1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chị tôi

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi x31, 16/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Chị tôi

    5h sáng, mẹ gọi điện chị phải vào bệnh viện mổ, người nhà chỉ được vào thăm sau 10h. Mình dậy, ăn sáng rồi đến cơ quan, việc hôm nay nhàn, ngồi xem tivi một lúc, dở sổ sách ra làm tiếp. Mình làm sai mấy chỗ, nhưng cũng rất kịp thời nhận ra chỗ sai và sửa ngay. Chiều, em gọi điện bảo đi làm về rồi qua, trời trở gió và mưa rất to, 7h mới ra khỏi cơ quan vào bệnh viện thăm chị. Chị đã tỉnh, mặt hơi nhăn nhó vì đau. Ngồi trò chuyện với chị một lúc, chị hỏi cô nào thế, mình bảo như mọi khi, đi về, trời mưa rả rích, gọi điện cho em bảo không sang được. Ngày bé thỉnh thoảng mình đọc trộm nhật ký của chị ?o?em Tuấn lại quấy? bố mẹ về muộn? nồi cơm lại bị khê?thế nào cũng bị mắng..?.
    Mỗi lầm sinh nhật, chị lại dẫn mình đi chơi phố mua quà. Mấy năm nay mình lớn rồi, không ở nhà, chị vẫn sang nhà nhét dưới gối mình một cái phong bì trong đó có mấy trăm ngàn đề mấy dòng chữ ?o?em Tuấn yêu quý của chị..? từ khi chị có cháu chiếc phong bì thay bằng dòng chữ ?ocháu Cua yêu quý tặng cậu Tuấn?. Hôm nay chị ra viện, mình đi nói chuyện với em, những gì đã nói, anh sẽ cố gắng làm trọn vẹn..sinh ?" ly - tử - biệt..Mấy hôm nay thằng bé phải đi ở trọ nhà bác, nói với nó mẹ nó đi công tác, mặt nó buồn xịu
    Đêm qua thức trắng với mấy người bạn ngoài quán nước sân ga dưới trời mưa rả rích..
    Đêm nay lại thức một mình..

    ------------------------
    Dấu yêu ơi xin về đây bên tôi..
    Lúc cô đơn tôi chỉ cần em thôi ..
  2. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, qua những mẩu chuyện của Hoàng Đạo Thuý, Tô Hoài, Băng Sơn, Vũ Bằng, Nguyễn Khải... những Cát bụi chân ai, 40 năm nói láo, Thương nhớ 12, Người và cảnh Hà Nội, Chuyện cũ Hà Nội, rồi những Nam Cao, Phạm Duy, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan .. nhiều lắm.. xa quá rồi..Chả biết gì hơn..
    Chúng ta ươm lại hoa, sắc không phai? phố phường Hà Nội xưa yêu dấu.. hình ảnh những anh chiến sĩ tự vệ sao vuông, những chàng trai cô gái ?ocảm tử cho tổ quốc quyết sinh? 44 ngày chiến đấu anh dũng bảo vệ thủ đô?Rồi một ngày ?onăm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về?.. trên lan can những thiếu nữ e lệ vẫy chào.. xa quá rồi..Chả biết gì hơn..
    Những câu chuyện cha mẹ kể.., khi mình sinh ra thì đã hết chiến tranh rồi
    Những em bé Hà Nội ngồi trong chiếc ghế mây, được buộc đằng sao xe đạp, vừa đi vừa ê a: ?oBé bé bồng bông, hai má hồng hồng?.. bé đi sơ tán bế em đi cùng? ghế này có cả loại ghế đôi nữa cơ, có nghĩa là hai em bé cùng ngồi được. Loại ghế đơn thì em bé ngồi lệch một bên giống như các cô gái bi giờ mỗi lần mặc váy ngồi sau xe máy vậy, cho đến ngày mình đi nhà trẻ thì mình vẫn nhớ là chân mình vẫn không chạm tới chỗ đặt chân (chắc cái này là của chị mình). Loại ghế đôi thì hai em bé phải ngồi theo kiểu úp thìa.
    Ngày ấy mẹ mình làm ở Trại Cây (vườn ươm cây giống của Ty nông nghiệp) bây giờ ở Mai Dịch ý, ngày nào cũng đi về mấy chục cây số, mình cũng chả biết nó ở đâu, nhiều lần qua đó hỏi, mà dân ở đó cũng chả biết, hay là thời chiến tranh họ đặt tên cơ quan theo mật danh chăng ? Bố mình thì ở Liên Xô đến năm 1974 mới về, vì vậy bà chị mình hơn mình nhiều tuổi, ông bô đi học để về xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mẹ mình một nách 2 con, đào không biết bao nhiêu cái hầm. Chị mình thì được gửi ngay tại nhà trẻ cơ quan, cứ 3 tiếng các bà mẹ lại sang cho con bú, kể ra thì cũng hay, các em bé đỡ nhớ mẹ hơn. Như bà chị mình sau này đẻ con được 4 tháng đã phải đi làm, nhóc con ở nhà khóc ngằn ngặt vì nhớ mẹ, lại khổ bà ngoại dỗ cháu.
    Sau này có lúc bà bô kể, lúc đầu thì mỗi lần ?ođồng bào chú ý, đồng bào chú ý máy bay Mỹ còn cách Hà Nội 120 km..? thì lại ôm bà chị chạy xuống hầm, vứt cả mâm cơm vừa nấu xong trên nhà, chạy máy xong, lên nhà, con chó nhà hàng xóm đã vọc hết cả mâm cơm.
    Buổi tối thì thắp đèn dầu..
    ------------------------
    Dấu yêu ơi xin về đây bên tôi..
    Lúc cô đơn tôi chỉ cần em thôi ..
  3. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Ngày ấy Hà Nội sống bằng tem phiếu, mua bán xếp hàng khổ lắm. Lúc bà bô chửa mình, mỗi ngày uống 1 cốc bia để dưỡng thai (lúc đó làm chó gì có Frisomum Ma Ma, Abbot Gain có bổ sung Taurin, cơm thì ăn độn mỳ của Liên Xô viện trợ), mình hỏi sao sang thế, có cả bia để uống, bà bô bảo bia đấy thì bi giờ cho lợn nó cũng không uống, lúc ấy bia bán kèm với cái quái gì ý, mình cũng chả nhớ. 9 tháng tuổi đã biết ăn cơm nhão, chẳng bù lũ cháu mình 3 tuổi rưỡi vẫn chưa phải ăn cơm vì chúng nó được nuôi theo giáo trình của Tây.
    Thành phố ngày ấy điêu tàn và u buồn, con người, cảnh vật mang một màu nhợt nhạt. Những đường phố vắng hoe, trưa hè ra rả tiếng ve kêu, những khu đô thị mới mở còn xen lẫn những đồng lúa, những ruộng rau muống. Xe đạp không chiếc nào là không kêu kẽo kẹt. Phụ nữ thì vẫn mặc những chiếc quần lụa đen ống rộng, áo sơ mi thì vẫn sản phẩm của nhà máy dệt 8 -3 , có loại hoa chéo, loại thì màu xanh trứng sáo, đơn giản hơn thì là màu trắng, cổ áo thì vẫn phổ biến cổ cánh sen mà bây giờ thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy các bà già mặc, sau này du nhập thêm kiểu cổ Đức, hai ve nhọn nhọn, tay áo thì có thêm Măng xét. Lại nói về chiếc quần, mình nhớ là nó là quần chun, đúng rồi, mỗi lần cơ quan phân phối đâu mấy mét thì phải, bà bô vẫn cuộn tròn cất trong cái hộp Mứt Tết, chung với lũ kim chỉ. Cái hộp làm bằng bìa phế phẩm màu nâu nâu, thô ráp, bên ngoài là một lớp giấy bồi màu xanh có in hình cành đào, cái vỏ hộp bằng bìa đơn giản vậy mà cũng là một tài sản có giá đấy. Hình như bi giờ nhiều nhà ở Hà Nội vẫn có thói quen đựng kim chỉ khâu vá trong những hộp bánh mứt đã ăn hết, chỉ khác là những cái hộp bi giờ làm bằng sắt tây, được in bằng công nghệ cao rất đẹp màu sắc đa dạng, có lẽ những chiếc hộp này đã gây ấn tượng sâu sắc cho cả một thế hệ, mặc dù ở Siêu thị cũng đã có bán những hộp kim chỉ bằng Plastic trong suốt, nhiều màu, có ngăn có khoang hẳn hoi. Trời ơi, ký ức cứ dồn dập hiện về lại viết lan man, quay lại với chiếc quần một tí, mỗi lần bà bô lên xe là phải lấy chiếc cặp phơi quần áo cặp bớt nó lại, nếu không nó sẽ cuốn vào xích, vì thời ấy xe đạp hiếm có chiếc nào có Gác đờ bu lắm?
    Ông bô là cán bộ nhà nước hẳn hoi nhé, nói nhỏ, có tiêu chuẩn đi làm bằng xe Lada cơ đấy, hi hi, vậy mà cái quần đùi của ông bô có một cái hình gì tròn tròn màu đỏ, lại có cả chữ nghĩa nhằng nhịt nữa, sau này mình mới biết, đấy là vì nguyên thuỷ mảnh vải được đem ra để may quần đùi nó được tận dụng từ vỏ của cái bao tải đựng đường cát của đất nước anh em ?oem ạ Cu Ba ngọt lịm đường ?" mía xanh đồng bãi biếc đồi nương?. Đấy là câu chuyện chiếc quần đùi, còn chiếc quần dài thì sao ? Chiếc quần mà hàng ngày ông bô mặc đi làm, có lần còn đi họp đại biểu hội đồng nhân dân nữa cơ, nó được và một cách rất khéo léo bằng một miếng bao tải đệm phía trong, và chần những đường may chạy theo hình xoắn ốc với các cạnh hình vuông, để dễ hình dung, khi nào các bạn hãy lên một toà Building nào đó, ví dụ tháp Hà Nội chẳng hạn, trên khoảng tẩng 18, bạn đi ra phía cầu thang và nhìn xuống, bạn sẽ thấy những đường may tinh tế như thế nào, thời ấy người ta gọi là tích kê, có lẽ miếng vá trông giống cái tem, cái phiếu mua rau, mua cá..
    ------------------------
    Dấu yêu ơi xin về đây bên tôi..
    Lúc cô đơn tôi chỉ cần em thôi ..
  4. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội đẹp, Hà Nội ngây ngất, Hà Nội run run... hưong hoa sữa nồng nàn, những chiều mưa dông tháng Sáu, tháng Bảy, những hạt mưa xuân, những đêm gió rét,
    EM, phải cảm ơn em, nếu không có tình yêu của em. Thì chắc chả bao giờ anh biết đến, phải hái hoa sữa phơi khô dành tặng một người và có những giao ước mơ mộng : Khi nào mưa thì anh đi đón em?anh cũng chẳng biết được giây phút thành phố lên đèn. Nhờ em và tình yêu của em, anh đã cảm nhận được về Hà Nội quyến rũ.
    Không biết có phải do bản năng của anh đã nhờ em đánh thức và mãnh liệt đến mức cho đến bây giờ anh vẫn cay đắng ? ?o.. anh lãng mạn..quá??
    Từ đó sẽ chẳng còn ai cùng hì hục vượt dốc Bưởi rồi cười khanh khách thích thú thả trôi xe xuống dốc (có lẽ phải mượn chị Gừng chiếc xe đạp thôi)
    Cảm xúc cứ lẫn lộn, tại sao em vẫn còn trong những suy tưởng của anh về Hà Nội,
    Không biết nên viết tiếp về em hay về Hà Nội đây.
    Buồn ngủ quá?
    Chợt nhớ đến thằng em kết nghĩa, 2 cô cậu sáng sáng chở nhau đi học, tối về lượn phố la cà, chiều chiều thì trên tay là kết quả và bảng vị. Buồn cười, con bé đưa cả tiền học phí ra để liên doanh với thằng này. Chúng nó rất hạnh phúc, thật giản dị.
    Ngày đầu tiên mình đi học, lúc này chị đã học đại học rồi, mình không khóc nhè như một số đứa khác, nhưng cũng không đủ can đảm bước vào lớp, cứ níu chặt tay chị, lắc đầu quầy quậy. Chị nhẹ nhàng gỡ tay mình ra rồi khẽ đẩy sau lưng để mình chui vào lớp. Cô giáo, hình ảnh cô giáo già, tóc bạc, có giọng nói lạnh lùng, lúc ấy trông như một hung thần.
    Chị đi học xa, (trường của chị bi giờ nó nằm ở đường Xuân Thuỷ, cái lò đào tạo cử nhân xanh lè ý, có mấy chữ ĐHSP) sáng thứ Hai bố đèo chị lên trường, chiều thứ Bảy bố lại đón chị về. Bố mẹ dành dụm mãi. Mua từng thứ, lúc thì cái khung xe, lúc thì đôi pê đan .. gần một năm sau chiếc xe đạp của chị mới thành hình,nó màu hơi xanh, chấm thêm vàng, lại có tí gỉ sắt nữa, mình nhớ rõ là cái ghi đông tháo từ một chiếc xe Phượng Hoàng nào đó ra, nó mòn lắm rồi, tróc hết mạ. Mình hay đứng ở lan can ngóng chị lắm, khoảng 12h30 là chị về, cũng có những hôm chị về muộn hơn, chủ yếu là phải dắt xe thôi. Chiếc xe hay bị hỏng lắm, mà mình thì bé quá, chả làm được gì, chỉ biết lau xe thôi. Thỉnh thoảng cũng có mấy anh bạn của chị đến chơi, chị lại nhờ các anh sửa giúp, nhưng mà thời đó phụ tùng hiếm lắm, cuối cùng cũng chỉ là giật gấu và vai thôi, chỉ được một hai hôm lại đâu vào đấy.
    Chiếc xe đạp của em cũng vậy, nó đã bị mất phanh trước, sợi dây phanh được cuốn tròn vắt trên khung xe, má phanh đã mất cả hai bên, còn trơ ra mỗi cái càng nhôm?
    Bố mẹ đi làm, tối mới về, hai chị em đi đong gạo. Hà Nội thời ấy không có nhiều Phở - Miến - Mỳ - Cháo ?" Bún ?" Bánh Mỳ - Xôi Nóng hàng quà sáng như bây giờ, những món kể trên thực là những thứ quà xa xỉ mà chỉ có khi nào ốm hoặc đột xuất có vụ gì hệ trọng mới được ăn thôi. Hàng ngày mẹ dậy từ 4h sáng, nấu cơm, dọn mâm bát đàng hoàng như bi giờ mình ăn cơm tối vậy, hoặc cơm nguội từ hôm qua, đem đảo lại với tí tóp mỡ gọi là cơm rang, kể ra thì cũng là quý tộc lắm rồi. Ăn cơm xong, trời vẫn còn tờ mờ, mình lẽo đẽo đi theo chị ra cửa hàng gạo, cửa hàng gạo cách nhà khoảng 7 ?" 800m, ngày ấy sao mà xa thế, mình kêu mỏi chân, thế là chị lại phải bế mình, mà chị thì gầy lắm, cho đến lúc chị lấy chồng mà hai cái xương quai xanh vẫn nhô ra, mình nhớ là chị còn phải ngậm bông để chụp ảnh nữa. Ồ cửa hàng gạo đông quá, mình dậy sớm thế mà người ta còn dậy sớm hơn, Mình la cà chơi ở ngoài vỉa hè, chị vào làm thủ tục hành chính, lâu lâu mình lại chạy vào ngó. Bình thường thì mình đợi rất lâu cơ,nhưng cũng có hôm đợi một chút rồi ra ngay. Sau này mình mới biết, chị mình có một chị bạn học cùng lớp, hàng ngày vẫn bán cá ở chợ, mặt mũi đen nhẻm, bây giờ thỉnh thoảng mình vẫn gặp bà ấy, mặt mũi vẫn đen như vậy, cái mồm chửi bậy xoen xoét, động một tí là đào mả cha tất cả họ hàng mấy đời nhà chúng nó lên thì có phần lão luyện hơn xưa. Hôm nào đi đong gạo mà gặp bà này thì thế nào cũng chen được vào trước. Mua thịt cũng vậy, nào là mũ cối, bao tải rách, mảnh ni lon, vài hòn gạch ?. Bà ấy vẫn chỉ vào một viên gạch nào đó và bảo : đấy, mày lấy viên này, tao vừa xếp ba bốn viên ở đấy. Đến chiều, mình được chị cho ngồi lên xe đạp chở ra cửa hàng gạo, mình được giao nhiệm vụ cao cả là ngồi trông mấy bao gạo, Chị dặn, ngồi yên ở đây, không được chạy đi đâu nha, có gì thì chạy ra kia gọi chị Thu. Ôi trời, bi giờ mình mới nhớ là chiếc xe đạp của chị nó không có chân chống. Một tay chị giữ ghi đông, tựa chiếc xe vào mạng sườn, tay còn lại ráng sức lôi một bao gạo lên, thân hình chị xiêu vẹo, môi mím chặt. Mình lon ton chạy ra đỡ thì chị quát : lui ra, rơi vào người bi giờ, thế là bao gạo lại trượt xuống đất. Loay hoay mấy phút thì cái bao gạo cũng nằm yên vị trên poóc pa ga. Phải đi lại mấy lượt thì mới lôi hết chỗ gạo đó về, thích nhất là lượt cuối cùng, mình được ngồi chễm chệ trên bao gạo để chị thồ về.
    Hà Nội, mặt trận nông nghiệp hàng đầu của cả nước, xứng đáng đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế cả nước đi lên. Nhà nhà tăng gia, người người tăng gia
    ------------------------
    Dấu yêu ơi xin về đây bên tôi..
    Lúc cô đơn tôi chỉ cần em thôi ..
  5. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Thanks to strongmen222
    Ngày xưa còn nhỏ ngày xưa
    Tôi đeo khách bạc lên chùa dâng nhang
    Lòng vui quần áo xêng xang
    Tay cầm hương nến đình vàng mới mua
    Chị tôi vào lễ trong chùa
    Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
    ?oLòng thành lễ vật đầu niên
    Cầu cho tiểu được ngoài Giêng đắc chồng?
    Chị tôi hai má đỏ hồng
    Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
    Tam quan mái ngói chị ngồi
    Chị nghe đoán quẻ, chị cười luôn luôn
    Quẻ Thần mắt thánh mà khôn
    Số này chồng đắt mà con cũng nhiều
    Chị tôi nay đã xế chiều
    Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
    Hằng năm tôi đi lễ chùa
    Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
    Chị ơi thấy vắng trong hồn
    Ít nhiều hương phấn khi còn thơ ngây
    Chân đi đếm tiếng chuông chùa
    Tôi ngờ năm tháng ngày xưa trở về
    CHUOI Group.,INC
    ------------------------
    Dấu yêu ơi xin về đây bên tôi..
    Lúc cô đơn tôi chỉ cần em thôi ..
  6. strongmen222

    strongmen222 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thực sự bác viết Hà Nội hay quá !. Nó hoàn toàn giống với những gì mà tôi đã trải qua với Hà Nội.Tôi được sinh ra vào đúng năm đất nước mình được hoàn toàn độc lập và cũng có lẽ trải qua khoảng 13-14 năm gì đó dưới thời bao cấp. Đúng là thời đó nghèo và khó khăn nhưng có rất nhiều kỷ niệm mà tất cả những ai hiện tuổi khoảng 26-27 đều coi đó là những khoảnh khắc đẹp nhất trong đời.
    Rất mong bác X31 tiếp tục với dòng cảm xúc của mình để anh em trên mạng có điều kiện được nhớ về Hà Nội thời chưa xa nhưng cũng không bao giờ có thể gặp lại nữa.

Chia sẻ trang này