1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chém gió về phong thủy: Có cơ sở/bằng chứng khoa học hiện đại nào để nói Hà Nội là vị trí tốt nhất đ

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi beoU.kr, 21/03/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Tôi không nghĩ bạn kém (hoặc chày cối) đến mức không phân biệt được cái chữ nhân-đức/tài-đức khi người ta nhắc đến vua Nghiêu-Thuấn với nhân đức đặt trong nghĩa luân hồi/nhân quả của Phật giáo.
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Đức nào thì cũng là "Đạo đức", là cái đạo làm người bạn ạ.

    Quan điểm của Phong Thủy về chữ Đức không phải bó cứng theo giáo lý của Nho Giáo, hay Phật giáo,v.v.... mà chỉ có nghĩa chung là đạo đức mà thôi. Nói 1 cách đơn giản, "đức" có nghĩa là sống tốt với người khác, sống hài hòa với thiên nhiên và vũ trụ.
  3. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    Chém tý cho vui
    Giải thích hơi "hủ nho" tý là thế này: phong là gió, thủy là nước. Nước có mạch nước, gió có luồng gió. Nơi nào có mạch nước tốt, luồng gió lành tất nhiên sẽ làm cho con người khẻ mạnh, minh mẫn; cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.... bên cạnh đó, HN còn là vị trí dễ phòng thủ khó tấn công. HN nằm ở vị trí PT tốt nơi con người khỏe mạnh minh mẫn, kinh tế dễ phát triển, quốc phòng đều tốt nên ắt hẳn là xứng đáng là thủ đô rồi. Ở đây loại trừ lập luận theo kiểu nơi khác cũng như thế, ko lẽ nơi khác con người không khỏe mạnh hay kém minh mẫn hơn, đây chỉ nói về mặt bằng chung ko so sánh 1 trường hợp cụ thể nào.
    Mình lấy một ví dụ cụ thể và có tính chất khoa học về PT: nếu bạn ở một căn phòng cuối cùng nối hai dãy nhà/phòng thì chắc chắn sẽ ko tốt, vì hai dãy nhà như một cái ống là nơi hút gió, căn phòng cuối cùng như một cái túi đựng gió và ko có lối thoát nên khí độc, bụi bẩn... sẽ dồn về căn phòng này.
    Tất nhiên, để đưa ra một cách định lượng là thực sự khó, nhưng với tư duy khoa học bình thường có thể nhận thấy được trên cùng trái đất này, có nơi sẽ "lành" hơn có nơi "dữ" hơn.
  4. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    =D>=D>=D>
    Một cách lý giải rất đơn giản dễ hiểu, về một khái niệm dường như rất khó hiểu:

  5. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Thôi thì đã trót đọc tô bích nên đành bon chen tí vậy, đây là ý kiến cá nhân của mình (ghi rõ nguồn khi sao chép lại từ tô bích này nhé :D )

    - Công Uẩn đại ca, sau khi làm cuộc đảo chính thành công mà ko tốn giọt máu, nhận thấy rằng, Kinh đô Hoa Lư nằm giữa muôn trùng vây núi non, khí thế âm u, địa hình hiểm trở. Chỗ này chỉ đẹp cho những lần cố thủ khi đánh giặc, nhưng muốn mở mang làm ăn phát triển kinh tế thì nỏ đẹp tý nào. Vì đi lại khó khăn, khí địa ko tốt, ko thuận lợi, nên bố tính rời Kinh đô đi đâu đó.

    - Rời đi thì đẹp nhất là ở đâu, thì là Quê mềnh chứ ở đâu. Xưa nhiều vị nguyên thủ lên làm Tổng. Bí. T.hư cũng mấy lần định chuyển thủ đô về quê mình, 1 là vừa do tâm lý rất thường tình con người - ko phân tích thêm, 2 là khi về quê mình thì sẽ đc vào thế, chó cậy gần nhà, dễ bề huy động, động viên anh em, người nhà (kiểu như Hạng Vũ huy động con em đất Sở ý - ko nhớ rõ lắm) để phòng khi có biến mà còn xử lý kịp.

    - Thế là bác Uẩn tính rời Kinh đô về Bắc Ninh cơ ạ. Mịa, từ hồi chưa làm vua bác vẫn đi đi về về từ Bắc Ninh và Hoa Lư suốt, (tất nhiên có đoạn đi đường sông nữa - có thể là Hồng Hà). Nhưng nếu bảo về Bắc Ninh, thì cái ý đồ nó có vẻ ko quang minh lỗi lạc, ko công tâm lắm, dễ phát hiện. Mà mình mới lên ngôi. Mà Đại La thì nó là cửa ngõ vào Bắc Ninh, chỗ đấy cũng gần, coi như BN là sân sau chống lưng vậy. Nhìn đi nhìn lại, thì thấy chỗ này địa thế đẹp, quang đãng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Thật ra thì kể cả Hà Nam, Nam Định, Hà Tây cũng đc đấy chứ, nhưng có vẻ Đại La thì nhích điểm hơn. OK, chọn chỗ này. Giờ chỉ thêm vài đường nét phong thủy cho nó hấp dẫn và thuyết phục: nào là thế rồng cuốn hổ ngồi, nào là dẫn thêm các điển tích từ vua Bàn Canh ... blah blah. Ngon.

    - Còn có 1 lý do phụ nữa, đó là khi cướp nhà của thằng khác thì thường ko dám sống ở nhà đó. Tốt nhất là khuân hết tài sản của nó sang nhà mới.

    Trên đây chỉ là vài lý do trong nhiều lý do của Uẩn đại ca. Còn về Phong Thủy, mình thấy đúng nhưng theo mình chỉ chút chút thôi. Dĩ nhiên, Đại La lúc ấy mà cũng chập trùng núi non như Hoa Lư thì bố bảo Uẩn cũng ko dám đóng đô. Nó phải tốt hơn chỗ cũ thì mới chọn. Bác nào làm về trong lĩnh vực IT thì biết, khi muốn thay thế 1 hệ thống cũ = 1 giải pháp công nghệ mới, thì phải gào thét liệt kê đủ thử hạn chế, khổ sở, khốn nạn của cái cũ và ca ngợi đến mây xanh cái mới thì mới đc duyệt (dù nó chỉ là hình thức).

    Ở đây em nhất trí với ý kiến bạn nào bên trển:
    Để Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại la là bao gồm nhiều nguyên nhân, Phong Thủy đẹp chỉ là một còn nguyên nhân quan trọng hơn là về mặt kinh tế và hành chính: Vùng Đại La đất đai màu mỡ, rộng lớn giao thông đường thủy thuận tiện 3 mặt giáp sông lớn trung tâm của cả nước thuận tiện cho việc phát triển muôn đời.


    Vài lời ngu muội xin chia sẻ cùng Hội chém :D
  6. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Không. Nhân-đức của Phật bao trùm rộng lớn hơn rất nhiều. Nhân đức ở trong cụm từ tu nhân tích đức được đặt trong ngữ cảnh luân hồi vô lượng kiếp khác với cái đạo-đức của con người. Chẳng hạn, người-có-đạo-đức có thể sát sinh, nhưng sát sinh là là nghiệp ác khủng khiếp nhất :D theo quan điểm của Phật.
  7. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Đạo đức trong Đạo đức kinh của Lão tử khác với đạo đức của Nho giáo, và khác với Đạo đức của Phật giáo. Đạo đức bây giờ là pha trộn, kết hợp đạo đức Nho giáo và Phật giáo.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đạo đức là gì?

    Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích. Chúng ta chú ý rằng, đạo đức phải mang đến ích lợi cho người xung quanh, chứ không phải là những khuynh hướng chỉ mang đến ích lợi cá nhân, vị kỷ.

    Như vậy, đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định là đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

    Một nội tâm tràn đầy đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có đạo đức sâu sắc.

    Khuynh hướng vị tha được xem là đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn bản thân mình. Vì lúc nào cũng quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn để giúp người qua lúc khó khăn.

    Tâm khiêm hạ được xem là đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là phải thấy rằng mình nhỏ bé kém cỏi.

    Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nổi bật của mình

    Khi chúng ta cân nhắc một hành vi nào đó, xem xét có hợp với đạo đức hay không, chúng ta nên cân nhắc những động cơ thúc đẩy của hành vi đó.

    Nếu một người nào đó suy nghĩ rằng:“ Mình phải sống hiền lành, khiêm tốn để mọi người yêu quý mình”, thì như thế chưa phải là đạo đức vì chỉ mang lại lợi ích cho chính mình. Nhưng nếu người đó suy nghĩ rằng:” Mình phải sống hiền lành, khiêm tốn để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh”, khi ấy đó là một suy nghĩ đạo đức vì mang lại lợi ích cho mọi người.

    Nếu một người nào đó quyết định là sẽ không trộm cắp chỉ vì anh ta sợ rằng trộm cắp sẽ bị bắt và bị trừng phạt bởi pháp luật, vậy thì quyết định không trộm cắp của anh ta không được xem là hành vi đạo đức, bởi vì trong trường hợp này những suy nghĩ đạo đức không tác động lên quyêt định của anh ta.

    Trong trường hợp người đó quyết định không trộm cắp với động cơ là do anh ta sợ dư luận: "Nếu mình trộm cắp thì bạn bè và hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình? Chắc là mọi người sẽ khinh bỉ mình lắm! Mình sẽ bị mọi người ruồng bỏ". Mặc dù quyết định đó được xem là một quyết định tích cực, nó vẫn không được xem là một hành vi đạo đức.

    Bây giờ, nếu người ấy cũng đi đến quyết định là sẽ không trộm cắp bởi vì anh ta suy nghĩ rằng : "Nếu mình trộm cắp thì có nghĩa là mình tham gia vào một hành vi trái với đạo trời, trái với đạo làm người!" Hoặc là: "Trộm cắp là một hành vi phi đạo đức, nó làm cho người khác chịu tổn thất và đau khổ!". Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta trong trường hợp này được xem là một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý.

    Nếu sự cân nhắc của bạn dựa trên cơ sở của sự tránh né những hành vi phi đạo đức thì bạn sẽ không thể vượt qua được những đau khổ buồn phiền, và quyết định đó không được xem là một hành vi đạo đức; nếu quyết định của bạn dựa trên cơ sở hạn chế những hành vi phi đạo đức thì quyết định đó được xem là một hành vi đạo đức.
  8. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Tớ đổi cách tiếp cận vấn đề :D

    Nếu chấp nhận giả thuyết Phong Thủy có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hưng vượng của một vùng đất thì phải chấp nhận giả thuyết có vùng đất chắc chắn sẽ hưng vượng và vùng đất chắc chắn sẽ không hưng vượng.

    Câu hỏi bây giờ là: Vậy trên đất nước Việt Nam vùng nào hưng vượng nhất? Vùng nào kém hưng vượng nhất? (tớ không thích chữ hưng vượng, nhưng dùng chữ này với các nghĩa: con người, kinh tế, xã hội ...)
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Theo mình thì vùng kém hưng vượng nhất về mọi mặt là tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận.
    Vùng đất có Phong Thủy phù hợp với việc phát triển kinh tế nhất là TP HCM.
    Vùng đất có Phong Thủy phù hợp nhất với chính trị - quân sự là Hà Nội.
  10. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    ^:)^^:)^^:)^ lạy hồn, hồn cho con biết ai là người tuyệt vời nhất thế giới này?
    Tuyệt vời ở đây được hiểu là một người bao gồm có trí thông minh nhất, giỏi kiếm tiền nhất, nhân hậu nhất, độ lượng nhất, ga lăng nhất, đẹp trai nhất....

Chia sẻ trang này