1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chém gió về phong thủy: Có cơ sở/bằng chứng khoa học hiện đại nào để nói Hà Nội là vị trí tốt nhất đ

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi beoU.kr, 21/03/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    VN tách ra khỏi TQ từ khi nào vậy bác siêu xay da
  2. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50
    Chắc bác ý nói từ 1000 năm trước. Từ Ngô Quyền.... đến Lý Công Uẩn Thăng Long thì hoàn toàn.
  3. xmen02q1

    xmen02q1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    1
    Vì họ chưa tìm được cơ sở/ bằng chứng khoa học nào để chứng minh HN có phong thủy ko tốt, hoặc nơi nào đó có phong thủy tốt hơn nên tạm thời cứ đặt là vị trí thủ đô của VN bạn ạ =))
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Xét theo Kinh Dịch:

    1. Thái cực: vòng tròn Thái cực chạy vòng quanh Hà Nội. Cụ thể sông Nhị Hà là lưu thủy, còn bên trái có sông Hồng, bên phải có cụm sông Tô và hồ Lãng Bạc. Hồi xưa Hà Nội được coi là một thành, với 4 mặt đều nhau tạo thành tứ tượng.
    Ngoại thành Hà Nội có bờ đê tạo ra thế dựa (sơn long, hậu hổ). Hai cạnh của vòng thái cực là hai cửa ô Lương Yên và Thịnh Hào, vòng ra 4 cửa ô Cầu Giấy - Yên Phụ - Thuỵ Chương - Thịnh Hào, đường thái cực ra đến hồ Bẩy Mẫu.
    Nội thành bên trong, bên trái có Ngọc Sơn -
    Cầu Dền - Hoàn Kiếm, bên phải có Giảng Võ - Thành Công => như vậy có tay rồng dài , tay cọp ngắn, tạo nên thế tương nhượng.
    Phân tích trên cho thấy Hà Nội trong và ngoài tạo thành một tiểu Thái cực, hòa hợp với Thái cực của Vũ Trụ, đắc địa Phong Thủy để đặt làm thủ đô.

    2. Bát quái: hiện tại Hà Nội có các quẻ Bát quái tương ứng với phương vị của chúng là:
    Càn: có Giảng Võ, chùa Trấn Quốc, làng Hữu tiệp (Láng Trung) (Kim)
    Khôn: có Cầu Giấy, làng Thịnh Hào (Thổ)
    Chấn: có chùa Thạch Cổ, Cửa Bắc, Ô Quan Chưởng, Hàng Chiếu (Mộc)
    Tốn: có Hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát lớn (Mộc)
    Cấn: có Nhật Tân, Quảng Bá (Thổ)
    Đoài: có Nhất trụ, đền Voi Phục, làng Ngọc Hà (Kim)
    Khảm: có Hồ Tây (Thủy)
    Ly: Đầm sen, Ô Kim Liên, Văn Miếu (hồ Bảy Mẫu chế ngự khí Hỏa của cung Ly) (Hỏa)

    Vậy Hà Nội có đầy đủ sự hài hòa âm dương của 8 quẻ Bát quái, tạo cho Hà Nội vị thế đắc địa về mặt phong thủy. Nhìn bao quát, Hà Nội có các chùa ở cả Tây và Đông, núi non nằm phía Bắc, phía Nam là đồng bằng từ Nam Định đến biển tạo thành một vùng lòng chảo, trông giống như một cái ngai dung nạp trường khí từ Đại Thái Cực (Vũ Trụ).


  5. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi của tớ là: có bằng chứng khoa học hiện đại, định lượng được nào không? Chẳng hạn: Nếu đặt thủ đô ở Hà Nội thì kinh tế đất nước tăng trưởng >10%, thu nhập đầu người 300tr mỗi tháng :D còn nếu đặt ở Huế hay TP.HCM thì tăng trưởng và thu nhập giảm đi một nửa ... Bạn đưa ra cái mớ hỗn độn càn-khôn ở trên để làm gì? Bản thân học thuyết/mô hình thì không có cái nào đúng cả. Hơn nữa, tớ cần số liệu để kiểm chứng/phản bác lý thuyết.

    --BÀN LUẬN--

    Nếu nói như ông Lý Công Uẩn, Hà Nội "là kinh sư muôn đời" thì tại sao Lý, Trần mỗi triều đại chỉ hơn 100 năm là tắt. Nhà Lê dựng nghiệp ở Lam Sơn, lấy kinh đô là Thăng Long cũng chỉ hơn 100 năm (cả 3 triều đại đều chỉ xung quanh 150 năm, Nhà Nguyễn đóng đô ở Huế cũng cỡ hơn 100 năm, tớ lấy xấp xỉ hơn 100 năm vì sau khoảng 100 năm đó là tất cả bắt đầu đi vào tranh chấp, trên đường đi xuống). Tức là nếu chấp nhận giả thuyết phong thủy có ảnh hưởng quyết định đến số năm tồn tại của một triều đại thì cũng phải chấp nhận giả thuyết: mỗi triều đại đóng đô ở Hà Nội không thể tồn tại quá 200 năm.

    Xem xét cả triều đại có vẻ khó và không phản ánh được sự ảnh hưởng của phong thủy thủ đô lên chính quyền, tớ đi xem xét độ dài của quãng thời gian làm vua của các vị vua phong kiến đóng ở Hà Nội và không đóng ở Hà Nội. Không có sự khác biệt có ý nghĩa nào về số năm làm vua trung bình cả (loại bỏ các dị biệt - ví dụ mới lên ngôi một vài tháng bị kiết lị mà chết, hoặc tham quyền cố vị ở ngai mãi chả chết). Tớ sẽ public số liệu khi có thời gian chỉnh sửa.

    Từ Hà Nội vào Nghệ An cỡ 300km, còn xa hơn từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc (khoảng 150km) (cũng vậy, từ Bắc Kinh đến vùng lưỡng Quảng - cỡ hàng nghìn km - còn xa hơn từ Hà Nội), một cách định lượng/hoặc thể hiện định lượng thì phong thủy của Hà Nội phải ảnh hưởng đến vùng lưỡng Quảng (ít nhất là vùng gần biên giới) mạnh hơn là ảnh hưởng vào Nghệ An. Nếu đặt giả thuyết như vậy thì các quốc gia trên thế giới phải có xu thế hình thành địa lý hình tròn (?) mà tâm là thủ đô của nước đó.

    Tớ đặt thêm câu hỏi:
    - Vậy đâu là giới hạn của Hà Nội? Từ xưa đến nay Hà Nội đã bao nhiêu lần đổi tên?


    @#@#@#@
    Vụ bác Nghệ nổi nóng với tớ lúc trưa, tớ đã nhận được lời xin lỗi rồi nhá! Kể như bác ấy cũng xứng đáng được coi là người hiểu biết :-":-":-"
  6. ngocanh_hpvn2002

    ngocanh_hpvn2002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2012
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    hay
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phong thủy chỉ là một thứ "bản đồ" trong tâm trí người Việt. Đã gọi là bản đồ thì nó phải qui về những vùng lãnh thổ mà lãnh thổ VN cũng đã hình thành từ thời Vua Hùng. Thời Vua Hùng thì đóng đô ở vùng Phú Thọ ngày nay, hơn bị "độn" lên phía trên tí, vì phía nam chưa khai khẩn...Đến thời An Dương Vương và Hai Bà Trưng thì có lẽ văn minh lúa nước cực thịnh, dân tình an bình và họ qui trọng sự an bình đó, đến mức nhẹ dạ như trường hợp Mỵ Châu hay đến mức lôi đình, tức nước vỡ bờ như Hai Bà...Nhìn chung thì Bắc Bộ có hình tam giác có trọng tâm là Hanoi, lại là vùng trũng phì nhiêu...Thuật phong thủy "quốc nội" của các Vua Hùng không chọn Hanoi để đóng đô, nhưng do thời vận và kinh tế nên mới chuyển dần về Hanoi...Sau này qua 1 nghìn năm bắc thuộc thì người Việt đã quen xài hàng "phong thủy ngoại", nghĩa là phân tích chi li hơn các khía cạnh, thậm chí trở thành mê tín...

    Nếu các ông Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần mà cứ dựa vào phong thủy quốc nội xưa của các Vua Hùng thì họ đã giữ nguyên kinh đô ở Phú Thọ rồi, chẳng chịu về Hanoi đâu...Bây giờ mà bảo xưa nay phong thủy Hanoi tốt, chứ chẳng phải do thời cuộc kinh tế mà chẳng chịu thay đổi thì còn tệ hơn các ông trên ấy chứ...
  8. bichthuan

    bichthuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    không phải tự dưng mà người Pháp lại chọn Hà Nội làm thủ phủ của Đông Dương bạn ạ
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    triều đại thay đổi nhưng không bị ngoại xâm bác ạ
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Bạn chủ Topic muốn có cơ sở chắc chắn cho kết luận đó chứ gì?!
    Nếu giải thích theo Phong Thủy thì chỉ những người hiểu 1 chút về Phong Thủy, và tin vào Phong Thủy thì mới hiểu được. Bởi vì những cơ sở lý luận khoa học của bộ môn này hiện đã bị thất truyền. Vì chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, nên ai TIN vào Phong Thủy thì tin, mà ai không tin thì khó thuyết phục được người ta. Niềm tin? bạn hiểu chứ. Sự thực là như thế.

    Bạn chủ Topic hiện tại có thể không phủ nhận Phong Thủy, nhưng lại chưa tin vào Phong Thủy. Do vậy, không thể dùng kiến thức về Phong Thủy để thuyết phục bạn!

    Mình dùng khoa học nhé.
    - So sánh Hà Nội - Huế - TP HCM về mặt quốc phòng:
    + Hà Nội là điểm trung tâm của Miền Bắc. Muốn tập hợp quân về thủ đô hay muốn điều quân đi các địa phương đều sẵn đường thủy bộ. Khi chính quyền và quân đội Trung Ương thất thế, có thể lui về phía Nam, cũng có thể rút về vùng Tây Bắc địa thế đặc biệt hiểm trở. Sự hiểm trở của vùng Tây Bắc không chỉ có lợi về mặt phòng thủ trong chiến tranh thông thường, mà còn trong cả chiến tranh hiện đại. Nghe Tây đồn là phía Tây Bắc thủ đô có vài cái hầm ngầm có khả năng chống lại vũ khí hạt nhân.
    + Sài Gòn thì cũng là vùng đất trung tâm của Nam Bộ, nhưng tấn công thì dễ mà phòng thủ thì khó, vì địa hình quá trống trải.
    + Huế: đường từ Huế ra các tỉnh phía Bắc và vào các tỉnh phía Nam đều gần như là đường độc đạo, ngay trước mặt là biển, ngay sau lưng là núi và không xa biên giới Việt - Lào. Nên khó tập trung quân, khó tấn công, khó cả phòng thủ.

    - Về kinh tế:
    ............................

    Thôi mà bài dài quá, tớ dạo này cũng mòn mỏi khả năng kiên nhẫn type bài giải thích cặn kẽ từng ly từng tí từ những kiến thức cơ bản, nên thôi bạn chủ Topic tự tìm hiểu lấy nhé.
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Trả lời từng câu hỏi nhỏ thì tớ đủ thời gian.
    1.
    Như bài trên tớ đã nói: Không đủ cơ sở khoa học, cũng không có con số thống kê chi tiết.


    2.
    Có 3 vấn đề:
    2.1. Phong Thủy ( hay nói cách khác là môi trường, địa hình) của thủ đô chỉ là 1 trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới sự trường tồn của 1 thể chế.
    Điều này, chính Phong Thủy luận cũng phải công nhận bằng câu: "Tiên tích đức, hậu tầm long" - tức là đức độ của 1 con người còn quan trọng hơn cả cái long mạch. Phong thủy của Hà Nội tốt, nhưng nếu giai cấp thống trị suy đồi đạo đức, thì Phong Thủy tốt cũng không ích gì.

    2.2. Lý cũng là người Việt, Trần, Lê cũng là người Việt. Hơn thế nữa, Cao Biền là kẻ xâm lược, nhưng khi đóng đô ở đây cũng đạt được những thành quả to lớn. Bạn đừng xét theo triều đại, mà hãy xét rằng: triều đại này sụp đổ, triều đại kia lên thay, nhưng các triều đại đó đều gặt hái được những thành quả to lớn trong những thời kỳ nhất định tại vùng đất Hà Nội.

    2.3. Theo lý thuyết Phong Thủy thì sự thịnh vượng của 1 vùng đất không phải là luôn luôn bằng nhau trong mọi thời kỳ. Có thời thịnh vượng, tất có thời suy vong. Do vậy, có những thời kỳ nhất định, việc đóng đô ở Hà Nội sẽ không đem lại sự thịnh vượng như ý muốn. Đó là thực tế.


    3.
    Ý bạn muốn hỏi tầm ảnh hưởng của Phong Thủy Hà Nội đối với các vùng miền khác đúng không?! Không đem com pa ra quay 1 vòng và gọi cái đường kính ấy là địa lý hình tròn được đâu. Mà nó phụ thuộc long mạch, tức là những dòng khí ngầm dưới lòng đất.

    Ảnh hưởng của Hà Nội chỉ có thế này thôi:
    - Nhánh thứ nhất: các tỉnh phía Nam Hà Nội cho tới Đèo Ngang.
    - Nhánh thứ hai: hầu hết các tỉnh phía Đông và Đông Bắc Hà Nội, và..... ra tới cả Quần Đảo Hoàng Sa.

    4.
    Hà Nội từ xưa đã bao lần đổi tên thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời bằng cách search Google.

    Giới hạn của vùng đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội được tính như sau: Phía Bắc và phía Đông là bờ hữu ngạn sông Hồng, phía Tây Bắc và phía Tây là Hồ Tây và bờ tả ngạn sông Tô Lịch. Phía Nam là sông Kim Ngưu.
    sentenced1806 thích bài này.

Chia sẻ trang này