1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chén rượu Hương đưa say lại tỉnh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi bạn lamlo chùm 3 bài tự tình của Hồ Xuân Hương.
    Tự Tình I

    Hồ Xuân Hương

    Canh khuya văng vẳng trống canh (1) đồn,
    Trơ cái hồng nhan với nước non.
    Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
    Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
    Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
    đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
    Mảnh tình xan xẻ tí con con.
    (1) Trống canh là tiếng trống cầm canh.


    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tự Tình II

    Hồ Xuân Hương

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom(1)
    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
    Mõ thảm không khua mà cũng cốc.(2)
    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om(3)?
    Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
    Sau giận vì duyên để mõm mòm.
    Tài tử văn nhân ai đó tá?
    Thân này đâu đã chịu già tom!(4)
    (1) Bom: Mỏm đất.
    (2)-(3) Mõ và chuông dùng trong nhà chùa có tác dụng làm nguôi dịu lòng người. Ở đây nhà thơ vận dụng khác. Mõ thảm, chuông sầu: Tiếng lòng sầu thảm trong đêm khuya vắng lặng không khua không đánh mà vẫn vang lên dữ dội những âm thanh khô khốc, ầm ĩ, cốc như mõ và om như chuông.
    (4) Già tom: Như già đanh.Tục ngữ: "Trẻ dôi ra, già co lại".


    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tự Tình III

    Hồ Xuân Hương

    Chiếc bách (1) buồn vì phận nổi nênh,
    Giữa giòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
    Ấy ai thăm ván (2) cam lòng vậy,
    Ngán nỗi ôm đàn (3) những tấp tênh.
    (1) Tức chiếc thuyền bằng gỗ bách tức gỗ thông, do tích xưa Cung Bá, Thái tử nước Vệ chết sớm, vợ thủ tiết, có làm bài thơ "Thuyền bách" tỏ ý không tái giá, nên thường được dùng để ví người đàn bà góa ở vậy .
    (2) Do câu "tham ván bán thuyền" mà ra .
    (3) Ý nó khó toàn được nghĩa cũ, ví như ôm cây đàn sang gảy nơi thuyền khác.


    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đêm thu nhớ Mai Sơn Phủ

    Hồ Xuân Hương

    Lá ngọc chiều thu giận hẳn du
    Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu.
    Bên am Nhất Trụ trông còn đấy,
    Ngọn nước Tam Kì chảy lại đâu(1)
    Son phấn trộm mừng duyên để lại,
    Bèo mây thêm tủi phận về sau.
    Trăm năm biết có duyên thừa nữa,
    Cũng đỏ tay tơ cũng trắng đầu.
    1. Nguyên chú: "Đã giải kết đưa tình" Giải kết, theo Đào Duy Anh, là: "Cởi mối tình kết buộc với nhau" Còn giải kết đưa tình là gì? Chưa rõ lắm.

    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ðề Tranh Tố Nữ

    Hồ Xuân Hương

    Hỏi bao nhiêu tuổi hỡ cô mình?
    Chị cũng xinh mà em cũng xinh
    Ðôi lứa như in tờ giấy trắng.
    Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
    Xiếu mai chi dám tình trăng gió, (1)
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh, (2)
    Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
    Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
    (1)-(2). Xiếu mai; (Quả mai rụng). Trong Kinh thi nói " quả mai rụng mười phần còn bảy... mười phần còn ba" , ví người con gái đã muộn thì, cần có một người chồng. Câu này dùng chữ " Xiếu mai" để nói người con gái sợ lỡ thì nên chuyên tâm vào việc kén chồng, không dám nghĩ đến chuyện trăng hoa nữa. Nhưng người đẹp trong tranh thì tính sao được việc chồng con? Nên cứ đành mãi mãi giữ thân phận mỏng manh, son sẻ. (Chú thích phần thơ nôm do Nguyễn Bỉnh Khôi).

    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đền Trấn Quốc

    Ngoài cửa hành cung cỏ dãi dầu,
    Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau!
    Một tòa sen lạt hơi hương ngự,
    Năm thức mây phong điểm áo chầu.
    Sóng lớp phế hưng coi vẫn rộn.
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.
    Người xưa, cảnh cũ đâu đâu tá?
    Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Dệt Cửi

    Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
    Con cò(1) mấp máy suốt đêm thâu.
    Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
    Một suốt(2) đâm ngang thích thích mau.
    Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
    Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau.
    Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ(3)
    Chờ đến ba thu mới dãi màu.(4)
    (1) Con cò: Con cò đặt ở trên và chính giữa khung dệt để thắng sợi, làm chuẩn mực cho cái go khỏi lệch theo.
    (2) Suốt: ống suốt cuốn chỉ, nằm trong ruột con thoi để nhả sợi.
    (3) Ngâm cho kỹ: Sợi vải hồ bằng nước cơm đem ngâm lâu cho bền và óng màu hồ.
    (4) Chờ đến nắng hanh của ba tháng thu, nhấn nâu đem dãi nhiều lượt thì vải nhuộm mới lên màu và sẫm dần lại.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Dỗ người đàn bà khóc chồng

    Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
    Nín đi kẻo thẹn với non sông.
    Ai về nhắn nhủ đàn em bé,
    Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung(1)
    (1) Tục ngữ có câu: "Xấu máu đừng thèm ăn của độc" Khem: ăn kiêng khi mới ở cữ nên thường nói kiêng khem hoặc kiêng cữ. Miếng đỉnh chung: của ngon vật lạ thường có ở những nơi quyền quí cao sang. ý cả câu: Nếu đã xấu máu mà gặp phải của ngon vật lạ có thèm quá không nhịn được thì dùng ít thôi! Dỗ dành khuyên nhủ và nói bỡn.

    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện cùng phó giáo sư Hoàng Bích Ngọc, tác giả của cuốn Hồ Xuân Hương: Con người - Tư tưởng - Tác phẩm một công trình nghiên cứu công phu và giàu tính khoa học
    - Chị là một nhà khoa học tự nhiên thuần tuý. Vậy động cơ nào thúc đẩy chị đến với chuyên đề Hồ Xuân Hương, một lĩnh vực chuyên môn khác hẳn với sở trường của chị?
    - Động cơ chính có lẽ do tôi là phụ nữ. Còn về ''''''''sở trường'''''''' của tôi, tôi không phân biệt được sở trường của mình là thiên về tự nhiên hay xã hội. Chỉ biết rằng, khi xác định làm một việc gì tôi sẽ làm hết lòng.
    - Theo chị, có điểm gì mới trong Hồ Xuân Hương: Con người - Tư tưởng - Tác phẩm?
    - Tôi không muốn nhấn mạnh về những kết luận mới mà chỉ muốn nói về phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của tôi có 3 điểm chính khác với những tác giả khác. Thứ nhất, tôi coi trọng vấn đề văn bản học, nghĩa là nghiên cứu thơ chữ Hán trước để lấy cơ sở nghiên cứu thơ Nôm.
    Thứ hai, khi tuyển chọn thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, tôi không ràng buộc mình trong khoảng 50 bài thơ Nôm ''''''''quen biết'''''''' mà xuất phát từ các tài liệu gốc về thơ Nôm được cho là của Hồ Xuân Hương.
    Thứ ba, khi phân tích mỗi bài thơ, tôi thường xét cấu trúc toàn cục, chủ đề tư tưởng và tính logic của cả tác phẩm, chứ không chỉ phân tích tỉa từng câu như nhiều nhà nghiên thường làm. Tôi thực sự sung sướng khi khám phá ra rằng Hồ Xuân Hương không phải là tác giả của những bài thơ ''''''''dâm'''''''' như bấy lâu người ta vẫn lầm tưởng.
    - Chị có nghĩ rằng phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên sẽ có ảnh hưởng tới chị khi nghiên cứu khoa học xã hội?
    - Tôi nghĩ không phải cái này ảnh hưởng tới cái kia mà có sự hỗ trợ. Đối với tôi, tư duy khoa học chi phối một cách tự nhiên trong mọi công việc.
    - Và chị tin rằng những lập luận của mình sẽ có tính thuyết phục?
    - Đối với tôi, lòng tin luôn luôn đi trước những ngờ vực. Có thể chính với điều này mà người ta thường cho tôi là ngây thơ. Với vấn đề Hồ Xuân Hương, niềm tin của tôi chính là tâm nguyện muốn bảo vệ sự công bằng.
    - Là người ''''''''ngoại đạo'''''''' về văn chương, hẳn chị đã gặp nhiều khó khăn khi đi vào lĩnh vực này? Chẳng hạn về thời gian, tư liệu, vốn hiểu biết chữ Hán...?
    - Nhiều khó khăn là điều tất nhiên. Còn về chữ ''''''''ngoại đạo'''''''' thì theo tôi, văn chương là cái nghiệp chứ không phải cái nghề. Để đeo đuổi được cái nghiệp này thì cần phải trau dồi kiến thức về nhiều mặt, nhưng không có nghĩa là cứ được học một cách chính quy là có thể thành công trong nghiệp văn chương. Văn học gắn liền với xã hội và con người. Ai yêu văn học là có thể đến được với văn học.
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 13/08/2003
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Động Hương Tích

    (1)
    Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm(2)
    Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
    Người quen cõi Phật chen chân xọc,
    Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
    Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,(3)
    Con thuyền vô trạo cúi lom khom.(4)
    Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,(5)
    Rõ khéo trời già đến dở dom.
    (1) Động Hương Tích: Động chính của chùa Hương trước thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
    (2) Khéo phòm: Như khéo phạm, thật là khéo!
    (3) Giọt nước... rơi: Các thạch nhũ trên cửa động luôn từng giọt rỏ xuống.
    (4) Vòm động có những chạm vẽ của thiên nhiên được hình dung ra cảnh trí như mặt trăng, con thuyền v.v... Vô trạo: Không có bơi chèo.
    (5) Nơi rừng suối (lâm truyền) mà cuốn hút lại đây cả một cảnh phồn hoa đô hội.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này