1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chia sẻ cảm nghĩ/giới thiệu về những quyển sách mà bạn đã đọc or nghe nhắc đến

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi teady_bear, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoivatoi

    hanoivatoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Anh cho cô mượn, tối thứ sáu này anh sẽ đem ra. Còn mấy quyển khoa học viễn tưởng thì anh không có. Em giữ sách cho anh cẩn thận, anh thỉnh thoảng hay đọc lại đoạn nào đó. Ví dụ hôm nay xem lại Hai Số Phận thì thấy đoạn miêu tả sơ sơ về số phận Ba Lan hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai khá hay. nếu các tác giả đượng đại Mỹ nhìn nhận Ba Lan như vậy thì có thể hiểu nhân dân Mỹ nhìn Việt Nam thế nào
    [/quote]
    Cám ơn đại ca nhiều, thế anh có truyện kinh dị Việt Nam cho em mượn luôn đi, có Liêu trai không anh, em hay ở nhà một mình nên đọc cho nó phê
  2. Coco

    Coco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Bác Nguoicuoicung thân mến! Được đàm thoại với bác quả là vinh hạnh với đối với tôi, một bậc "tài danh" trên diễn đàn Văn học và Thảo Luận, một giọng văn độc đáo đã từng nhiều phen khiến quần hùng xôn xao, khiến TTVN một phen đóng cửa. Hơn thế nữa, với cái nick Latrung, bác thẳng thắn hơn về chính trị khi ngồi đàm đạo cùng những người mà bác cho là "kẻ sĩ thời nay", ví dụ như LCQ chẳng hạn. Những bài viết của bác không khó nhận ra khi bác không thể nào tránh viết về các chủ đề mà từ lâu đã bị coi là "vi phạm quy định và nội quy của Mạng TTVN về nội dung bài viết...", bác ví von chuyện nước Ngô nước Sở để ám chỉ Tổ Quốc của chúng ta, rồi cái kết luận mà Bác đưa ra là ... phải phá bỏ tất cả, phải làm lại từ đầu, thậm chí để bổ sung cho tập hợp kiến thức của mình, bác đã làm vài chuyến "thực tế" tới lăng chúa Trịnh, lên Tây Bắc (nơi " người dân chưa bao giờ nhìn thấy xà phòng hay mì chính"-lời văn của NCC hay X31??),... tìm "hướng giải quyết thời cuộc", rồi bác phẫn uất lên án "bọn người vô lương tâm" tiếp đón bà con già làng trưởng bản ở Tây Nguyên như "tiếp con chó", bác hùng hồn lắm, thời kỳ này bác không còn lấy nick "black" La trung nữa, bác là NCC với những bài viết bình luận về thể thao, hay và đẹp, tuy nhiên đánh máy sai nhiều lỗi chính tả. Bác khoe khoang về sách vở, về những cái Bác đã đọc, nhưng thưa bác, người ta chỉ đánh giá người đọc sách ở cái họ lưu lại được cái gì trong óc sau khi đọc xong một tác phẩm, và hễ hiện thực sau này có việc gì đó lặp lại "như trong tiểu thuyết" - điều này có thực, không ai phản đối chứ?- thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể làm khác các nhân vật trong truyện đó được. Giống như tôi, khi một người hỏi tôi: Anh là ai? Tôi là Gió. Ngọn gió lang thang và phóng khoáng. Rồi tôi hỏi lại: Thế còn em? Và tôi cầu mong cô ấy đừng nói gì khác ngoài câu: Em á? Em là Heo may. Đơn giản vậy thôi, nhưng thật đẹp. Bác kể cho tôi nghe những tác giả kinh điển của thế giới, để làm gì đâu, tôi đâu có học được ở họ điều gì, và để hiểu một tác giả thì phải mất cả đời người chứ không đơn giản chỉ đọc một vài tác phẩm của họ. Bác đọc nhiều vị tất bác đã hiểu hết các tác phẩm, và vị tất bác đã có kiến thức hơn người? Thưa bác, nói bác làm chứng cho, thế hệ bây giờ họ lãng quên những nhà văn Xô Viết, những tác giả mà không ai có thể đặt họ ra ngoài "Những ngôi sao bất tử của Văn học thế giới", họ là ai, họ là Đốt, là Maiacốp x ki, là Pau x tốp ki, là Ra Xun Gam da tốp,... mà họ đặt vấn đề nặng nề hơn, màu mè hơn với Freud, Jung, Milan Kundera, Kafka,... và nói những vấn đề đơn giản dưới góc độ triết văn thành phức tạp và khó hiểu. Nói thật tôi không nghe được những kiểu nói chuyện ấy, kiểu đặt câu và dùng từ ngữ của họ. Hãy là mình, hãy là chính mình, như kiểu "Đa ghét x tan của tôi" ý, hay như chị Minh Hạnh nói: "Thời trang đơn giản, chính là Bạn".
    Tôi sống có quan điểm sống của riêng tôi, và tôi đọc những cái gì tôi cho là cần thiết cho cuộc sống cá nhân chứ không phải chạy theo những thị hiếu của những người xung quanh. Tôi đọc "Phong nhũ phì đồn", Đàn hương hình nhưng không đọc Cây tỏi nổi giận, Rừng Xanh lá đỏ, tại vì không thích đi sâu vào tác giả, tôi thích nhìn tác phẩm hơn, nó như một bức tranh, một bộ phim nhiều tập, với các tình tiết và các nhân vật,.. tôi thích điều đó.
    Hay đơn giản hơn, tiểu thuyết trinh thám của Agatha ám ảnh tôi và tôi thấy những chuyện như từ đầu thế kỷ 20 tới bây giờ vẫn mới, vẫn hiện thực và vẫn tồn tại. Tôi thích óc tưởng tượng củat Bà, và bạn biết không, bà là một người vợ tốt nữa đấy.
    Ai đọc truyện mà không từng yêu thích nhân vật, có thể ước ao là chính họ hoặc ấp mộng chiếm đoạt họ. Họ nhìn ra xung quanh, cố nặn ra một "nàng Toboxo xinh đẹp" để mà so sánh, bình phẩm, mê hoặc,... ấy là cái đẹp nhất mà văn học có thể mang đến cho chúng ta.
    Bác NCC ạ, nói hơi dài chút, nhưng sáng ra nghe bài của bác thấy lòng không thoải mái, viết chút cho vui, cho anh em hiểu nhau. Mong sớm được gặp bác. Thân
  3. Coco

    Coco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Bác Nguoicuoicung thân mến! Được đàm thoại với bác quả là vinh hạnh với đối với tôi, một bậc "tài danh" trên diễn đàn Văn học và Thảo Luận, một giọng văn độc đáo đã từng nhiều phen khiến quần hùng xôn xao, khiến TTVN một phen đóng cửa. Hơn thế nữa, với cái nick Latrung, bác thẳng thắn hơn về chính trị khi ngồi đàm đạo cùng những người mà bác cho là "kẻ sĩ thời nay", ví dụ như LCQ chẳng hạn. Những bài viết của bác không khó nhận ra khi bác không thể nào tránh viết về các chủ đề mà từ lâu đã bị coi là "vi phạm quy định và nội quy của Mạng TTVN về nội dung bài viết...", bác ví von chuyện nước Ngô nước Sở để ám chỉ Tổ Quốc của chúng ta, rồi cái kết luận mà Bác đưa ra là ... phải phá bỏ tất cả, phải làm lại từ đầu, thậm chí để bổ sung cho tập hợp kiến thức của mình, bác đã làm vài chuyến "thực tế" tới lăng chúa Trịnh, lên Tây Bắc (nơi " người dân chưa bao giờ nhìn thấy xà phòng hay mì chính"-lời văn của NCC hay X31??),... tìm "hướng giải quyết thời cuộc", rồi bác phẫn uất lên án "bọn người vô lương tâm" tiếp đón bà con già làng trưởng bản ở Tây Nguyên như "tiếp con chó", bác hùng hồn lắm, thời kỳ này bác không còn lấy nick "black" La trung nữa, bác là NCC với những bài viết bình luận về thể thao, hay và đẹp, tuy nhiên đánh máy sai nhiều lỗi chính tả. Bác khoe khoang về sách vở, về những cái Bác đã đọc, nhưng thưa bác, người ta chỉ đánh giá người đọc sách ở cái họ lưu lại được cái gì trong óc sau khi đọc xong một tác phẩm, và hễ hiện thực sau này có việc gì đó lặp lại "như trong tiểu thuyết" - điều này có thực, không ai phản đối chứ?- thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể làm khác các nhân vật trong truyện đó được. Giống như tôi, khi một người hỏi tôi: Anh là ai? Tôi là Gió. Ngọn gió lang thang và phóng khoáng. Rồi tôi hỏi lại: Thế còn em? Và tôi cầu mong cô ấy đừng nói gì khác ngoài câu: Em á? Em là Heo may. Đơn giản vậy thôi, nhưng thật đẹp. Bác kể cho tôi nghe những tác giả kinh điển của thế giới, để làm gì đâu, tôi đâu có học được ở họ điều gì, và để hiểu một tác giả thì phải mất cả đời người chứ không đơn giản chỉ đọc một vài tác phẩm của họ. Bác đọc nhiều vị tất bác đã hiểu hết các tác phẩm, và vị tất bác đã có kiến thức hơn người? Thưa bác, nói bác làm chứng cho, thế hệ bây giờ họ lãng quên những nhà văn Xô Viết, những tác giả mà không ai có thể đặt họ ra ngoài "Những ngôi sao bất tử của Văn học thế giới", họ là ai, họ là Đốt, là Maiacốp x ki, là Pau x tốp ki, là Ra Xun Gam da tốp,... mà họ đặt vấn đề nặng nề hơn, màu mè hơn với Freud, Jung, Milan Kundera, Kafka,... và nói những vấn đề đơn giản dưới góc độ triết văn thành phức tạp và khó hiểu. Nói thật tôi không nghe được những kiểu nói chuyện ấy, kiểu đặt câu và dùng từ ngữ của họ. Hãy là mình, hãy là chính mình, như kiểu "Đa ghét x tan của tôi" ý, hay như chị Minh Hạnh nói: "Thời trang đơn giản, chính là Bạn".
    Tôi sống có quan điểm sống của riêng tôi, và tôi đọc những cái gì tôi cho là cần thiết cho cuộc sống cá nhân chứ không phải chạy theo những thị hiếu của những người xung quanh. Tôi đọc "Phong nhũ phì đồn", Đàn hương hình nhưng không đọc Cây tỏi nổi giận, Rừng Xanh lá đỏ, tại vì không thích đi sâu vào tác giả, tôi thích nhìn tác phẩm hơn, nó như một bức tranh, một bộ phim nhiều tập, với các tình tiết và các nhân vật,.. tôi thích điều đó.
    Hay đơn giản hơn, tiểu thuyết trinh thám của Agatha ám ảnh tôi và tôi thấy những chuyện như từ đầu thế kỷ 20 tới bây giờ vẫn mới, vẫn hiện thực và vẫn tồn tại. Tôi thích óc tưởng tượng củat Bà, và bạn biết không, bà là một người vợ tốt nữa đấy.
    Ai đọc truyện mà không từng yêu thích nhân vật, có thể ước ao là chính họ hoặc ấp mộng chiếm đoạt họ. Họ nhìn ra xung quanh, cố nặn ra một "nàng Toboxo xinh đẹp" để mà so sánh, bình phẩm, mê hoặc,... ấy là cái đẹp nhất mà văn học có thể mang đến cho chúng ta.
    Bác NCC ạ, nói hơi dài chút, nhưng sáng ra nghe bài của bác thấy lòng không thoải mái, viết chút cho vui, cho anh em hiểu nhau. Mong sớm được gặp bác. Thân
  4. Blue_touches_blue

    Blue_touches_blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nhìn chung thanh niên Việt nam khá tài năng trong việc thẩm thấu những tác giả có lối văn phong triết lý sâu xa. Anh đọc MIlan Kundera, Kafa, Macquet thậm chí cả Băn Dac lẫn Tagore hay Cao Hành Kiện mà chả hiểu tí mị nào hết. Nhìn những văn nhân bình luận về họ ở Văn Học mà phát thèm, đến nỗi hoài nghi ghen tị nghĩ không biết họ có hiểu thật không?[/QUOTE]
    Trong tất cả những cái tên mà bác nêu có lẽ chỉ có cách viết của Milan Kundera là thực sự khó "tiêu hoá" nhất. Kiểu viết của nhân vật này vô cùng lạ lùng, nhất là những tác phẩm càng về sau. Có một điểm "dị biệt" rõ nét nhất trong hầu hết các tác phẩm của Milan chính là cách cấu trúc và hành văn chẳng giống ai. Tiểu thuyết của Milan gần như không có khởi đầu mà cũng chẳng có kết thúc, điều này khác hẳn với những "quy luật" sáng tạo thông thường. Ông này có vẻ thích dẫn dắt người đọc vào những "ngõ cụt" để rồi chứng minh điều ngược lại, liên tục tạo ra những "hụt hẫng", những chi tiết "từ trên trời rơi xuống", những thứ khiến người ta phải hoài nghi về tính logic của tác phẩm. Sự logic và những phát hiện đôi khi lại nằm trong chính những cái "phi logic" đó. Có lẽ khi đã quen hơn với kiểu tư duy "không bình thường" này người ta mới bắt đầu cảm thấy thú vị! Công bằng mà nói thì khó mà có thể hiểu được trọn vẹn toàn bộ tác phẩm vì tính phân đoạn, chia nhỏ cũng như cấu trúc cục bộ của nó, "Sự Bất Tử" là 1 điển hình.
    Người ta có thể dễ dàng phán rằng cuốn sách này có "cốt" hay, cuốn sách kia kết thúc có hậu hoặc không có hậu. Người ta có thể kể một cách dễ dàng, rành mạch nội dung cũng như chi tiết của một tác phẩm nào đó bởi tính "dễ nhớ", dễ liên tưởng, tính "bất thành văn", có trước, có sau...của nó nhưng với Milan Kundera thì không. Nếu như "không gian" trong những tác phẩm khác có 3 chiều thì chúng ta nên hình dung thêm một chiều nữa khi đọc Milan Kundera: chiều tự suy và chiêm nghiệm. Để hài lòng với toàn bộ hay trọn vẹn một tác phẩm nào đó của Milan là điều không tưởng bởi chỉ đơn giản là người ta không thể sống nhiều cuộc sống, không thể "biết" những thứ chưa bao giờ biết đến, không thể suy nghĩ và cảm nhận theo cách của người khác, không thể coi là bình thường những thứ bất thường và không thể cụ thể hoá những vấn đề mà trạng thái của nó vĩnh viễn thuộc về "siêu hình". Điều này cũng giống như tính hữu hạn trong sự trải nghiệm và thấu hiểu của tất cả chúng ta vậy.
    Milan không phải là thánh, cũng không phải là một nhà phân tâm học thuần tuý như Sigmund Freud để có thể "đi guốc trong bụng" người khác nhưng có một điều, một điều rất chắc chắn là: người ta sẽ phải ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc trước khả năng "tiệm cận" tới nội tại, những gì nằm trong sâu thẳm, thuộc "khu vườn cấm" của tất cả chúng ta. Tất nhiên là trước tiên chúng ta phải "đọc" những gì mà "nhân vật" này viết đã!
    Tạm thời thế đã, nhể!
    Được Blue_touches_blue sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 16/04/2004
  5. Blue_touches_blue

    Blue_touches_blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nhìn chung thanh niên Việt nam khá tài năng trong việc thẩm thấu những tác giả có lối văn phong triết lý sâu xa. Anh đọc MIlan Kundera, Kafa, Macquet thậm chí cả Băn Dac lẫn Tagore hay Cao Hành Kiện mà chả hiểu tí mị nào hết. Nhìn những văn nhân bình luận về họ ở Văn Học mà phát thèm, đến nỗi hoài nghi ghen tị nghĩ không biết họ có hiểu thật không?[/QUOTE]
    Trong tất cả những cái tên mà bác nêu có lẽ chỉ có cách viết của Milan Kundera là thực sự khó "tiêu hoá" nhất. Kiểu viết của nhân vật này vô cùng lạ lùng, nhất là những tác phẩm càng về sau. Có một điểm "dị biệt" rõ nét nhất trong hầu hết các tác phẩm của Milan chính là cách cấu trúc và hành văn chẳng giống ai. Tiểu thuyết của Milan gần như không có khởi đầu mà cũng chẳng có kết thúc, điều này khác hẳn với những "quy luật" sáng tạo thông thường. Ông này có vẻ thích dẫn dắt người đọc vào những "ngõ cụt" để rồi chứng minh điều ngược lại, liên tục tạo ra những "hụt hẫng", những chi tiết "từ trên trời rơi xuống", những thứ khiến người ta phải hoài nghi về tính logic của tác phẩm. Sự logic và những phát hiện đôi khi lại nằm trong chính những cái "phi logic" đó. Có lẽ khi đã quen hơn với kiểu tư duy "không bình thường" này người ta mới bắt đầu cảm thấy thú vị! Công bằng mà nói thì khó mà có thể hiểu được trọn vẹn toàn bộ tác phẩm vì tính phân đoạn, chia nhỏ cũng như cấu trúc cục bộ của nó, "Sự Bất Tử" là 1 điển hình.
    Người ta có thể dễ dàng phán rằng cuốn sách này có "cốt" hay, cuốn sách kia kết thúc có hậu hoặc không có hậu. Người ta có thể kể một cách dễ dàng, rành mạch nội dung cũng như chi tiết của một tác phẩm nào đó bởi tính "dễ nhớ", dễ liên tưởng, tính "bất thành văn", có trước, có sau...của nó nhưng với Milan Kundera thì không. Nếu như "không gian" trong những tác phẩm khác có 3 chiều thì chúng ta nên hình dung thêm một chiều nữa khi đọc Milan Kundera: chiều tự suy và chiêm nghiệm. Để hài lòng với toàn bộ hay trọn vẹn một tác phẩm nào đó của Milan là điều không tưởng bởi chỉ đơn giản là người ta không thể sống nhiều cuộc sống, không thể "biết" những thứ chưa bao giờ biết đến, không thể suy nghĩ và cảm nhận theo cách của người khác, không thể coi là bình thường những thứ bất thường và không thể cụ thể hoá những vấn đề mà trạng thái của nó vĩnh viễn thuộc về "siêu hình". Điều này cũng giống như tính hữu hạn trong sự trải nghiệm và thấu hiểu của tất cả chúng ta vậy.
    Milan không phải là thánh, cũng không phải là một nhà phân tâm học thuần tuý như Sigmund Freud để có thể "đi guốc trong bụng" người khác nhưng có một điều, một điều rất chắc chắn là: người ta sẽ phải ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc trước khả năng "tiệm cận" tới nội tại, những gì nằm trong sâu thẳm, thuộc "khu vườn cấm" của tất cả chúng ta. Tất nhiên là trước tiên chúng ta phải "đọc" những gì mà "nhân vật" này viết đã!
    Tạm thời thế đã, nhể!
    Được Blue_touches_blue sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 16/04/2004
  6. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Blue_touches_blue ,
    Đọc bài bạn bàn luận về Milan Kundera, tôi có góp ý nhỏ thế này: khi nhấc tới tác giả phương tây, thì hoặc là viết cả họ cả tên (Milan Kundera) hoậc là họ (Kundera). Bạn viết tên không như vậy gây cảm giác hoặc là bạn rất thân với tác giả, bằng vai phải lứa với họ nên mới thân mật như thế, hoặc là bạn ...mất lịch sự .
    Vài dòng góp ý nhỏ, mong bạn không phật lòng. Còn về Kundera, tôi đã nghe bàn loạn nhiều nhưng cũng mới chỉ đọc Cuộc sống không ở đây, nên không dám nói nhiều.
    Chúc vui,
    hungarian_dance
  7. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Blue_touches_blue ,
    Đọc bài bạn bàn luận về Milan Kundera, tôi có góp ý nhỏ thế này: khi nhấc tới tác giả phương tây, thì hoặc là viết cả họ cả tên (Milan Kundera) hoậc là họ (Kundera). Bạn viết tên không như vậy gây cảm giác hoặc là bạn rất thân với tác giả, bằng vai phải lứa với họ nên mới thân mật như thế, hoặc là bạn ...mất lịch sự .
    Vài dòng góp ý nhỏ, mong bạn không phật lòng. Còn về Kundera, tôi đã nghe bàn loạn nhiều nhưng cũng mới chỉ đọc Cuộc sống không ở đây, nên không dám nói nhiều.
    Chúc vui,
    hungarian_dance
  8. Blue_touches_blue

    Blue_touches_blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Chuyện nhỏ, cảm ơn nhiều nhé! Hy vọng không có ai nhầm lẫn giữa Milan (Milan Kundera) và Milan (AC Milan),
    Được Blue_touches_blue sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 16/04/2004
  9. Blue_touches_blue

    Blue_touches_blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Chuyện nhỏ, cảm ơn nhiều nhé! Hy vọng không có ai nhầm lẫn giữa Milan (Milan Kundera) và Milan (AC Milan),
    Được Blue_touches_blue sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 16/04/2004
  10. De

    De Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    4.688
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, vote cho bác Coco 5 *. Cái quan trọng nhất là cách đọc sách.

Chia sẻ trang này