1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chi?n lu?c phát tri?n CNTT

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi TuTay, 28/03/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuTay

    TuTay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Chi?n lu?c phát tri?n CNTT

    Thông qua các tài liệu, báo cáo chuyên đề về CNTT của các đoàn chuyên gia đại biểu 10 nước thành viên ASEAN tham dự các kỳ họp khu vực về CNTT cũng như tìm hiểu trực tiếp tại các quốc gia, chúng tôi nhận xét rằng trong khu vực có 3 nước đi tiên phong trong lĩnh vực CNTT, đó là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
    Chúng ta thử tìm hiểu các mô hình khác nhau của 3 quốc gia này trong chiến lược phát triển CNTT - nền tảng để thực hiện hiện đại hóa đất nước. Qua đó chúng ta thử rút ra những bài học thực tiễn để tham khảo.

    Chắc chắn nên bắt đấu bằng Singapore bởi vì tất cả các nước thành viên ASEAN đều công nhận rằng Singapore có nền CNTT phát triển nhất khu vực (nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng rất chú trọng nghiên cứu thành công của Singapore). Ngay từ đầu thập niên 90, Singapore đã làm cho thế giới kinh ngạc bởi một dự án rất táo bạo và độc nhất vô nhị: " Xây dựng đảo quốc thông minh" - nối mạng máy tính đến 100% gia đình. Toàn dân sử dụng Internet và các thành tựu CNTT! Mục tiêu này đặt ra cho năm 2005. Hiện nay (tháng 11/1999) đã có 41% gia đình ở Singapore nối mạng và sử dụng Internet. Cả nước có đến 6500 website với nội dung hết sức phong phú, đa dạng. Càng ngày càng có nhiều người tham gia sửdụng Singapore ONE. Như vậy, đến 2005, mục tiêu nêu ra rất nhiều khả năng đạt được. Có người cho rằng vì Singapore là một đất nước nhỏ bé, ít dân (hơn 3 triệu người) nên mục tiêu đặt ra dễ đạt hơn nước khác? Không hẳn như vậy, ví dụ Brunei chỉ có 320 ngàn dân (khoảng 1/10 Singapore) thu nhập bình quân đầu người còn cao hơn Singapore nhưng đến tháng 10 năm 1999 cũng mới chỉ có 4,2% dân số nối mạng và sử dụng Internet. Chính phủ Singapore đã dành những khoản đầu tư khổng lồ cho 3 việc chính: Thiết lập hạ tầng CNTT siêu đẳng, xây dựng nội dung và đào tạo toàn dân tiếp cận công nghệ mới. Nếu nói về môi trường mạng đại chúng thì không đâu hơn được mạng Singapore ONE. Tốc độ truyền thông cực cao (tốc độ mạng trục tính bằng Gbps, tốc độ truy cập 155 Mbps) nhờ chú trọng đầu tư vào mạng lưới truyền thông cáp quang và thiết bị chuyển mạch chất lượng cao giúp dễ dàng áp dụng công nghệ ATM và thúc đẩy quá trình hội tụ các phương tiện truyền thông (phát thanh, truyền hình số, mạng máy tính, fax, điện thoại Internet). Giá khai thác Singapore ONE rẻ tới mức nó trở thành phương tiện làm-việc-sinh-hoạt của mọi người. Trên nền công nghệ cao và dân trí đã đạt trình độ văn hóa thông tin, Singapore đang hướng đời sống xã hội từ thương mại điện tử (e-commerce) đến thế giới điện tử (e-world). Hiển nhiên, trong môi trường thông tin có thế mạnh như vậy, các doanh nghiệp của Singapore có lợi thế hơn các doanh nghiệp nước khác nhiều.

    Thứ hai là Malaysia. Malaysia có 22.2 triệu dân, diện tích gần 330 km2, không thể áp dụng mô hình hạ tầng CNTT tỏa rộng trong xã hội như Singapore nhưng Malaysia lại có một cách đi đầy sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đó là Siêu hành lang Đa phương tiện (Multimedia Super Corridor) rộng 15 km dài 50 km nối giữa thủ đô Kuala - Lumpur và sân bay quốc tế. Trên hành lang thông minh này, Chính phủ Malaysia đầu tư hai nền tảng quan trọng nhất là hạ tầng vất lý và hạ tầng thông tin. ở đây tất cả những gì là tinh tuý nhất, cao cấp nhất của quốc gia (cả về nhân lực lẫn vật lực) về công nghệ được tập trung trù mật với chủ trương: tạo ra một hành lang công nghệ hội tụ chất xám của cả nước, lấy multimedia làm nền hạt nhân cho mọi quá trình phát triển CNTT. Lấy CNTT làm phương tiện để chuyển xã hội Malaysia từ một nước nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành một nước công nghệ tiên tiến - giao lộ của các trục phát triển thế giới - như lời thủ tướng Malaysia, tiến sỹ Mathir Muhamad đã long trọng tuyên bố. Điều mà chúng tôi tâm đắc nhất khi tham quan Siêu hành lang này là ý kiến của giáo sư TS Abu Talib Bachik, phó chủ tịch tập đoàn phát triển Multimedia phát biểu trong buổi đón tiếp đoàn chuyên gia ASEAN đến thăm Siêu hành lang Đa phương tiện này vào ngày 4/11 vừa qua: "ở đây có đủ phương tiên kỹ thuật và năng lực trí tuệ để giải quyết tất cả các yêu cầu về giải pháp kỹ thuật hay công nghệ của các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần đầu tư thật cao cho một nơi để nó đảm đương mọi chuyện thay vì rải ra các bộ, ngành mỗi nơi một chút". Các doanh nghiệp tham gia Siêu hành lang này được khai thác sử dụng không giới hạn hệ thống hạ tầng thông tin - mạng cáp quang kết nối toàn bộ các giao điểm của hành lang với Internet theo hướng kết nối chính đến các thành phố thông minh trên thế giới như Singapore, Nhật, Thung lũng Silicon của Mỹ, Bangalore của ấn Độ. Nhà nước là khách hàng lớn nhất đặt hàng cho họ và họ có trách nhiệm hoàn thành các đơn đặt hàng đó một cách hoàn hảo nhất. Nhờ vào nền tảng công nghệ siêu đẳng này mà các doanh nghiệp Malaysia nhanh chóng gặt hái các thành công trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, ý chí tự cường cũng là điều đáng khâm phục ở đất nước xinh đẹp này. Malaysia là nước duy nhất tự lèo lái vượt qua cơn lốc xoáy khủng hoảng tiền tệ vừa qua mà không nhờ cậy vào Quỹ tiền tệ quốc tế.

    Thái Lan rõ là đứng sau hai nước trên về phát triển CNTT và không hẳn đã vượt trội so với Philippines, Indonesia, Brunei. Nhưng có một đều khiến chúng tôi chọn Thái Lan để giới thiệu là chỉ ở Thái Lan mới có mô hình ISP ... không thương mại! Trong số 19 ISP của cả nước thì có 4 ISP là không kinh doanh. Đó là UniNet, ThaiSarn, SchoolNet và PubNet. Trong đó ThaiSarn và UniNet phục vụ các trường đại học và các viện nghiên cứu, SchooNet phục vụ tất cả các trường trung học truy cập Internet miễn phí! ("Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, việc mở mang trí óc của thế hệ này quan trọng hơn rất rất nhiều lần so với việc kinh doanh thu tiền của chúng" - ông Paisal Kiattananan, giám đốc Trung tâm Điện tử và Công nghệ máy tính quốc gia Thái Lan - đơn vị trực tiếp thiết kế và vận hành mạng SchoolNet vui vẻ đưa ra nhận xét của mình khi trao đổi với chúng tôi), PubNet phục vụ cộng đồng các đối tượng quan tâm đến nền giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ: các bậc phụ huynh, các tổ chức và cá nhân nghiên cứu xã hội học,....

    Khi mà các nước bên cạnh ta đang rầm rộ bước vào kỷ nguyên thông tin với tinh thần cả xã hội bước vào thế giới điện tử thì các doanh nghiệp của chúng ta (những người đáng được xếp vào hàng tiên phong trong đổi mới công nghệ) đang rụt rè đứng trước ngưỡng cửa "Tin học hóa" (một cụm từ chỉ có nghĩa khoảng trên 10 năm về trước). Chúng ta có thể hình dung về bản chất của cụm từ đó như thế này, ở trình độ CNTT hiện đại, mọi hoạt động thông tin trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều được tổ chức ở trình độ công nghệ. Con người thực sự chỉ tập trung vào việc phát huy những năng lực trí tuệ và chuyên môn của mình vào công việc và ra các quyết định điều khiển công việc đó dựa trên các thông tin đã được hệ thống tích hợp sẵn. ở ta, trình độ tổ chức thông tin còn đang ở mức thủ công. Tất cả tất bật với những sổ sách chứng từ, tính toán, đối chiếu,... và bằng tay. Tin học hóa là cách tách một phần trong hệ thống làm bằng tay ấy, thử đưa vào máy tính để xử lý cho nhanh hơn. Như vậy chưa thể vươn tới trình độ công nghệ được mà mới chỉ cải tiến được một phần, hình thức là nửa máy nửa tay, bản chất thiên về tay - thủ công. Rõ ràng là về trình độ CNTT thì doanh nghiệp của ta tụt hậu quá xa so với doanh nghiệp một số nước phát triển CNTT trong khu vực. Trong thời đại thông tin, trình độ CNTT đồng nghĩa với tất cả.

    Vậy làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp nước ta nhanh chóng rút ngắn khoảng cách đó? Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp như sau:

    Cần một khu công nghệ cao về CNTT nhằm tập trung chất xám, tập trung giải quyết các mô hình giải pháp mẫu cho các doanh nghiệp trên nền những công nghệ tiên tiến nhất. Nếu xây dựng một khu công nghệ cao về CNTT trong thực tế như MSC cỡ vài tỷ USD thì ta không cóỏ. Nhưng nếu xây dựng một "khu công nghệ cao ảo" thì không tốn kém lắm mà lại làm được ngay. VCCI đang hợp tác với Bộ Văn hóa Thông tin nghiên cứu xây dựng một "khu công nghệ cao ảo" như vậy dành riêng phục vụ các doanh nghiệp.
    Cần một hệ thống chính sách thực sự khuyến khích phát triển CNTT trước tiên là đối với các doanh nghiệp và các trường học. Mô hình phi thương mại ISP của Thái Lan dành riêng cho phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo đáng để chúng ta nghiên cứu, học tập.
    Cần một chiến lược phát triển CNTT thực sự sâu sắc và có bản sắc riêng của Việt Nam chứ không dừng lại ở mức chung chung như 5 năm về trước bởi vì chúng ta không còn thời gian trong cuộc chạy nước rút tránh tụt hậu với đích đến là 2006 - năm AFTA chính thức khai trương.
    Phát triển CNTT là xây dựng một phương thức làm việc mới dựa trên công nghệ tổ chức thông tin hiện đại. Mong sao khoảng thời gian xây dựng đó không quá lâu để các doanh nghiệp Việt Nam không bị yếu thế trong cạnh tranh trên các thị trường khu vực và quốc tế.



    The Student of Hanoi University of Business and Management

Chia sẻ trang này