1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chém gió về phong thủy: Có cơ sở/bằng chứng khoa học hiện đại nào để nói Hà Nội là vị trí tốt nhất đ

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi beoU.kr, 21/03/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xmen02q1

    xmen02q1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    1
    Topic bắt đầu có dấu hiệu nhảm :-<
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có vấn đề đấy. Ở trên là đang bàn về định lượng mà ông bha lại muốn lái sang định tính. Bộ định đánh trống lảng hả ?
  3. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Tôi trả lời rồi. Nếu bạn không biết đọc, hoặc thiểu năng về mặt ngôn ngữ thì tôi (là người dưng) cũng không có thời gian giải thích. Tôi không có nghĩa vụ của người dưng nâng cao khả năng nhận thức của bạn. Bạn cãi chày cãi cối thì cũng là việc của bạn.
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    không phải tôi không biết đọc mà vì câu trả lời của bạn nó vô cùng nhãm nhí và trình quá kém nên tôi mới hỏi lại. Còn bạn: lẽ ra tôi có thể chỉ cho bạn vài điều nhưng vì cái thái độ đó nên tôi chỉ cười vào mặt bạn chứ không chỉ. Ừ thì tôi thích bố đời vậy đấy. Có ý kiến gì không?
  5. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Đạo đức của Nghiêu Thuấn khác với Đạo đức của Phật giáo là đúng rồi. Cái này chỉ ra thì cần có cả 1 tham luận. Nhưng hiểu nôm na nhất, Đạo đức thời N Thuấn là các hành xử sơ khai hơn, nơi mà chế độ quân chủ phong kiến mới bắt đầu xuất hiện. Đạo đức ra đời có 1 phần mục tiêu là ổn định xã hội, thiết lập 1 bộ quy tắc hành xử giữa con người với con người.

    Đạo đức Phật giáo, thì theo Phật giáo nguyên thủy nó là Giới luật trong Phật giáo. Có 250 giới cho Tỳ kheo và 348 giới cho Tỳ kheo ni. Các giới đơn giản nhất, nhiều người biết là Ngũ giới (Không: Nói dối, Uống rượu, Tà dâm, Sát sinh, Trộm cắp).... Sau này Đạo Phật phát triển thêm thì có pha trộn và bổ sung, phát triển thêm những quy tắc đạo đức khác như: Giữ chứ Hiếu, chữ Tín....

    Nói chung, về mục đích chung có thể giống nhau ở khía cạnh góp phần ổn định xã hội (thực ra mục đích ban đầu của Đạo Phật ko phải thế, nhưng ở đây ta cứ cho là thế đi), còn về biểu hiện, các quy tắc cụ thể thì có thể hơi khác nhau.

    Cá nhân tôi cho rằng, cho rằng Đạo đức Ng Thuấn giống Đạo đức Phật giáo là ko thỏa đáng, hơi áp đặt. Tương tự thế với Đạo đức của Lão tử, Đạo đức của Khổng tử. ( Nếu nói Đạo đức Ng Thuấn giống Đạo đức của bác Khổng Khâu - Trọng Ni thì còn hợp lý hơn.)
  6. RicksCafe

    RicksCafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    951
    Đã được thích:
    107

    Những ưu điếm của Hà Nội thì ngay trong chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn cũng đã nói rồi đó:

    "Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

    Cố đô xưa ở Hoa lư chỉ là dải đất eo hẹp, có thể có lợi thế về phòng thủ trong thời chiến tranh nhưng để nói về sự phát triển kinh tế thì không phù hợp vì dải đất nhỏ hẹp, hay gặp thiên tai nên không phải là chỗ phát triển kinh tế đất nước được.

    Đọc những lời của vua Lý thì cũng thấy được mà :-bd
  7. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    Thớt này vẫn chém nhau vui nhể. Kiến thức về phong thủy kém nên ngồi học hỏi các cao nhân
    Tiện thể các bác cho em hỏi luôn: nếu lột hết cái vỏ huyền bí do con người khoác vào thì các bác thấy PT nó thế nào, nó có mang tính khoa học hay là vẫn mang tính dị đoan?
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Theo bạn thì thế nào là khoa học, thế nào là dị đoan?

    Tiện thể tớ nói luôn quan điểm của tớ. Phong thủy là một chi nhánh triết học phương Đông xưa, phát triển lên từ thuyết nhị nguyên, từ nhị nguyên thành thuyết âm dương thái cực...Phương Tây họ cũng có thuyết nhị nguyên, điển hình là Descartes với mô hình Duy tâm và Duy vật (cụ thể là hệ tọa độ mà bất cứ học sinh nào cũng học qua). Như thế khoa học là một chi nhánh của Triết học và là "anh em" với phong thủy. Phân tích tâm lý học của Jacques Lacan cũng chia một hàm ngôn khoa học, tức phân tích định tính, thành 3 thành phần :Thực, Ảo, và Biểu tượng. Phong thủy cũng thế, gồm việc xem thế đất (Thực), diễn giải theo thuyết Kinh Dịch (Ảo) và xác lập kiến trúc phù hợp (biểu tượng)...Khoa học chỉ khác phong thủy ở việc diễn giải...

    [​IMG][/IMG]​
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Quan điểm chủ quan của mình thì nó mang tính khoa học.

    Bất cứ ai có thể lôi bất cứ câu nào trong Phong Thủy luận ra, và yêu cầu giải thích bằng khoa học Phương Tây, mình đều giải thích được. Và lời giải thích sẽ đạt tới mức thuyết phục được ít nhất 80% số người thắc mắc. 20% còn lại, như đã nói, là do cơ sở lý luận của Phong Thủy luận đã thất truyền, và do không đủ số liệu thống kê, nên không mang tính thuyết phục cao.

    Hãy đọc lại lời định nghĩa đơn giản của bạn F5F5 ở mấy trang trước, rồi thì ai cũng phải công nhận rằng: Khoa học Phong Thủy, về cơ bản, chỉ là môn khoa học nghiên cứu về môi trường. Mà nghành khoa học môi trường, thì đã quá quen thuộc ở Phương Tây.

    Tất nhiên, Phong Thủy luận có những tiến bộ, có những phát hiện vượt bậc so với khoa học môi trường Phương Tây. Nhưng đó là phần vi diệu nhất của Phong Thủy luận, mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...và cũng tất nhiên, phần "vi diệu" nhất của PT cũng chưa bao giờ được áp dụng cho các triều đại, các vua chúa, và cũng chẳng áp dụng cho bất cứ ai nữa ....[:D]

Chia sẻ trang này