1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chỉ huy xe tăng Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 (phần tiếp theo)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 02/07/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Nhưng còn ai ở lại đâu, đại úy. Tôi có ấn tượng rằng các anh là đơn vị duy nhất còn nguyên vẹn trong vùng. Các đơn vị khác đã bỏ đi cả rồi. Anh là người duy nhất có thể khiến nơi đây tránh được thảm họa. Nếu pháo binh địch bắn gần hơn nữa thì các thương binh, đang bị kẹt trong 1 khu vực nhỏ, sẽ chết hết. Bệnh viện, rồi thương binh…”

    Giọng người sĩ quan quân y nhỏ dần.

    “Được rồi” Ernst nói, biết không thể bướng bỉnh mãi được nữa “Xét theo tình hình này, tôi phải quyết định thôi. Nhưng anh, với tư cách là sĩ quan quân y, phải đi xe tới chỗ bọn Mẽo và đưa về 1 người để tôi thương lượng.”

    “Tôi sẽ đi ngay lập tức.”

    “Tốt. Tôi sẽ cố tìm ra 1 bộ chỉ huy có 1 vị tướng có thể thực hiện đàm phán đầu hàng.”

    Viên đại úy quân y vừa lái xe đi. Đại úy Ernst gửi ngay 1 thông điệp qua điện đài đến chỗ quân Mỹ báo rằng có 1 sứ giả đang cầm cờ trắng đến chỗ họ. Anh muốn đảm bảo không có gì xảy đến cho con người dũng cảm này.

    Ernst cùng với những bạn nối khố là Tarlach và Boghut, đi ô tô rà soát khắp khu vực. Nhiều sở chỉ huy đã biến đâu mất. Những chỗ còn ở lại thì lại rất do dự. Nhiều tranh cãi nổ ra về thời gian và địa điểm của cuộc đàm phán. Cuối cùng Ernst đã hỏi:

    “Ít nhất các anh có tham gia vào khi tôi đàm phán không?”

    Hầu như tất cả các vị sĩ quan đều đồng ý. Phía Mỹ đã chấp nhận ngừng bắn. Tất cả các đơn vị trong chiến đoàn của Ernst đều đóng nguyên tại vị trí.

    Cuối cùng thì 1 thiếu tá Mỹ cùng 1 số sĩ quan tham mưu đã đến. Viên thiếu tá tên là Boyd H. McCune, thuộc sư đoàn bộ binh 99, cấp phó của trung tá Kriz, chỉ huy trung đoàn bộ binh 394 của sư đoàn.

    Cuộc đàm phán diễn ra trong 1 ngôi nhà gần Hemer. Trong khi đang hội đàm, 1 đơn vị trong chiến đoàn Ernst báo cáo tình hình tại Hemer đang xấu đi. Nhiều ngoại nhân đang đổ về thành phố, tù binh Nga đã được thả ra. Chúng đã tấn công nhiều phụ nữ. Có báo cáo về những vụ nổ súng.
    Albert Ernst quay sang McCune.

    “Thưa ngài thiếu tá. Tôi đã giao thành phố có trật tự tốt cho anh. Vậy anh sẽ làm gì với tình hình này?”

    Thiếu tá McCune đứng dậy.

    “Hãy truyền lệnh này cho người của anh: Tất cả những ai không phải là lính mà mang vũ khí phải bị bắn bỏ. Tôi cũng ra lệnh như thế với quân của mình. Đây là cách duy nhất để đem lại an ninh trật tự và bình yên ở nơi đây.”

    Thiếu tá McCune đã cho xe tăng Mỹ bao vây trại tù binh khi mà lực lượng dân quân Đức không thể kiểm soát được những tù binh Nga. Tuy thế những toán tù Nga vẫn tìm cách thoát ra. Họ không muốn ở lại đó nữa, họ muốn được tự do vào lúc cuối cùng này và 1 số còn muốn nhiều hơn thế nữa.

    Xe tăng Mỹ khai hỏa và đuổi tù binh quay về trại giam.

    Đại úy Ernst cùng thiếu tá McCune đi xe vào Hemer. Cả 2 đều muốn xem tận mắt tình trạng của thành phố. Khi đến trung tâm Hemer, họ bị 1 nhóm ngoại nhân áp sát. Khi bọn người này thấy 1 sĩ quan Đức mặc quân phục màu đen của thiết giáp liền hét to “Có 1 thằng lợn Đức kìa! Giết nó đi!”

    Họ như sắp xông vào chiếc xe command car. Viên thiếu tá Mỹ lấy khẩu tiểu liên ra và bắn 1 loạt đạn trên đầu đám đông đang đến gần. Bị hoảng hồn, đám người này tan rã vả bỏ chạy vào 1 con phố bên cạnh.

    Viên thiếu tá Mỹ đã có những phát biểu không mấy thân thiện về những đồng minh đó của mình.

    Ernst sau này đã nói: “Nếu người Mỹ không hành động nhanh chóng và kiên quyết, thì 3000 tên xổng chuồng sẽ tàn phá tất cả mọi thứ. Sẽ có những vụ giết người, bạo lực và hãm hiếp.” Một số người dân địa phương cũng có chung quan điểm này.

    Các đơn vị quân Đức vẫn đóng tại vị trí của mình. Quân Mỹ tiến vào và dần dần tiếp quản những vị trí này. Tất cả các đơn vị lính Đức đã bị bắt giữ, ngoại trừ chiến đoàn Ernst. Nó đang triệt thoái và mang theo đầy đủ các khí tài.

    Trong khi đó, Ernst yêu cầu 1 sĩ quan tham mưu của Mỹ theo xe đến trại của lực lượng phòng không ở Iserlohn, nơi có bộ chỉ huy và tư lệnh pháo đài là tướng Buchs. Những vùng xung quanh Iserlohn đều đã thất thủ chỉ trừ khu pháo đài này của Buchs.

    Trung úy Boghut bịt mắt tay phái viên và chở anh ta vào Iserlohn. Nhiệm vụ của tay này là đàm phán về việc đầu hàng của ‘cái túi Ruhr’. Nhưng những vị sĩ quan cố thủ doanh trại đã khước từ và tay người Mỹ phải trở về trắng tay.

    Chiến đoàn Ernst rời khỏi Hemer và rút theo đường 7 về Iserlohn. Phía trên Hardt chiến tuyến nơi nó sẽ được tái bố trí. Ernst đi cuối đoàn xe trên chiếc jeep của viên thiếu tá Mỹ. Đi sau họ là chiếc Kübelwagen chở 2 người trong ban tham mưu chiến đoàn. Chiếc xe jeep đột ngột dừng lại. Thiếu tá McCune quay sang nói với Ernst: “Đại úy, thời gian ngưng bắn đã hết. Giờ quân của tôi có thể bắn bất cứ ai trong các anh, nhưng tôi sẽ cho thêm 20 phút nữa. Hãy chắc chắn về tới đơn vị trong thời gian đó và chờ thời điểm khác.”
    bloodheartvn thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tay người Mỹ đến bên điện đài và lệnh cho quân dưới quyền không bắn trong vòng 20 phút nữa. Rồi anh ta quay sang viên đại úy có chiếc huân chương chữ thập hiệp sĩ.

    “Này Ernst.” Anh ta nói “Tôi muốn anh ở lại với chúng tôi.”

    “Tôi không thể làm vậy được. Tôi phải về nhận lệnh. Cũng giống như anh vậy. Tôi đã giao nộp thành phố cho các anh khi chưa được phép. Chúng tôi có luật mới để nghiêm trị việc này. Trong đó nêu rõ: bất cứ ai đầu hàng 1 thành phố hay 1 cứ điểm phòng ngự kiên cố sẽ phải trả giá bằng mạng sống của anh ta và gia đình. Tôi xin anh 1 lần nữa. Đừng có nêu tên tôi ra. Xin đừng nói là tôi đã cho Hemer đầu hàng. Gia đình tôi sống ở Leipzig. Tới giờ thì ở đó vẫn chưa bị gì. Nếu có điều khủng khiếp xảy ra, thì tôi sẽ mất vợ và các con chỉ vì muốn cứu sống dân thường và tù binh Nga tại chỗ này.”

    “Này Ernst, tôi yêu cầu anh xem xét lại. Anh muốn bị giết khi sắp hết chiến tranh ư?”

    “Thưa thiếu tá.” Người sĩ quan Đức trả lời: “Trước tôi đã có hàng triệu người chết, trong đó có những đồng đội, bạn bè của tôi. Tôi không sợ sẽ là người cuối cùng đâu.”

    Không có gì để nói, viên thiếu tá chìa tay ra cho người sĩ quan Đức. Trong thời khắc đó họ không còn là kẻ thù của nhau nữa.

    Ernst chạy xe về chỗ chiếc Jagdtiger của mình. Đạn pháo đã rơi và Iserlohn bị cháy nhiều chỗ. Anh tới trình diện tướng Bayerlein tại 1 ngôi nhà ở Iserlohner Heide.

    “Thưa tướng quân, tôi đã giao nộp Hemer cho địch!” Anh báo cáo. Ông tướng trầm ngâm gật đầu.

    “Tôi hiểu những gì cậu làm Ernst ạ. Có lẽ sau này cậu sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này. Tới lúc đó thì cậu phải tự bào chữa cho hành động của mình thôi.”

    Ông lấy ly ra, đặt 1 cái trước mặt người đại úy và đổ đầy rượu champagne vào. Sau đó ông nâng cốc chúc mừng viên đại úy. Ernst biết là ông tướng đã ngấm ngầm đồng tình. Bayerlein không thể nói rõ hơn nữa.

    Cuối cùng tướng Bayerlein lệnh cho Ernst tới trình diện tướng Büchs ở Iserlohn. Trong khi đó các khí tài hạng nặng của chiến đoàn Ernst về các vị trí ở Hardt, Iserlohn, và gần Hohenlimburg.

    Ernst nhận 1 thông điệp gởi đến cho biết đại đội của Carius đã đến Ergste. Khi đại úy Ernst đến trình diện tướng Büchs, anh được lệnh tổ chức 1 cuộc tuần thám để trinh sát xem mặt trận đã tới đâu và đơn vị nào còn khả năng tác chiến được.

    Khi anh báo cáo về việc giao nộp Hemer cho địch, các vị tướng cùng các sĩ quan tham mưu và các quan chức cao cấp trong đảng quốc xã có mặt ở đó rất giận dữ.

    “Hãy trinh sát theo hướng Hemer, Altena, và Letmathe rồi về báo ngay cho tôi. Ernst!”

    Đại úy tiến ra ngay trên 1 chiếc xe bọc thép bánh lốp. Anh vượt qua những chiếc Jagdtiger và pháo tự hành đang bảo vệ các trục đường chính và tới được tuyến đường sắt đi Hagen, là nơi đặt sở chỉ huy chiến đoàn và trạm thông tin chính.

    Trong chuyến tuần thám, Ernst thấy nơi đâu cũng diễn ra những hình ảnh giống nhau. Một số toán quân vẫn ngoan cố phòng thủ trong khi những kẻ khác thì ùa vào những chỗ trống và chuồn mất. Những loại quân này đã đào ngũ và biến thành tội phạm khi gặp dịp có thể trộm, cướp.

    Tối ngày 14 tháng 4 yên bình trôi qua. Đến ngày 15 thì xe tăng Mỹ bắt đầu tiến đến Iserlohn từ nhiều hướng khác nhau. Một số chúng bị những chiếc Jagdtiger tiêu diệt. Hôm đó trung úy Rondorf đã ghi điểm bằng 3 chiếc Sherman.

    Việc phòng ngự kiên quyết và có hiệu quả của chiến đoàn đã tạo thời gian cho những cuộc đàm phán lẽ ra đã phải bắt đầu từ lâu để giúp Iserlohn, với 200.000 người đang tị nạn, tránh khỏi bị hủy diệt.

    Đại úy Ernst quyết tâm cứu Iserlohn khỏi số phận khủng khiếp của chính sách “tiêu thổ kháng chiến”. Chiến đoàn nhận 1 loạt lệnh mới. 2 lần trong đêm và sáng ngày 15 tháng 4, Ernst đã thoát chết trong gang tấc khi xe của anh bị bắn hạ. Pháo binh Mỹ bắn cầm canh vào Iserlohn cả ngày. Thời gian còn lại rất ít.

    Tức giận khi không thấy có gì tiến triển. Ernst lái xe về bộ chỉ huy của tướng Büch trong doanh trại lực lượng phòng không.

    “Thưa tướng quân!” Anh nói với ông tướng già, tóc hoa râm, người không thể đánh giá đúng tình hình. “Tôi phải về đây báo cáo vì những báo cáo trước của tôi không được ai quan tâm. Ngài ở đây như là đang nằm trong trống nên không thể biết được những gì đang diễn ra. Chính ngài, thưa tướng quân, chỉ biết đến các đơn vị trên bản đồ. Hãy đích thân đi xem họ đang ở trong tình trạng ra sao. Trong hoàn cảnh này, tôi chỉ khuyên ngài 1 điều: hãy tới thành phố! Và ngăn chặn những thương vong không cần thiết cho cộng đồng dân cư ở đó.”

    Đại úy Ernst đang rất liều lĩnh, vì đề cập đến việc đầu hàng, dù trong tình thế vô vọng này là mang sinh mạng ra đánh cược.

    Căn phòng họp lớn bắt đầu nổi lên tiếng xì xào. Tướng Büchs quay qua người đại úy và nói: “Tôi sẽ tổ chức thảo luận ngay bây giờ.”
    bloodheartvn thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Hy vọng tôi sẽ được tham gia ạ.” Ernst xen vào. “Vì chỉ có tôi mới biết tình hình chung và có thể cung cấp cho ngài những thông tin quan trọng…”

    “Đừng có nhiều lời!” Tướng Büchs bất ngờ gào lên. Rồi quay qua 1 viên thiếu tá và 1 đại úy trong bộ tham mưu của mình. “Nhốt đại úy Ernst lại!. Mang hắn qua phòng bên. Không cho hắn ra khỏi phòng! Các anh phải lấy mạng mình ra đảm bảo cho việc đó!”

    Giờ thì mình đã bị bắt. Ernst nghĩ. Có thể mình sẽ bị xử bắn ngay sau khi họp hoặc bị nhốt vào nhà giam. Phải tìm cách thoát khỏi tình trạng này.

    Chiếc xe bọc thép bánh lốp đang đậu phía trước cái nơi lộn xộn này. Sẽ an toàn nếu ra được đó vì lính dưới quyền sẽ không để cho anh bị bắt giam.

    Tiếng tranh cãi ồn ào phát ra từ phòng họp. Dần dần âm thanh đã trở nên yên tĩnh hơn và Ernst nhận thấy rằng thời gian không còn nhiều nữa. Viên thiếu tá đang ngồi trước mặt anh nhìn rất rầu rĩ, trong khi tay đại úy đang đứng cạnh cũng không thấy mạnh mẽ gì hơn. Phải có mánh lừa giỏi và mau chóng mới cứu anh được.

    Ernst, vẫn khoác bộ quân phục ngụy trang trên người, đứng dậy. Anh đứng nghiêm, giơ tay chào kiểu Đức quốc xã và nói: “Thưa thiếu tá, hãy nói với tướng quân là 2 giờ nữa tôi sẽ quay lại.”

    “Anh không được rời chỗ này! Ở lại đây nếu không…”

    “Hãy nói thế với tướng quân!” Ernst nói to và kiên quyết tiến ra cửa. Anh có cảm giác sẽ có tiếng súng và 1 viên đạn cắm vào lưng bất cứ lúc nào. Nhưng đã đến cửa, Ernst mở tung nó ra và đóng sầm lại sau lưng.

    Anh sải bước qua đại sảnh, đi tới sân thượng và chạy xuống cầu thang nơi chiếc xe bọc thép đang đỗ. Ernst chui ngay vào xe.

    “Về trạm thông tin!” Anh hét to. Trung sĩ nhất Zellmann nhả bàn đạp ly hợp và chiếc xe chuyển động. Ở đó Ernst kể cho đồng đội nghe về những gì đã xảy ra. Mọi người năn nỉ anh đừng quay lại doanh trại lính phòng không nữa. Nhưng Ernst vẫn muốn quay lại báo cáo kết quả của chuyến tuần thám đã bị địch tiêu diệt hết. Để bảo vệ mình anh lấy theo 1 trung đội có 2 xe Jagdtiger và 1 pháo tự hành làm dự bị.

    Khi tới trại lính phòng không. Ernst bảo những lái xe tắt động cơ.

    “Hãy cảnh giác” Tôi sẽ vào chỗ đám sĩ quan lúc nhúc ấy. Nếu nghe thấy tiếng súng thì khai hỏa khẩu “128” và xông vào.

    Đại úy Ernst tin rằng việc anh bất ngờ quay lại sẽ khiến họ không bắn. Anh bước lên thang, vào đại sảnh và tới chỗ họp. Khi nhìn thấy chỉ còn 2 người ở đó. Anh biết ngay là ở đây những con chuột cống cũng đã chạy trốn khỏi con tàu đang chìm.

    “Tướng Büchs đâu?” Anh hỏi.

    “Tướng quân đã vào thành phố. Ông ta đang tìm anh đó, đại úy.” 1 thiếu úy trẻ trả lời.

    “Sao tôi chẳng thấy vị tướng nào hết. Cậu có nghĩ là lão ta đã trốn và bỏ các cậu lại trong đống phân này ko hả?”

    “Tôi không tin vậy đâu.” Anh chàng thiếu úy suýt phát khóc nói.

    “Tôi sẽ nắm quyền chỉ huy!” Một đại tá lớn tuổi, cựu binh của chiến tranh TG thứ nhất nói. Ernst quay qua đối mặt với vị sĩ quan tóc hoa râm.

    “Thưa đại tá! Tôi có đơn vị đi phía sau ủng hộ, do đó tôi sẽ nắm quyền chỉ huy ở đây!”

    “Hãy làm những gì anh thấy đúng. Ernst!”

    “Được rồi, cứ ở đây, tôi sẽ quay lại.”

    Nói sau câu này, đại úy Ernst rời khỏi bộ chỉ huy. Lính của anh thở phào nhẹ nhõm khi thấy người chỉ huy không bị sứt mẻ gì.

    “Chúng ta phải tìm tướng Büchs!” Ernst nói với các đồng đội trong chiếc xe bọc thép “Chắc lão đang ở trong thành phố.”

    Ernst cùng lính dưới quyền lùng sục khắp thành phố nhưng không thấy ông tướng đâu và cũng không thấy có bộ chỉ huy nào khác.

    “Tướng Büchs chuồn rồi, đại úy ơi.” Bretschneider vừa từ trong nhà đi ra nói.

    Mọi người nói với Ernst ở sở chỉ huy. “Ernst, anh biết tiếng Anh và có 1 đội quân mạnh và có thể trông cậy, anh nắm được tình hình. Hãy chấm dứt sự vô nghĩa này!”

    Sau đó Ernst lại quay về doanh trại lính phòng không và thông báo cho các sĩ quan ở đó rằng: “Thưa các quý ngài, tôi nắm quyền chỉ huy Iserlohn, chỉ huy sở của tôi nằm dưới hầm đường sắt. Nếu có gì xảy ra, các ngài phải tới báo cho tôi trước. Tất cả đã rõ chưa?”

    Đã quá nửa đêm sau khi Ernst về lại “mặt trận”. Anh đưa cho một lính thông tin 1 tờ giấy để đánh đi 1 bức điện. Điện viết rằng:

    “Tình thế của Iserlohn đang rất tuyệt vọng – đang đợi lệnh mới – sẽ cố gắng cầm cự cho tới sáng.”
    bloodheartvn thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bức điện đi vào hư vô và không có trạm thông tin nào trả lời. Các điện đài viên cố truyền nó đi suốt 20 phút nhưng không thấy có phản hồi nào. Câu trả lời duy nhất lại đến từ 1 bộ tư lệnh đáng ngại nhất. Tổng hành dinh của quốc trưởng.

    “Cố thủ Iserlohn đến viên đạn cuối cùng!”

    Ernst xé bức điện. Giờ thì quân Mỹ đã bắn phá Iserlohn thường xuyên hơn. Rõ ràng là sắp đến lúc kết thúc. Sáng sớm Ernst cho tập hợp chiến đoàn lại. Anh nói với binh lính dưới quyền: “Các anh em, tôi là chỉ huy mới của Iserlohn. Tình hình đang rất xấu. Gần 300.000 người đang bị nhồi nhét vào trong cái khu vực nhỏ bé này. Ta không thể và không nên chiến đấu thêm nữa vì việc đó sẽ đặt mạng sống của những người dân này vào vòng nguy hiểm.”

    “Các anh em, chúng ta đã chiến đấu suốt nhiều năm để bảo vệ nhân dân. Nhưng chiến đấu ở đây sẽ chỉ dẫn đến sự hủy diệt của họ.”

    “Tôi sẽ tiếp xúc với người Mỹ và giao nộp Iserlohn. Tôi sẽ đích thân đi bằng chiếc xe bọc thép. Xe này được choàng vải ra giường trắng và cắm 1 lá cờ trắng để hưu chiến. Tôi sẽ thực hiện kế hoạch ngay sau khi mặt trời mọc.”

    “Các anh em! Từ lúc tôi nói đến việc đầu hàng, theo quy tắc chiến tranh, các bạn có thể bắt giữ tôi và lên nắm quyền chỉ huy. Các bạn không bị bắt buộc phải tuân theo lệnh tôi nữa.”

    Mọi người nhiệt liệt hoan hô viên chiến đoàn trưởng.

    Các sĩ quan bàn bạc với nhau và 1 lát sau trung úy Rondorf, 1 chỉ huy pháo tự hành chống tăng giàu kinh nghiệm và thành công nhất, đi tới chỗ đại úy Ernst.

    “Albert, anh đã dẫn dắt chúng tôi và giờ chúng tôi muốn anh cũng làm vậy để kết thúc. Chúng tôi tin chắc rằng anh đang làm điều đúng đắn.”

    “Cám ơn, Rondorf!” Ernst nói và ra đi.

    Vào sáng sớm ngày 16 tháng 4 năm 1945 ấy, có 2 lính trong chiến đoàn đã thiệt mạng vì 1 trái đạn pháo. Họ là những người lính cuối cùng của Ernst tử trận trong chiến tranh thế giới thứ 2.

    Khi mặt trời lên, Ernst cho xe lên đường trực chỉ Seilersee. Anh gặp những lính Mỹ đầu tiên ở cuối đường Hindenburg và yêu cầu họ đưa đến gặp sĩ quan chỉ huy. Tay trung đoàn trưởng Mỹ không quan tâm đến việc đàm phán và định bắt đại úy Ernst làm tù binh.

    Ernst đáp lại 1 viên đại úy Mỹ:

    “Anh có dám chịu trách nhiệm việc bắt 1 sứ giả đàm phán đầu hàng trong danh dự làm tù binh và việc máu sẽ đổ thêm khi chiến đoàn của tôi lại chiến đấu vì không thấy tôi trở về hay không?”

    Sự yên lặng ngự trị trong 1 lúc lâu. Rồi viên đại úy Mỹ hỏi: “Không biết có phải anh là đại úy Ernst không?”

    “Phải tôi là đại úy Ernst đây.” Người chỉ huy thiết giáp Đức trả lời.

    “Vậy tốt rồi, ngài đại tá sẽ cho lệnh ngừng bắn.”

    Ít phút sau ông đại tá đến và 2 người nói chuyện. Sau đó lệnh ngưng bắn được thông báo trên điện đài và loa. Ernst liên lạc về trạm thông tin của mình rồi truyền lệnh ngừng bắn cho quân Đức.

    Đã 1 giờ trưa. Viên đại úy yêu cầu cung cấp thuốc men và lính cứu thương và được đáp ứng ngay. Ernst đưa họ tới chăm sóc cho lính của mình và cả thương binh địch.

    Ông đại tá kết thúc cuộc hội đàm. “Chúng tôi muốn việc đầu hàng xong vào lúc 14 giờ.”

    Ernst hứa sẽ tìm 1 viên tướng Đức để thực hiện việc đầu hàng. Tất cả đều đã ngưng bắn khi anh đi xe bọc thép tới bộ tư lệnh của tướng Bayerlein ở Rothehausstrasse. Ông tướng vẫn còn ở đó.

    “Thưa tướng quân!” Ernst nói. “Xin ngài hãy lên xe về với tôi để giao nộp thành phố Iserlohn.”

    “Ernst, tôi đã là 1 viên tướng bị bắt nên không thể làm thế được.”

    Nhờ vậy mà anh biết rằng ngày 15 tháng 4, đại tá von Häuser đã đưa 2.600 quân của sư đoàn Panzer-Lehr ra hàng và các quân nhân trong bộ chỉ huy quân đoàn 53 bộ binh đóng tại Rafflingen cũng vậy.

    “Tôi nên làm gì đây, thưa tướng quân?” Ernst hỏi.

    “Giờ tôi đâu còn có thể ra lệnh cho cậu nữa.” Bayerlein trả lời.

    “Vậy thì tự tôi sẽ nộp Iserlohn cho quân Mỹ, thưa tướng quân.”

    “Đúng, cứ làm thế đi. Vậy là tốt nhất rồi.” Ông tướng đáp.
    Ernst lên xe đi. Anh liên lạc với người của mình ở Hohenlimburg, cùng các tổ lái Jagdtiger ở Letmathe trước khi về Iserlohn. Anh liên lạc điện đài với Rondorf, lúc này vẫn ở trong thành phố và thông báo cho tình hình cho anh ta.

    Khi Ernst tới, Rondorf đã chuẩn bị xong và liên lạc với tất cả các đơn vị anh nắm được.
    bloodheartvn thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ernst đi xe tới hội trường thành phố cùng với 3 chiếc Jagdtiger hộ tống.

    Bên trong có 3 cảnh sát không có vũ trang, Cha Dietze của giáo xứ công giáo Iserlohn, cùng tiến sĩ bác sĩ Möcke và 1 người là cựu thị trưởng của thành phố.

    Ernst nhìn thấy 1 thiếu tá cảnh sát đang đứng nghiêm. Khi anh giơ tay chào thì thấy ông ta đang lột bỏ huân chương và quân hàm. Ernst quay vội đi và để ông ta lại sau lưng.

    Rồi anh tới bàn đàm phán. Bên phía Mỹ có trung tá Kriz, sĩ quan của sư đoàn 99 bộ binh. Những vấn đề quan trọng đã được giải quyết. Việc đầu hàng được diễn ra tại Schillerplatz với sự hiện diện của chiến đoàn Ernst.

    Ernst rời hội trường thành phố, anh cảm thấy mãn nguyện vì đã cứu được hàng trăm ngàn người thoát khỏi số phận khủng khiếp. Bỗng có 1 thường dân bước đến và nói “Chưa bao giờ có 1 tên nào hèn nhát như mày!” và nhổ nước bọt.

    Trung úy Rondorf định đánh gã đó nhưng Erns giữ anh ta lại. Ernst quay đi chỗ khác để mọi người không nhìn thấy mình đang rơi nước mắt.

    Rồi mọi thứ kết thúc. Những chiếc Jagdtiger chạy vào phố Schiller. Nhân dân đổ tới quảng trường và nó mau chóng trở nên đông nghịt.

    Các tổ lái leo ra và xuống đứng trước đầu xe. Albert Ernst tập hợp quân của mình lại và quay sang viên chỉ huy quân Mỹ.

    “Những chiến sĩ bị bao vây cuối cùng, những chiến sĩ của Iserlohn, đã ra đầu hàng trước 1 tình thế vô vọng và yêu cầu được đối xử trong danh dự.”

    Ernst rút khẩu súng lục ra đưa cho trung tá Kriz. Viên trung tá Mỹ nghiêm chào và nhận lấy khẩu súng.

    Albert Ernst quay về phía binh lính của mình, nói họ hạ vũ khí rồi giải tán họ. Viên trung tá Mỹ bảo đại úy Ernst.

    “Chúng tôi đã dàn xếp 1 cuộc bàn giao danh dự. Tất cả lính dưới quyền anh có thể giữ lại vũ khí cá nhân.” Rồi ông quay sang nói riêng với Ernst.

    “Đừng đến trại giam, đại úy. Hãy tới sở chỉ huy của tôi, có rất nhiêu việc cho anh làm ở đó.”

    “Tôi không đi đâu, mà sẽ ở cùng lính của tôi. Chúng tôi đã chiến đấu với nhau nhiều năm, và bây giờ, trong thời khắc đen tối này, tôi không thể bỏ rơi họ.”

    “Như vậy anh sẽ mất tự do đó đại úy”. Viên trung tá nói thêm.

    “Thật không may là tôi phải từ chối đề nghị tốt ấy, trừ khi anh có thể trả tự do cho tất cả.”

    Vừa lúc đó người trợ lý sư đoàn đi trên chiếc xe jeep của tư lệnh sư đoàn là tướng Lauer, đến chỗ Ernst.

    “Tướng Lauer yêu cầu anh phải được tự do bất kỳ trường hợp nào.”

    “Chỉ khi nào các anh cấp giấy thông hành cho tất cả chúng tôi.” Ernst nói những lời cuối cùng. Tướng Lauer cho 1 xe tham mưu tới chở Ernst tới trại giam nhưng anh từ chối đặc ân này. Anh đi bộ tới trại giam cùng với binh lính của mình.

    Chiến tranh kết thúc. Những nghiên cứu sau này cho biết Iserlohn là thành phố duy nhất trong ‘cái túi Ruhr’ được giao nộp cho phía đối phương.

    Vị đại tá, sau này lãnh đạo công ty buôn bán thiết bị điện Kriz-Davis ở Grand Island, Hoa Kỳ đã viết:

    “Giờ đây thật là khó khi tả lại những ấn tượng tôn trọng không phai mờ của tôi dành cho đại úy Ernst. Anh đã mở ra cuộc đàm phán và việc chính thức bàn giao. Ấn tượng của tôi trong suốt quá trình chiến đấu ở Iserlohn là dựa trên ký ức về đơn vị quân Đức can đảm này.”

    Và đại tá Kriz đã viết cho Ernst:

    Albert thân mến! Thành phố Iserlohn nợ anh rất nhiều. trong giai đoạn cuối của cuộc chiến ở ‘cái túi’ Ruhr, anh không có cơ hội giành chiến thắng. Khi đi xe qua chiến tuyến Đức để thảo luận việc đầu hàng với anh tôi đã bố trí sẵn không quân và nhiều pháo đội pháo binh. Tôi đã dự phòng rất nhiều quân trước khi đi. Nếu có gì xảy ra, ví như lính của anh hay lính của tôi khai hỏa, hoặc nếu anh cùng với những người lính can trường không chịu đầu hàng thì thành phố Iserlohn sẽ phải gánh chịu hậu quả đó.

    Tôi vẫn còn giữ khẩu súng lục của anh. Hôm qua tôi đã coi kỹ nó. Nó mang số sê ri 5921. Anh, Albert, lúc nào cũng sẽ được chúng tôi chào đón ở ngôi nhà tại vùng trung tây này.

    Khởi đầu từ những trận đánh trên sa mạc của Rommel cho tới chiến dịch châu Âu, anh là sĩ quan Đức có ảnh hưởng nhất với tôi.

    Chúa phù hộ cho anh!
    Bob

    Albert Ernst đến cư trú ở Iserlohn, thành phố mà anh đã cứu khỏi sự hủy diệt. Anh vẫn là 1 con người khiêm tốn như mọi khi. Bạn bè luôn được chào đón khi tới nhà anh. Và anh vẫn là hiện thân của những truyền thống tốt đẹp của người lính Đức, được những đối thủ chính thức công nhận.

    Sự nghiệp quân sự

    Sinh tại Wolfsburg, Đức ngày 15 tháng 11 năm 1912.

    1/2/1942: Được thưởng huân chương chữ thập sắt hạng nhất.

    7/2/1944: Được thưởng huân chương chữ thập hiệp sĩ. Được trao huy hiệu chiến thương vàng.

    7/1/1945: Được tặng dải băng danh dự của quân đội Đức.

    Cấp bậc cuối cùng: Đại úy.

    Thành tích: diệt 75 xe tăng địch.
    bloodheartvn thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tèn tén ten...cuốn 1 đến đây coi như là kết thúc...còn lại 1 phần nhỏ nói về nền tảng lý luận, lịch sử kỹ thuật binh chủng thiết giáp Đức chả có gì hấp dẫn nên e ko dịch....Thanks các bác quan tâm...
    hk111333, kuyomuko, halosun3 người khác thích bài này.
  7. haha1910

    haha1910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    10
    hay quá. hihi
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đang xem phim Rommel (2012). Thấy rõ sự khác nhau giữa chỉ huy một Panzer Korp ở Bắc Phi với việc chỉ huy cả chiến dịch gồm Cụm Tập đoàn quân Army Grupp và Panzer Grupp như ở Mặt trận phía đông.
    Lần cập nhật cuối: 03/01/2014
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Theo em Romel chỉ phù hợp chỉ huy cấp quân đoàn hay tập đoàn quân là cùng ...còn cấp cao hơn thì cũng còn 1 số hạn chế.
    Panzer Grupp là Cụm quân xe tăng (qui mô ko bằng tập đoàn quân)...Quân Đức lúc từ trước cho đến đầu chiến dịch Babarossa có 4 cụm quân này...Sang cuối năm 1941 4 cụm này được nâng cấp lên thành tập đoàn quân xe tăng (panzer army)

Chia sẻ trang này