1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chếnh choáng hơi men....

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi home_nguoikechuyen, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chếnh choáng hơi men....

    rượu

    Men rượu làm mềm môi cho lời yêu thoát thai.

    Men rượu đem niềm cô đơn lại, đặt nó trước mặt ta. Và biết đâu đấy, ta lại nhận ra mình.

    Một cơn mưa dài chưa dứt. Một đêm lạnh xa xôi. Một bóng người vừa qua chỉ để lại một chút dáng gầy...Tất cả đều có thể mang hồn người vào mộng mị. Người say người mà mộng mị. Người say đời mà mộng mị. Để rồi có những hôm say, ôm đời ngủ mệt.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    say
    Say
    Uống rượu mà không say thì nào hay
    Uống rượu mà không say thì nào mê
    Xin mời anh nâng ly cùng tôi
    Nào ta cùng uống
    Ta tìm về bên ly rượu cay
    Men nồng rượu ta quay cuồng say
    Tâm hồn ta bay theo trời mây
    Uống? vui đêm này
    Uống cho no nê trong tâm hồn ta
    Say cho quên đi sầu đau nhân thế

    a ha, ta đang say.Ta tỉnh hay say.
    Trong cơn say hôm nay, ta thấy hình bóng mẹ với những giọt nuớc mắt xâu thành chuỗi hạt. Thấy bóng dáng cha với mái tóc đã lốm đốm những sợi bạc.Con xin lỗi.
    a ha. nhiều lúc ta cũng muốn ngất ngưỡng như Nguyễn công Trứ để có thể nói:
    trời đất cho ta một cái tài
    dắt lưng dành để tháng ngày chơi

    Và:
    Hẹn với lợi danh ba chán rượu
    Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ

    Để rùi;
    Tang bồng hồ hữu nam nhi thái
    cái công danh là cái nợ nần

    Nhưng đau buồn, nhớ một lần Lys đã nhắc:
    Đã mang tiếng ở trên trời đất
    Phải có danh gì với núi sông

    Ôi thôi hổ thẹn với trời đất, với núi sông.
    tài mà làm gì, đam mê mà làm gì.Nguyễn Du chẳng đã viết:
    trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

    Rồi cuối kiệt tác Truyện kiều, ông đã từng kết;
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

    Than ôi, ta đang say.Ta thường mượn ruợu quên sầu, mượn những triết lí của trịnh Công Sơn làm triết lí sống.
    Rằng:
    sống trên đời sống cần có một tấm lòng
    và:
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
    ...Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Đường đến anh em đường đến bạn bè

    Nhưng lúc nào ta cũng cảm thấy một ta đáng ghét,
    .. dường như hạnh phúc đã ngủ quên trong ngăn kéo của quên lãng
    Phải chăng cuộc đời nghiệt ngã thế.
    ta thờ ơ với cuộc đời như vậy ư?
    Nhiều lúc ta cảm thấy đồng cảm với một đoạn văn của Azit Nê Xin:
    Đời là bể khổ, đời là bờ dốc đứng, đời là một sân khấu, ....
    Nhưng cuối cùng ở trang cuối, tôi ghi lại mấy câu: thế rốt cục đời là cái cóc khô gì?

  3. TieuBao

    TieuBao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    643
    Đã được thích:
    0
    Khi ta say là lúc ta tỉnh táo nhất, là lúc ta thể hiện con người thật của mình nhất.
    Khi say và ngồi một mình, ta lại đối diện với chính mình.
    Được TieuBao sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 18/04/2004
  4. vothuong2612

    vothuong2612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn, để sớm mai đây...lại tiếc xuân thì..
  5. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Lai rai chén rượu giang hồ... (Huỳnh Ngọc Chiến)

    N úi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là nhờ có dị sĩ cao nhân. Khách hảo hán giang hồ phiêu bồng lang bạt mang bản chất hào sảng khoáng đạt một phần là nhờ rượu.
    Nền văn hoá phương Đông không có một vị tửu thần như thần Dionysos trong thần thoại Hi Lạp, nhưng có lẽ chỉ ở phương Đông mới có một tửu đồ cuồng sĩ đời Tây Tấn tên là Lưu Linh ngông đến mức làm bài thơ Tửu đức tụng ca ngợi cái Đức của rượu, được lưu truyền ở đời, gây ảnh hưởng nhất định. Theo Tấn thư thì Lưu Linh, tự Bá Luân, quá ham mê uống rượu. Một hôm, vợ đập vỡ vò rượu, khóc bảo : ?o Ông uống rượu quá nhiều, đó không phải là cái đạo nhiếp sinh, phải bỏ bớt đi ?. Lưu Linh nói ?o Ta không thể tự cấm được, phải cầu quỉ thần lên để khấn nguyện, vậy phải đủ rượu thịt để làm lễ chứ !? Vợ nghe lời làm theo. Lưu Linh bèn qùi xuống khấn rằng :?o Thiên sinh Lưu Linh, Dĩ tửu vi danh, Nhất ẩm nhất hộc, Ngũ đẩu giải tinh, Phu nhơn chi ngôn, Thận bất khả thính (Trời sinh ra Lưu Linh, do uống rượu mà nối danh. Mỗi lần uống một hộc. Uống năm đẩu mới giải tỉnh. Lời của đàn bà nói, Xin cẩn thận đừng nghe ! )
    Văn học Trung quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uông rượu : tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyến thêm một phần ý vị nữa : đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu. Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v..v ... Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ ?oHàng long thập bát chưởng? cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với ?ođại tửu ... lâm cao thủ ?o là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện. Và chỉ trong tác phẩm Kim Dung mới có được ?opha? uống rượu thú vị thế kia.
    Nếu chén rượu đầy mưu trí của Lệnh Hồ Xung trên Trích Tiên tửu lâu khi lừa Điền Bá Quang để cứu Nghi Lâm làm người đọc vừa buồn cười vừa thán phục thì chén rượu thương đau của gã trên đỉnh Hoa Sơn lạnh buốt lại đắm chìm trong nỗi nhớ thương cô tiểu sư muội Nhạc Linh San, làm cho người đọc ngậm ngùi. Một tên dâm tặc vô hạnh như Điền Bá Quang lại biết lẻn vào hầm rượu của Trích Tiên tửu lâu đập vỡ hết gần hai trăm vò rượu quí hiếm trên thế gian, chỉ giữ lại hai vò để mang lên đỉnh Hoa Sơn cùng đối ẩm với Lệnh Hồ Xung, đã làm cho người đọc phát sinh hảo cảm, dù gã đã bị cả hai phe hắc bạch khinh bỉ là hạng ?ovô ác bất tác đích dâm tặc? ( tên dâm tặc không có điều ác nào mà không làm ). Thử hỏi trong đời có mấy ai được uống một chén rượu chí tình đáng cảm động thế kia ? Một chi tiết nhỏ đó thôi chắc cũng đủ khiến cho tửu đồ khắp thiên hạ cùng nhau nâng chén rượu tha thứ phần nào tội lỗi cho Điền Bá Quang ! Đâu phải chỉ trong tiếng đàn, tiếng tiêu cao nhã mới có thể tạo nên mối đồng cảm tri âm như Khúc Dương trưởng lão và Lưu Chính Phong, mà một chén rượu đục trong chốn giang hồ vẫn đủ sức để tạo nên mối tình tri ngộ giữa một người mang tiếng bại hoại và một môn đồ phe chính giáo. Cái chân tâm trong chỗ giao tình vẫn luôn luôn nằm bên kia âm thanh cũng như luôn luôn nằm đằng sau chén rượu ! Rượu hay âm nhạc lúc đó chỉ là phương tiện để con người tìm gặp nhau ở một điểm nào đó trong chổ ý hợp tâm đầu. Khi Lệnh Hồ Xung tung chén rượu lên trời thành muôn ngàn giọt để cùng chia xẻ với quần hùng hắc đạo trên đỉnh Ngũ Bá cương, Kim Dung đã cực tả tính hào sảng của một gã tửu đồ giữa niềm thống khoái chân tình với hào kiệt giang hồ. Hình ảnh kiêu hùng của Hướng Vấn Thiên khi bị trói đôi tay mà vẫn trầm tĩnh ngồi uống rượu trong lương đình giữa vòng vây của hai phe hắc bạch, đã khiến Lệnh Hồ Xung trổi dậy hào khí, liều lĩnh chen vào ngồi đối ẩm để cùng xẻ chia hoạn nạn. Người đọc không ngạc nhiên vì sao sau này, khi Giáo chủ Nhật nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành thống lĩnh giáo chúng vây Hoa Sơn để tiêu diệt Ngũ nhạc kiếm phái, đẩy Lệnh Hồ Xung vào thế đối địch, thì Hướng Vấn Thiên là người đầu tiên bạo dạn cùng uống với Lệnh Hồ Xung một chén rượu cuối cùng ngay tại đương trường trước khi chuẩn bị cho một trận huyết chiến sắp tới, dù biết rõ Nhậm Ngã Hành đang ngấm ngầm phẫn nộ. Rồi lần lượt các tay hào kiệt khác trong Nhật nguyệt thần giáo cũng can đảm bước ra cạn chén với Lệnh Hồ Xung dù trong thâm tâm họ cũng hiểu rằng điều đó sẽ gây thịnh nộ cho Giáo chủ và cái giá phải trả đằng sau chén rượu kia có khi là cái chết. Biết bao nhiêu hào khí hùng tâm chứa chan trong một chén rượu nồng !. Lệnh Hồ Xung kết giao hào kiệt giang hồ chủ yếu bằng rượu. Gặp bất kì người nào sành rượu và thích uống rượu là giao tình nẩy nở. Đối với Lệnh Hồ Xung dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dỡ và nhất người nâng chén rượu cùng uống có đáng mặt hảo hán để giao kết hay không mà thôi. Lúc đó thì ân oán thị phi đều có thể hoà tan trong chén rượu chân tình.
    Nếu chén rượu của Lệnh Hồ Xung đầy tính lãng mạn thì chén rượu của Tiêu Phong lại rất mực hào hùng. Khi uống rượu vào những giây phút quyết định tư sinh thì chén rượu của Lệnh Hồ Xung vẫn mang chất khoái hoạt phiêu bồng còn chén rượu của Tiêu Phong lại tràn đầy hào khí ! Tại Tụ Hiền trang, trước khi cùng quần hùng quyết đấu, Tiêu Phong vẫn cùng họ uống rượu để tuyệt tình. Chén rượu ném đi, giao tình đứt đoạn và cuộc chơi sinh tử bắt đầu. Nhưng đến chén rượu trên chùa Thiếu Lâm mới thật chan chứa hùng tâm.
    Khi tình cờ bị vây hã m trên đỉnh Thiếu Thất bởi vô số những cao thủ cự phách, Tiêu Phong trong cảnh lâm vào tuyệt địa vẫn hiên ngang uống rượu. Khi đánh lùi một lúc cả ba đại cao thủ Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu, Mộ Dung Phục, khiến Tiêu Phong hào khí ngất trời, ông hô vệ sĩ mang mấy túi rượu uống cạn một lúc gần hai mươi cân, rồi ngõ lời cùng Đoàn Dự : ?Huynh đệ, ta và người hôm nay đồng sinh tử, thật không uổng phí một phen kết nghĩa, sống cũng tốt mà chết cũng tốt, chúng ta cùng nhau uống một trận cho thật thống khoái ! ?o. (Huynh đệ, nễ ngã sinh tư vi cộng, bất uổng liễu kết nghĩa nhất trường, tư dã bã i, hoạt dã bã i, đại gia thống thống khoái khoái đích hát tha nhất
    trường ! ) Hào khí bức người của Tiêu Phong khiến nhà sư Hư Trúc cảm kích quên hết giới luật thanh qui, cùng nhau cạn chén. Cảnh tượng một tay đại hào kiệt là Tiêu Phong cùng anh chàng đồ gàn Đoàn Dự và nhà sư Hư Trúc làm lễ giao bái và uống rượu ngay trong vòng gươm đao trùng điệp để chuẩn bị mở một trường đại sát thật láng lai hào khí của võ lâm, khiến cho người đọc cảm thấy hùng tâm hứng khởi như đọc Sư kí Tư Mã Thiên đến đoạn Thái tử Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch. Đó không phải chén rượu liều lĩnh của bọn dũng phu cùng đường, mà là chén rượu của những tay hào tuấn xem cái chết như là ?omột cõi đi về ?o khi đã cảm nhận trọn vẹn được tấm chân tình của nghĩa đệ huynh ! Sống ở nhân gian mà có được một người tri kỉ thì có chết đi cũng không đến nỗi uổng phí bình sinh ! Uống rượu hào hùng đến trình hạn ấy mới là chỗ mà thơ Lý Hạ gọi là Chân thị Kinh Kha nhất phiến tâm (đó mới thực là tấm lòng của Kinh Kha).
    Nhưng uống rượu như Tiêu Phong hay Lệnh Hồ Xung cũng chỉ là cách uống rượu hào hùng thống khoái của hảo hán giang hồ, mà cách uống rượu của Đan Thanh tiên sinh - đệ tứ trang chủ Cô sơn Mai trang - hay Tổ Thiên Thu mới đúng là hạng tửu đồ thượng thừa sành điệu. Người đọc ắt hẵn phải thâm tạ Kim Dung đã tặng cho đời những trang tuyêt bút về rượu. Uống nào phải dùng chén ấy. Chén ngọc hay chén lưu li làm rượu nổi thêm màu sắc [1], chén sừng tê làm rượu thêm hương vị. Uống rượu bồ đào phải dùng chén dạ quang [2], vì khi rót vào chén dạ quang thì rượu bồ đào sẽ có màu đỏ như máu, khiến cho quân sĩ ngoài biên tái uống vào thêm hùng khí chiến đấu. Uống rượu Thiệu hưng trạng nguyên hồng phải dùng chén cổ đời Bắc tống. Uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phỉ Thúy. Các quán rượu tại Hàng Châu thường treo cờ xanh trước tiệm rượu để ánh sáng chiếu màu xanh vào chén rượu Lê hoa như màu phỉ thuý [3 ]v.v... Thử hỏi mấy ai đọc Đường thi mà có thể cảm nhận ra chỗ tận diệu trong lời thơ thế kia, nếu như không có những ?onhà tửu học ? như Tổ Thiên Thu ? Tổ Thiên Thu phân tích về rượu làm ta nhớ lại lão ăn mày trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân bình phẩm về trà. Họ đều là những nghệ sĩ tài hoa trong làng trà làng rượu. Với Đan Thanh và Tổ Thiên Thu thì uống rượu đã trở thành một loại nghệ thuật. Uống rượu đến mức đó là gần như nâng rượu lên thành Tửu đạo.
    Đáng tiếc thay, ở phương Đông, cái tạm gọi là Tửu đạo đó lại không được lịch sử phát triển thành một trào lưu như Trà đạo. Có lẽ vì nó giống như con dao hai lưỡi. Kẻ non nớt dùng nó ắt sẽ bị đứt tay. Tiên tửu chưa chắc đã thấy đâu mà tục tửu có thể đã ngập tràn trong thiên hạ ! Chén rượu ngày nay đã mang quá nhiều tục sắc. Tửu vị cho dẫu đã được nâng lên thêm mấy bậc nhưng tửu đạo lại bị hạ xuống thấp mấy tầng ! Giá như Tổ Thiên Thu và Đan Thanh sống lại ắt hẵn sẽ mời tất cả các tửu đồ thượng thừa trong thiên hạ đời nay tụ tập lại để giảng cho nghe về tửu đạo và cùng nhau lai rai một chén rượu giang hồ !
    _______________
    Chú giải của tác giả bài viết :
    [1] Lưu li chung, hổ phách nùng ( chén đựng rượu bằng ngọc lưu li làm màu hổ phách của rượu thêm đậm đà - Thơ Lý Hạ ) hay Ngọc uyển thịnh lai hổ phách quang (chén ngọc làm sáng
    thêm màu hổ phách của rượu - Thơ Lí Bạch )
    [2 ] Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi ( Rượu Bồ đào rót chén dạ quang, Toan uống Tỳ bà dục lên đàng - Thơ Vương Hàn)
    [3] Hồng tụ chức lăng khoa thị diêp, thanh kì cô tửu sấn Lê hoa ( Tay áo lụa hồng khoe lá thị, cờ xanh quán rượu ánh Lê hoa - Thơ Bạch Cư Dị)
    ...................
    Ta uống rượu trong hào sảng...
    Ta không mượn rượu để tiêu sầu...
    Ta yêu và sống bằng triết lý "cần có một tấm lòng"...của Trịnh chứ không hề vay mượn cho một thoáng chốc oán trách cuộc đời...
    Ta nhờ rượu mà tìm được tri kỷ....
    ....Và Trịnh cũng đã một thời không thể thiếu chai ****** mà vẫn ..." yêu quá đời này"...

  6. nhimnhim81

    nhimnhim81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    1.662
    Đã được thích:
    0
    Uống nhiều quá đâm ra sợ rượu. Ngày trước còn thấy cái cảm giác tây tây, lâng lâng nó cũng hay hay. Từ hồi đi làm, tiếp khách hoài, nhậu hoài, say hoài. Rượu ơi là rượu.
  7. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Uống rượu nhiều thấy được gì... Có người bảo uống rượu để thăng hoa, khi thăng hoa thì có cảm hứng làm một cái gì đó. Cũng đúng. Tôi uống rượu chẳng thăng hoa được gì, chỉ lẩm nhẩm hát... như đá ngây ngô. Trong chén rượu nào cũng tiềm ẩn một nỗi buồn. Nhưng nỗi buồn thì rất khác nhau. Cho nên uống rượu có cái đạo của nó.
    Uống nhiều rượu làm mất trí nhớ, nhưng nỗi buồn chẳng mất đi được. Cố gắng dừng ở một mức nào đó để còn có được một nỗi buồn đẹp. Ừ, uống rượu vào thấy cái gì cũng đẹp, đẹp và buồn. Có khi chẳng uống gì mà cũng buồn. Lúc ngồi bên một hồng nhan tri kỷ chẳng hạn. Cái men nhan sắc cũng ghê gớm đấy chứ! Không có nó ta cũng buồn, thấy nó ta cũng buồn. Buồn vì sớm muộn gì ta cũng mất đi cái nhan sắc ấy. Qua thời gian rồi sẽ mất đi là điều tất yếu. Cái gì chả vậy, có ai qua mà không một lần khổ đau. Dù sao chén rượu vô tri, nhưng cũng không đến nỗi phụ rẫy nếu biết cư xử tốt. Còn hồng nhan thì hữu tình, hữu tình mà mong manh bàng bạc,ở lại mãi đâu! Nhưng không có nó thì uống rượu vì ai. Chẳng có ai uống rượu mà không vì cái gì cả.
    Thôi bỏ rượu và về với cái không ai. Thế thì buồn quá nhỉ! Tìm một người để giao bôi mà khó thế ư? Uống rượu một mình thì phí lắm, khác gì tưới rượu lên đá, mà đá thì ngây ngô...
    Rượu Tình Chung
    Đúng rồi, ta uống, ta say
    Ta say ta ném khỏi tay chung tình
    Chung tình là một chiếc bình
    Vỡ tan dưới đất khi mình cạn hơi
    Bên em nghiêng chén rượu mời
    Ta say, ta nhớ để rồi ta yêu
    Rượu nồng vị ngọt bao nhiêu
    Men cay chừng ấy cũng nhiều xót xa
    Hôm qua, mới chỉ hôm qua
    Chúng mình còn chúc đậm đà , còn say
    Thế mà vừa tới hôm nay
    Rượu hồng ta tiễn tình này qua sông
    Em đi với một tấm chồng
    Ta ngồi ta uống, bâng khuâng chữ ngờ
    Em đi trốn bóng hình xưa
    Ta ngồi nâng chén, lệ xua cuộc tình
    Chung tình là một chiếc bình
    Vỡ tan dưới đất khi mình cạn hơi
    Tan trong ngọt đắng một đời
    Ta say, ta nhớ để rồi...
    Ta quên.
    3/ 2000
  8. mocoitinh

    mocoitinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Rượu ... mà uống rồi .... vừa hò hét bài " Hồ Trường " của Nguyễn bá ... Trạc vừa .. vung .... xích ... chó ... (chứ đao kiếm giờ này có đâu mà vung với... vãi ! ) để cứ tưởng mình ... chí cao vòi vọi lên tận .. mây xanh ..!!!
    Hay rụ uống mà ... lâng lâng ... như Nguyên Sa để :
    - Cả bốn chân trời chỉ ... có em !!
    khi ngó xuống ... thì ra không phải .. trời có 4 chân ... hà .. hà ... mà là ... 4 chân .............. voi !
    Hay uống như Tản đà :
    - trời say trời cũng lăn quay tối ngày !
    Hay :
    - Say đi em say đi em
    Say cho lơi lả ánh đèn
    Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
    Rượu rượu nữa và quên quên hết
    Ta quá say rồi !
    như đại thi sĩ Vũ Hoàng Chương
    Khà ... khà ..... !
    Vậy mà có người dám bảo : " rượu là .. thuốc độc ! "
    hì ............................
    Nhà cụ Rờ trốn đâu rồi .... !
    cụ cứ .. đáp đò " sang sông " qua bên Thủ Thiêm là có ngay rụ Giồng Ông Tố , đi chi cho xa ... kẻo tội cái thân ... già !!!!
    hì ... hì .......
    Ông Thù ynh ui !
    Nào mời !
    Thỉnh ! ... thỉnh .... cạn chén đi chứ !
    Khà !
    Say đi em
    Khúc nhạc hồng êm ái
    Ðiệu kèn biếc quay cuồng
    Một trời phấn hương
    Ðôi người gió sương.
    Ðầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương
    Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo
    Hồn ngã lâu rồi nhưng chân còn dẻo
    Lòng trót nghiêng mà bước vẫn du dương
    Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
    Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ
    Ánh đèn tha thướt
    Lưng mềm, não nuột dáng tơ
    Hàng chân lả lướt
    Ðê mê, hồn gửi cánh tay hờ
    Âm ba gờn gợn nhỏ
    Ánh sáng phai phai dần...
    Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
    Lui đôi vai, tiến đôi chân
    Riết đôi tay, ngả đôi chân,
    Sàn gỗ trơn chập chờn trên biển gió,
    Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ,
    Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta!
    Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa.
    Tay mềm mại, bước chân chưa chuếnh choáng
    Chưa cuối xứ Mê Ly, chưa cùng trời phóng đãng
    Còn chưa say, hồn khát hãy thèm men
    Say đi em! Say đi em!
    Say cho lơi lả ánh đèn,
    Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt,
    Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!
    Ta quá say rồi
    Sắc ngả màu trôi...
    Gian phòng không đứng vững
    Có ai ghì hư ảnh sát kề môi?
    Chân rã rời
    Quay cuồng chi được nữa
    Gối mỏi gần rơi!
    Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa,
    Sây không còn biết chi đời.
    Nhưng em ơi,
    Ðất trời nghiêng ngửa
    Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ
    Ðất trời nghiêng ngửa,
    Thành Sầu không sụp đổ em ơi!
  9. mocoitinh

    mocoitinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Rượu !
    Rượu !
    Khà !
    Lúc vui .... tụ năm tụ bảy cũng ... Rượu !
    Lúc buồn cũng ..... một mình nhâm nhi :
    - Em ơi lửa tắt bình khô rượu
    - Đời vắng em rồi , say với ai ?
    Lúc đám cưới ... vui vẻ .. chẻ chung ... cô râu chú dể .... chén anh chén em ... làm các quan khách cũng .. hứng ... ( ???!!! ) tình theo , chén chú chén cô chén cậu chén .. mợ và ...
    Uống !
    ( trong đám ... " hai đứa bé ... chính thức làm lễ ... được .... " nghịch " .. nhau " không phân biệt ... giai gái ... lão ông , lão ... bà .... cậu .. hay .. mợ .... ai ai cũng được phép ... tự thưởng cho mình ly ......... Rượu ! )
    Lúc đám ma , đám .. giỗ ... cũng ... chén ông chén tôi , chén bà , chén cô .... ( khà ! lại càng không có phân biệt .... đực hay ...... cái ! )
    Còn ngoài ra ...
    Đờn bà ... con gái ... mà ngồi một mình ... nhâm nhi cốc Rượu ! ... + phì .. phèo điếu thuốc trên môi thì .... y như là .. bị ... mang tiếng !
    Đọc đâu đó trong truyện võ hiệp ... có người đã phán :
    - Rượu là chất thuần hơn nước , một loại nước cất , khi có tế lễ trời đất , người ta đều dùng rượu để tỏ lòng thành dâng kính lên các đấng trên !
    Hình như là của vị sư đệ phương trượng Thiếu Lâm .. phân giải cùng Lý tầm Hoan về ... Rượu ! ?
    Khà !
    Trong sách vở , trong kinh kệ , trong lịch sử , trong các .. tài liệu lưu trữ ... ngay cả trong bộ luật ... Hồng Đức
    - Cấm đàn bà ... xơi ... diệu !
    Nam vô tửu như ... thằn lằn ... đứt đuôi !
    Nữ vô ... nhậu .. như ... gà .. nuốt dây .. thung !
    hì .. hì ....
    Thôi mời anh chị em .. cạn chén ... !
    Đời vắng em rồi say với ai
    (Vũ Hoàng Chương)
    Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu,
    Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu.
    Thôi rồi, tay nắm tay lần cuối,
    Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.
    Trai lỡ phong vân gái lỡ tình,
    Này đêm tri ngộ xót điêu linh,
    Niềm quê sực thức lòng quan ải,
    Giây lát dừng chân cuộc viễn trình
    Tóc xoã tơ vàng nệm gối nhung
    Đây chiều hương ngát lá hoa dung,
    Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo,
    Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.
    Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay.
    Buồn mưa, trăng lạnh: nắng, hoa gầy
    Nắng mưa đã trải tình nhân thế
    Lưu lạc sầu chung một hướng say.
    Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai.
    Ra đi chẳng hứa một ngày mai.
    Em ơi! lửa tắt bình khô rượu,
    Đời vắng em rồi say với ai?
    Phương Âu mờ mịt lối quê Nàng
    Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
    Ghé bến nào đây, người hải ngoại
    Chiều sương mặt bể có mơ màng?
    Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không?
    Mà đây lòng trắng một mùa đông
    Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi,
    Thoảng gió... trà mi động mấy bông
  10. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Hay thật! Ở box nào cũng có topic về rượu, mà vẫn như chưa đủ . Mà hay thật, ở box nào mình cũng mò ra , cứ như có hơi men dẫn đường
    Tháng 10 năm ngoái vào Sài Gòn, có mang theo 2 chai làng Vân của kien Trịnh HN gửi tặng Trịnh SG. Tối đó, trời SG không có nóng, chỉ có gió mát se se, mấy anh em ngồi quây một góc nhỏ trên tầng 2 của Nhật Nguyệt cà phê, rồi rượu được rót ra, chén chỉ có một, chuyền tay nhau, thấy lâm thâm làm sao...
    Nhớ chị Sol, có thời gian phải gặp chị, chỉ hai chị em thôi, ngồi uống, nhìn chị Sol uống thấy hay sao đó...
    Mà phải vào ngày mưa, chị Sol bảo, chỗ đó, ngày mưa đẹp lắm, bao giờ nhỉ?

Chia sẻ trang này