1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế tạo vệ tinh nhỏ nanosatellite của Việt Nam

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi vtt, 22/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chế tạo vệ tinh nhỏ nanosatellite của Việt Nam

    Chào các bạn,
    Xin tự giới thiệu tôi là Vũ Trọng Thư, một người say mê thiên văn học, hàng không vũ trụ và có ước mơ sẽ được bay vào vũ trụ 1 ngày nào đó, hoặc ít nhất thì cũng được tham gia vào 1 chương trình không gian

    Hiện nay, tôi và 1 nhóm các bạn có cùng đam mê đang có bắt tay vào thực hiện 1 dự án mới ?" chế tạo vệ tinh nhỏ nanosatellite đầu tiên của Việt Nam và phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2010. Kế hoạch của nhóm sẽ dựa trên thiết kế của QuakeSat (một vệ tinh nano của trường ĐH Stanford, Mỹ đã được phóng thành công vào năm 2003) để chế tạo vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh nano sẽ có kích thước dự kiến 10x10x30cm, nặng khoảng 3kg, mang theo 1 số camera để chụp ảnh cũng như các loại sensor để thu thập dữ liệu trên quỹ đạo LEO (cách mặt đất khoảng 600-800km).

    Đây là 1 dự án có nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, công nghệ và cũng chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên đòi hỏi các thành viên trong đội phải rất chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu và trao đổi với các chuyên gia cả trong và ngoài nước. Dự án được tài trợ chính bởi công ty FPT (là nơi tôi đang làm việc) và 1 số đơn vị + cá nhân khác. Tôi là người đề xuất và cũng là trưởng nhóm chế tạo vệ tinh F-1.

    Hiện tại nhóm chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn 1 (xây dựng trạm mặt đất để thu tín hiệu từ các vệ tinh khác) và đang bắt đầu giai đoạn 2 thiết kế chi tiết vệ tinh. Nhóm đang tiếp tục xây dựng đội ngũ và rất hoan nghênh những bạn có cùng đam mê về không gian vũ trụ, chế tạo robot, nghiên cứu khoa học? cùng tham gia thiết kế và chế tạo vệ tinh. Nếu bạn muốn tham gia cùng đội dự án, hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0905 369821 hoặc email thuvt@fpt.com.vn để trao đổi chi tiết.

    Xin cảm ơn,
    Vũ Trọng Thư
  2. risingstar

    risingstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0

    Được risingstar sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 22/03/2009
  3. wolfram

    wolfram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2009
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Công ty cổ phần dịch vụ công nghiêp Wolfram là Đại lý chính thức cho hãng Sandvik - coromant của Thụy Điển, chuyên cung cấp các loại dụng cụ cắt gọt cơ khí( Các loại dao phay, dao tiện, dao khoan, dao doa...v..v..)
    - Chúng tôi nhận cung cấp cho các nhà phân phối, các công ty bán lẻ tại Việt Nam với mức giá cực kỳ cạnh tranh.
    - Cung cấp sản phẩm tới tận tay người sử dụng.
    - Hỗ trợ kỹ thuật trong các vấn đề liên quan đến dụng cụ.
    - Giải quyết các bài toán về công nghệ cho quý Khách Hàng.
    - Chất lượng tiêu chuẩn nhà sản xuất, sản phẩm có đầy đủ CO. CQ chứng nhận xuất xứ.
    Mọi chi tiết xin liên hệ:
    Công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp Wolfram.
    Tầng 3, 36 phạm Hùng, Hà Nội.
    Tel: +84 4 3795 0359 Fax: +84 4 3768 4856
    Mr Huỳnh: 0987264254.
    Email: danghuynh.ngo@wolfram.
  4. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @wolfram: tôi đã ghi nhận các thông tin của cty bạn và sẽ liên hệ nếu cần. Thanks.
    Update về tiến độ dự án chế tạo vệ tinh F-1:
    Hôm 3/4 báo Asia Times đã có bài viết về cuộc thi đổ bộ lên Mặt Trăng Google Lunar X Prize với châu Á trong đó có nói về sự tham gia của FSpace lab trong team FREDNET http://www.atimes.com/atimes/China/KD03Ad01.html. Trước đó team FREDNET cũng đã có bài viết về FSpace trên blog của mình http://www.googlelunarxprize.org/lunar/teams/frednet/blog/news-from-vietnam
    Đây là những bước đi đầu tiên của FSpace trên con đường hội nhập với cộng đồng phát triển không gian vũ trụ trên thế giới. Nếu dự án chế tạo vệ tinh F-1 thành công, chúng ta sẽ vươn xa hơn tới Mặt Trăng!
    Ngoài ra trong dịp lễ hội Hoa anh đào 3 ngày cuối tuần sau từ thứ sáu 10/4 tới chủ nhật 12/4, FSpace sẽ tham gia triển lãm và giao lưu với khách thăm quan về công việc của nhóm tại địa điểm sân Quần Ngựa phố Liễu Giai, Hà Nội. Xin kính mời các bạn quan tâm ghé thăm gian hàng của nhóm & giao lưu, trò chuyện với các thành viên của FSpace về các vấn đề liên quan tới công nghệ vũ trụ và dự án chế tạo vệ tinh F-1.
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 05/04/2009
  5. risingstar

    risingstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0

    Được risingstar sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 05/04/2009
  6. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Ôi Việt Nammmmmmmmmmmmmmm
  7. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Trong Công nghệ chế tạo vệ tinh, có sử dụng nhôm hợp kim là vỏ và khung vệ tinh. Thường sử dụng công nghệ xử lý anode, tạo lớp màng anode dày , kín khín, có tính chất chống dính và chịu môi trường lạnh khá tốt. Vào năm kia( 2007) , tôi có ứng dụng công nghệ này cho một cậu ở một viện khoa học. Về sau này khi tham khảo trên mạng, tôi mới biết là nhóm của cậu ấy chế tạo vệ tinh Pico đầu tiên của Việt Nam.
    Chúc các bạn thành công!
  8. risingstar

    risingstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0

    Được risingstar sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 07/04/2009
  9. quythuan

    quythuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Cách đây 5 năm Mình cũng là người đã từng rất say mê Công nghệ vũ trụ, Mình làm cho Trung tâm ứng dụng công nghệ vũ trụ thuộc Viện Vật Lý và điện tử, Viện KHCN Việt Nam, Nay hình như là ủy ban gì gì đó
    Ở đó họ đã tạo ra những thiết bị thu cho vệ tinh NOAA đấy,
    Bạn cần tài liệu thử liên lạc đến đó xem sao!
    Mình đã nghỉ việc ở đó cũng khá lâu rồi, Vì
    1. Ở VN làm khoa học là khoa học vui thoi
    2. Lam khoa hoc mà đói thì cũng chẳng nghĩ được gì cả, Tiền làm ra thì xếp ăn hết.
    Bạn cần mua máy để gia công hoặc cần tư vấn gia công thì liên lạc cho mình,
    Mình sẽ giúp đỡ.
    Mr. Le Quy Thuan
    MARUKA MACHINERY CO., LTD
    HANOI REPRESENTATIVE OFFICE,
    R202, Techno center build,
    Thang Long Industrial Park,
    Dong Anh Dist, Hanoi, Vietnam
    Tel : +84-4 3955 0164
    Fax: +84-4 3955 0165
    H/P: +84-91 235 6150
    Website: http://www.maruka.co.jp
  10. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, người mà bạn nói đến là Lê Xuân Huy, phụ trách nhóm làm vệ tinh pico của Viện Công nghệ Vũ Trụ, mình lúc đó cũng tham gia dự án này nên có biết. Tuy nhiên sau này do không hợp với cách làm việc của Viện và không bằng lòng với những kết quả của dự án pico nên mình đã rút khỏi dự án đó và thành lập FSpace. Nhóm mong muốn chế tạo được vệ tinh nhỏ, phải được phóng lên và hoạt động trên quỹ đạo đúng như thiết kế. Về phần xử lý mạ anode, hiện nay FSpace cũng gặp bài toàn tương tự, lần này không biết bạn có thể giúp được không?
    Khi còn ở Viện mình cũng đã thử tìm hiểu thông tin từ nhóm thu NOAA, tuy nhiên rất khó lấy được thông tin gì. Do vậy về sau nhóm FSpace đã tự lên Internet tìm hiểu và trao đổi với cộng đồng ham radio thế giới. Kết quả đã tự làm được các loại ăng ten vô hướng, có hướng để thu & giải mã tín hiệu NOAA APT ra ảnh mây vệ tinh. Bây giờ làm được rồi thì thấy nó cũng không có gì quá khó khăn :)
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. Mình hy vọng sẽ có dịp được gặp bạn để học hỏi thêm.
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 10/04/2009

Chia sẻ trang này