1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chỉ số AQ là gì ? Bạn có nó trong người không ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 23/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Vượt qua nghịch cảnh, trở thành người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam có bằng Cử nhân kinh tế.
    Vượt qua tật nguyền, Lê Tự Lập đã tự tìm đến chân trời kiến thức với mảnh bằng Cử nhân kinh tế. Không chỉ nghĩ đến hạnh phúc cho bản thân, Lập còn mang nhiều niềm vui đến cho các hội viên Hội người mù huyện Thanh Trì, Hà Nội.
    Tên con người ấy là Lê Tự Lập, vốn anh không hề bị mù bẩm sinh. Năm 1970, mẹ anh trở dạ sinh anh tại một bệnh viện. Nhưng các y tá, bác sỹ trong ca trực không có mặt nên người sản phụ "vượt cạn" một mình trong đau đớn. Đứa trẻ sơ sinh bị người lao công của bệnh viện bế đặt vào xô lau nhà nên bị chấn thương và nhiễm trùng nặng.
    Suốt tuổi ấu thơ, mắt của Lê Tự Lập luôn có màn sương mù.
    Đến năm 18 tuổi thì anh mù hẳn. Đau đớn, tuyệt vọng, anh đã định tìm đến cái chết. Nhưng một trái tim nhân hậu, khao khát được sống đã mách bảo anh rằng không thể ngồi oán trách quá khứ, cuộc đời vốn rất công bằng.
    Năm 1995, Viện Đại học Mở Hà Nội, cơ sở đào tạo đầu tiên mở chương trình đào tạo hệ đại học từ xa, dành cho những người không có điều kiện đến trường, chủ yếu học qua sách, giáo trình, băng cát sét và qua phương tiện thông tin đại chúng.
    "Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ một người châu Âu nhờ đào tạo từ xa mà làm đến chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Học có rất nhiều cách, đâu phải cứ đến trường" - Lê Tự Lập kể lại giọng đầy phấn khích.
    Việc anh nộp đơn xin học khiến cả trường xôn xao vì anh là người khiếm thị duy nhất trong tổng số hơn một ngàn sinh viên tham gia khóa học đầu tiên này. Trong suốt 5 năm trời đi học, mỗi lần phải đến trường, anh Đỗ Tuấn Bình, bạn học cùng lớp với Lê Tự Lập (hiện là cán bộ của Công ty Địa chính Hà Nội), đều đưa đón bạn bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Tình bằng hữu đã tiếp thêm cho Lập nghị lực và ý chí.
    "Tôi muốn chứng minh rằng, người khiếm thị cũng như người tàn tật, nếu có ý chí đều có thể làm được tất cả!". Thiệt thòi vì không được nhìn thấy mặt chữ, sách vở mua về, Lê Tự Lập thuê người đến đọc để thu ra băng cát sét rồi chép ra chữ nổi.
    Nhưng "xương" nhất là những môn học liên quan đến ký hiệu toán học, biểu đồ, biểu bảng vì máy đánh chữ nổi không thể hiện được. Lê Tự Lập phải nhờ người mô tả ký hiệu, tự quy ước ký hiệu đó rồi "giải mã" bằng chữ nổi.
    Học vất vả là thế nhưng anh đã vượt qua 42 chứng chỉ để bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Ngày anh nhận bằng cử nhân, vây quanh anh là những bó hoa, lời chúc mừng và cả những giọt nước mắt của những người trân trọng, khâm phục chí khí và nỗ lực của chàng thanh niên Lê Tự Lập.
    Một người đến với mọi người
    Lê Tự Lập kể cho tôi nghe ở tỉnh Hà Nam có hai anh em bị mù bẩm sinh đã trốn gia đình ra Hà Nội xin học, sẵn sàng nộp học phí 100%, chỉ vì một lẽ đơn giản, họ không muốn cuộc đời chìm trong tăm tối.
    Còn tại Quảng Ninh, có hai chị em cũng bị khiếm thị, nhưng hát rất hay. Hai em vượt qua mặc cảm và nỗi đau thể xác, tinh thần, tìm lên thành phố Hạ Long để học. Buồn thay, vì lợi ích kinh tế, gia đình các em đã đến cơ sở đào tạo bắt hai em về để đi hát rong kiếm tiền.
    Hội người mù huyện Thanh Trì (Hà Nội) do anh phụ trách hiện có 200 hội viên. Anh không chỉ giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm kinh tế mà còn giúp giải quyết thành công khá nhiều mâu thuẫn trong gia đình, họ hàng của một số người.
    Anh cho rằng, nếu không đi học, anh không thể tư vấn cho họ cách giải quyết êm thấm, có tình có lý như thế. Hai năm nay, anh đều được UBND huyện Thanh Trì tặng danh hiệu Người tốt việc tốt.
    Một "kết thúc" có hậu, giống như chuyện cổ tích đã đến với cuộc đời chàng thanh niên mù tràn đầy nghị lực này: Một người con gái vì cảm phục, trân trọng nghị lực nơi anh đã vượt qua mọi rào cản, đến với Lê Tự Lập bằng một tình yêu nồng ấm, chân thành, sưởi ấm cuộc đời anh.
    Trong căn nhà của họ, giờ đã vang tiếng bi bô của một bé gái hơn 1 tuổi.
    Nguồn "Trung tâm ngôn ngữ GK"
    Bạn có cho rằng là IQ & EQ có tham gia trong quá trình vượt khó này k0 ?
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 07:42 ngày 30/03/2005
  2. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Bác ko hiểu ý em rồi , Chẹp ,,,
  3. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Bác ko hiểu ý em rồi , Chẹp ,,,
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Tớ tô màu hơi sai 1 tý ; thông cãm bạn nhé !!! Dù có Trẻ K0 lành lặn nhưng có Trẻ cũng có AQ cao đấy bạn ạ
    Chúc vui
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Tớ tô màu hơi sai 1 tý ; thông cãm bạn nhé !!! Dù có Trẻ K0 lành lặn nhưng có Trẻ cũng có AQ cao đấy bạn ạ
    Chúc vui
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer đã bỏ ra 15năm liên tục theo dỏi một nhóm trẻ 10 em sống trong những môi trường giáo dục khác nhau (đặc biệt là môi trường gia đình). Thoạt đầu, lúc nhóm trẻ đó ở lứa tuổi lên 4, hai ông đưa từng em vào một căn phòng hấp dẫn với nhiều hoa quả tươi ngon và dặn: hãy ngồi chờ 20 phút sau mới cho ăn thả cửa, còn không thì sau 20 phút chỉ cho ăn 1 trái nhỏ mà thôi. Nói xong, 2 ông đi ra ngoài để các em được tự do.
    Ngay sau khi rời khỏi phòng, nhờ hệ thống camera gắn sẳn ở mổi phòng, họ thấy 4/10 em luôn dán mắt vào trái cây, nuốt nước miếng liên tục, chỉ sau hơn 5 phút đã đã vội lấy 2-3 trái ăn ngấu nghiến. 3/10 em khác chỉ chờ được 10 phút cũng không nhịn nổi, ăn luôn. 1/10 em chờ đến phút thứ 17 rồi cũng ăn.
    Còn lại 2/10 em hoặc ngó lơ (không nhìn vào trái cây) rồi ngêu ngao vài câu hát, hoặc gục đầu xuống bàn rồi thiếp ngủ, không ăn.
    Tiếp tục theo dỏi sự lớn lên của 10 em đó trong 15 năm (đến tuổi 19), các nhà tâm lý học ấy thấy rằng chỉ có 2 em nói trên trở thành những công dân vững vàng và chín chắn trong cảm xúc, tự tin và thành đạt trong học tập.
    Những em khác, nhất là 4 em đã không tự kiềm chế nổi cảm xúc ngay từ đầu, trở nên `có nhiều khuyết tật'' về tâm hồn: sống ích kỷ, giàu lòng tham, ngại thử thách, cứng đầu, thích nổi loạn, mau chán nản, thiếu tự tin%đến mức khó thích ứng với công việc và khó hòa nhập vào cuộc sống.
    Cuộc khảo sát trên đây cho thấy những biến đổi tâm lý của mổi cá nhân (và kéo theo là sự hình thành nhân cách) thường xoay quanh `trục'' cảm xúc & các quyết định có tính cách "vượt khó" i .e vượt qua các cãm xúc bình thường.
    Và trên thực tế, trục cảm xúc & các quyết định ấy ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến nhân cách và chất lượng sống của cá nhân đó.
    Nếu trục cảm xúc & quyết định có tính cách "vượt khó" luôn được điều chỉnh và cải thiện để liên tục được `nâng cấp'' theo hướng nhân bản thì, mọi cơ chế hoạt động của người đó sẻ được hoàn chỉnh dần trên con đường thành nhân và thành công.
    Chính sự `nâng cấp'' ấy đã làm tăng trưởng nhân cách,
    cũng như góp phần tăng trưởng cả IQ, EQ và AQ.
    Cuộc khảo sát của các nhà tâm lý trong suốt 15 năm theo dỏi 10 đứa trẻ đã chứng minh điều đó.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer đã bỏ ra 15năm liên tục theo dỏi một nhóm trẻ 10 em sống trong những môi trường giáo dục khác nhau (đặc biệt là môi trường gia đình). Thoạt đầu, lúc nhóm trẻ đó ở lứa tuổi lên 4, hai ông đưa từng em vào một căn phòng hấp dẫn với nhiều hoa quả tươi ngon và dặn: hãy ngồi chờ 20 phút sau mới cho ăn thả cửa, còn không thì sau 20 phút chỉ cho ăn 1 trái nhỏ mà thôi. Nói xong, 2 ông đi ra ngoài để các em được tự do.
    Ngay sau khi rời khỏi phòng, nhờ hệ thống camera gắn sẳn ở mổi phòng, họ thấy 4/10 em luôn dán mắt vào trái cây, nuốt nước miếng liên tục, chỉ sau hơn 5 phút đã đã vội lấy 2-3 trái ăn ngấu nghiến. 3/10 em khác chỉ chờ được 10 phút cũng không nhịn nổi, ăn luôn. 1/10 em chờ đến phút thứ 17 rồi cũng ăn.
    Còn lại 2/10 em hoặc ngó lơ (không nhìn vào trái cây) rồi ngêu ngao vài câu hát, hoặc gục đầu xuống bàn rồi thiếp ngủ, không ăn.
    Tiếp tục theo dỏi sự lớn lên của 10 em đó trong 15 năm (đến tuổi 19), các nhà tâm lý học ấy thấy rằng chỉ có 2 em nói trên trở thành những công dân vững vàng và chín chắn trong cảm xúc, tự tin và thành đạt trong học tập.
    Những em khác, nhất là 4 em đã không tự kiềm chế nổi cảm xúc ngay từ đầu, trở nên `có nhiều khuyết tật'' về tâm hồn: sống ích kỷ, giàu lòng tham, ngại thử thách, cứng đầu, thích nổi loạn, mau chán nản, thiếu tự tin%đến mức khó thích ứng với công việc và khó hòa nhập vào cuộc sống.
    Cuộc khảo sát trên đây cho thấy những biến đổi tâm lý của mổi cá nhân (và kéo theo là sự hình thành nhân cách) thường xoay quanh `trục'' cảm xúc & các quyết định có tính cách "vượt khó" i .e vượt qua các cãm xúc bình thường.
    Và trên thực tế, trục cảm xúc & các quyết định ấy ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến nhân cách và chất lượng sống của cá nhân đó.
    Nếu trục cảm xúc & quyết định có tính cách "vượt khó" luôn được điều chỉnh và cải thiện để liên tục được `nâng cấp'' theo hướng nhân bản thì, mọi cơ chế hoạt động của người đó sẻ được hoàn chỉnh dần trên con đường thành nhân và thành công.
    Chính sự `nâng cấp'' ấy đã làm tăng trưởng nhân cách,
    cũng như góp phần tăng trưởng cả IQ, EQ và AQ.
    Cuộc khảo sát của các nhà tâm lý trong suốt 15 năm theo dỏi 10 đứa trẻ đã chứng minh điều đó.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    AQ - Adversity Quotient - "Thương số nghịch cảnh" là một quan niệm mới về tố chất con người. Nó mới xuất hiện và đang được phổ biến trên khắp thế giới.
    Vậy thì AQ là gì? Giữa AQ với EQ và IQ có những mối liên hệ ra sao? Giá trị và ý nghĩa của AQ là gì? Làm thế nào để bồi dưỡng và nâng cao AQ? Đó là một vấn đề mà mọi người đều rất quan tâm.

    AQ- QUAN NIỆM MỚI VỀ SỰ THÀNH CÔNG
    Như chúng ta biết: IQ - Intelligence Quotient = thương số thông minh, thường gọi là chỉ số thông minh là một thứ rất quen thuộc. Từ đầu thế kỷ cho đến nay, nó vẫn được sử dụng để đánh giá về trí thông minh và khả năng thành đạt trong cuộc sống của mỗi con người. Còn EQ, tức là thương số tình cảm (Emotional Quotient) mới xuất hiện khoảng chục năm gần đây.
    Khi đó, các nhà nghiên cứu cho rằng trong lĩnh vực nhân tài học và thành công học, EQ phải đóng vai trò chủ đạo, như vậy"phương trình thành công" phải viết là 20% IQ + 80% EQ. Nhiều tờ báo ở Mỹ khi đó đã tuyên bố: "IQ đã thoái vị, EQ đã lên ngôi". Đúng là so với IQ thì EQ tổng quát và sâu sắc hơn nhiều; Bởi lẽ EQ là tổng hoà của những năng lực điều tiết và khống chế các cảm xúc và thái độ biểu hiện trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng sự...
    Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra rằng, EQ chưa phải là một thứ "chỉ tiêu lý tưởng" để đánh giá và huấn luyện khả năng con người. Bởi lẽ đối với EQ rất khó xây dựng những chỉ tiêu đánh giá chính xác, cũng như khó tìm quy trình huấn luyện hữu hiệu. Cho nên cần xây dựng chỉ tiêu mới, đó chính là AQ..
    IQ, EQ, AQ là những chỉ tiêu lớn để đánh giá về sự thành công trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên tỏng thực tế, không hiếm những người có IQ cao, hoặc EQ cao, thậm chí cả IQ lẫn EQ đều cao, mà vẫn không phát huy được tiềm năng của mình để đạt đến thành công. Nói một cách khác: IQ và EQ là những nhân tố cơ bản để dẫn đến sự thành công, song AQ mới thực sự là nhân tố có tính quyết định. Cho nên AQ mới chính là tiêu chuẩn để đánh giá về sự thành công trong cuộc đời.
    AQ- Khả năng phát huy trí tuệ trong nghịch cảnh là một phẩm chất vô cùng quý giá về phương diện tâm lý. Đối với vai trò của nó trong sự quyết định thành công trên đường đời có thể đưa ra vô vàn những Ví dụ. Như các triết gia đã nói :"Cuộc đời luôn gắn liền với đau khổ và thảm hoạ", "Tất cả các khó khăn và trở ngại đều là cơ hội giúp chúng ta trưởng thành", "Vinh quang lớn nhất trong đời người không phải là vĩnh viễn không bao giờ thất bại, mà là biết cách đứng lên từ thất bại, biết tìm lối thoát từ trong bước đường cùng, rơi vào chỗ chết mà vẫn sống..."
    AQ- PHƯƠNG THỨC PHẢN ỨNG TRONG NGHỊCH CẢNH
    AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào Aq có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
    AQ được chia là 3 bậc: AQ cao, AQ trung bình và AQ thấp. Trong thực tế sinh hoạt, đó là ba loại người: "lên tới đỉnh cao", "nửa đường bỏ cuộc" và "cam chịu đầu hàng". Giữa các bậc AQ có sự khác biệt rất rõ ràng về thái độ sống, ý thức với bản thân, phương thức phản ứng với những khó khăn trong thực tế.
    Người có AQ cao có định hướng và mục tiêu rõ ràng, tin tưởng vững chăc ; à "mưu sự thành sự tại nhân", có tinh thần lạc quan và tự tin vào năng lực của mình. Người có AQ trung bình có những định hướng và mục tiêu mơ hồ, dễ thoả hiệp, thường có thái độ ỷ lại và an phận đối với "số trời". Còn người AQ thấp thì không có định hướng và mục tiêu cuộc đời, tinh thần yếu đuối, lười nhác, lẩn tránh khó khăn và không tự tin. Đới với những thách thức, 3 thái độ tương ứng với 3 hạng người trên là: "nắm bắt cơ hội, tích cực tiến thủ" - "do dự không quyết, nhìn trước nhìn sau" - "trốn tránh, rút lui".
    Như người ta thường nói: ở trên đời những việc không như ý thường tới tám, chín. Những điều không như ý ở đây chính là các loại nghịch cảnh xuất hiện trong cuộc đời, là những khó khăn, trở ngại hoặc thất bại, gây cản trở đối với việc học tập, công tác và sự nghiệp. Đứng trên quy mô toàn nhân loại mà nói, thì nghịch cảnh chia làm 3 loại: nghịch cảnh có tính cá nhân, nghịch cảnh nơi công tác và nghịch cảnh trong môi trường XH. Đối với mỗi cá nhân mà nói, thì mỗi nghịch cảnh là điều không thể tránh khỏi, chỉ có khác nhau về mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít mà thôi. Thế nhưng bản thân nghịch cảnh lại không phải là thứ quan trọng nhất, cái có tính quyết định là cách phản ứng của con người - là nhận thức, thái độ và tình cảm của con người với nghịch cảnh.
    Chỉ số AQ thấp hay cao phụ thuộc vào phương thức phản ứng của mỗi người với nghịch cảnh. Thí dụ, gặp thời tiết mưa gió, người bi quan sẽ sinh ra u sầu, thương nhớ. Con người năng động thì lại nghĩ như trong câu ca dao" Trời dông nước đã phơi bờ; Em về nhổ mạ, anh bừa ruộng chiêm". Hay như, thi không đỗ đại học, có người chán nản thậm chí chẳng còn muốn sống, có người lại coi "thất bại là mẹ thành công" - quyết tâm học để năm sau thi lại. Hoặc như, trong thi đấu thể thao, khi chỉ giành được vị trí thứ hai, người bi quan coi đó là thất bại, còn người lạc quan lại suy nghĩ một cách hài hước: chỉ một chút nữa là mình vô địch.
    Đối với người bi quan, khó khăn và trở ngại là một thứ có tính vĩnh cửu, ảnh hưởng tới tất cả mọi việc và khả năng con người không sao khắc phục được; Còn đối với người lạc quan; Nghịch cảnh chỉ có tính tạm thời, chỉ có thể gây ảnh hưởng nhất định, bằng nỗ lực của mình, con người có thể khắc phục mọi khó khăn, đạt tới mục đích.
    NÂNG CAO AQ - BÀI TOÁN MỚI TRONG GIÁO DỤC
    AQ là nhân tố tâm lý quan trọng đối với sự nghiệp mỗi con người. Vậy thì phải bồi dưỡng như thế nào để nâng cao AQ?
    Sự khác biệt quan trọng giữa AQ và EQ là: EQ phụ thuộc tương đối nhiều vào các yếu tố bẩm sinh(tiên thiên) và rất khó tìm được những phương thức huấn luyện hữu hiệu; Trong khi AQ phụ thuộc nhiều hơn và điều kiện "hậu thiên" - tức là có thể thông qua bồi dưỡng và rèn luyện mà nâng lên.
    Ý chí tiến thủ, quyết tâm vuợt khó, tinh thần lạc quan... đều là những"thói quen có ý thức"(tập quán hữu thức), tức là những hành vi được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện.
    Chính vì vậy, việc giáo dục và bồi dưỡng nhằm nâng cao chỉ số AQ trong gia đình và trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Nguồn :Kiến thức ngày nay.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    AQ - Adversity Quotient - "Thương số nghịch cảnh" là một quan niệm mới về tố chất con người. Nó mới xuất hiện và đang được phổ biến trên khắp thế giới.
    Vậy thì AQ là gì? Giữa AQ với EQ và IQ có những mối liên hệ ra sao? Giá trị và ý nghĩa của AQ là gì? Làm thế nào để bồi dưỡng và nâng cao AQ? Đó là một vấn đề mà mọi người đều rất quan tâm.

    AQ- QUAN NIỆM MỚI VỀ SỰ THÀNH CÔNG
    Như chúng ta biết: IQ - Intelligence Quotient = thương số thông minh, thường gọi là chỉ số thông minh là một thứ rất quen thuộc. Từ đầu thế kỷ cho đến nay, nó vẫn được sử dụng để đánh giá về trí thông minh và khả năng thành đạt trong cuộc sống của mỗi con người. Còn EQ, tức là thương số tình cảm (Emotional Quotient) mới xuất hiện khoảng chục năm gần đây.
    Khi đó, các nhà nghiên cứu cho rằng trong lĩnh vực nhân tài học và thành công học, EQ phải đóng vai trò chủ đạo, như vậy"phương trình thành công" phải viết là 20% IQ + 80% EQ. Nhiều tờ báo ở Mỹ khi đó đã tuyên bố: "IQ đã thoái vị, EQ đã lên ngôi". Đúng là so với IQ thì EQ tổng quát và sâu sắc hơn nhiều; Bởi lẽ EQ là tổng hoà của những năng lực điều tiết và khống chế các cảm xúc và thái độ biểu hiện trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng sự...
    Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra rằng, EQ chưa phải là một thứ "chỉ tiêu lý tưởng" để đánh giá và huấn luyện khả năng con người. Bởi lẽ đối với EQ rất khó xây dựng những chỉ tiêu đánh giá chính xác, cũng như khó tìm quy trình huấn luyện hữu hiệu. Cho nên cần xây dựng chỉ tiêu mới, đó chính là AQ..
    IQ, EQ, AQ là những chỉ tiêu lớn để đánh giá về sự thành công trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên tỏng thực tế, không hiếm những người có IQ cao, hoặc EQ cao, thậm chí cả IQ lẫn EQ đều cao, mà vẫn không phát huy được tiềm năng của mình để đạt đến thành công. Nói một cách khác: IQ và EQ là những nhân tố cơ bản để dẫn đến sự thành công, song AQ mới thực sự là nhân tố có tính quyết định. Cho nên AQ mới chính là tiêu chuẩn để đánh giá về sự thành công trong cuộc đời.
    AQ- Khả năng phát huy trí tuệ trong nghịch cảnh là một phẩm chất vô cùng quý giá về phương diện tâm lý. Đối với vai trò của nó trong sự quyết định thành công trên đường đời có thể đưa ra vô vàn những Ví dụ. Như các triết gia đã nói :"Cuộc đời luôn gắn liền với đau khổ và thảm hoạ", "Tất cả các khó khăn và trở ngại đều là cơ hội giúp chúng ta trưởng thành", "Vinh quang lớn nhất trong đời người không phải là vĩnh viễn không bao giờ thất bại, mà là biết cách đứng lên từ thất bại, biết tìm lối thoát từ trong bước đường cùng, rơi vào chỗ chết mà vẫn sống..."
    AQ- PHƯƠNG THỨC PHẢN ỨNG TRONG NGHỊCH CẢNH
    AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào Aq có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
    AQ được chia là 3 bậc: AQ cao, AQ trung bình và AQ thấp. Trong thực tế sinh hoạt, đó là ba loại người: "lên tới đỉnh cao", "nửa đường bỏ cuộc" và "cam chịu đầu hàng". Giữa các bậc AQ có sự khác biệt rất rõ ràng về thái độ sống, ý thức với bản thân, phương thức phản ứng với những khó khăn trong thực tế.
    Người có AQ cao có định hướng và mục tiêu rõ ràng, tin tưởng vững chăc ; à "mưu sự thành sự tại nhân", có tinh thần lạc quan và tự tin vào năng lực của mình. Người có AQ trung bình có những định hướng và mục tiêu mơ hồ, dễ thoả hiệp, thường có thái độ ỷ lại và an phận đối với "số trời". Còn người AQ thấp thì không có định hướng và mục tiêu cuộc đời, tinh thần yếu đuối, lười nhác, lẩn tránh khó khăn và không tự tin. Đới với những thách thức, 3 thái độ tương ứng với 3 hạng người trên là: "nắm bắt cơ hội, tích cực tiến thủ" - "do dự không quyết, nhìn trước nhìn sau" - "trốn tránh, rút lui".
    Như người ta thường nói: ở trên đời những việc không như ý thường tới tám, chín. Những điều không như ý ở đây chính là các loại nghịch cảnh xuất hiện trong cuộc đời, là những khó khăn, trở ngại hoặc thất bại, gây cản trở đối với việc học tập, công tác và sự nghiệp. Đứng trên quy mô toàn nhân loại mà nói, thì nghịch cảnh chia làm 3 loại: nghịch cảnh có tính cá nhân, nghịch cảnh nơi công tác và nghịch cảnh trong môi trường XH. Đối với mỗi cá nhân mà nói, thì mỗi nghịch cảnh là điều không thể tránh khỏi, chỉ có khác nhau về mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít mà thôi. Thế nhưng bản thân nghịch cảnh lại không phải là thứ quan trọng nhất, cái có tính quyết định là cách phản ứng của con người - là nhận thức, thái độ và tình cảm của con người với nghịch cảnh.
    Chỉ số AQ thấp hay cao phụ thuộc vào phương thức phản ứng của mỗi người với nghịch cảnh. Thí dụ, gặp thời tiết mưa gió, người bi quan sẽ sinh ra u sầu, thương nhớ. Con người năng động thì lại nghĩ như trong câu ca dao" Trời dông nước đã phơi bờ; Em về nhổ mạ, anh bừa ruộng chiêm". Hay như, thi không đỗ đại học, có người chán nản thậm chí chẳng còn muốn sống, có người lại coi "thất bại là mẹ thành công" - quyết tâm học để năm sau thi lại. Hoặc như, trong thi đấu thể thao, khi chỉ giành được vị trí thứ hai, người bi quan coi đó là thất bại, còn người lạc quan lại suy nghĩ một cách hài hước: chỉ một chút nữa là mình vô địch.
    Đối với người bi quan, khó khăn và trở ngại là một thứ có tính vĩnh cửu, ảnh hưởng tới tất cả mọi việc và khả năng con người không sao khắc phục được; Còn đối với người lạc quan; Nghịch cảnh chỉ có tính tạm thời, chỉ có thể gây ảnh hưởng nhất định, bằng nỗ lực của mình, con người có thể khắc phục mọi khó khăn, đạt tới mục đích.
    NÂNG CAO AQ - BÀI TOÁN MỚI TRONG GIÁO DỤC
    AQ là nhân tố tâm lý quan trọng đối với sự nghiệp mỗi con người. Vậy thì phải bồi dưỡng như thế nào để nâng cao AQ?
    Sự khác biệt quan trọng giữa AQ và EQ là: EQ phụ thuộc tương đối nhiều vào các yếu tố bẩm sinh(tiên thiên) và rất khó tìm được những phương thức huấn luyện hữu hiệu; Trong khi AQ phụ thuộc nhiều hơn và điều kiện "hậu thiên" - tức là có thể thông qua bồi dưỡng và rèn luyện mà nâng lên.
    Ý chí tiến thủ, quyết tâm vuợt khó, tinh thần lạc quan... đều là những"thói quen có ý thức"(tập quán hữu thức), tức là những hành vi được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện.
    Chính vì vậy, việc giáo dục và bồi dưỡng nhằm nâng cao chỉ số AQ trong gia đình và trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Nguồn :Kiến thức ngày nay.
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Vì tôn trọng tác giả, tôi đánh nguyên văn bài trên. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, EQ là cái hoàn toàn có thể qua rèn luyện mà có được. Có lẽ chỉ có IQ là một nửa do di truyền, một nửa do môi trường.
    Mà môi trường ở đây nhìn từ hai phía:
    Từ phía bản thân. Để dung hoà, tạo cho mình một "nhân hoà" ,liên quan đến EQ
    Từ phía khách quan, liên quan đến việc xoay chuyển tình thế, tạo nên "thiên thời, địa lợi" lại gắn nhiều hơn tới AQ.
    Nếu thiếu một trong ba, có lẽ nên chọn thiếu IQ, tất nhiên cũng đừng có thiếu quá.
    Còn dù có IQ cao mà thiếu một trong 2 chỉ số EQ hay AQ cũng gặp nhiều khó khăn.
    Có nhiều TH có IQ cao, AQ cao, nhưng EQ thấp thì cũng rất vất vả. Sau đó nhờ học tập mà EQ lên cao, nhưng AQ có thể lại trồi sụt thì cũng khó mà thành đạt.
    Tốt nhất vẫn là có cả ba ở mức trung bình trở lên. Đó là suy nghĩ của tôi, mời các bạn cho ý kiến.

Chia sẻ trang này