1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chỉ cần Báo chí không cần Chính phủ?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonj, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chỉ cần Báo chí không cần Chính phủ?

    Một danh ngôn​
    TTCN - Trong bản thảo tập Danh ngôn và sức mạnh (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), do dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên tặng tôi trước lúc ?ođi xa? không lâu, có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.

    Đó là câu nói của một nhân vật nổi tiếng thế giới: Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: ?oNếu để cho tôi ra quyết định: có chính phủ mà không có báo chí, hoặc ngược lại, chỉ báo chí chứ chẳng cần chính phủ, tôi sẽ không do dự chọn lựa phương án thứ hai?.

    Thomas Jefferson (TJ) đã viết như thế trong một lá thư gửi bạn, khi ông là công sứ của Mỹ tại Pháp. Hẳn chúng ta ai cũng hiểu, không bao giờ có tình huống phải lựa chọn như thế; chẳng qua, TJ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của báo chí trong đời sống xã hội; mặt khác, qua danh ngôn này, chúng ta hiểu rằng ?obáo chí? và ?ochính phủ? (theo tôi, nên hiểu là các cơ quan nhà nước, chứ không chỉ riêng một số vị đứng đầu quốc gia), do chức năng xã hội qui định, ở thời nào cũng vậy, tuy không phải là hai lực lượng đối kháng, nhưng luôn có ?ovấn đề? với nhau. Lâm Bác Văn đã dẫn ra một số bằng chứng:

    ?o... Tháng 10-2000, tờ Trung Thời Văn Báo (Đài Loan vạch trần sự kiện thượng tá Lưu Quan Quân - quan chức Cục An ninh quốc gia - đã tham ô đào tẩu, liền bị nhà đương cục lục soát tòa báo, phong tỏa ban biên tập. Tháng 2-2001, nhật trình Trung Quốc Thời Báo và tuần báo Nhất Chu San tiếp tục đưa tin vụ Lưu Quan Quân, liên can tới nhiều điều cơ mật của Cục An ninh quốc gia và những hoạt động tình báo ở nước ngoài. Tương tự, Nhất Chu San bị niêm phong kiểm tra và chủ biên Trung Quốc Thời Báo thì lâm vào tình trạng nhà chức trách trực tiếp khống chế...

    ... Tháng 6-1971, New York Times đã đăng tải Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon, văn kiện Lầu Năm Góc, hay còn gọi tập tài liệu lịch sử chiến tranh Việt Nam), tiếp đó Washington Post cũng chuyển tải nguồn tin bí mật ấy.

    Richard M.Nixon (1913-1994) phát đơn kiện hai nơi New York và Washington yêu cầu tòa án phán quyết đình bản các tòa báo này. Vụ kiện của tổng thống tất nhiên phải lên tới tòa án tối cao và kết quả với tỉ số 6-3, chánh án đã tuyên bố: New York Times và Washington Post có quyền đăng in những văn kiện thuộc ?osở hữu công chúng?.

    Trong bản ý kiến của tòa, đại pháp quan Hugo Black hạ bút viết: ?oChỉ có một nền báo chí tự do không bị áp chế thì mới vạch trần hữu hiệu những thủ đoạn lừa bịp của chính phủ. Trong nhiều trách nhiệm của báo chí, quan trọng nhất là phòng chống bất cứ một bộ phận nào thuộc chính phủ lừa dối nhân dân...?.

    Lời phán xử của Black tràn đầy tinh thần báo chí mà TJ đã sớm định nghĩa. Theo định nghĩa đó, nếu báo chí không được tự do, không được bảo hộ thì xã hội không tiến bộ, dân trí không mở mang. Nếu báo chí bị chính phủ dắt mũi, lâm vào cảnh là cái loa của nhà đương cục thì chân lý và chính nghĩa sẽ bị tiêu tan thành mây khói, văn minh nhân loại sẽ lạc hậu vô cùng... Nixon thua kiện, nhưng vẫn không tỉnh giấc, tiếp tục con đường ma quỉ, càng miệt thị báo chí, chà đạp pháp luật và kết quả đã tự hủy diệt bản thân?. (*)

    Ta không sao chép khuôn mẫu của người khác, thê nhưng từ những bài học mà thế giới đã đúc kết, chúng ta có thể thấy: một ?ochính phủ? thật sự làm việc vì nhân dân, tôn trọng công lý và khôn khéo thì sẽ biết dựa vào báo chí, lắng nghe những tiếng nói ?ophản biện? của nhân dân thể hiện trên báo chí để điều chỉnh những sai sót, bất cập trong chính sách của mình. Tất nhiên, báo chí nhất thiết phải viết đúng sự thật, tôn trọng luật pháp và cũng phải biết giới hạn trước những vấn đề thật sự là bí mật quốc gia.

    Chúng ta hi vọng quyền ?otự do báo chí? đã được hiến pháp Nhà nước ta trang trọng ghi nhận luôn được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ từ phía ?ochính phủ? và các cơ quan báo chí, mà cả ở mỗi người dân.

    NGUYỄN KHẮC PHÊ
    (Nguồn Tuổi trẻ Chủ nhật 20-6-2004)

    Đáng thẹn lòng đầy danh vọng hão
    Thua con chim nhỏ đậu cành cao
  2. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, cái ông Nguyễn Khắc Phê í dùng toàn dẫn chứng và ví dụ từ 2 nước tư bản là Đài loan và Mẽo. Báo chí Tây phương bị sở hữu bởi bọn chủ tư bản giàu sụ, do đó chúng chỉ là công cụ trong tay giai cấp chủ nhân ông mà thôi. Tự do thông tin tại phương Tây chỉ là trò xa xỉ giữa đám tư sản mại bản với nhau chứ nó hoàn toàn không được áp dụng cho đại đa số quần chúng. Do đó, các giá trị mà ông Phê muốn chứng minh không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của cơ chế dân chủ tập trung được Đảng ta đề ra cho xã hội Việt Nam.
    Trong cơ cấu này, các vai trò đã phân định rõ ràng "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Đảng ta là tinh hoa, là đội ngũ tiên phong của xã hội xuất thân từ quần chúng; Do đó, ý Đảng chính là ý dân. Báo chí và các phương tiện truyền thông phải nhận thức được vai trò chính của mình là công cụ thông tin đường lối chính sách của Đảng. Vì thế cho nên các thông tin phản ánh của báo chí cần có định hướng phù hợp với các chính sách Đảng đề ra. Giản đơn là các chính sách đường lối này đều đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân ta.
    Thứ nhì, quá trình hoạt động của ngành báo chí Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy nhiều phóng viên vẫn chưa có bản lĩnh chính trị đúng đắn do các thiếu sót trong quá trình đào tạo nghiệp vụ. Việc này dẫn đến sự hỗn loạn về môi trường thông tin khi nhiều tin tức được đưa ra quá sớm, tin tức được đưa ra mà chưa qua thẩm định của các cơ quan chức năng, thậm chí còn có tin tức làm phương hại đến an ninh quốc gia cũng như uy tín của các cấp lãnh đạo ban ngành. Sự hỗn loạn này là tiền đề rất tốt cho các thế lực thù địch lợi dụng trong diễn tiến hòa bình của họ nhằm gây xói mòn niềm tin của quần chúng vào lãnh đạo. Do đó, tự do thông tin tại Việt Nam và trong ngành báo chí phải là sự tự do có định hướng, có sự kèm cặp hướng dẫn sâu sát của các cơ quan chức năng về văn hóa và thông tin. Một sự tự do thông tin vô tổ chức của báo chí nằm ngoài định hướng của Đảng sẽ đi ngược lại nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân và đất nước.
    Thứ ba, cái lão Nguyễn Khắc Phê này có dây mơ rễ má gì với tay Việt kiều Pháp Nguyễn Khắc Viện không mà tuyên bố văng tê thế?
    Được MDB sửa chữa / chuyển vào 06:38 ngày 04/07/2004

Chia sẻ trang này