù đầu tự dẫn quang học hay rada thì cũng phải dùng nguyên lý đó, tức là phải có 3 hệ thống: 1 là hệ thống dẫn đường đưa tên lửa đến tọa độ có thể có mục tiêu, hệ thống tìm kiếm để quét tìm mục tiêu khi đến tọa độ ấy và hệ thống dẫn bắn chính xác để ủi trúng mục tiêu. Những loại đơn giản hơn phóng từ máy bay ví dụ Maverick cũng có gắn camera ở đầu, nó không tự tìm hay lock được mục tiêu mà phải do 1 chú phi công xài joystick làm hộ, nhưng sau khi con trỏ được chỉ vào mục tiêu và tên lửa bây đi thì việc điều chỉnh cho tên lửa luôn bay đúng vào cái điểm đã trỏ ấy sẽ do máy tính trên tên lửa làm hộ. Nói vậy để các bạn hiểu tại sao 1 thiết bị có góc nhìn hẹp như máy quay lại có thể dùng làm hệ thống dẫn chính xác cho tên lửa. Tất nhiên cái camera của Maverick không thể so sánh với cái webcam đc.
    Vụ điều khiển tên lửa qua joystick thì nhiều nước làm lắm rồi bạn à. Ngay từ thế chiến thứ 2, Mẽo đã chơi trò điều khiển từ xa B-17 để lái đi ủi mục tiêu Đức (do dân Mẽo không sẵn sàng Thần Phong như kiểu Nhật). Việc điều khiển từ nhà cách nhiều trăm hoặc ngàn km chỉ có thể dành cho các nước ngu xuẩn huy động tiền tỷ làm công việc cấp tiểu đội như Mẽo thôi, chứ còn trên 1 máy bay bay ngoài tầm phòng không của đối phương thì không quá khó. Hiện phiên bản mới nhất của dòng hàng nhái SS-N-2 của Tàu là YJ-63 phóng từ máy bay ném bom H-6 là xài nguyên tắc này. Sẽ có 1 chú ngồi trên con H-6 điều khiển của joystick như chơi game luôn.
    The missile uses a TV-guided terminal guidance, which transfers the TV images back to the operator onboard the bomber during the final stage of its flight and receives the guidance command until it hits the target.
    Tạm dịch: tên lửa xài hệ điều khiển giai đoạn cuối bằng TV, truyền tín hiệu TV về người điều khiển ngồi trên máy bay ném bom vào giai đoạn cuối của hành trình và nhận tín hiệu điều khiển cho đến khi đánh trúng mục tiêu.
    Hay bác chê hàng Mẽo với Tầu, tôi có hàng Ngố luôn: KH-59 nhá
    The Kh-59ME has an external turbofan engine below the body just forward of the rear wings, but retains the powder-fuel accelerator. It also has a dual guidance system consisting of an inertial guidance system to guide it into the target area and a television system to guide it to the target itself. Target coordinates are fed into the missile before launch, and the initial flight phase is conducted under inertial guidance. At a distance of 10 km from the target the television guidance system is activated. An operator aboard the aircraft visually identifies the target and locks the missile onto it.
    Tạm dịch: Kh-59ME xài động cơ fan dưới bụng ngay phía trước cánh sau, nhưng vẫn có động cơ tăng tốc nhiên liệu rắn. Nó cũng có hệ thống điều khiển kép bao gồm hệ dẫn đường quán tính để đưa nó tới khu vực mục tiêu và hệ thống television để đưa nó đến mục tiêu. Tọa độ mục tiêu được cung cấp ngay trước khi phóng, giai đoạn đầu bay theo dẫn đường quán tính. Cách mục tiêu độ 10km thì hệ dẫn đường TV được bật. Chú nhân viên điều khiển trên máy bay sẽ nhận diện mục tiêu bằng mắt và đưa tên lửa vào nó.
    Quên, vụ này lạc đề xa quá, đang nói về tên lửa đạn đạo, cái giống này nhà em không biết gì hết. Nhà em giống maseo, tư duy cấp dê ku dê ka nên chỉ khoái những thứ dễ hiểu kiểu máy bay điều khiển từ xa thôi.
    @ ca_ba_sa: tôi chưa bao giờ có ý định lấy le ở bất cứ đâu, đặc biệt trên diễn đàn. Còn những loài lên đây để phun phì phì ra những câu như bạn có lẽ mới nhằm mục đích để gây sự chú ý của người khác.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 06/02/2009
  9. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    thôi. dừng chuyện nói phét này lại đi. thật vậy nếu như các bác nói là đúng thì thế giới họ áp dụng rồi. tội gì lại phải đặt tia lade dẫn đường làm gì? vớ vẩn.
    theo em các bác nên bàn chuyện làm 1 cái rocket đi. em được biết hằng năm ở anh có cuộc thi làm rocket đấy. trong cuộc thì này họ giới hạn khối lượng rocket nhwung thì xem rocket ai làm bay cao hơn. theo em các bác nên hướng topic theo chủ đề này thiết thực hơn.
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bạn thân mến, dẫn đường laser cũng chỉ là một trong vô số phương pháp dẫn đường giai đoạn cuối của tên lửa bao gồm hồng ngoại, TV, laser, radar,... Bản thân mỗi loại còn chia làm nhiều loại nhỏ nữa.
    Thế giới vẫn dùng tất cả các phương pháp dẫn đường kể trên sau khi phát minh ra phương pháp dẫn đường laser cách đây vài chục năm do mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Dẫn đường laser do đặc điểm là dùng sóng ánh sáng nên có những nhược điểm sau:
    - Bắt buộc máy bay mẹ phải vào gần mục tiêu để chiếu xạ, không thể bắn ngoài tầm nhìn (trừ trường hợp có 1 chú bộ binh áp sát mục tiêu chiếu xạ, tên lửa dẫn đường quán tính/GPS đến tọa độ được phím)
    - Liên tục phải chiếu xạ mục tiêu đến khi trúng đích nên không bao giờ là vũ khí bắn-và-quên. Thế nên hệ phóng (hoặc chú chỉ điểm) rất có thể bị xử đẹp trước khi đạn đến nơi và đạn vì thế sẽ đi về nơi xa lắm. Sau khi cầu Long Biên dính đạn, các cụ nhà ta đã được chỉ thị không chỉ bắn thằng vào ném bom mà bắn cả thằng bay tà tà vòng quanh mục tiêu ở khoảng xa xa.
    - Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mây mù, gặp phương pháp che dấu lực lượng thời ... tiền sử là đốt khói mù cũng tắt đài khẩn trương. Nhà máy điện Yên Phụ cũng được an toàn nhờ khói mù hóa chất của công binh nhà ta.
    Cũng thêm đôi lời với bạn: dùng nhưng từ ngữ miệt thị người khác như "nói phét", "vớ vẩn" khi bạn nghe một vấn đề mà bạn thấy vô lý chưa chắc đã hay vì có thể bạn không biết vấn đề đó là do sự hạn chế về trình độ và kiến thức của chính bạn chứ không phải do vấn đề đó là sai (hay như bác Trần vẫn nói là "đói thông tin và gông cùm tư tưởng" í mà)
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 06/02/2009

Chia sẻ trang này