1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế tạo vệ tinh nano đầu tiên của Việt Nam

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi vtt, 06/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh cho thông tin về trọng lượngn của nguồn. Tôi cũng đã thiết kế nguồn, nhưng cho mục đích khác, 1,7 kg.
    Như vậy, tôi sẽ xem lại khả năng giảm kích thước và cung cấp thiết kế nếu nó có đủ điênù kiện về trọng lượng và công suất. Nguốn của tôi thiết kể dựa trên đồng vị phát bức xạ positron, chứ không thiết kế theo các nguòn phóng xạ-thiệt như đã sử dụng trên Sputnik. Nguồn xạ-nhiệt dùng các đồng vị phát alpha như Strontium chỉ lắp được trên các vệ tinh lớn và đèn biển. Với hệ nguồn này, tôi không dám chắc nhưng hy vọng có thể giảm được trọng lượng và tăng được công suất của nó. Nếu thành công sẽ post sớm.
    @ntdu: nguồn điện của bạn sử dụng nhiên liệu phóng xạ nào? Nếu với công suất tiêu thụ của vệ tinh là 10W thì trong 1 năm cần bao nhiêu nhiên liệu? Nếu có thông tin gì mới bạn hãy update nhé.
    Cách tiếp cận của bọn anh là cố gắng đi mua các sp thương mại (COTS) về sử dụng để giảm thiểu thời gian phát triển. Xét về độ an toàn thì pin lithium nếu như bị overcharge còn có thể gây nổ nên hiện tại charger và pin NiMH bọn anh dự kiến sử dụng là sản phẩm thương mại như dưới đây:
    http://www.tri-m.com/products/engineering/hesc104.html
    http://engineering.tri-m.com/products/battery/bat104nimh.htm
    2 sản phẩm này có ưu điểm là nhỏ gọn, tương thích với nhau, mạch sạc chịu được khoảng nhiệt độ lớn (còn pin thì sẽ có heater để sưởi ấm).
    Nếu như em có biết mạch sạc & pin lithium nào tương tự thì giới thiệu cho anh nhé :)
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Nguồn của tôi dùng Na-22, đòng vị phát positron.
    Tôi sẽ làm thử ngay và đo các chỉ số quan trọng nhất của nó: tuổi thọ, công suất... và gửi ngay khi xong.
    Thực ra toii nghĩ là dù có thành công rực rỡ về kỹ thuật thì chưa chắc đã kịp nếu tính cho vệ tinh này. Tuy nhiên, ta cần sự phát triển tự nguyện và dài hơi cho việc tiếp cận dần dần của VN với các công nghệ VT và không gian, vì thế tôi sẽ chia sẻ tất cả những gì có thể, và mong cũng có nhiều người nhiệt tình để ta thành lập các nhóm trong tương lai gần.
    to anh VTT: ban đầu, tôi di vào vấn đề hạt nhân và phóng xạ với ý muốn áp dụng cho kỹ thuật động cơ đẩy (booster). Còn việc chế tạoh nguồn điện thì làm cho mục đích khác. Nhưng từ đó đến nay mới thấy có sự vận động của moi người và nhà nước. Tôi cũng mong ai có nhiệt tình ta sẽ lập nhóm dần dần về tất cả các khía cạnh kỹ thuật có thể. Tất nhiên quay trở lại cái thời của Tsander và Koroliov thì nói hơi quá, song cũng cần nỗ lực và nhiệt tình cực lớn.
    to bạn thang: việc sử dụng phóng xạ tất nhiên là chịu sự quản lý của NN, nhưng không đến nỗi bị cấm đâu. Mục đích rõ ràng và đúng đắn vẫn đang ký sử dụng bình thường như trong các nghành công nghiệp: hoá dầu, ximang, giấy, than, thép ...như bình thường thôi. Tôi đã xin cấp phép nguồn px nhiều rồi.
    Fun tý cho vui:
    Mac Namara đã từng nói (khi LX phóng Vostok1):"MC làm chủ TG vì ngựa; Người Anh làm chủ TG vì có hải quân; nếu để CS làm chủ không gian thì sẽ là điều nguy hiểm"
    Không nắm được không gian, dân tộc không ngóc lên được.
  3. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Dự án vệ tinh này có khâu đầu tư để sản xuất linh kiện không vậy bạn, hay là thuần túy mua 100% linh kiện của các công ty nước ngoài làm về ráp lại thôi ?
  4. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @trieuthien: như đã nói ở trên, cách tiếp cận của FSpace là cố gắng đi tìm mua các sản phẩm thương mại (COTS) về sử dụng để giảm thiểu thời gian phát triển các linh kiện. Như vậy nhóm sẽ có thời gian để tập trung vào việc thiết kế, tích hợp, viết phần mềm điều khiển và thử nghiệm cho vệ tinh.
    Theo thiết kế hiện tại, các thành phần như bo xử lý trung tâm, bo nguồn (ổn áp, mạch sạc, pin Mặt trời), máy chụp ảnh và các sensor dự kiến sẽ mua của nước ngoài. Phần cơ khí (khung, các cơ cấu) sẽ được chế tạo trong nước.
  5. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Tổng kinh phí cho dự án vệ tinh này là bao nhiêu bạn ?
  6. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Theo kế hoạch của FSpace thì tổng chi phí cho việc thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vệ tinh < 100,000USD, trong đó chưa bao gồm chi phí phóng vệ tinh lên quỹ đạo.
  7. fuzzy

    fuzzy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Một dự án thật sự là tham vọng và tôi nghĩ các bước tiếp cận ban đầu như thế là OK. Tích hợp dựa trên công nghệ và sản phẩm có sẵn là hướng đi tất yếu cho một nuớc như VN. Đừng tham vọng có thể sản xuât được từ A-Z, như thế là ko tưởng.
    Fuzzy muốn hỏi anh vvt vài câu:
    - Nếu chế tạo thành công thì nhóm sẽ launch ở đâu: VN or Nevada(US)?
    - Tại sao nhóm chọn hình mẫu của Stanford Univ. Fuzzy biết một số Lab ở Nhật cũng chế tạo và phóng thành công satellite loại nhỏ.
    - Ngoài lề 1 tí ạ:D: Trong ảnh em có thấy ai đó giống anh Thanh DKTDK46 phải ko ạ? Bản thân anh vvt có được đào tạo về chuyên ngành này ko ạ
    Thanks
  8. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hi fuzzy, anh là vtt chứ không phải là vvt nhé
    Xin trả lời 1 số câu hỏi của em:
    Sẽ phải đi thuê/nhờ nước ngoài phóng vì VN mình không có khả năng chế tạo tên lửa đẩy lên quỹ đạo. Em có thể xem thêm tại đây http://au.blog.360.yahoo.com/blog-81BS16knbrK0gJ3omxLcEEEl?p=71
    Hiện giờ nhóm đang xúc tiến liên hệ với 1 loạt launch service provider trên thế giới để tìm đầu ra cho F-1 (launching). Ý tưởng của em về Nevada (US) thú vị đấy, anh chưa từng thấy Mỹ phóng vệ tinh từ Nevada bao giờ mà chỉ thấy họ nghiên cứu về UFO ở đây thôi. Mà so với các vệ tinh của Mỹ thì F-1 đúng là một UFO
    Lab ở Nhật làm cubesat 1U (10x10x10cm, 1kg). FSpace làm cubesat 3U (10x10x30cm, 3kg) giống với Stanford Univ.
    Đó là anh Nguyễn Trường Thanh, viện CNVT, phụ trách phần cơ khí và chuyên gia "cấp đất" mặt tiền trên vệ tinh cho các nhóm khác bố trí thiết bị
    Theo em thế nào thì có thể coi là được đào tạo?
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 29/03/2009
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 29/03/2009
  9. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Update về tiến độ dự án chế tạo vệ tinh F-1:
    Hôm 3/4 báo Asia Times đã có bài viết về cuộc thi đổ bộ lên Mặt Trăng Google Lunar X Prize với châu Á trong đó có nói về sự tham gia của FSpace lab trong team FREDNET http://www.atimes.com/atimes/China/KD03Ad01.html
    Trước đó team FREDNET cũng đã có bài viết về FSpace trên blog của mình http://www.googlelunarxprize.org/lunar/teams/frednet/blog/news-from-vietnam
    Đây là những bước đi đầu tiên của FSpace trên con đường hội nhập với cộng đồng phát triển không gian vũ trụ trên thế giới. Nếu dự án chế tạo vệ tinh F-1 thành công, chúng ta sẽ vươn xa hơn tới Mặt Trăng!
    Ngoài ra trong dịp lễ hội Hoa anh đào 3 ngày cuối tuần sau từ thứ sáu 10/4 tới chủ nhật 12/4, FSpace sẽ tham gia triển lãm và giao lưu với khách thăm quan về công việc của nhóm tại địa điểm sân Quần Ngựa phố Liễu Giai, Hà Nội. Xin kính mời các bạn quan tâm ghé thăm gian hàng của nhóm & giao lưu, trò chuyện với các thành viên của FSpace về các vấn đề liên quan tới công nghệ vũ trụ và dự án chế tạo vệ tinh F-1.
  10. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Ngày đầu tiên của lễ hội hoa anh đào đã diễn ra khá suôn sẻ, không phụ công anh em FSpace vất vả cả tuần nay để chuẩn bị. Còn thứ 7 và CN nữa, mời các bạn có quan tâm ghé thăm & trò chuyện về công nghệ vũ trụ với nhóm.
    Gian triển lãm của FSpace
    [​IMG]
    FSpace với chị LiênBH - Tổng GĐ mới của Fsoft
    [​IMG]
    Poster của cuộc thi Google Lunar X Prize & team FREDNET
    [​IMG]
    Nhân vật được mến mộ nhất trong ngày đây, chú chuồn chuồn bay Dragonfly!
    [​IMG]
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 10/04/2009

Chia sẻ trang này