1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chỉ là một con người và một số phận

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 07/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Chỉ là một con người và một số phận

                 Gần nhà có một quán cóc nhỏ gọi là quán bà Trường, dân tình ngồi ở đấy thường là mấy tay xe ôm, mấy thằng sinh viên trong khu, và thỉnh thoảng có cả mấy ông công an phường.
                  Tuy nhiên, người đi đường có thể nghĩ rằng quán cóc này còn có những vị khách thường xuyên khác. Đó là ba bốn ông lão về hưu, toàn cỡ 70 tuổi trở lên, thường ngồi uống chè và bàn luận chuyện thiên hạ. Chuyện thiên hạ chứ không phải chuyện mình, giống như những người ngồi ngoài đường biên ngó nghiêng bình luận cái bọn đang đá bóng trên sân. Thực ra mấy ông ấy không ngồi quán cóc, mà ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ, thuộc sở hữu của một ông cụ xương xẩu da mồi, tay run rẩy và nụ cười ngây ngô.
                  Trước đây, khu vực này là một dãy kiốt. Sân vận động được xây lại, kiốt bị phá đi, đợi bao giờ xong sân sẽ dựng trở lại. Quán nước của bà Trường trở thành quán cóc bên lề đường, dựng quán để giữ đất là chính. Ông lão cũng mang một chiếc bàn ra kê bên cạnh để chứng tỏ quyền sở hữu của mình, rồi dần dần có những người bạn già đến ngồi với ông. Thường thì chỉ có các bạn ông nói chuyện với nhau, toàn những chuyện đao to búa lớn, ông chỉ rót nước mời bạn và mỉm cười lành hiền ngây ngô.
                  Có những nụ cười cứ đọng mãi trong tâm trí người ta. Không phải vì nó đẹp, không phải vì nó rạng rỡ hay chứa đựng một điều gì đó sâu xa, đơn giản vì bản thân sự tồn tại của nó đã là điều khiến ta ngạc nhiên.
     
    ***
     
                 Ông lão vốn làm nghề thợ xây. Tôi nhớ hồi xưa, chính tay ông đã xây cho nhà tôi một bức tường. Bức tường cũ quá rệu rã đến nỗi một hôm gió thổi nó ngã rạp xuống đường. Bố tôi gọi ông đến để xây lại. Hồi đó tôi đã ấn tượng về nụ cười hiền lành của ông. Nhận phần tiền công ít ỏi, ngồi vào mâm ăn một bữa cơm gọi là thân mật với gia đình, thế thôi mà sao trông ông cứ ngượng ngượng nghịu nghịu. Hình như ông lão ngượng nghịu với tất cả. Ông ngại ngùng ngay cả với sự tồn tại của mình, về số phận của mình. Tôi cứ nghĩ rằng, bất kỳ ai trong chúng ta, mỗi người đều có một niềm tự hào cho riêng mình, dù to dù nhỏ. Nhưng mỗi khi ra quán cóc gần nhà ngồi uống nước, nhìn sang cái bàn ọp ẹp của ông lão, tôi lại phân vân không biết điều đó có thật đúng vậy chăng?
                  Sát nhà tôi là một con đường nhỏ, ngày trước nó vắng vẻ lắm. Vào những buổi trưa hè, hầu như không có ai qua lại trên con đường đó cả. Chỉ có một tay thanh niên bước đi thất thểu, cứ thế đi qua đi lại trên con đường dài khoảng trăm mét, đến hết đầu này lại quay lại đầu kia. Quần áo bẩn thỉu, tóc tai rối bù, nét mặt man dại. Nhìn vào gương mặt đó, người này sẽ cảm thấy kinh sợ, người khác thì không. Hắn ta cứ đi đi lại lại như thế, trên tay luôn luôn là một điếu thuốc bị bóp chặt bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Đối với tôi, hắn cũng quen thuộc và không có gì đáng để ý hơn những con ve đang kêu rầm rĩ trên không. Đôi khi để tâm quan sát hắn, lúc thì tôi thấy hắn giống như Chí Phèo đang mơ màng minh triết, lúc thì tôi thấy hắn như một con thú hoang dại đang đờ đẫn trong một liều thuốc mê. Cứ để mặc hắn và đừng động đến hắn thì tốt hơn. Người lớn bảo hồi trước hắn học giỏi lắm, học nhiều đến nỗi khi lên năm thứ 3 đại học BK thì phát điên. Hắn là con trai của ông lão.
                  Ông lão sinh sống ở khu này từ trước gia đình tôi rất lâu. Chả ai biết hồi trước ông thế nào. Chỉ biết là gia đình vợ ông có máu điên. Vợ ông thì bình thường, chỉ là một người đàn bà lưng còng và khó tính. Nhưng mẹ vợ ông (đã chết từ rất lâu rồi) là một người điên. Người ta bảo bệnh điên có tính di truyền. Cô con gái của ông không điên hẳn nhưng cũng dở dở, với một đứa con hoang và một người chồng hờ, thường xuyên mắng chửi cãi cọ bố mẹ. Con trai ông thì đi lại trên đường với điếu thuốc và nét mặt của một con thú bị đánh thuốc mê. Có phải vì thế mà không bao giờ thấy ông cãi cọ tranh chấp với ai, chỉ có nụ cười ngây ngô hiền lành. Ông đi xây thuê những bức tường vụn vặt, chẻ củi để bán, nhiều nhiều những việc khác nữa? Có một dạo ông lão mang một cái bơm ra đầu đường. Thỉnh thoảng tôi vẫn dừng lại với cái bơm của ông. Nhìn ông lão tay chân run rẩy thở hồng hộc bơm xe cho mình thì không thấy tự nhiên lắm. Mà cầm lấy cái bơm để tự bơm, lại chẳng có lý do gì để trả tiền cả. Sau rồi thôi.
               Bẵng đi một thời gian. Không thấy con trai của ông lão đi dạo trên đường nữa. Thấy bảo là hắn nổi xung, đánh bố, nên phải đi trại tâm thần. Bẵng thêm một thời gian nữa, thấy nhà ông lão có đám cưới. Ông lão cưới vợ cho con trai. Hắn đi trại điên về, hiền lành ngu ngơ vô hại. Vợ hắn là một người đàn bà cô độc lỡ thì, từ quê lên lấy một thằng chồng điên để chạy trốn cảnh đói nghèo. Dù sao thì vẫn là có một tấm chồng, vẫn là có hai người nào đó để gọi là cha mẹ, vẫn có được một kiốt nhỏ để làm ăn buôn bán.
                Cô ta khoảng hơn 30 tuổi, xấu xí quê mùa nhưng tốt tính. Nhìn cô, ta sẽ hiểu vì sao người phụ nữ lại đáng được ca ngợi vì lòng dũng cảm đối đầu với cuộc sống. Kiốt của cô bán từ dưa cà mắm muối cho đến ô mai thuốc lá, và cả dây chun lẫn bi ve cho bọn trẻ con. Tất cả những gì có thể mua được ở kiốt của cô, không bao giờ tôi đi mua ở chỗ khác. Không phải vì muốn giúp gì cho cô, mà chỉ vì sự quý mến thông thường mà thôi. Tôi thường thấy anh chồng điên của cô hay ra đó giúp đỡ cô việc vặt, quen đi tôi cũng thấy hắn rất hiền lành như mọi người. Tôi cũng hay thấy ông lão ra đó giúp đỡ cô bưng bê khuân vác, hoặc đến để lấy bữa cơm trưa cô nấu cho và đựng trong một cái cạp ***g. Cô vui vẻ và hài lòng lắm với cuộc sống của mình. Thì mọi người cũng chỉ thấy thế thôi, đôi khi còn có cảm tưởng rằng cô thật may mắn.
                  Rồi ông lão bế trên tay một đứa bé trai, cháu nội của ông. Đứa bé rất đẹp với đôi mắt to tròn và sáng như sao. Ít khi thấy một đứa bé có đôi mắt sáng như vậy. Ai cũng mừng cho ông lão và con dâu của ông. Ông lão vẫn cặm cụi, vẫn ngượng nghịu với tất cả mọi người, nhưng dù sao người ta vẫn có thể thấy là ông hạnh phúc?
                  Hai giờ đêm, cả khu náo loạn, ầm ĩ tiếng kêu khóc hoảng loạn. Hắn lại phát điên, và trong cơn điên, hắn đã giết vợ. Ông lão không làm cách nào để phá nổi cửa, khi hàng xóm đến giúp ông thì đã muộn. Kẻ điên đang vật vã giữa nhà, mê sảng hoàn toàn thú tính. Người đàn bà đáng thương ấy đã chết vì bị bóp cổ và bị vật nặng đập vào đầu. Đứa bé con thì không sao.
                  Chỉ nhìn thấy ở ông lão vẻ cam chịu cố hữu mà thôi. Kiốt nhỏ, không còn cô con dâu, không ai có thể đảm đương được, đành cho người ta thuê. Thỉnh thoảng vẫn thấy ông lão dẫn đứa cháu nội đi ra đó. Từ sau khi mẹ nó chết, cứ nhìn nó tôi lại thấy một cảm giác lạ lạ lành lạnh dọc sống lưng. Mắt nó sáng quá, thông minh quá, mà cứ như đã chứa trong lòng mầm mống của sự điên dại. Về sau không thấy đứa bé đâu nữa. Khi tôi hỏi ông lão, ông trả lời là gửi nó ở đâu đó nhờ người ta nuôi hộ. Gửi ai? Họ hàng, bạn bè, người thân,? hay trại trẻ mồ côi? Nếu đứa bé ấy không có gì khác thường, có lẽ tôi đã quên mất nó rồi. Nhưng nó lại có đôi mắt sáng vô cùng, thông minh vô cùng, và rồi cả cái ý nghĩ về mầm mống điên dại nữa? Mấy năm trôi qua rồi, chẳng bao giờ tôi nói chuyện với ông lão nữa, cũng không biết là vì sao lại thế. Kiốt đã bị phá, không còn tiền cho thuê, không còn sức để làm việc, chả hiểu ông lão sống bằng cái gì.
             
                 Buổi trưa hè nóng nực, tôi ngồi đợi bạn ở quán nước bà Trường. Nhìn sang bên cạnh, thấy ông lão đang ngồi bó gối trên ghế. Tờ báo phủ lên đùi, đầu gục xuống trong một giấc ngủ lơ mơ. Bộ ấm chén đặt trên bàn, phích nước bên cạnh ghế. Chắc ông lão đang đợi những người bạn già của mình. Chiều mát họ mới đến, nhưng ông ngồi đợi từ bây giờ. Còn việc gì để làm đâu, ngoài việc đợi những người bạn đến bàn chuyện thế giới với nhau. Họ chỉ nói chuyện với nhau thôi, họ là những công chức về hưu và am hiểu nhiều điều. Điều mà ông lão cần, chắc chỉ là sự có mặt của họ vào mỗi buổi chiều tà.

    Ông lão đợi họ đến. Để ông sẽ được mời họ ngồi, rót nước mời họ, lắng nghe những câu chuyện không đầu không cuối. Và thỉnh thoảng mỉm cười một nụ cười hiền lành và ngây ngô.
                

    Một lần tôi nghe thấy bạn của ông lão vung tay khoát lên trời và nói với mấy ông còn lại: ?oMỗi người có một số phận, vùng vẫy làm gì, chạy đâu cho thoát!? Rồi tôi thấy ông lão lại cười ngây ngô theo cách cố hữu. Đằng sau nụ cười ấy là ý nghĩ gì? Chắc là chẳng có gì cả đâu. Mệt mỏi và mong muốn sự bình yên.
                
     Tequila Sunrise

    Được sửa chữa bởi - Tequila vào 08/06/2002 08:33
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Cũng như " Cây guitar màu đen " , đoản văn này đọc thì thấy ...( chẳng biết diễn tả thế nào cho phải ), nhưng để viết tiếp thì...thú thực là cháu chả biết viết cái gì. Chỉ sợ phô.

    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Để làm gì em có biết không ?
    Để gió cuốn đi...
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước, sau khi đã post câu chuyện về ông lão lên đây, tôi ra quán bà Trường ngồi và lại gặp ông lão. Tôi bắt chuyện với ông. Đã rất lâu, lâu lắm tôi và ông lão mới lại nói chuyện với nhau, không thể biết là đã bao nhiêu năm.
    - Cháu nội của ông bây giờ như thế nào rồi?
    - Ở nhà trẻ, gần phía đường tăng tốc (đường cao tốc)
    - Nó đi học chưa?
    - Năm nay chuẩn bị lên lớp 6 rồi đấy cậu ạ.
    - Lớp 6 rồi cơ à? Sao nhanh thế. Cháu cứ nghĩ nó mới chỉ được năm bảy tuổi là cùng, không ngờ hoá ra đã mười mấy tuổi rồi.
    - Thì các cậu cũng lớn thế này rồi còn gì. Cậu đã ra công tác chưa?
    - Cháu vừa tốt nghiệp được mấy ngày. Chưa đi làm ở đâu cả. Thế thằng cháu của ông học có được không? Cháu nhớ mắt nó sáng và thông minh lắm.
    - Cũng khá khá thôi cậu ạ, thấy cô giáo bảo thế.
    - Ông có hay lên thăm nó không?
    - Có chứ! Lên nhiều chứ.
    Tôi lại thấy ông lão cười. Có điều tự dưng tôi không thấy nó ngô nghê nữa,có vẻ gì đấy hạnh phúc, hạnh phúc thực sự.

    Tequila Sunrise
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Chị Minh thư viện
    Cái này viết dựa trên một lá thư gửi cho bạn. Bây giờ lôi ra xào lại, chắc bạn cũng đồng ý thôi.

    Tequila Sunrise

    Được Tequila sửa chữa vào 11/06/2002 10:08
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Nơi nào gắn bó với tôi nhất trong suốt thời sinh viên của mình? Dĩ nhiên không phải là các giảng đường rồi, giảng đường chỉ gắn bó với những ai học hành chăm chỉ. Chả lẽ lại nói rằng tôi nhớ cái cantin hơn, nghe thì hơi chuối nhưng vẫn là sự thực. Nhưng gắn bó nhất là thư viện.Không phải thư viện của trường BK, mà là thư viện KHKT trên đường Lý Thường Kiệt. Tôi và thư viện KHKT quen biết nhau kể ra cũng lâu rồi. Lần đầu tiên đi cùng thằng No-fear lên đây, hình như là năm học lớp 11 thì phải.
    Thư viện là một ngôi nhà xây từ thời Pháp. Như mọi ngôi nhà cũ từ thời ấy, nó có mái ngói đỏ, tường quét vôi vàng và những ô cửa màu xanh lá cây. Cả tầng một và tầng hai đều có phòng đọc. Tầng một dành cho sinh viên khối xã hội, ở đấy thường là dân kinh tế, ngoại thương, xã hội nhân văn,??? Tầng hai là phòng đọc của dân kỹ thuật. Có thể thấy rằng ở tầng một luôn có nhiều nhiều các cô nàng xinh đẹp. Mặc dù vậy, hầu như bọn tôi chẳng bao giờ vào đấy ngồi. Tầng hai mới là nơi của dân thư viện, những thằng coi thư viện như nhà mình.
    Tôi là thằng có thể được gọi là dân thư viện Lý thường Kiệt chính hiệu. Thâm niên lâu năm tuy chưa bao giờ có thẻ, sống ở trên tầng hai, xe không gửi mà cứ việc vứt ngoài đường??? Ngoài ra còn một đặc điểm nhận dạng nữa, đặc điểm chung của dân thư viện không thể không nói đến, tức là thói quen ngồi quán cóc trước cổng. Từ khi cantin của thư viện bị dẹp đi, cũng là lúc các cô nàng xinh đẹp không còn nơi nào để uống nước khi nghỉ giải lao, quán cóc mới bắt đầu phát triển. Chỉ có anh em ra đấy ngồi với nhau. Người đi đường thường thấy một đám thanh niên ngồi bệt la liệt trên vỉa hè, bu quanh một quán nước không hề có bàn ghế, trông tương đối bệ rạc. Nhưng không có quán cóc này thì thư viện không ra thư viện nữa.
    Sáng mùa đông đến đây từ sớm, làm một chén nước chè nóng, rồi thả lên trời một chút khói vô cùng độc hại, thấy cuộc đời đẹp tuyệt. Ngồi bên lề đường trong cái lạnh cắt da cắt thịt, ngắm nhìn không gian có màu xám bạc của mùa đông, một mình hoặc có hai ba thằng bạn để tán phét đôi câu, đều hay cả. Những buổi chiều muộn của mùa hè, cũng ngồi đấy mà nhìn ra đường thôi, nhưng lại có phong vị khác. Cốc chè đá mát lạnh, nắng cuối ngày nhẹ nhàng thân thiện, thỉnh thoảng cũng có những cơn gió thổi dọc theo con đường dài. Đến mùa muỗm chín, khi ngồi đây phải cẩn thận đôi chút. Những quả muỗm có thể rơi xuống u đầu bất kỳ lúc nào???
    Ngồi bàn tán chuyện học hành thi cử, chuyện đá bóng đá banh, chuyện em nọ em kia. Đưa mắt nhìn theo và bình phẩm đôi chút về cái cô nàng đẹp tuyệt vừa phóng xe ngang qua, cổ vũ màn đuổi bắt huyên nào giữa công an phường và mụ Minh chủ quán cóc, kẻ làm bừa bãi vỉa hè mất mỹ quan đô thị??? hay là ngồi nghe cái mụ cô ruột của Hồng Sơn thỉnh thoảng đi qua, dừng lại ba hoa về những vụ cá cược bóng đá và phe vé ở sân Hàng Đẫy.
    Bất kỳ lúc nào, chỉ cần ngồi ở quán cóc này mà ngắm đường phố trong giây lát, lập tức sẽ thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn.

    Tequila Sunrise

    Được Tequila sửa chữa vào 11/06/2002 10:11
  6. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ không quá phù phiếm để nó đến một số phận khác ngoài ta .

    daysleeper

  7. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu tôi mới lại lên thư viện. Rất đông. Tháng này là tháng cao điểm, học sinh ôn thi đại học, sinh viên các trường đang thi học kỳ. Nhưng dân thư viện thì đã tản mát hết, chỉ thấy còn lại vài thằng. Tốt nghiệp ra trường cả rồi, hàng ngày còn tập trung lên đây làm gì nữa. Nhưng một lý do khác còn quan trọng hơn. Từ dạo công an làm căng quá, quán nước không thể bày bán ở trước cổng được nữa, phải dời đi khoảng 20m. Thư viện Lý Thường Kiệt mà không còn quán nước thì đã mất đi một nửa cái hồn của nó rồi.
    Bây giờ mà muốn làm một cốc nước, thì phải gọi tướng lên, rồi đợi con Thuận lon ton cầm sang. Cũng đành chịu vậy, tôi cầm cốc nước của mình rồi ngồi trên bậc thềm quen thuộc cạnh vỉa hè.
    Quán nước này vốn có nhiều người thay phiên nhau bán. Người này không chịu nổi, bỏ đi, lập tức có người khác đến thay thế. Nhưng hai dì cháu nhà mụ Minh là những kẻ kiên cường nhất trong nhiệm vụ bám trụ vỉa hè. Kể từ ngày đầu tiên mụ Minh đến đây cho đến giờ, có khi cũng phải bốn năm năm rồi.
    Bà chị Minh xấu gái, hơn ba mươi tuổi chưa có chồng, bán hàng nước và giữ khách bằng cách cho bọn sinh viên uống chịu. Dù là cho chịu nhiều, nhưng đây vẫn là nơi bán quán cóc hiệu quả nhất Hà nội, luôn luôn đông khách, đông hơn rất nhiều so với các quán cóc khác. Chỉ có điều là bị công an đuổi. Mỗi khi thấy bóng công an từ xa là hai dì cháu đã vội vàng vơ lấy tất cả những gì có thể, chạy như ma đuổi vào trong ngõ hoặc trong sân thư viện. Đang uống nước mà gặp cảnh đuổi bắt ấy thì rất khoái. Vừa được xem màn đuổi bắt, vừa được thấy các chú công an ra oai diễu võ ??ochúng mày sinh viên gì mà cứ ngồi lê la vỉa hè như thế hả, đứng dậy!???, vừa được nghe mụ Minh lầu bầu khi quay trở lại sau vụ chạy trốn.
    Đối với dân thư viện, quán cóc là điều không thể thiếu. Rất tuyệt vời. Không có đồng nào trong túi, không biết đi đâu, thế thì lên thư viện. Uống nước hút thuốc có thể chịu vô tư, xe cứ việc vứt vỉa hè đã có mụ Minh ở đấy rồi, đỡ mất 1000. Nhiều khi mang tiếng là lên thư viện, nhưng thực ra là ngồi quán mụ Minh cả buổi.
    Tôi chủ quan mà nghĩ rằng, bà chị Minh quý thằng Đức này nhất thư viện. Bằng chứng là trong sổ nợ ghi tên ??oĐức em??? để phân biệt với các chủng loại thằng Đức khác. Không bao giờ hỗn láo, không kiểu cách ra vẻ, trước dịp Tết nhất bao giờ cũng thanh toán hết nợ cho chị về quê,??? quý thằng em là rõ rồi. Quan trọng nhất là đã từng ngồi cả một buổi chiều mưa để nghe chị giãi bày tâm sự về cuộc đời mình. Bỏ nhà lên thành phố, thân gái dặm trường, hoàn cảnh bất hạnh, vốn liếng chỉ có hàng nước này mà phải chăm lo cho cha mẹ, thậm chí phải sân siu cho anh chị em trong nhà. Tôi nhớ chiều hôm đó tự dưng mình nảy ra một chút mơ mộng ngây ngô. Tôi thầm nghĩ rằng bao giờ thằng em giàu giàu một chút, sẽ cho bà chị vay tiền mở hẳn một cái quán tử tế, đỡ phải ngày mười lần chạy công an. Nguyện vọng ngây ngô này bao giờ thành sự thực cho được. Bao giờ cho đến lúc thằng em này giàu, mà lúc đó chắc bà chị cũng khấm khá hơn nhiều rồi...

    Tequila Sunrise
  8. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Sau cái Tết năm nay, bà chị Minh có một vài thay đổi đáng kể. Sau tết gặp lại, thấy bà chị đang ??oôm bom???. Chẳng tiện hỏi những chuyện như thế. Chỉ biết chắc là bà chị chưa chồng thì vẫn hoàn chưa chồng thôi. Vui miệng tếu táo thì mấy thằng bảo nhau: chắc lại là tác phẩm của một trong các chú tăcxi vẫn thường đỗ xe ở đây thôi. Chẳng biết có thêm một đứa bé, mụ Minh sẽ sống kiểu gì, trong khi quán nước bị công an dẹp, lượng khác giảm còn chưa đến một phần tư???
    Đôi khi không nhận ra là mình may mắn đến mức nào, thậm chí còn lấy làm tự mãn vì sự may mắn ấy. Thằng Đức em có tử tế với bà chị, thì cũng ngoạc mồm ra cười hô hố với cái ý tưởng về các chú tắc-xi. Một thằng khác có lần âu yếm đạp cho bà chị một phát, vì cái tội cứ bám nhằng nhẵng đòi tiền suốt mấy ngày liền. Mà mụ Minh thì cũng chỉ là một cái cây như bọn này thôi. Có điều cái cây ấy mọc lên từ một mảnh đất cằn cỗi và chua mặn quá.
    Những giọt cà phê đắng của cuộc đời. Kia là con Thuận đang bán hàng nước thay cho dì nó đang phải nằm ở nhà trọ với đứa con mới sinh. Hai mắt láo liên ra hai phía đầu đường trông chừng công an. Chẳng được học hành gì cả, cuộc sống là những điếu thuốc lá, những chén nước, nắm tiền lẻ nhàu nát và chiếc xe xít-đờ-ca của công an xuất hiện bất thình lình. Nó đã qua tuổi dậy thì rồi, mà phải nhìn kỹ mới đoán được tuổi của nó. Vẻ yểu điệu và những đường cong? Đáng buồn và đáng thương, những điều ấy ở nó cứ như là sự ép buộc mỉa mai. Có lẽ rồi nó sẽ phải khổ hơn gì nó. Dì Minh của nó ít ra còn tháo vát nhanh nhẹn và dũng cảm??? Đấy là khoảng tối của cuộc đời tươi đẹp. Nhưng kệ thôi. Chắc là mụ Minh bây giờ cũng đang hạnh phúc vì được làm mẹ. Người ta vẫn nói đấy là điều kỳ diệu mà thượng đế ban cho người đàn bà.
    Tôi gọi con Thuận, mua chén nước và hỏi:
    - Mụ Minh nhà mày đâu rồi?
    - Đẻ rồi (nó cười vẻ rất hân hoan sung sướng)
    - Lâu chưa con trai hay con gái?
    - Con gái, 15 ngày rồi.
    - Thế à, hay nhỉ! Về bảo với mụ Minh là anh Đức hỏi thăm. Mày mà quên thì biết tay anh.
    Quên mất cũng không hỏi mụ Minh đặt tên con gái là gì. Hơn tháng sau quay lại thư viện, mới có dịp hỏi.
    - Thế tên nó là gì?
    - Minh Anh
    - Dì mày đặt tên con bé nghe kêu quá nhỉ?
    - Đẹp không? Lấy tên mẹ làm tên đệm đấy.
    Tôi cứ lấy làm buồn cười vì cái vẻ hân hoan của con Thuận. Một cái tên đẹp thì làm gì cho đời kia chứ. Nhưng không sao. Ít ra thì cũng có một cái gì đó đẹp rồi. Cầu trời cho mảnh đất nơi mụ Minh đứng sẽ phì nhiêu hơn, để cho cái cây nhỏ không phải cong queo như mẹ và như chị nó.

    Tequila Sunrise
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0

    Được no-fear sửa chữa vào 13/06/2002 16:52
  10. chardonay

    chardonay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này