1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế tạo thiết bị chụp ảnh cho kính thiên văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 05/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi đoán mấy cái ảnh của bạn chụp dựa trên nguyên tắc của máy chiếu phim trong. Chắc bạn phải cần một nguồn sáng song song, có thể trường hợp này là một ngọn đèn ở rất xa (không dùng tia nắng vì quá mạnh). Như vậy ảnh mà bạn thu được có thể chính là các hình phóng đại các điểm lỗi trên bề mặt của một trong 2 thấu kính của bạn sử dụng để chụp.
    Đây chỉ là đoán, nếu không phải cũng không sao phải không, vì bạn không đưa thêm một thông tin nào trừ bản thân các tấm ảnh và chụp trong không khí.
  2. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    "Nguyên tắc máy chiếu phim trong".... Nếu tôi hiểu không lầm thì có lẽ Thory muốn nói đến chiếu phim nhựa.?
    Nếu đúng là nguyên tắc của chiếu phim nhựa thì không phải. Còn về "hình ảnh của các điểm lỗi" e rằng cũng không phải luôn, vì ống nhòm cả vật kính lẫn thị kính đều không bị lỗi. Nói về sử dụng nguồn sáng từ 1 ngọn đèn ở xa.... Đó là tôi đã từng viết rồi, và đó cũng là quy tắc đơn giản nhất để thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp chụp của tôi là một ngọn đèn ở gần.
    Nhân ngày SW tôi đã gặp và trao đổi với anh Thủy, có thể trong một ngày không xa, tôi sẽ tiến tới chế tạo một mô hình của giải pháp này. Xong nếu thành công tôi sẽ công bố nguyên tắc họat động, và đường đi ánh sáng của giải pháp này cho mọi người nghiên cứu ứng dụng.
    Tạm thời tôi gọi nó là phương pháp phóng đại hình ảnh mới.!
    Hiện nay tôi không có hứng thú với Forum Vật Lý TTVNOL nên tạm thời viết bài công bố bên CLB thiên văn vậy.
    Thân.!
    Được vuilyvat sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 07/10/2007
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    À, ý của tôi là chiếu tấm phim trong lên màn ảnh trong các hội thảo, người ta gọi là cái overhead. Khi chiếu overhead lên tường, khi chưa cho tấm phim trong, tôi để ý thấy các vết trên kính đều thể hiện ra trên màn ảnh, nhất là kính cũ. Trường hợp của bạn tại sao tôi đoán vậy vì mấy lý do sau đây:
    1. ảnh đen trắng : rất hợp lý vì nó chỉ là chùm sáng song song sau đó bị các vết trên kính cản lại (không thể khẳng định 100% là lens không có vết). Nếu có mầu thì chẳng qua là quang sai mầu gây ra.
    2. Một số điểm có hình giống như giọt nước, đó là biểu hiện của quang sai tiêu cự. Nếu không có quang sai thì các điểm tròn tròn đó phải là một chấm nhỏ, đen.
    Bạn có thể thử bằng cách: Chụp một vài hình, sau đó xoay kính 90 độ và chụp tiếp, cố gắng giữ các điều kiện khác ổn định. Nếu các hình đó cũng xoay theo thì dự đoán của tôi đúng. Cũng có thể là phải xoay cả vật kính lẫn thị kính. Nhưng theo phán đoán của tôi, nó phải là vật kính, vì khi đó các chùm sáng có thể coi như song song nhau.
    Nếu thí nghiệm đúng như tôi dự đoán thì thông báo nhé, tôi sẽ vẽ hình mô tả chi tiết.
  4. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất nói về máy chiếu Overhead, nó có 1 tấm kính lớn là freshnel lens, ánh sáng đi qua tấm fresnel này sau đó đi qua tiếp một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 320-390mm. Hoặc nó đi qua hệ 3 thấu kính, 2 kính hội tụ và 1 kính phân kỳ, kính phân kỳ nằm giữa. Hệ 3 thấu kính này cũng có tiêu cự 320-390mm.
    Về nguyên tắc của máy chiếu, tấm freshnel này có chức năng làm tăng sáng cho ảnh (fim âm bản, fim nhựa trong). Nó làm tăng sáng và hội tụ lại, độ phóng đại ảnh của Fresnel Lens không lớn lắm. Fresnel Lens có cấu tạo là 2 thấu kính hội tụ mỏng, được làm bằng nhựa tổng hợp (đại khái thế). Chính vì vậy Fresnel Lens có 2 thông số về f..... Focal length: f1:330mm f2:220mm
    Máy chiếu phim nhựa cũng tương tự vậy, nhưng máy chiếu phim nhựa không dùng Fresnel lens này mà nó có một thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn (dòng máy cũ). Dòng máy mới sử dụng Microlens Array. Microlens Array này có tác dụng làm tăng sáng và khuếch đại đều, làm xuất hiện đường sáng song song, không như thấu kính hội tụ (tụ lại 1 điểm).
    Nói rõ thêm về Microlens array: Đây là một tấm nhựa tổng hợp, bên trên nó có nhiều thấu kính hội tụ cực nhỏ, mỗi thấu kính nhỏ đó có đường kính là 0.1-10mm trên một diện tích nhất định.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cả 2 phương pháp trên đều đi qua hệ thấu kính phóng đại phía ngòai cùng để xuất hình lên màn hứng ảnh.
    Phương pháp của tôi không giống như vậy, tôi chỉ dùng duy nhất một thấu kính hội tụ (máy overhead cần có thêm fresnel len).
    Mặt khác, hình ảnh xuất lên màn hứng ảnh của máy chiếu là mở rộng hình ảnh.... Tức là càng xa màn hứng ảnh thì hình ảnh càng to.
    Phương pháp của tôi không phải như vậy.
    Webcam có màn cảm ứng sáng, và nó có thể cảm ứng màu. Tuy nhiên nếu đưa vào một cái ảnh trắng đen thì nó không thể lên màu..... Điều này nói lên ý nghĩa có thể hình ảnh tôi chụp được là những "vật thể" trắng đen, không màu.
    Và một điều tôi khẳng định, vật kính của ống nhòm là kính hội tụ... Đã là kính hội tụ thì kính nào dùng cũng được. Tuy nhiên kính của ống nhòm thì quang sai khác với kính hội tụ rẻ tiền, đơn giản vậy thôi.
    Còn về thị kính, tôi đã tháo nó ra, và nhận thấy nó là 2 hoặc 3 thấu kính, trong đó là 1 kính phân kỳ. 2 hoặc 3 kính này được ép sát vào nhau bởi 1 lớp keo.
    Và tôi cũng áp dụng theo, tức là tôi lấy thấu kính hội tụ làm thấu kính chính, sau đó áp thử kính phân kỳ lên, hình ảnh không thay đổi nhiều về độ phóng đại, mà nó làm sáng hình lên thêm.
    Thấu kính, sau khi tôi chụp, và lau đi, không còn hình ảnh đó nữa.
    Mặt khác, nếu tôi đặt thấu kính phía trước một tấm gương phản chiếu ánh sáng vào mắt, tôi có thể thấy tấm gương đó có tốt hay không. Nếu là tấm gương bị bọt hoặc bụi ẩn bên trong, tôi có thể thấy chúng dễ dàng (mắt thường không nhìn thấy). Hoặc tráng thủy hay tráng bạc gương bị lỗi... Mắt thường cũng không nhìn thấy lỗi này, tức là lớp tráng gương bị lủng những lổ nhỏ li ti cực bé.
    Nếu rọi thẳng thấu kính vào mắt, tôi có thể thấy những giọt nước liti trên võng mạc. Những giọt nước này là những giọt chất nhờn, có thể đóan được là lực căng mặt ngòai của nó là khá lớn, vì lúc nào cũng nhìn thấy nó có dạng "tròn" (cầu hoặc tròn. hoặc bán cầu).
    Vậy theo bạn để thấy được những giọt nước liti ấy tôi phải phóng đại bao nhiêu lần.?
    Bạn thử dùng công thức tính xem, liệu một cái kính lúp duy nhất (kính hội tụ) có khả năng phóng lớn như vậy không.?
    Bạn về nhà lấy 1 cái kính hội tụ, xong bạn đứng trước gương, nhìn qua gương và lấy thấu kính soi vào mắt của bạn thử xem bạn có thấy được những giọt chất nhờn liti này không.?...... Câu trả lời khẳng định là không.!
    Nếu được bạn hãy vẽ hình đường đi ánh sáng theo như bạn suy nghĩ lên cho mọi người xem. Và tôi sẽ nhận định, nếu đúng tôi sẵn sàng công nhận, nếu sai, thì bạn có thể chờ tôi công bố nó..... Ok..?
    Tuy nhiên, Cách mô tả của bạn theo tôi phân tích, ít nhất nó phải đi qua 2 thấu kính đấy. Vậy bạn sẽ vẽ như thế nào với 1 thấu kính.?
    Rất mong câu trả lời và hình ảnh của bạn.
    Thân.!
    Được vuilyvat sửa chữa / chuyển vào 02:18 ngày 08/10/2007
  5. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Vậy theo bạn để thấy được những giọt nước liti ấy tôi phải phóng đại bao nhiêu lần.?
    Bạn thử dùng công thức tính xem, liệu một cái kính lúp duy nhất (kính hội tụ) có khả năng phóng lớn như vậy không.?
    Bạn về nhà lấy 1 cái kính hội tụ, xong bạn đứng trước gương, nhìn qua gương và lấy thấu kính soi vào mắt của bạn thử xem bạn có thấy được những giọt chất nhờn liti này không.?...... Câu trả lời khẳng định là không.!

    Nếu Thohry trả lời được 3 câu hỏi này chính xác bằng kiến thức học được, và có hình ảnh chứng minh. Sau đó sẽ dể phản bác tiếp. Còn nếu không chứng minh được e hơi khó đấy.
    3 câu đó rất quan trọng, vì nó có 2 vấn đề mâu thuẫn nhau. Nếu dùng công thức quang học để tính thì 1 thấu kính hội tụ không thể đạt được mức phóng đại này, điều này càng khẳng định khi nhìn qua gương không thấy được những giọt nước liti.
    Nhưng thực tế, tôi đã thấy được những giọt nước liti này, và thậm chí là phóng to giọt nước đó lên gấp nhiều lần nữa.
    Tôi rất mong nhận được câu trả lời hợp lý và Logic của Thohry đấy.
    Được vuilyvat sửa chữa / chuyển vào 04:13 ngày 08/10/2007
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không biết bạn đố hay bạn hỏi nữa. Trang trước bạn nhờ người khác giải thích, tôi đã tìm cách giải thích. Nếu thấy đúng thì bạn công nhận nếu không đúng thì thôi vì tôi đã nhìn thấy cái thí nghiệm của bạn đâu. Việc của tôi chẳng khác gì thám tử !,
    Tuy nhiên nếu bạn có thể thì hãy chụp thêm mấy cái hình mà xoay thị kính / vật kính đi 90 độ. Nếu ảnh xoay theo thì đúng như tôi dự đoán, khi đó tôi sẽ xây dựng công thức và vẽ hình.
    Đừng đi lan man mất thời gian của mọi người vào đọc bạn à.
    Nếu bạn không định chụp như tôi nói thì coi như ta nên kết thúc vấn đề ở đây nhé.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ở đây chỉ bàn tới phương pháp sử dụng webcam để thu nhận ảnh.
    Còn kính hiển vi và máy chiếu, mình nhớ bên box vật lý cũng có 1 topic, chúng ta hãy sang đó thảo luận tiếp nhé.
    Hôm qua , trong khi quan sát Sao Mộc , đã sử dụng webcam để ghi ảnh và được đông đảo mọi người quan sát.
    Máy hết pin nên không kip chụp lại được
    Nếu ai còn nghi ngờ về tính khả thi, thì cứ liên hệ với CLB để quan sát.
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tối qua thời tiết tệ quá, nhìn bằng mắt thường cả bầu trời chỉ thấy mỗi sao Mộc. Qua kính TV vẫn nhận ra các vệ tinh và 2 sọc đen của nó, nhưng không đủ để ghi ảnh tốt. Càng về sau, mây mù càng dâng cao còn laptop thì tắp phụp.!
    Thế là lỡ kế hoạch ghi hình sao Mộc (qua Barlow như của Đôn)và Thiên vương !
    Hy vọng vài ngày tới trời tốt hơn sẽ làm lại.
  9. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Được vuilyvat sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 09/10/2007
  10. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Hình thì lúc trước tôi chụp nhiều lắm..... Bài phân tích của tôi nói về cái hiện tượng mà Thohry thấy qua máy OVerhead vậy mà Thohhy vẫn chưa biết là Thohry đã sai à.?
    Sai ngay việc máy overhead có ít nhất là 3 thấu kính (fresnel lens: 2 thấu kính, và 1 thấu kính 370mm). Máy chiếu ngòai fresnel lens ra, 1 thấu kính 370mm rất ít, đa số là 3 thấu kính.
    Rõ ràng của tôi chỉ có 1 thấu kính duy nhất. Vậy là việc Thohry mô tả theo những gì Thohry nghĩ đã không đúng.
    Tuy nhiên theo yêu cầu của Thohry, tôi upload tiếp những tấm khác mà hồi ấy tôi có chụp chung với nó.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chú ý: Vị trí ngay 2 mũi tên đỏ khác nhau hòan tòan đó.
    Nó không xoay 90o nhưng ít ra nó cũng xoay được một ít, và có tấm khác thấy đốm đốm rất nhiều...... Vậy nó có thể là những gì theo suy nghĩ của Thohry không.?
    Hiện nay thì tôi chưa có thời gian để chụp lại hình mới, nên tạm upload lại hình cũ.
    Được vuilyvat sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 09/10/2007

Chia sẻ trang này