1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế tạo vệ tinh nano đầu tiên của Việt Nam

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi vtt, 06/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sodepus

    sodepus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hay quá nhỉ!
  2. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Update thông tin về dự án: nhóm FSpace đã nhập được nhiều thiết bị sử dụng cho vệ tinh và đang tiến hành tìm hiểu, thực nghiệm. Tuần trước đã tiến hành thử liên lạc tầm xa giữa bản mẫu (prototype) của vệ tinh với trạm mặt đất ở khoảng cách tăng dần lên đến 2km. Sang tháng 6 nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm với những khoảng cách xa hơn nữa.
    Một số hình ảnh của nhóm FSpace thử nghiệm ăng ten mới để thu tín hiệu vệ tinh:
    [​IMG]
    Sẵn sàng hành động :)
    [​IMG]
  3. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thời gian qua là một chặng đường khó khăn của nhóm FSpace sau khi không bảo vệ được kết quả thiết kế vệ tinh F-1 trước các nhà tài trợ. Nhóm đã dành nhiều thời gian thảo luận để hoàn chỉnh lại các bản thiết kế và hỏi ý kiến các chuyên gia trong từng lĩnh vực: điện tử, cơ khí, truyền thông và phần mềm. Cuối cùng trong buổi báo cáo lại kết quả phase 2 ngày 12/8 vừa qua nhóm đã bảo vệ được bản thiết kế của mình sau hơn 1h thảo luận sôi nổi. Một số kết quả chính đã đạt được:
    - Xây dựng mô hình cơ khí của vệ tinh
    [​IMG]
    - Xây dựng thiết kế module nguồn
    [​IMG]
    - Xây dựng thiết kế các module chức năng của vệ tinh
    [​IMG]
    - Xây dựng thiết kế trạm mặt đất
    [​IMG]
    - Hoàn thành prototype đầu tiên của vệ tinh F-1
    [​IMG]
    - Thử nghiệm liên lạc tầm ngắn giữa prototype vệ tinh với trạm mặt đất ở khoảng cách 7.18km
    [​IMG]
    - Nộp đơn xin sử dụng tần số và đã được Cục Tần số cấp giấy phép sử dụng băng tần VTD nghiệp dư trên băng VHF (144-146 Mhz). Tần số này sẽ được sử dụng để gửi các lệnh điều khiển lên vệ tinh sau này.
    Hiện nay nhóm FSpace đã được chấp thuận cho tiến hành phase 3 ?" chế tạo mô hình thử nghiệm BBM của vệ tinh F-1 và đang gấp rút mua các linh kiện, nguyên vật liệu cần thiết cho dự án. Nhóm hiện có 7 thành viên chính thức và một số cộng tác viên tích cực, tuy nhiên vẫn tiếp tục kêu gọi sự tham gia của các bạn có cùng đam mê về khoa học kỹ thuật và thấy thích dự án này. Cụ thể nhóm vẫn cần người tham gia vào các công việc làm mạch điện tử, lập trình cho vi đk PIC, lập trình C/Linux (trên nền ARM). Xin hãy liên lạc với tôi qua email thuvt@fpt.com.vn hoặc gọi điện 0905 369821.
    Ngoài ra, nhóm đã tạo 1 group trên Facebook để chia sẻ các thông tin về dự án với những người có quan tâm, đây là 1 nhóm mở và các bạn có thể xem tại đây http://www.facebook.com/group.php?gid=116436068290&ref=mf
    Xin cảm ơn đã quan tâm.
    Vũ Trọng Thư
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 15/08/2009
  4. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Từ ngày mai 26/8 cho tới 28/8, nhóm FSpace sẽ tham gia Diễn đàn Công nghệ thông tin thế giới WITFOR 2009 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Đây là 1 dịp để nhóm chia sẻ các thông tin về dự án chế tạo vệ tinh F-1 với xã hội nhằm tìm kiếm sự tài trợ cũng như sự tham gia của các bạn có cùng đam mê.
    Vậy nếu bạn nào quan tâm tới dự án xin mời ghé thăm gian hàng của FSpace ở tầng 3, phía bên trái.
    Cheers,
    Thư
  5. laze_a1

    laze_a1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Mr Vũ Trọng Thư kính mến !
    Mỗi lần vào lại box là thấy bồi hồi. Thời gian trôi nhanh thật.
    Vẫn tiếp tục theo dõi và cổ vũ cho những hoạt động của box, mặc dù bây giờ mình làm ở 1 lĩnh vực khác, không còn thời gian và điều kiện để tham gia.
    Dự án hay quá, nhưng không biết mình có thể giúp gì, nên đăng ký là cộng tác viên ẩn nhé.
    Chúc nhóm thành công !
  6. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @laze_a1: rất vui khi thấy bạn vẫn ghé thăm và theo dõi tình hình của box. Về phía mình cũng thường xuyên vào đọc, điều quan trọng là mình vẫn giữ niềm say mê với thiên văn & vũ trụ, nó đã giúp mình vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống :)
    Ngày chủ nhật tới 4/10 nhóm FSpace của mình có phối hợp với các bạn HAS tổ chức ngày hội tuần lễ vũ trụ WSW 2009 tại trường ĐH FPT (đường Phạm Hùng, gần bến xe Mỹ Đình). Nếu có thời gian mời bạn tới tham dự & trò chuyện.
    Cheers ,
    Thư
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 27/09/2009
  7. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với các bạn 1 thông tin thú vị về liên lạc vô tuyến thông qua phản xạ Mặt Trăng:
    Liên lạc vô tuyến thông qua phản xạ Mặt Trăng (Moon bounce hay EME: Earth-Moon-Earth communication) là 1 kỹ thuật lần đầu tiên được Hải quân Mỹ thực hiện vào những năm sau Thế chiến thứ 2 (1946). Lúc đó họ dùng những dàn ăngten khổng lồ phát những tín hiệu cực mạnh hàng kW về phía Mặt Trăng và thu nhận ở nhận tín hiệu ở những trạm radio khác (thường dùng để liên lạc giữa sở chỉ huy ở Washington với các hạm đội trên biển). Chỉ vài năm sau đó (1953), những người chơi vô tuyến điện nghiệp dư (radio amateur) đã nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt được phương thức liên lạc mới mẻ này, các chế độ liên lạc EME phổ biến là CW và SSB. Tuy nhiên liên lạc EME vẫn hạn chế với những "big stations" có dàn ăng ten lớn cũng như công suất phát sóng cỡ kW.
    [​IMG]
    Cho đến năm 2002, thực sự đã có một "cuộc cách mạng" đối với liên lạc EME là việc bác Joe Taylor K1JT cho ra đời phần mềm WSJT với digital mode JT65B cho phép thực hiện liên lạc EME với tỷ lệ SNR thấp đến mức -28dB (thậm chí trong một vài trường hợp có thể xuống tới -31dB). Rất quan tâm đến việc liên lạc ngoài không gian nên nhóm FSpace đã cùng tìm hiểu, dựng dàn ăngten, học cách sử dụng phần mềm và sau 1 thời gian thử nghiệm, cuối cùng đã liên lạc thành công với một khai thác viên VTD nghiệp dư khác tại Mỹ (callsign KB8RQ) sử dụng chế độ JT65B trên băng tần VHF (144Mhz) vào ngày 21/4/2010. Nội dung thông điệp trao đổi giữa 2 bên không nhiều, chỉ bao gồm hô hiệu (callsign), vị trí (grid locator), signal strength và chào tạm biệt.
    [​IMG]
    Home station (đặt tại Hà Nội, XV9AA) bao gồm 1 ăngten Yagi 11 chấn tử, máy phát công suất 100W
    [​IMG]
    DX station (Ohio, Mỹ, KB8RQ) gồm 1 dàn 24 ăngten Yagi cỡ lớn, công suất phát 1.5kW
    Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục tìm hiểu để cải tiến hệ thống của mình nhằm liên lạc được với nhiều radio amateur khác với các dàn ăngten nhỏ hơn, công suất thấp hơn. Ngoài ra cảm giác sau khi ấn Enter được thấy những thông điệp của mình bay vút vào không gian với vận tốc ánh sáng, chạm tới Mặt Trăng phản xạ trở lại để hơn 2s sau thu được từ máy của 1 người bạn ở phía bên kia địa cầu cũng thú vị đấy chứ :)
    [​IMG]
    Các bạn quan tâm có thể tìm đọc thêm về phương thức liên lạc thú vị này tại đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/EME_(communications)
    http://en.wikipedia.org/wiki/WSJT_(Amateur_radio_software)
  8. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Ngày 12/4 tới đây là kỷ niệm 50 năm ngày Yuri Gagarin bay vào vũ trụ (12/4/1961-2011). Nhân sự kiện này Phòng nghiên cứu không gian FSpace và 1 số đơn vị khác phối hợp tổ chức sự kiện Yuri’s Night từ 7h tối ngày 12/4 (thứ 3 tuần sau) nhằm phổ biến kiến thức, chia sẻ các thông tin mới cập nhật về lĩnh vực không gian – vũ trụ trên thế giới và ở Việt Nam.

    Nội dung chương trình dự kiến như sau:

    - Thăm quan phòng trưng bày về chủ đề không gian vũ trụ, triển lãm mô hình kỹ thuật (EM) của vệ tinh F-1, bộ sưu tập thiên thạch, …

    - Seminar về lịch sử ngành hàng không không gian

    - Seminar về cuộc đời của Gagarin và ý nghĩa của chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ

    - Tại sao lại nghiên cứu không gian, vũ trụ? Ứng dụng của CNVT

    - Seminar về dự án chế tạo vệ tinh F-1 (có trưng bày các mô hình của F-1 bao gồm cả mô hình EM) và các dự án trong tương lai của FSpace

    - Giới thiệu phòng trưng bày không gian với các kỷ vật từ các cơ quan không gian vũ trụ NASA, JAXA, ESA, bộ ảnh các nhà du hành vũ trụ, bộ sưu tập hơn 30 thiên thạch các loại…

    - Các trò chơi và câu đố về thiên văn và khoa học vũ trụ (CÓ THƯỞNG)

    - Quan sát bầu trời qua kính thiên văn (tuỳ tình hình thời tiết)

    Chương trình mở cửa tự do, mời các bạn quan tâm tới tham dự!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này