1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chỉ số AQ là gì ? Bạn có nó trong người không ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 23/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Tóm lại, theo tôi, kết luận là: IQ thể hiện khả năng trí tuệ nhận thức sự việc khách quan một cách đúng đắn (để làm được việc này có thể còn phải cần có kiến thức chuyên môn), EQ cao giúp cho bạn giữ được sự bình ổn, cân bằng về mặt cảm xúc, giữ được sự tỉnh táo, lý trí, không bị cảm xúc chi phối. AQ cao giúp cho bạn dẹp đi nối sợ hãi, ngại ngùng, giúp bạn thêm mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực đương đầu với khó khăn thử thách. Cả 3 cái này gộp lại tạo nên sự thành công. Như vậy, có thể thấy rằng EQ,AQ quan trọng hơn IQ. EQ thấp, bạn EQ thấp, bạn bị cảm xúc chi phối, cảm xúc lúc này sẽ giống như bức màn che đi sự tỉnh táo cần thiết của bạn, hay nói cách khác là bạn đã không giữ được cái đầu "lạnh", như vậy thì IQ có cao cũng thành vô dụng. Có EQ cao,IQ cao nhưng đứng trước khó khăn, bạn lại ngần ngại, không dám đương đầu mà tìm cách né tránh nó, như vậy thì IQ cao, EQ cao cũng chả còn ý nghĩa gì cả.
    Tôi cũng xin bổ sung thêm: ngoài IQ, EQ, AQ, để thành công, có thể còn cần thêm 2 khả năng:
    1. Khả năng sáng tạo. Đòi hỏi về khả năng sáng tạo khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và cả đát nước mà bạn làm việc. Cùng một lĩnh vực, ở những nước phát triển, đòi hỏi về sự sáng tạo là lớn hơn ở những nước kém phát triển (vì ở những nước này, nhu cầu đuổi kịp, học hỏi mới là nhu cầu chính).
    2. Khả năng ứng biến, xử lý linh hoạt, nhạy bén. Khả năng này đặc biệt quan trọng với những người làm những việc phải va chạm xã hội. Ở đây, tôi đang nói đến tính sẵn sàng của bộ não, đó là khả năng nhanh chóng lấy ra được trong não những thông tin, tri thức cần thiết và từ đó đưa ra được giải pháp trong thời gian ngắn.
    Cuối cùng, nên lưu ý rằng, 2 năng lực trên, sáng tạo và ứng biến hoàn toàn khác với trí thông minh IQ và thực tế, chúng cũng ít có mối liên hệ với nhau.
    Các bác thấy sao? Bác hoailong định post bài gì về core của AQ thì phải? Và phương pháp rèn luyện để nâng cao AQ?
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn langtubachkhoa . Hoan nghinh bạn đóng góp ý tưởng cho bài thêm phong phú .
    Bạn rất có lý khi cho rằng :
    Tuy nhiên trong sự phát triển tâm lý học ở phương Tây và cả phương Đông, một thời gian rất dài người ta đề cao trí tuệ đến mức xem tài trí như là cốt lỏi của nhân cách.
    Các nhà tuyển dụng trước đây chỉ lấy IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) làm thước đo giá trị cá nhân. Với cách nhìn như thế, suốt hơn một thế kỷ vừa qua, ngay các nước tự xưng là `văn minh'''''''' vẫn coi chỉ số IQ bậc cao là ưu thế tuyệt đối, là yếu tố duy nhất để thành nhân và thành công.
    Sai lầm đó mãi đến cuối thế kỷ 20 mới được phản tỉnh, khi mà các mạng truyền thông Internet với những cấu trúc dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia bị đánh cắp hoặc bị quấy rối bởi những tin tặc (hacker) có chỉ số IQ siêu đẳng (như Kevin Mitnick )!
    Mọi người còn phản tỉnh nhiều hơn (dù muộn màng) khi người ta thấy mạng lưới tội phạm quốc tế ngày càng đông, với những tên trùm mafia vừa cực kỳ thông minh lại cũng cực kỳ gian ác!
    Thì ra nếu chỉ đo lường nhân cách theo chỉ số IQ, ta không thể rạch ròi được hai loại người: thiện-ác, tốt-xấu, hữu ích-có hại.
    Thật nguy hiểm nếu kẻ ác lại có chỉ số IQ bậc cao!
    Thực tế đã chứng minh: nhiều người rất thông minh mà thuộc loại đục khoét, quấy nhiễucó hại cho cộng đồng và xã hội.
    Ngạn ngữ Y'''''''' đã có câu:''''''''Không phải bao giờ đằng sau sự thông minh cũng có một nhân cách cao cả''''''''.
    Giá trị bản thân/giá trị cá nhân được xác định chủ yếu bằng một đại lượng khác, dùng một thước đo khác căn mản hơn, nhân bản hơn.
    Có ích hay không có ích đối với công việc và đối với cộng đồng trước hết xuất phát từ hệ thống cảm xúc của cá nhân trong
    mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
    Chỉ số EQ và nhân cách?
    EQ là viết tắt của cụm từ `Emotional Quotient'''''''' - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu chẩn đoán và đưa ra chỉ số EQ là 2 nhà tâm lý học: Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học Hampshire (Mỹ) năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995) trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence [Trí tuệ cảm xúc]), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc trong lỉnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc.
    Trên thực tế, ta thấy có nhiều người không thông minh về chữ nghỉa, về khoa học nhưng họ ứng xử rất nhân bản, rất được lòng người.
    Họ không được rèn luyện nhiều về tư duy nhưng họ đã tự rèn luyện nhiều về cảm xúc theo hướng chân-thiện-tiện lợi-mỹ (xin thêm 2 fần tiện & lợi trong này vì nó có nhiều liên hệ quan trọng trong xã hội chúng ta ngày hôm nay ).
    Nhờ vậy mà họ vẫn thành công, ít nhất là sự thành công trong sự chinh phục nhân tâm, đó lại là sự thành công cơ bản nhất.
    Một sự rèn luyện mà được như thế có gốc gác từ giáo dục gia đình từ thuở ban sơ, từ thời còn nhỏ.
    Định Nghĩa Lại Trí tuệ :
    Từ khi nhà tâm lý Pháp Alfred Binet (1857-1911) phát minh ra phương pháp đo lường trí thông minh của con người qua trắc nghiệm Binet-Simon,sau này được Terman & đại học nổi tiếng Standford Mỹ hoàn chỉnh lại, cứ nói đến trí thông minh con người, thì người ta lại hỏi I.Q. được bao nhiêu ?
    I.Q. là chữ viết tắt của Intelligence Quotient nghĩa là....?
    I.Q. là một con số, kết quả của cuộc trắc nghiệm trí thông minh. I.Q. 100 là người có trí thông minh trung bình của tuổi mình, từ 130 trở lên là thiên phú với một trí thông minh vượt trội hơn người, còn I.Q. dưới 70 là chậm trí.
    Trong nhiều năm qua, người ta đã dùng I.Q. để tiên đoán về tương lai học vấn của trẻ em.
    Vậy mà mới đây, cuốn sách Emotional Intelligence hay là Trí tuệ về Tình Cảm của tiến sĩ Daniel Goleman đã đảo lộn tất cả. Cùng với nhà tâm lý Peter Salovey của đại học Yale và John Mayer của đại học New Hampshire, ông Goleman cho rằng chúng ta phải định nghĩa lại sự thông minh.
    Theo ông, khi chúng ta muốn tiên đoán xem một người sẽ thành công hay không, yếu tố Trí Thông Minh được đo bằng I.Q. không quan trọng bằng là yếu tố tâm lý khác mà xưa kia chúng ta gọi là Tính Tình hay nhân cách.
    Nói chính xác hơn đó chính là yếu tố E.Q. hay là Trí tuệ cảm xúc.
    E.Q. là một quan niệm phức tạp bao gồm những đức tính như hiểu được cảm xúc {hayTình Cảm} của chính mình, thông cảm hay đồng cãm với người khác (empathy), điều hòa được cảm xúc {hayTình Cảm} sao cho cuộc sống thăng tiến, hòa hợp được với người khác, v.v...
    Nhiều nhà tâm lý học đồng ý với nhau rằng đặc tính căn bản nhất trong Trí tuệ đang giận, đó là sự Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình}(self-awareness). Nói một cách nôm na, khi tôi giận, tôi biết là tôi đang giận, đó là sự tự tri.
    Chúng ta nghe qua tưởng là dễ nhưng thật ra nó không giản dị như thế.
    NẾU Chúng ta đã có gia đình ,Chúng ta hãy nhớ lại xem, có những buổi sáng đi làm chúng ta bực dọc, khó chịu mà không hiểu tại sao. Vậy là chúng ta đã thiếu Tự Tri. Mãi đến cuối ngày, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, buổi sáng, trước khi đi làm, vợ chồng có cãi nhau cho nên cả ngày hôm ấy chúng ta gắt gỏng.
    Mặt khác, tình cảm đôi lúc cũng rất phức tạp, che dấu dưới nhiều lớp, đòi hỏi một khả năng Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} tinh tế.
    * Có 1 đứa em trai nọ, đi gặp chuyên viên tâm lý. Sau khi cha em mất vì bệnh ung thư gan, em bỏ học, hư hỏng, đập phá và đánh lộn với tất cả mọi người. Sau nhiều buổi nói chuyện, người tâm lý gia khám phá là không những em buồn vì cha mất mà em lại còn có mặc cảm tội lỗi về cái chết của cha mình. Trong trí óc ngây thơ của em, em cho rằng trong lúc cha em còn sống, em học không giỏi, lại hay gây lộn ở trường làm cho cha em ưu phiền. Do đó em cho rằng có trách nhiệm phần nào về cái chết của cha em.
    Tại sao sự Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} lại quan trọng hơn tất cả các đặc tính cảm xúc {hayTình Cảm} khác?
    Bởi vì khi ra Tự Tri, ta hiểu chính mình, ta hiểu chính cảm xúc {hayTình Cảm} của ta thì ta mới thấu đáo được nguyên do sâu xa của các vấn đề mà giải quyết được nó. Người không biết vấn đề của mình là gì thì có thể đi tìm câu giải đáp như người đi tìm kim trong đống rơm.
    Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} là khả năng tách rời ra khỏi chính mình mà khách quan nhìn về chính mình. Các nhà tâm lý gia cho đó là một khả năng siêu tri thức và siêu cảm xúc {hayTình Cảm} và theo tiếng Anh gọi đó là meta-mood hay meta-cognition.
    Khi ta có thể đứng xa ra để quan sát chính mình thì ta thấy rõ vấn đề. Khi ta không còn chìm đắm trong vấn đề, khi ta không còn là một với vấn đề, khi ta đã có thể tự tách mình ra khỏi vấn đề thì ta mới có hy vọng kềm chế, kiểm soát được nó.
    Tự kềm chế và tự kiểm soát (self-control) là chìa khóa mở cửa cho Tự Do và Tự Chủ.
    Các Bạn đọc mến, đọc đến đây, hẳn các Bạn nào quen thuộc với giáo lý Phật Giáo sẽ nhận chân ra ngay 1 thuyết cao siêu của Phật Học. Hơn ngàn năm trước, đức Phật đã dạy ta Tự Tri.
    Trong Thiền Học, bài học vỡ lòng của thiền sinh là ý thức về hơi thở. Khi tôi thở ra, tôi biết là tôi đang thở ra. Khi tôi thở vào, tôi biết là tôi đang thở vào.
    Đó là chánh niệm về hơi thở. Rồi đến chánh niệm về cảm thọ. Khi tôi có cảm thọ khổ, tôi biết là tôi đang có cảm thọ khổ. Khi tôi có cảm thọ lạc, tôi biết là tôi đang có cảm thọ lạc.
    Và cứ thế, chánh niệm đi sâu và đi xa đến cả sự chết.
    Trở lại đề tài của chúng ta. Ngoài sự Tự Tri, Trí tuệ về cảm xúc hay E.Q.) còn bao gồm những đặc tính nào khác ?
    Như ở trên đã nói, giáo sư John Mayer của đại học University of New Hampshire mô tả những đặc tính như hiểu được chính cảm xúc {hayTình Cảm} mình, thông cảm được với xúc cảm
    của người khác và sự điều hòa sao cho đời sống được thăng tiến.
    Tiến sĩ Daniel Goleman cho rằng tính tình quan trọng hơn trí thông minh (I.Q.), rằng trái tim của chúng ta chủ trị khối óc của chúng ta và những kỹ năng nhân bản (people skills) ích lợi hơn Trí tuệ.
    Những kỹ năng nhân bản có thể là khả năng đồng cảm với người khác (empathy), sự duyên dáng, khả năng hiểu được 1 hoàn cảnh xã hội, khả năng hiểu được tính tình và cảm xúc của người bằng cách đọc và hiểu ngôn ngữ cơ thể của họ (body language).
    Ví dụ, nhìn một người thoáng nhếch mép, có người không để ý thấy, có người thấy mà không hiểu tại sao, có người thấy mà hiểu ngay là người kia đang có ý chê cười anh nọ huênh hoang: đó là khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể /cử chỉ.
    Các cuộc nghiên cứu tâm lý cho biết rằng 90% sự biểu lộ về cảm xúc {hayTình Cảm} của con người được thể hiện qua ngôn
    ngữ cơ thể /cử chỉ, chứ không qua lời nói. Do đó khả năng đọc được ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể /cử chỉ là chìa khóa tối cần thiết trong việc hiểu tình cảm của con người chung quanh.
    Ngoài ra Goleman còn nhắc đến khả năng hợp tác trong nhóm, tạo một mạng lưới bạn bè (networking), được nhiều người thương mến.
    Các nghiên cứu vài năm gần đây cho thấy :
    Các nhà tâm lý thần kinh học đã khám phá ra rằng trong đại đa số trường hợp, người lớn chúng ta lấy quyết định theo cảm xúc {hayTình Cảm} và con tim.
    "Trái tim có những lý lẽ riêng của nó mà cái Lý không tài nào hiểu nổi".
    {Le coeur a des raisons que la raison ne connait point
    Pascal đả nói như thế (Pensées)}
    Nhà thần kinh học Antonia Damasio của đại học University of Iowa viết rằng :
    "Nếu tôi mời bạn đi ăn trưa với tôi ngày mai, và khi giờ hẹn đã tới, bạn vẫn có thể còn đang ngồi nghĩ là có nên đi hay không đi."
    Ông cho rằng mỗi quyết định của chúng ta có thể đem lại vô số những hệ quả. Nếu chúng ta ngồi phân tích hơn thiệt, tốt xấu để lấy quyết định thì chúng ta có thể bạc cả đầu mà vẫn chưa quyết định nổi.
    Theo ông Damasio, cái gì làm cho chúng ta quyết định được chính là cảm xúc {hayTình Cảm} của chúng ta.
    Nếu viễn tượng đi ăn trưa với một nhà thần học nó khó chịu và chẳng hấp dẫn tí nào, thì nhanh như chớp chúng ta sẽ nhớ ra rằng trưa mai chúng ta có một buổi họp quan trọng khác ở sở !
    Khi Damasio làm việc với những bệnh nhân mà phần nối liền bộ phận não bộ của cảm xúc {hayTình Cám /hạch hạnh Amidan} và bộ phận não bộ của trí suy luận (neo-cortex) bị hư hại thì ông khám phá ra tầm quan trọng của con lộ nối liền đó trong đời sống con người.
    Các bệnh nhân trên lý luận nhanh nhẹn và thông minh nhưng họ không quyết định được điều gì cả vì họ không "cảm" được họ thích hay ghét một quyết định nào đó. Khi họ thấy người khác cảnh cáo họ hay nóng giận với họ, họ cũng không biết phải phản ứng ra sao. Khi họ lầm lẫn, chẳng hạn như khi họ đầu tư sai lầm, họ không cảm thấy hối tiếc hay mắc cở, do đó họ lại tái phạm.
    Như vậy là cảm xúc {hayTình Cảm} cần được phối hợp với trí thông minh để con người có thể sống một đời sống bình thường.
    Nhà tâm lý Martin Seligman thuộc đại học Pensylvania (mà trong đó: đa số các khái niệm về AQ mà Paul G. Stoltz tác giả của AQ đặt làm nền đá tảng, dựa vào để sáng tạo công trình của mình) có nói đến đức tính lạc quan khiến cho người lạc quan xem thất bại là một sự khiêu khích để tiến lên, để nỗ lực thêm thay vì để mình bị vùi dập .
    Đó là những đức tính Trí tuệ AQ & về cảm xúc {hayTình Cảm} EQ cần có thể thành đạt trong môi trường làm việc.
    Trong văn chương & văn hóa VN, Thi hào Nguyễn Du đã kết thúc truyện Kiều bằng quan điểm Phật giáo "Vạn pháp duy tâm tạo" (mọi nguyên lý và hệ quả trong cuộc đời đều do lòng người làm nên) và tin tưởng rằng con người có thể dùng "TÂM" để chuyển hóa cuộc đời:
    "Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
    (Tổng hợp bởi HL)
    Nếu ta so sánh IQ, EQ và AQ với 1 chiếc máy tính thì IQ & EQ phụ thuộc nhiều về tố chất fần cứng & AQ phụ thuộc về tố chất fần mềm .
    Được HoaILong sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 30/04/2005
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn langtubachkhoa . Hoan nghinh bạn đóng góp ý tưởng cho bài thêm phong phú .
    Bạn rất có lý khi cho rằng :
    Tuy nhiên trong sự phát triển tâm lý học ở phương Tây và cả phương Đông, một thời gian rất dài người ta đề cao trí tuệ đến mức xem tài trí như là cốt lỏi của nhân cách.
    Các nhà tuyển dụng trước đây chỉ lấy IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) làm thước đo giá trị cá nhân. Với cách nhìn như thế, suốt hơn một thế kỷ vừa qua, ngay các nước tự xưng là `văn minh'''''''' vẫn coi chỉ số IQ bậc cao là ưu thế tuyệt đối, là yếu tố duy nhất để thành nhân và thành công.
    Sai lầm đó mãi đến cuối thế kỷ 20 mới được phản tỉnh, khi mà các mạng truyền thông Internet với những cấu trúc dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia bị đánh cắp hoặc bị quấy rối bởi những tin tặc (hacker) có chỉ số IQ siêu đẳng (như Kevin Mitnick )!
    Mọi người còn phản tỉnh nhiều hơn (dù muộn màng) khi người ta thấy mạng lưới tội phạm quốc tế ngày càng đông, với những tên trùm mafia vừa cực kỳ thông minh lại cũng cực kỳ gian ác!
    Thì ra nếu chỉ đo lường nhân cách theo chỉ số IQ, ta không thể rạch ròi được hai loại người: thiện-ác, tốt-xấu, hữu ích-có hại.
    Thật nguy hiểm nếu kẻ ác lại có chỉ số IQ bậc cao!
    Thực tế đã chứng minh: nhiều người rất thông minh mà thuộc loại đục khoét, quấy nhiễucó hại cho cộng đồng và xã hội.
    Ngạn ngữ Y'''''''' đã có câu:''''''''Không phải bao giờ đằng sau sự thông minh cũng có một nhân cách cao cả''''''''.
    Giá trị bản thân/giá trị cá nhân được xác định chủ yếu bằng một đại lượng khác, dùng một thước đo khác căn mản hơn, nhân bản hơn.
    Có ích hay không có ích đối với công việc và đối với cộng đồng trước hết xuất phát từ hệ thống cảm xúc của cá nhân trong
    mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
    Chỉ số EQ và nhân cách?
    EQ là viết tắt của cụm từ `Emotional Quotient'''''''' - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu chẩn đoán và đưa ra chỉ số EQ là 2 nhà tâm lý học: Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học Hampshire (Mỹ) năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995) trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence [Trí tuệ cảm xúc]), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc trong lỉnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc.
    Trên thực tế, ta thấy có nhiều người không thông minh về chữ nghỉa, về khoa học nhưng họ ứng xử rất nhân bản, rất được lòng người.
    Họ không được rèn luyện nhiều về tư duy nhưng họ đã tự rèn luyện nhiều về cảm xúc theo hướng chân-thiện-tiện lợi-mỹ (xin thêm 2 fần tiện & lợi trong này vì nó có nhiều liên hệ quan trọng trong xã hội chúng ta ngày hôm nay ).
    Nhờ vậy mà họ vẫn thành công, ít nhất là sự thành công trong sự chinh phục nhân tâm, đó lại là sự thành công cơ bản nhất.
    Một sự rèn luyện mà được như thế có gốc gác từ giáo dục gia đình từ thuở ban sơ, từ thời còn nhỏ.
    Định Nghĩa Lại Trí tuệ :
    Từ khi nhà tâm lý Pháp Alfred Binet (1857-1911) phát minh ra phương pháp đo lường trí thông minh của con người qua trắc nghiệm Binet-Simon,sau này được Terman & đại học nổi tiếng Standford Mỹ hoàn chỉnh lại, cứ nói đến trí thông minh con người, thì người ta lại hỏi I.Q. được bao nhiêu ?
    I.Q. là chữ viết tắt của Intelligence Quotient nghĩa là....?
    I.Q. là một con số, kết quả của cuộc trắc nghiệm trí thông minh. I.Q. 100 là người có trí thông minh trung bình của tuổi mình, từ 130 trở lên là thiên phú với một trí thông minh vượt trội hơn người, còn I.Q. dưới 70 là chậm trí.
    Trong nhiều năm qua, người ta đã dùng I.Q. để tiên đoán về tương lai học vấn của trẻ em.
    Vậy mà mới đây, cuốn sách Emotional Intelligence hay là Trí tuệ về Tình Cảm của tiến sĩ Daniel Goleman đã đảo lộn tất cả. Cùng với nhà tâm lý Peter Salovey của đại học Yale và John Mayer của đại học New Hampshire, ông Goleman cho rằng chúng ta phải định nghĩa lại sự thông minh.
    Theo ông, khi chúng ta muốn tiên đoán xem một người sẽ thành công hay không, yếu tố Trí Thông Minh được đo bằng I.Q. không quan trọng bằng là yếu tố tâm lý khác mà xưa kia chúng ta gọi là Tính Tình hay nhân cách.
    Nói chính xác hơn đó chính là yếu tố E.Q. hay là Trí tuệ cảm xúc.
    E.Q. là một quan niệm phức tạp bao gồm những đức tính như hiểu được cảm xúc {hayTình Cảm} của chính mình, thông cảm hay đồng cãm với người khác (empathy), điều hòa được cảm xúc {hayTình Cảm} sao cho cuộc sống thăng tiến, hòa hợp được với người khác, v.v...
    Nhiều nhà tâm lý học đồng ý với nhau rằng đặc tính căn bản nhất trong Trí tuệ đang giận, đó là sự Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình}(self-awareness). Nói một cách nôm na, khi tôi giận, tôi biết là tôi đang giận, đó là sự tự tri.
    Chúng ta nghe qua tưởng là dễ nhưng thật ra nó không giản dị như thế.
    NẾU Chúng ta đã có gia đình ,Chúng ta hãy nhớ lại xem, có những buổi sáng đi làm chúng ta bực dọc, khó chịu mà không hiểu tại sao. Vậy là chúng ta đã thiếu Tự Tri. Mãi đến cuối ngày, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, buổi sáng, trước khi đi làm, vợ chồng có cãi nhau cho nên cả ngày hôm ấy chúng ta gắt gỏng.
    Mặt khác, tình cảm đôi lúc cũng rất phức tạp, che dấu dưới nhiều lớp, đòi hỏi một khả năng Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} tinh tế.
    * Có 1 đứa em trai nọ, đi gặp chuyên viên tâm lý. Sau khi cha em mất vì bệnh ung thư gan, em bỏ học, hư hỏng, đập phá và đánh lộn với tất cả mọi người. Sau nhiều buổi nói chuyện, người tâm lý gia khám phá là không những em buồn vì cha mất mà em lại còn có mặc cảm tội lỗi về cái chết của cha mình. Trong trí óc ngây thơ của em, em cho rằng trong lúc cha em còn sống, em học không giỏi, lại hay gây lộn ở trường làm cho cha em ưu phiền. Do đó em cho rằng có trách nhiệm phần nào về cái chết của cha em.
    Tại sao sự Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} lại quan trọng hơn tất cả các đặc tính cảm xúc {hayTình Cảm} khác?
    Bởi vì khi ra Tự Tri, ta hiểu chính mình, ta hiểu chính cảm xúc {hayTình Cảm} của ta thì ta mới thấu đáo được nguyên do sâu xa của các vấn đề mà giải quyết được nó. Người không biết vấn đề của mình là gì thì có thể đi tìm câu giải đáp như người đi tìm kim trong đống rơm.
    Tự Tri {HAY ý thức về bản thân mình} là khả năng tách rời ra khỏi chính mình mà khách quan nhìn về chính mình. Các nhà tâm lý gia cho đó là một khả năng siêu tri thức và siêu cảm xúc {hayTình Cảm} và theo tiếng Anh gọi đó là meta-mood hay meta-cognition.
    Khi ta có thể đứng xa ra để quan sát chính mình thì ta thấy rõ vấn đề. Khi ta không còn chìm đắm trong vấn đề, khi ta không còn là một với vấn đề, khi ta đã có thể tự tách mình ra khỏi vấn đề thì ta mới có hy vọng kềm chế, kiểm soát được nó.
    Tự kềm chế và tự kiểm soát (self-control) là chìa khóa mở cửa cho Tự Do và Tự Chủ.
    Các Bạn đọc mến, đọc đến đây, hẳn các Bạn nào quen thuộc với giáo lý Phật Giáo sẽ nhận chân ra ngay 1 thuyết cao siêu của Phật Học. Hơn ngàn năm trước, đức Phật đã dạy ta Tự Tri.
    Trong Thiền Học, bài học vỡ lòng của thiền sinh là ý thức về hơi thở. Khi tôi thở ra, tôi biết là tôi đang thở ra. Khi tôi thở vào, tôi biết là tôi đang thở vào.
    Đó là chánh niệm về hơi thở. Rồi đến chánh niệm về cảm thọ. Khi tôi có cảm thọ khổ, tôi biết là tôi đang có cảm thọ khổ. Khi tôi có cảm thọ lạc, tôi biết là tôi đang có cảm thọ lạc.
    Và cứ thế, chánh niệm đi sâu và đi xa đến cả sự chết.
    Trở lại đề tài của chúng ta. Ngoài sự Tự Tri, Trí tuệ về cảm xúc hay E.Q.) còn bao gồm những đặc tính nào khác ?
    Như ở trên đã nói, giáo sư John Mayer của đại học University of New Hampshire mô tả những đặc tính như hiểu được chính cảm xúc {hayTình Cảm} mình, thông cảm được với xúc cảm
    của người khác và sự điều hòa sao cho đời sống được thăng tiến.
    Tiến sĩ Daniel Goleman cho rằng tính tình quan trọng hơn trí thông minh (I.Q.), rằng trái tim của chúng ta chủ trị khối óc của chúng ta và những kỹ năng nhân bản (people skills) ích lợi hơn Trí tuệ.
    Những kỹ năng nhân bản có thể là khả năng đồng cảm với người khác (empathy), sự duyên dáng, khả năng hiểu được 1 hoàn cảnh xã hội, khả năng hiểu được tính tình và cảm xúc của người bằng cách đọc và hiểu ngôn ngữ cơ thể của họ (body language).
    Ví dụ, nhìn một người thoáng nhếch mép, có người không để ý thấy, có người thấy mà không hiểu tại sao, có người thấy mà hiểu ngay là người kia đang có ý chê cười anh nọ huênh hoang: đó là khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể /cử chỉ.
    Các cuộc nghiên cứu tâm lý cho biết rằng 90% sự biểu lộ về cảm xúc {hayTình Cảm} của con người được thể hiện qua ngôn
    ngữ cơ thể /cử chỉ, chứ không qua lời nói. Do đó khả năng đọc được ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể /cử chỉ là chìa khóa tối cần thiết trong việc hiểu tình cảm của con người chung quanh.
    Ngoài ra Goleman còn nhắc đến khả năng hợp tác trong nhóm, tạo một mạng lưới bạn bè (networking), được nhiều người thương mến.
    Các nghiên cứu vài năm gần đây cho thấy :
    Các nhà tâm lý thần kinh học đã khám phá ra rằng trong đại đa số trường hợp, người lớn chúng ta lấy quyết định theo cảm xúc {hayTình Cảm} và con tim.
    "Trái tim có những lý lẽ riêng của nó mà cái Lý không tài nào hiểu nổi".
    {Le coeur a des raisons que la raison ne connait point
    Pascal đả nói như thế (Pensées)}
    Nhà thần kinh học Antonia Damasio của đại học University of Iowa viết rằng :
    "Nếu tôi mời bạn đi ăn trưa với tôi ngày mai, và khi giờ hẹn đã tới, bạn vẫn có thể còn đang ngồi nghĩ là có nên đi hay không đi."
    Ông cho rằng mỗi quyết định của chúng ta có thể đem lại vô số những hệ quả. Nếu chúng ta ngồi phân tích hơn thiệt, tốt xấu để lấy quyết định thì chúng ta có thể bạc cả đầu mà vẫn chưa quyết định nổi.
    Theo ông Damasio, cái gì làm cho chúng ta quyết định được chính là cảm xúc {hayTình Cảm} của chúng ta.
    Nếu viễn tượng đi ăn trưa với một nhà thần học nó khó chịu và chẳng hấp dẫn tí nào, thì nhanh như chớp chúng ta sẽ nhớ ra rằng trưa mai chúng ta có một buổi họp quan trọng khác ở sở !
    Khi Damasio làm việc với những bệnh nhân mà phần nối liền bộ phận não bộ của cảm xúc {hayTình Cám /hạch hạnh Amidan} và bộ phận não bộ của trí suy luận (neo-cortex) bị hư hại thì ông khám phá ra tầm quan trọng của con lộ nối liền đó trong đời sống con người.
    Các bệnh nhân trên lý luận nhanh nhẹn và thông minh nhưng họ không quyết định được điều gì cả vì họ không "cảm" được họ thích hay ghét một quyết định nào đó. Khi họ thấy người khác cảnh cáo họ hay nóng giận với họ, họ cũng không biết phải phản ứng ra sao. Khi họ lầm lẫn, chẳng hạn như khi họ đầu tư sai lầm, họ không cảm thấy hối tiếc hay mắc cở, do đó họ lại tái phạm.
    Như vậy là cảm xúc {hayTình Cảm} cần được phối hợp với trí thông minh để con người có thể sống một đời sống bình thường.
    Nhà tâm lý Martin Seligman thuộc đại học Pensylvania (mà trong đó: đa số các khái niệm về AQ mà Paul G. Stoltz tác giả của AQ đặt làm nền đá tảng, dựa vào để sáng tạo công trình của mình) có nói đến đức tính lạc quan khiến cho người lạc quan xem thất bại là một sự khiêu khích để tiến lên, để nỗ lực thêm thay vì để mình bị vùi dập .
    Đó là những đức tính Trí tuệ AQ & về cảm xúc {hayTình Cảm} EQ cần có thể thành đạt trong môi trường làm việc.
    Trong văn chương & văn hóa VN, Thi hào Nguyễn Du đã kết thúc truyện Kiều bằng quan điểm Phật giáo "Vạn pháp duy tâm tạo" (mọi nguyên lý và hệ quả trong cuộc đời đều do lòng người làm nên) và tin tưởng rằng con người có thể dùng "TÂM" để chuyển hóa cuộc đời:
    "Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
    (Tổng hợp bởi HL)
    Nếu ta so sánh IQ, EQ và AQ với 1 chiếc máy tính thì IQ & EQ phụ thuộc nhiều về tố chất fần cứng & AQ phụ thuộc về tố chất fần mềm .
    Được HoaILong sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 30/04/2005
  4. Gai_ma_hong

    Gai_ma_hong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Nếu nói EQ, IQ cái nào quan trọng hơn thì không đúng. Mõi người có một thế mạnh của mình, người thì là khả năng tư duy logic, đọc nhiều hiểu rộng, người thì trời phú cho sự nhanh nhạy, duyên dáng trong giao tiếp xã hội. Mỗi người cần hiểu rõ thế mạnh cũng như những nhược điểm của mình để có thể phát triển tốt nhất những khả năng và sở trường của mình trong công việc phù hợp.
    IQ - Intelligent Quotient, chỉ số đo được phụ thuộc vào ta làm test nào, được xây dựng ở đâu, chuẩn hoá trên những đối tượng nào, năm nào, ta làm khi ta đang buồn/vui/thăng bằng hay không.... Đó là chỉ số không tuyệt đối, có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì thế mới có chuyện cách đây không lâu người ta đồn là G.Bush có chỉ số IQ thấp nhất trong các đời Tổng thống nước Mỹ, sau đó thì lại thấy có những bài báo kể là trong lần nào đó, tổng thống Mỹ làm trắc nghiệm IQ có chỉ số rất cao, cao hơn Kelly
    EQ - Emotional Quotient, các bạn viết rất cụ thể và đầy đủ ở trên rồi. Nó phản ánh những đặc tính rất quan trọng đối với thành công trong cuộc sống hiện đại của con người - tính linh hoạt, năng động và khả năng thiết lập được những mối quan hệ xã hội.
    AQ thì tôi ko rõ lắm, cũng thấy các bạn post bên trên rồi.
    Ngoài ra, như các bạn có nhắc đến tính sáng tạo, đó chính là CQ - Creativ Quotient - chỉ số sáng tạo.
    MQ - Management Quotient - khả năng tổ chức
    SQ - Speech Quotient - thể hiện khả năng diễn đạt của con người... (và chắc còn nhiều Q nữa mà tôi chưa biết )
    Tôi được biết là ở các nước châu Âu, hiện giờ SQ ngày càng trở nên phổ biến và được dùng nhiều hơn khi tuyển dụng nhân sự, bởi người ta ngày càng ý thức được tầm quan trọng của khả năng diễn đạt trong công việc.
    Mỗi vị trí, mỗi công việc có những yêu cầu khác nhau, vì thế chẳng có Q nào tuyệt đối hay quan trọng hơn Q nào. Còn chúng ta, mỗi người đều có những khả năng riêng và đều cần không ngừng phát triển những khả năng của mình, đó mới là điều quan trọng
  5. Gai_ma_hong

    Gai_ma_hong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Nếu nói EQ, IQ cái nào quan trọng hơn thì không đúng. Mõi người có một thế mạnh của mình, người thì là khả năng tư duy logic, đọc nhiều hiểu rộng, người thì trời phú cho sự nhanh nhạy, duyên dáng trong giao tiếp xã hội. Mỗi người cần hiểu rõ thế mạnh cũng như những nhược điểm của mình để có thể phát triển tốt nhất những khả năng và sở trường của mình trong công việc phù hợp.
    IQ - Intelligent Quotient, chỉ số đo được phụ thuộc vào ta làm test nào, được xây dựng ở đâu, chuẩn hoá trên những đối tượng nào, năm nào, ta làm khi ta đang buồn/vui/thăng bằng hay không.... Đó là chỉ số không tuyệt đối, có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì thế mới có chuyện cách đây không lâu người ta đồn là G.Bush có chỉ số IQ thấp nhất trong các đời Tổng thống nước Mỹ, sau đó thì lại thấy có những bài báo kể là trong lần nào đó, tổng thống Mỹ làm trắc nghiệm IQ có chỉ số rất cao, cao hơn Kelly
    EQ - Emotional Quotient, các bạn viết rất cụ thể và đầy đủ ở trên rồi. Nó phản ánh những đặc tính rất quan trọng đối với thành công trong cuộc sống hiện đại của con người - tính linh hoạt, năng động và khả năng thiết lập được những mối quan hệ xã hội.
    AQ thì tôi ko rõ lắm, cũng thấy các bạn post bên trên rồi.
    Ngoài ra, như các bạn có nhắc đến tính sáng tạo, đó chính là CQ - Creativ Quotient - chỉ số sáng tạo.
    MQ - Management Quotient - khả năng tổ chức
    SQ - Speech Quotient - thể hiện khả năng diễn đạt của con người... (và chắc còn nhiều Q nữa mà tôi chưa biết )
    Tôi được biết là ở các nước châu Âu, hiện giờ SQ ngày càng trở nên phổ biến và được dùng nhiều hơn khi tuyển dụng nhân sự, bởi người ta ngày càng ý thức được tầm quan trọng của khả năng diễn đạt trong công việc.
    Mỗi vị trí, mỗi công việc có những yêu cầu khác nhau, vì thế chẳng có Q nào tuyệt đối hay quan trọng hơn Q nào. Còn chúng ta, mỗi người đều có những khả năng riêng và đều cần không ngừng phát triển những khả năng của mình, đó mới là điều quan trọng
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Nhân chuyện Bác langtubachkhoa & Gai_ma_hong đề cập đến Khả năng sáng tạo & CQ; HoaiLong này xin trích 1 bài sưu tầm tổng hợp về v/đề này :
    Người ?okỹ sư" không bằng cấp và chiếc máy sên bùn
    Theo Quỳnh Ngọc Báo Thanh Niên
    Có chứng kiến cảnh những đầm nước mênh mông nối dài vô tận và những khổ cực của người thợ đào đất bùn đầm tôm mới thấy hết được những giá trị thiết thực mà chiếc máy sên bùn của anh Dũng, xã Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh đem lại cho bà con nơi đây.
    Trước kia, mỗi ngày một thanh niên làm "hết công suất" cũng chỉ đào được khoảng 10m3. Một đầm tôm rộng vài ngàn m2, nếu 30 người làm cũng phải mất 2 tháng mới xong. Đó là chưa kể nắng, mưa, phải ngâm nước suốt ngày, sức khoẻ của người thợ suy kiệt.
    Với thiết bị máy sên bùn - "bàn tay sắt" của anh Dũng, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. "Một ngày làm máy bằng mười ngày làm tay". Công việc của người thợ trở nên nhẹ nhàng hơn mà năng suất lại tăng gấp bội.
    Với năng suất gấp 10 lần làm thủ công và những tiện ích như hút sạch bùn non, có đường ống dẫn bùn ra xa?,sự ra đời của chiếc máy sên bùn ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của nhiều người trong và ngoài nước. Khi nhìn Thiết bị được chế tạo với những nguyên lí cơ, động học khá phức tạp lại là sáng tạo của một nông dân chưa học đến lớp 2 và chưa từng qua bất kì trường lớp đào tạo kĩ thuật nào, Ta mới thấy khâm phục khi anh không ngừng sáng tạo cải tiến chiếc máy nguyên thủy ban đầu, từ công năng đào đất hút bùn nay phát triển thành máy sên vét ao bùn, máy hút cống bùn.
    Chiếc máy hút bùn của anh nhanh chóng được thị trường chấp nhận, bà con hưởng ứng. Sản phẩm sáng tạo của "vị kĩ sư không bằng cấp" này cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Campuchia đồng thời mang lại cho chủ nhân vô số giải thưởng sáng tạo khoa học. Không những thế ************* đã đích thân trao tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba cho sáng kiến của anh Dũng.
    Báo Thanh Niên đã đi theo suốt theo chặng hành trình của anh Trần Văn Dũng -
    Từ một anh nông dân bị phá sản, nợ nần chồng chất phải ly hương suốt 7 năm ròng; phải trốn chui, trốn nhủi, không nhà không cửa chỉ biết quẩn quanh con kinh, mảnh ruộng, cho đến ngày trở thành nông dân nổi tiếng nhất miền Tây với việc đi xin bản quyền sáng chế máy móc - nay anh Dũng lên xuống máy bay, tàu lửa như cơm bữa.
    Với 3 cơ sở sản xuất máy, mỗi cơ sở có doanh thu vài chục triệu đồng, mỗi tháng thu nhập của anh khoảng 60, 70 triệu đồng.
    Một doanh nghiệp tên Q. đã có mặt ở Duyên Hải, tham quan xem xét khá tỉ mỉ hoạt động của máy. Ông Q. đề nghị mua lại kiểu dáng công nghệ sản xuất máy hút bùn với giá 100 triệu đồng kèm lời hứa khi sản xuất chỉ bán máy trong khu vực phía Bắc mà thôi.
    Sáng kiến chế tạo "cánh tay sắt" đến với anh cũng rất tình cờ. Từng làm thợ vét bùn đầm tôm, anh rất hiểu những vất vả, cực nhọc của công việc này. Vậy tại sao không tạo ra một công cụ làm thế sức người? Tại sao không có một loại máy móc nào làm những công việc nặng nhọc này?
    Nghĩ sao làm vậy. Không biết chữ, cũng không biết đến khái niệm bản thiết kế, tưởng tượng ra chiếc máy thế nào anh vẽ ra đất thế ấy.
    Nguyên liệu thì anh nhặt nhạnh, lượm lặt, bần cùng lắm mới mua lại đồ phế liệu. "Cứ kiếm cục này gắn với cục kia, bao giờ nó chạy được thì thôi".
    Hỏng. Bỏ đi. Làm lại. Lại hỏng. Anh kiên trì theo đuổi công việc sáng chế suốt 2 năm ròng, bỏ ngoài tai những lời bàn tán cho rằng ý tưởng này "tào lao", "mơ hồ, hão huyền", "không thể làm được".
    Ngày đi đào đất, đêm về lại hì hụi gạch vẽ lên nền nhà. Không biết bao nhiêu cân phế liệu được ráp lại rồi bỏ. Thành công rồi cũng mỉm cười với anh.
    Chiếc máy thứ nhất hoàn thành nhưng: hỏng. Máy thứ hai chạy êm ru. 14 ngày chạy máy anh thu về 17 triệu. Mừng đến nỗi không ngủ được anh...ốm nhom. Vợ chồng "ngồi nhìn nhau cười hoài, không tin rằng mình đã làm được". Anh đặt cho nó một cái tên giản dị: Sáng thổi.
    Nếu không có những khổ cực từ nghề đào đất thuê, không có sự tuyệt vọng khi nhìn những đồng nước mênh mông phải đào và quan trọng hơn, không có niềm tin của vợ, của những người như chị Tư Thao, ông Ba Đặng đã cho anh vay vốn, anh Dũng có lẽ sẽ không thể chế tạo thành công chiếc máy sên bùn.
    Đặt vào hoàn cảnh anh từng xù nợ, bỏ đi biệt xứ 7 năm không dám về quê mới thấy niềm tin của những người như ông Ba Đặng thật đáng trân trọng. Trong khi tất cả mọi người cho rằng ý tưởng của anh là "điên rồ", họ gọi anh là "Dũng tào lao", ông vẫn tin anh, giao cả sổ đỏ cho anh cầm cố. "Nó làm hỏng, không có tiền chuộc thì tao chuộc". Ông tin anh sẽ làm được. Và anh đã không phụ công ông.

    Mới đây, ông Nguyễn Quốc Dũng -Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Trà Vinh cho biết, nông dân Dũng lại cải tiến thành công máy sên vét ao bùn. Thoạt nghe cứ tưởng là mấy cái máy đào đất hút bùn mà bạn đọc đã biết từ lâu, song ông Quốc Dũng khẳng định: "Máy này cải tiến từ máy đào đất hút bùn". Thì ra một lần thấy cái máy sên ao bùn đang hoạt động bùn cứ bắn tùm lum, nông dân phải canh chừng máy suốt vì lơ là là máy theo đà nổ sẽ phá vỡ nền cứng đáy ao. Là người từng nuôi tôm, anh Dũng sực nhớ ra trước khi thả nuôi vụ mới bà con thường phải dọn sạch lớp bùn non đáy ao vốn lắng đọng chất thải tôm cá, thức ăn, tảo độc... Vậy là anh tháo máy đào đất hút bùn ra, cải tiến thêm vài chi tiết, một tháng sau máy sên ao bùn đã hoạt động ngon lành. Hay tin, mấy nông dân Sóc Trăng qua mua liền, mỗi máy trị giá 8,5 triệu đồng, không kể phần máy nổ.
    Không dừng lại ở chiếc máy sên bùn, tới đây, anh Dũng sẽ tiếp tục cải tiến máy đào đất bùn thành máy hút cống bùn, một sản phẩm chưa từng có ở Việt Nam.
    Ý tưởng đã có. Kinh phí thì Sở KHCN&MT Trà Vinh sẵn sàng cung cấp bất kể anh thành công hay thất bại
    Về phần máy hút cống bùn, ông Quốc Dũng cho biết, anh Dũng đang "nợ" sở máy này. Nguyên nhân là tháng 4/2004, anh Dũng trình bày các chi tiết chế máy hút cống bùn từ máy đào đất sên bùn. Đây là thông tin rất lý thú vì Việt Nam hiện chưa có máy hút cống bùn, việc nạo vét cống chỉ dựa vào sức người là chính. Bởi vậy khi nghe anh Dũng trình bày máy hút cống bùn thiết kế dài 5 mét, gồm phần thân và đầu máng dẫn hút sình bùn, máy được lắp đặt bánh xe di chuyển thuận lợi, sở đồng ý ngay rồi động viên: "Ông cứ nghiên cứu, kinh phí sở tài trợ dù thành công hay thất bại". Là nông dân mới chỉ đưa ý kiến ra mà được Sở tín nhiệm ủng hộ làm tới bến bất kể kết quả tới đâu là chuyện hiếm có. Đem chuyện này ra hỏi, anh Dũng trình bày: "Máy đã hoàn tất trên 89%, đáng lẽ đã đem lên sở từ lâu nhưng từ tháng 7 tới nay tôi bận quá, làm máy cho khách không kịp thở, cứ đi liên tục từ Hà Nội ra Hải Phòng, Hải Dương đâu còn chút thời gian rảnh nào".
    Tất cả những lời đề nghị đó anh vẫn chưa dám nghĩ đến, anh tâm sự: "Hồi tháng 7/2004 tôi gặp mấy nông dân Hải Dương, mấy ổng đưa tôi về quê xem vuông tôm, ao cá rồi hỏi máy đào đất hút bùn của ông sử dụng ở khu vực này được không. Tôi trả lời là máy của tôi đào đất ở đâu cũng được. Mấy ổng khoái lắm, đặt tôi làm đâu gần chục cái". Riêng về việc xuất máy sang thị trường Campuchia, anh cho biết, khoảng tháng 3/2004, có hai nông dân ở tỉnh Tà Keo đã tìm tới tận Trà Vinh. Hỏi ra mới biết họ đang sửa sang ao, hồ nuôi tôm cá, họ tìm đến để tận mắt xem máy có hoạt động hiệu quả như báo đài thông tin, bạn bè giới thiệu hay không. Sau khi xem xong, hai nông dân này khoái quá gật đầu cái rụp mua hai máy mà không trả giá, kèo nài gì thêm. Tiếp đó đầu tháng 8/2004, ba nông dân khác ở Tà Keo cũng lặn lội tìm đến, họ nói thấy máy đào đất sên bùn do hai nông dân kia đem về hoạt động hiệu quả mới hỏi thăm rồi tìm đường tới đây. Như vậy là đến nay đã có 5 máy đào đất hút bùn được đưa sang Campuchia.
    Anh Dũng cho biết: "Một Việt kiều cho tôi biết là ở bên đó nông dân đang thả nuôi tôm cá nhiều lắm, chắc chắn phải cần máy cơ giới đào đất. Ông này rủ tôi hùn hạp mở trạm hay đại lý gì đó chuyên cung ứng máy hút bùn bán cho nông dân Campuchia".
    Hết Hà Nội lại đến Hải Phòng rồi Hải Dương. Anh nhớ nhất lần ra Hà Nội nhận giải sáng tạo, gặp các nhà nông, doanh nghiệp Hải Phòng mê tính năng máy đào đất hút bùn quá nên cứ chèo kéo bằng được anh về quê chơi. Sau chuyến tham quan đó, máy đào đất hút bùn đã có mặt tại các đầm tôm, cá Hải Phòng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, một doanh nghiệp Hải Phòng đã thẳng thắn đề nghị Dũng mở cơ sở sản xuất máy đào đất bùn, lời lãi chia đôi, mặt bằng, giấy phép, vốn... doanh nghiệp này lo hết, Dũng chỉ có một chuyện là chế tạo máy. Lại nữa, mới đây khi máy đào đất hút bùn được trao giải nhì tại hội thi sáng tạo kỹ thuật, nay anh Dũng đã có tài sản bạc tỷ.
    HY vọng rằng anh "kĩ sư không bằng cấp" này sẽ còn làm được nhiều điều mà nhiều người cho là không thể làm được.
    Chỉ với chiếc máy đào đất hút bùn nhưng nông dân Trần Văn Dũng (xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, Trà Vinh) đã trở nên nổi tiếng khi được ************* Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Lao động hạng III, sau đó đoạt luôn giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 7. Và nay, chiếc máy đào đất hút bùn đã lên đường "xuất ngoại" sang Campuchia.
    Về mặt tâm lý học hiện đại, Điều gì đả làm cho anh Dũng vượt khỏi hoàn cảnh phá sản, khó khăn, vượt qua nhiều lần hóc Hỏng để có thể được như ngày hôm nay : đóchính là sự chênh lệch về AQ & kèm theo cả Khả năng sáng tạo hay CQ.
    Đó là quyết tâm dám nghĩ dám làm; Dám thất bại, và sẽ thành công sau nàỵ..
    "So với những người Dám thất bại, những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là vì họ đã cố gắng nhiều lần hơn!" đó chính là sự chênh lệch về AQ. Đó chính là chỉ số dùng để vừa đo sự nổ lực quyết tâm, vừa xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh; Vượt qua số phận mà định mệnh đã cay nghiệt đè nặng lên mình .
    Theo các Bạn thì các đặc tính nào đả làm cho anh Dũng chẳng những có chỉ số AQ đặc biệt và chỉ số AQ của anh lại rất cao ?
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 13/05/2005
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Nhân chuyện Bác langtubachkhoa & Gai_ma_hong đề cập đến Khả năng sáng tạo & CQ; HoaiLong này xin trích 1 bài sưu tầm tổng hợp về v/đề này :
    Người ?okỹ sư" không bằng cấp và chiếc máy sên bùn
    Theo Quỳnh Ngọc Báo Thanh Niên
    Có chứng kiến cảnh những đầm nước mênh mông nối dài vô tận và những khổ cực của người thợ đào đất bùn đầm tôm mới thấy hết được những giá trị thiết thực mà chiếc máy sên bùn của anh Dũng, xã Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh đem lại cho bà con nơi đây.
    Trước kia, mỗi ngày một thanh niên làm "hết công suất" cũng chỉ đào được khoảng 10m3. Một đầm tôm rộng vài ngàn m2, nếu 30 người làm cũng phải mất 2 tháng mới xong. Đó là chưa kể nắng, mưa, phải ngâm nước suốt ngày, sức khoẻ của người thợ suy kiệt.
    Với thiết bị máy sên bùn - "bàn tay sắt" của anh Dũng, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. "Một ngày làm máy bằng mười ngày làm tay". Công việc của người thợ trở nên nhẹ nhàng hơn mà năng suất lại tăng gấp bội.
    Với năng suất gấp 10 lần làm thủ công và những tiện ích như hút sạch bùn non, có đường ống dẫn bùn ra xa?,sự ra đời của chiếc máy sên bùn ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của nhiều người trong và ngoài nước. Khi nhìn Thiết bị được chế tạo với những nguyên lí cơ, động học khá phức tạp lại là sáng tạo của một nông dân chưa học đến lớp 2 và chưa từng qua bất kì trường lớp đào tạo kĩ thuật nào, Ta mới thấy khâm phục khi anh không ngừng sáng tạo cải tiến chiếc máy nguyên thủy ban đầu, từ công năng đào đất hút bùn nay phát triển thành máy sên vét ao bùn, máy hút cống bùn.
    Chiếc máy hút bùn của anh nhanh chóng được thị trường chấp nhận, bà con hưởng ứng. Sản phẩm sáng tạo của "vị kĩ sư không bằng cấp" này cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Campuchia đồng thời mang lại cho chủ nhân vô số giải thưởng sáng tạo khoa học. Không những thế ************* đã đích thân trao tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba cho sáng kiến của anh Dũng.
    Báo Thanh Niên đã đi theo suốt theo chặng hành trình của anh Trần Văn Dũng -
    Từ một anh nông dân bị phá sản, nợ nần chồng chất phải ly hương suốt 7 năm ròng; phải trốn chui, trốn nhủi, không nhà không cửa chỉ biết quẩn quanh con kinh, mảnh ruộng, cho đến ngày trở thành nông dân nổi tiếng nhất miền Tây với việc đi xin bản quyền sáng chế máy móc - nay anh Dũng lên xuống máy bay, tàu lửa như cơm bữa.
    Với 3 cơ sở sản xuất máy, mỗi cơ sở có doanh thu vài chục triệu đồng, mỗi tháng thu nhập của anh khoảng 60, 70 triệu đồng.
    Một doanh nghiệp tên Q. đã có mặt ở Duyên Hải, tham quan xem xét khá tỉ mỉ hoạt động của máy. Ông Q. đề nghị mua lại kiểu dáng công nghệ sản xuất máy hút bùn với giá 100 triệu đồng kèm lời hứa khi sản xuất chỉ bán máy trong khu vực phía Bắc mà thôi.
    Sáng kiến chế tạo "cánh tay sắt" đến với anh cũng rất tình cờ. Từng làm thợ vét bùn đầm tôm, anh rất hiểu những vất vả, cực nhọc của công việc này. Vậy tại sao không tạo ra một công cụ làm thế sức người? Tại sao không có một loại máy móc nào làm những công việc nặng nhọc này?
    Nghĩ sao làm vậy. Không biết chữ, cũng không biết đến khái niệm bản thiết kế, tưởng tượng ra chiếc máy thế nào anh vẽ ra đất thế ấy.
    Nguyên liệu thì anh nhặt nhạnh, lượm lặt, bần cùng lắm mới mua lại đồ phế liệu. "Cứ kiếm cục này gắn với cục kia, bao giờ nó chạy được thì thôi".
    Hỏng. Bỏ đi. Làm lại. Lại hỏng. Anh kiên trì theo đuổi công việc sáng chế suốt 2 năm ròng, bỏ ngoài tai những lời bàn tán cho rằng ý tưởng này "tào lao", "mơ hồ, hão huyền", "không thể làm được".
    Ngày đi đào đất, đêm về lại hì hụi gạch vẽ lên nền nhà. Không biết bao nhiêu cân phế liệu được ráp lại rồi bỏ. Thành công rồi cũng mỉm cười với anh.
    Chiếc máy thứ nhất hoàn thành nhưng: hỏng. Máy thứ hai chạy êm ru. 14 ngày chạy máy anh thu về 17 triệu. Mừng đến nỗi không ngủ được anh...ốm nhom. Vợ chồng "ngồi nhìn nhau cười hoài, không tin rằng mình đã làm được". Anh đặt cho nó một cái tên giản dị: Sáng thổi.
    Nếu không có những khổ cực từ nghề đào đất thuê, không có sự tuyệt vọng khi nhìn những đồng nước mênh mông phải đào và quan trọng hơn, không có niềm tin của vợ, của những người như chị Tư Thao, ông Ba Đặng đã cho anh vay vốn, anh Dũng có lẽ sẽ không thể chế tạo thành công chiếc máy sên bùn.
    Đặt vào hoàn cảnh anh từng xù nợ, bỏ đi biệt xứ 7 năm không dám về quê mới thấy niềm tin của những người như ông Ba Đặng thật đáng trân trọng. Trong khi tất cả mọi người cho rằng ý tưởng của anh là "điên rồ", họ gọi anh là "Dũng tào lao", ông vẫn tin anh, giao cả sổ đỏ cho anh cầm cố. "Nó làm hỏng, không có tiền chuộc thì tao chuộc". Ông tin anh sẽ làm được. Và anh đã không phụ công ông.

    Mới đây, ông Nguyễn Quốc Dũng -Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Trà Vinh cho biết, nông dân Dũng lại cải tiến thành công máy sên vét ao bùn. Thoạt nghe cứ tưởng là mấy cái máy đào đất hút bùn mà bạn đọc đã biết từ lâu, song ông Quốc Dũng khẳng định: "Máy này cải tiến từ máy đào đất hút bùn". Thì ra một lần thấy cái máy sên ao bùn đang hoạt động bùn cứ bắn tùm lum, nông dân phải canh chừng máy suốt vì lơ là là máy theo đà nổ sẽ phá vỡ nền cứng đáy ao. Là người từng nuôi tôm, anh Dũng sực nhớ ra trước khi thả nuôi vụ mới bà con thường phải dọn sạch lớp bùn non đáy ao vốn lắng đọng chất thải tôm cá, thức ăn, tảo độc... Vậy là anh tháo máy đào đất hút bùn ra, cải tiến thêm vài chi tiết, một tháng sau máy sên ao bùn đã hoạt động ngon lành. Hay tin, mấy nông dân Sóc Trăng qua mua liền, mỗi máy trị giá 8,5 triệu đồng, không kể phần máy nổ.
    Không dừng lại ở chiếc máy sên bùn, tới đây, anh Dũng sẽ tiếp tục cải tiến máy đào đất bùn thành máy hút cống bùn, một sản phẩm chưa từng có ở Việt Nam.
    Ý tưởng đã có. Kinh phí thì Sở KHCN&MT Trà Vinh sẵn sàng cung cấp bất kể anh thành công hay thất bại
    Về phần máy hút cống bùn, ông Quốc Dũng cho biết, anh Dũng đang "nợ" sở máy này. Nguyên nhân là tháng 4/2004, anh Dũng trình bày các chi tiết chế máy hút cống bùn từ máy đào đất sên bùn. Đây là thông tin rất lý thú vì Việt Nam hiện chưa có máy hút cống bùn, việc nạo vét cống chỉ dựa vào sức người là chính. Bởi vậy khi nghe anh Dũng trình bày máy hút cống bùn thiết kế dài 5 mét, gồm phần thân và đầu máng dẫn hút sình bùn, máy được lắp đặt bánh xe di chuyển thuận lợi, sở đồng ý ngay rồi động viên: "Ông cứ nghiên cứu, kinh phí sở tài trợ dù thành công hay thất bại". Là nông dân mới chỉ đưa ý kiến ra mà được Sở tín nhiệm ủng hộ làm tới bến bất kể kết quả tới đâu là chuyện hiếm có. Đem chuyện này ra hỏi, anh Dũng trình bày: "Máy đã hoàn tất trên 89%, đáng lẽ đã đem lên sở từ lâu nhưng từ tháng 7 tới nay tôi bận quá, làm máy cho khách không kịp thở, cứ đi liên tục từ Hà Nội ra Hải Phòng, Hải Dương đâu còn chút thời gian rảnh nào".
    Tất cả những lời đề nghị đó anh vẫn chưa dám nghĩ đến, anh tâm sự: "Hồi tháng 7/2004 tôi gặp mấy nông dân Hải Dương, mấy ổng đưa tôi về quê xem vuông tôm, ao cá rồi hỏi máy đào đất hút bùn của ông sử dụng ở khu vực này được không. Tôi trả lời là máy của tôi đào đất ở đâu cũng được. Mấy ổng khoái lắm, đặt tôi làm đâu gần chục cái". Riêng về việc xuất máy sang thị trường Campuchia, anh cho biết, khoảng tháng 3/2004, có hai nông dân ở tỉnh Tà Keo đã tìm tới tận Trà Vinh. Hỏi ra mới biết họ đang sửa sang ao, hồ nuôi tôm cá, họ tìm đến để tận mắt xem máy có hoạt động hiệu quả như báo đài thông tin, bạn bè giới thiệu hay không. Sau khi xem xong, hai nông dân này khoái quá gật đầu cái rụp mua hai máy mà không trả giá, kèo nài gì thêm. Tiếp đó đầu tháng 8/2004, ba nông dân khác ở Tà Keo cũng lặn lội tìm đến, họ nói thấy máy đào đất sên bùn do hai nông dân kia đem về hoạt động hiệu quả mới hỏi thăm rồi tìm đường tới đây. Như vậy là đến nay đã có 5 máy đào đất hút bùn được đưa sang Campuchia.
    Anh Dũng cho biết: "Một Việt kiều cho tôi biết là ở bên đó nông dân đang thả nuôi tôm cá nhiều lắm, chắc chắn phải cần máy cơ giới đào đất. Ông này rủ tôi hùn hạp mở trạm hay đại lý gì đó chuyên cung ứng máy hút bùn bán cho nông dân Campuchia".
    Hết Hà Nội lại đến Hải Phòng rồi Hải Dương. Anh nhớ nhất lần ra Hà Nội nhận giải sáng tạo, gặp các nhà nông, doanh nghiệp Hải Phòng mê tính năng máy đào đất hút bùn quá nên cứ chèo kéo bằng được anh về quê chơi. Sau chuyến tham quan đó, máy đào đất hút bùn đã có mặt tại các đầm tôm, cá Hải Phòng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, một doanh nghiệp Hải Phòng đã thẳng thắn đề nghị Dũng mở cơ sở sản xuất máy đào đất bùn, lời lãi chia đôi, mặt bằng, giấy phép, vốn... doanh nghiệp này lo hết, Dũng chỉ có một chuyện là chế tạo máy. Lại nữa, mới đây khi máy đào đất hút bùn được trao giải nhì tại hội thi sáng tạo kỹ thuật, nay anh Dũng đã có tài sản bạc tỷ.
    HY vọng rằng anh "kĩ sư không bằng cấp" này sẽ còn làm được nhiều điều mà nhiều người cho là không thể làm được.
    Chỉ với chiếc máy đào đất hút bùn nhưng nông dân Trần Văn Dũng (xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, Trà Vinh) đã trở nên nổi tiếng khi được ************* Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Lao động hạng III, sau đó đoạt luôn giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 7. Và nay, chiếc máy đào đất hút bùn đã lên đường "xuất ngoại" sang Campuchia.
    Về mặt tâm lý học hiện đại, Điều gì đả làm cho anh Dũng vượt khỏi hoàn cảnh phá sản, khó khăn, vượt qua nhiều lần hóc Hỏng để có thể được như ngày hôm nay : đóchính là sự chênh lệch về AQ & kèm theo cả Khả năng sáng tạo hay CQ.
    Đó là quyết tâm dám nghĩ dám làm; Dám thất bại, và sẽ thành công sau nàỵ..
    "So với những người Dám thất bại, những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là vì họ đã cố gắng nhiều lần hơn!" đó chính là sự chênh lệch về AQ. Đó chính là chỉ số dùng để vừa đo sự nổ lực quyết tâm, vừa xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh; Vượt qua số phận mà định mệnh đã cay nghiệt đè nặng lên mình .
    Theo các Bạn thì các đặc tính nào đả làm cho anh Dũng chẳng những có chỉ số AQ đặc biệt và chỉ số AQ của anh lại rất cao ?
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 13/05/2005
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Nhiều khi tầm nhìn lạc quan của con người về nghịch cảnh củng giúp chúng ta dể dàng vượt qua chính nó:
    Câu chuyện sau đây của những người nông dân Mĩ đã nói lên những bất ngờ cái GIÁ TRỊ CỦA NGHỊCH CẢNH :
    Ở miền Nam Alabama (Mĩ) đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông vải. Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng.
    Năm sau ngững người dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.
    Một số ít những người sống sót qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả hết nợ của hai năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.
    Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công những con sâu năm nào. Bởi nếu không có những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quý báu.
    Sưu tầm
    Một nhà cách mạng lớn cúa VN đả có những vần thơ "Lạc nước hai xe đành bỏ phí / Gặp thời một tốt cũng thành công", đả nói lên tính năng động, biến hóa trong tư tưởng cách mạng trước những NGHỊCH CẢNH như châu chấu đá xe, đả chứng tỏ cho thế giới biết là chỉ số AQ của nhân dân VN k0 fải tầm thường . Hy vọng rằng chúng ta đều như thế .
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 02/06/2005
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Nhiều khi tầm nhìn lạc quan của con người về nghịch cảnh củng giúp chúng ta dể dàng vượt qua chính nó:
    Câu chuyện sau đây của những người nông dân Mĩ đã nói lên những bất ngờ cái GIÁ TRỊ CỦA NGHỊCH CẢNH :
    Ở miền Nam Alabama (Mĩ) đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông vải. Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng.
    Năm sau ngững người dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.
    Một số ít những người sống sót qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả hết nợ của hai năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.
    Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công những con sâu năm nào. Bởi nếu không có những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quý báu.
    Sưu tầm
    Một nhà cách mạng lớn cúa VN đả có những vần thơ "Lạc nước hai xe đành bỏ phí / Gặp thời một tốt cũng thành công", đả nói lên tính năng động, biến hóa trong tư tưởng cách mạng trước những NGHỊCH CẢNH như châu chấu đá xe, đả chứng tỏ cho thế giới biết là chỉ số AQ của nhân dân VN k0 fải tầm thường . Hy vọng rằng chúng ta đều như thế .
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 02/06/2005
  10. Rocky_Racoon

    Rocky_Racoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết người ta đo EQ như thế nào ?
    Theo kinh nghiệm của mình , có một số người nhạy cảm về mặt tâm lý . Sự tác động mạnh từ bên ngoài có thể gây cho họ những chấn động tâm lý sâu sắc và kéo dài . Ngược lại , có một số người dường như chẳng hề hấn gì trước những chuyện đó .
    Giả dụ , nếu đo EQ bằng cách đánh giá mức độ tác động của những nhân tố tiêu cực của ngoại cảnh như bị xúc phạm , bị đuổi việc , bị người yêu bỏ rơi ... Làm thế nào mô phỏng những tác động như vậy để đánh giá mức độ phản ứng của tâm lý ?
    Được Rocky_Racoon sửa chữa / chuyển vào 19:22 ngày 04/06/2005

Chia sẻ trang này