1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chia sẻ kinh nghiệm IELTS (tiếp)

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi soleil2210, 28/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thử xem mấy link này có down được sách của Sam Mccarter ko nhé, mình tìm mãi chỉ đuợc thế này thôi
    http://rapidlibrary.com/index.php?q=a+book+for+ielts
    Trang này nhiều sách ielts lắm, down free, chỉ tội hơi nặng thôi (có đủ của Sam Mccarter đấy)
    @enrorios: Ok, hôm nào e và chị 6_13 trà đạo với chị tiếp nhé, đợi thi HK xong đã, năm nay trường Ams thi rõ muộn giáng sinh mà vẫn ở nhà ôn bài đây
  2. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    http://www.4englishexams.com/english-test/ielts/preparation/free-cambridge-ielts-books.htm
    Download Cam Books
  3. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy có mấy bài viết này trên forum.ctu.edu.vn hay quá nên copy về cho cả nhà cùng đọc (trích từ bài của bạn tinhcuoimayngan). Chúc mọi nguời thi điểm cao
    A. Phần nghe (listening):
    Cấu trúc:
    Phần thi nghe kéo dài khỏang 30'' gồm 20'' nghe và trả lời 40 câu hỏi + 10'' chuyển câu trả lời vào Answer sheet
    Có 4 section, chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Độ khó tăng dần theo từng section
    Sau đây là 1 vài tip dành cho bạn:
    * 30/40 câu trả lời đúng là một điểm số cao, tuy nhiên, với khỏang 27, 28 câu đúng bạn cũng có được số điểm không tồi ở phần nghe. Để có thể làm phần thi nghe hiệu quả, bạn nên ghi ngay câu trả lời vào booklet ngay khi bạn nghe chúng. Chờ đợi có thể sẽ làm bạn quên đáp án ngay sau đó và không có cơ hội nghe lại lần thứ 2.
    * Trước khi nghe từng section, bạn sẽ có thời gian rất ngắn để đọc qua nội dung các câu hỏi trong section đó. Đừng cố đọc để hiểu từng câu, từng chữ, như thế sẽ rất phí phạm thời gian. Và khi không có câu trả lời, bạn cứ mạnh dạn bỏ qua và tập trung vào câu hỏi kế tiếp.
    * Một lưu ý nữa là cuối mỗi section, bạn có 30s để kiểm tra lại và 30s để đọc section kế tiếp. Bạn hãy tận dụng tòan bộ 1'' đó để đọc section tiếp theo, khi thi, bạn sẽ thấy mẹo này rất có ích. Đơn giản chỉ vì khi bỏ lỡ câu hỏi nào đó ở section trước, dẫu bạn có vắt óc nhớ lại thì tớ cá là bạn sẽ chỉ nhớ lóang thóang mà thôi, không thể nào có câu trả lời chính xác được.
    * Có 1 lí do bạn không nên bỏ qua yêu cầu đề: Nó sẽ là kim chỉ nam cho bạn. Nếu gặp các yêu cầu như:NO MORE THAN THREE WORDS, chắc chắn sẽ có ít nhất 1 câu bạn phải viết 3 từ. Nếu trong answer sheet không thấy câu nào có 3 từ, bạn cần xem lại.
    * Fee: $ ____
    Nếu bạn ghi "$125", theo cách của thầy tớ thì, "Sorry, you die!" Laughing . Vì đã có sẵn "$" ở booklet rồi mà. Vì vậy câu trả lời chỉ cần "125" là đủ. Bạn cũng nên chú ý cách ghi giá tiền nữa nhé.
    * Bạn cũng đừng nên xem thường các biểu đồ, hay hình vẽ vì nhiều khi bạn có ngay đáp án khi dựa vào chúng.
    * Khi gặp câu hỏi có hình ảnh, hãy quan sát thật nhanh và tìm điểm khác nhau giữa chúng để có thể định dạng sẵn trong đầu bạn.
    * Bạn có thể viết tắt câu trả lời trong booklet, như thế sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn là sau đó, bạn có thể hiểu được bạn đã viết gì để ghi vào answer sheet. Và lúc này thì đừng viết tắt.
    Theo thầy tớ thì đừng viết tắt trong answer sheet dù cho chúng được chấp nhận như đơn vị đo (kg, m...) hay ngày tháng (Feb, Wed). Nếu bạn viết tắt, tốt nhất là đừng quên dấu chấm (.) ở cuối. vd: Feb.
    * Khi gặp các câu hỏi mà người ta đánh vần tên hay đọc từng số cho bạn viết, chắc chắn là bạn PHẢI TRẢ LỜI ĐÚNG 100%. Đó là câu ăn điểm rất dễ dàng. Cần phân biệt sự khác nhau giữa cách đọc số điện thọai của người Anh & Mỹ, cách đọc số 0...
    * Chú ý các danh từ riêng cần phải viết hoa, nếu không, bạn cũng sẽ không được điểm dù bạn ghi đúng đáp án.
    Nếu bạn gặp phải câu hỏi thế này:
    _____ is not avalaible at the moment.
    Câu trả lời khôn ngoan là viết hoa chữ cái đầu tiên của từ cần điền. Lí do: Ở đầu câu.
    Nhưng cũng đừng viết hoa những gì không cần thiết vì rất mất thời gian. Vd: Đáp án là "Ice cream" thì đừng viết "ICE CREAM"
    * Chữ viết của bạn cũng cần rõ ràng, nếu không giám khảo sẽ dễ nhầm lẫn. Và nếu không đọc được, người ta sẽ thẳng tay đánh dấu x ở câu đó.
    * Khi bắt đầu các lecture, thông thường người nói sẽ đề cập đến bố cục trước. Và lúc này thì bảng từ vựng IELTS mà tớ đã nhắc đến trong bài viết hôm qua sẽ được sử dụng trong phần nghe. Nó cũng giúp bạn theo dõi xem người ta đã chuyển tới câu hỏi nào.
    * Chú ý các danh từ số nhiều (thêm "s", "es"), nhiều trường hợp bạn chỉ mải lo nghe từ còn thiếu mà quên mất chúng ở dạng số nhiều -> Không có điểm.
    * Điều quan trọng không kém: Đừng bỏ trống bất cứ câu nào, nếu không biết, cứ đóan đại (dĩ nhiên là phải đúng ngữ pháp). Biết đâu may mắn mỉm cười với bạn thì sao?
    Nguồn: GV ACET
  4. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Đọc - kĩ năng không dễ
    Trong cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì đọc được đánh giá là kĩ năng rất khó phát triển và thường lên rất chậm, trong khi 3 kĩ năng còn lại rất nhanh tăng tiến nếu chịu khó luyện tập thêm. Các kì thi IELTS gần đây ở Hà Nội được các thí sinh đánh giá là bài đọc đang khó dần lên trong khi bài nghe bình thường, thậm chí là dễ nếu những ngày thi đặc biệt gộp cả hai hệ General và Academic (tiếng Anh Thông dụng và Học thuật). Rất nhiều bạn nói rằng sợ nhất môn đọc và ngại làm bài đọc. Quả thực với 3 phần (sections), 40 câu hỏi làm trong vòng 60 phút kể cả thời gian chuyển câu trả lời vào bảng đáp án là rất mệt. Cảm giác làm bài đọc xong bao giờ cũng là bải hoải đầu óc. Khi đọc, không có cách nào khác phải hết sức tập trung ?oscan and skim? (đọc lướt và duyệt nhanh) toàn bài để tìm ra đáp án cho câu hỏi. Mấu chốt của bài đọc IELTS là bạn có thể không cần hiểu, thậm chí hoàn toàn không hiểu bài nói về cái gì, miễn là bạn dựa vào ngữ pháp và những từ khóa (key words) để chọn câu trả lời đúng. Nhiều bạn khi luyện tập ra sức tìm nghĩa các từ mới và học thuộc, nhưng như vậy là sai lầm và mất rất nhiều thời gian. Hãy đọc câu hỏi và xác định đúng khoảng nào trong bài có chứa thông tin cần biết, chỉ đọc chỗ đó và tìm ra đích xác cái cần tìm, sau đó bỏ ngay. Đọc bài thi IELTS không thể đặt mục tiêu đọc hiểu thực, cách làm bài không yêu cầu bạn hiểu toàn bộ, mà yêu cầu bạn tìm ra những từ, những ý đúng hoặc không có trong bài. Nguồn bayvut.com
    B. Phần đọc (reading):
    Cấu trúc:
    Bạn phải hòan thành 40 câu hỏi trong vòng 60'' với 3 đọan text. Các dạng câu hỏi cũng rất đa dạng: trắc nghiệm, đúng/sai/không đề cập, hòan chỉnh đọan văn tóm tắt, đặt đầu đề cho các paragraph...
    Có thể bạn sẽ cảm thấy rắc rối khi đọc bài viết này của tớ, chỉ vì tớ nhớ gì thì viết nấy thôi. Nhưng khi bạn luyện đề, dần dần những kĩ năng này sẽ trở nên quen thuộc và có 1 số sẽ trở thành của bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm được 1 vài điều có ích trong bài này để bổ sung vào chiến thuật của mình:
    * Đầu tiên, bạn hãy tự mình phân thời gian 20''/mỗi bài text. Khi đã hết 20'' mà bài text đầu tiên vẫn còn 1 số câu chưa xong, bạn HÃY BỎ QUA và nhảy sang bài text thứ 2. Đừng nấn ná dù chỉ 4-5'', nếu không bạn sẽ không thể nào hòan thành toàn bộ bài thi. Khi nào đã xong bài text thứ 3, còn dư thời gian, hãy quay lại những câu bí.
    * Khác với phần nghe, bạn không có thêm thời gian để chuyển câu trả lời vào answer sheet. Vì vậy hãy ghi thẳng vào answer sheet khi bạn có đáp án, đừng ghi vào booklet.
    * Đừng bao giờ bỏ thời gian đọc tòan bộ 3 đọan text (dù chỉ lướt qua 1-2 phút) mà hãy chú ý đến tựa đề, hình ảnh, biểu đồ.
    * Đọc kĩ yêu cầu đề. Chúng ta thường tự qui ước "True" là "Yes" hoặc "T", "False" là "No" hoặc "F" và thói quen đó cũng được áp dụng vào bài thi dù đề yêu cầu rõ ràng bạn phải ghi "True/False/Not given". Cũng nên chú ý đề IELTS có phần "match headings" với thứ tự các heading thường là các số La Mã (i, ii, iii...) hoặc chữ in hoa (A, B, C...). Nếu bạn ghi số thường (1,2,3...) hoặc chữ thường (a, b, c) câu trả lời sẽ không được chấp nhận.
    * Khi gặp dạng "match headings", bạn đừng đọc toàn bộ từng paragraph mà hãy đọc câu chủ đề (topic sentence) trước cái đã và so các heading có sẵn để tìm ra heading phù hợp. Các câu chủ đề thường là câu đầu tiên của paragraph, tuy nhiên nó cũng có thể ở cuối hoặc paragraph không có câu chủ đề.
    * Chú ý các từ khóa (key words) trong câu hỏi. Sau đó sử dụng 2 kĩ năng scan và skim để tìm từ khóa đó trong đọan text, từ đó bạn sẽ tìm được câu trả lời. Khi gặp câu hỏi có số, ngày tháng năm (1990, 2006), hoặc danh từ riêng (Asian, Cambodia), hãy nhanh chóng tìm chúng trong đọan text. Đây là từ khóa dễ tìm nhất.
    * Trong đề thi IELTS, có 1 qui tắc mà GV tớ gọi là "Cambodian dancing" (múa Miên Laughing ), tức là kết cấu ăn khớp giữa câu trả lời trong các đọan text và dạng câu hỏi True/False/Not given.
    Chẳng hạn đề có 3 paragraph và 5 câu hỏi dạng này. Đáp án cho câu hỏi đầu tiên sẽ nằm ở paragraph 1 hoặc 2, cho câu thứ 2 sẽ ở pragraph 2 hoặc 3,... Tuy nhiên, đến câu hỏi thứ 3, có thể đáp án lại vòng trở lại trong paragraph 1. Đây là cách để bạn đóan xem nên tìm câu trả lời ở paragraph nào.
    * Chúng ta thường bối rối không biết nên chọn False hay Not given.
    vd: Trong đọan text có câu "Sydney is one of many big cities in Australia"
    Còn câu đưa ra để bạn chọn True/False/Not given là:"Sydney is the biggest city in Australia"
    False - thông tin mà bạn tìm được trong đọan text trái ngược với câu hỏi. (có các từ trái nghĩa)
    Not give - thông tin đề cập trong câu hỏi không được nhắc đến trong đọan text
    Vì vậy, đáp án ở vd trên là "Not given"
    Có 1 mẹo mà tớ nhớ khi đọc cuốn 101 là đừng chọn đáp án "not given" cho những câu mà bạn nghi ngờ có vẻ sai, not given thường đi với những câu có vẻ đúng.
    * Về phần hòan chỉnh đọan tóm tắt, hãy xác định từ/cụm từ còn thiếu đảm nhiệm vai trò gì (part of speech), danh từ, động từ, tính từ... Và sau đó thì scan và skim đọan text. Qui tắc "Cambodian dancing" cũng được áp dụng đối với dạng này.
    * Bạn cũng cần "thủ" sẵn cho mình 1 số từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Nhiều khi trong câu hỏi, người ta không dùng chính xác từ mà bạn đọc trong đọan text mà thay bằng các từ đồng nghĩa.
    vd: primary, main;latter, subsequent, former...
    Về vấn đề này thì tự bạn phải tìm hiểu hoặc tự rút ra cho mình khi làm các đề thi thử. Hầu như không có sách nào liệt kê sẵn các từ đồng nghĩa/trái nghĩa của IELTS cho bạn đâu.
    * Giống như tớ đã đề cập trong phần nghe, đừng viết hoa những gì không cần thiết.
    Nếu đề ra: Write TRUE if the statement is true
    ...
    bạn cứ viết "true" bình thường. Không cần phải viết hoa lên và cũng chả có ai đánh dấu x câu đó của bạn đâu.
    * Cuối cùng là một điều đã nói rồi nhưng vẫn phải nhắc lại: đừng bỏ trống bất cứ câu nào.
    "In the IELTS test, your enemy is not English, your enemy is time". Đây là câu nói đã ăn sâu vào tâm trí chúng tớ khi luyện thi. Và hi vọng bạn cũng sẽ nhìn IELTS, đặc biệt là phần thi đọc với con mắt hòan tòan khác. Với bản thân tớ, đề đọc không đòi hỏi vốn từ vựng phong phú về các lĩnh vực như nghiên cứu, kĩ thuật mà cần có kĩ năng. Vì "IELTS is a friendly test" (câu tớ ăn cắp của thầy Very Happy )
  5. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    C. Phần viết (writing):
    Bạn phải hòan thành 2 bài viết (tối thiểu 150 và 250 từ) trong thời gian 60''
    Có thể các bạn chưa nghe đề cập đến những nguyên tắc chung này bao giờ, vì đa số những quyển sách IELTS trên thị trường đều không có nói hoặc những bài luận mẫu trong sách thường đi ngược với chúng. Đây là 1 số thứ để bạn xem qua, giám khảo IELTS khi chấm điểm luôn lưu ý đến các phần này.
    Vì đây là bài viết mang tính học thuật nên:
    Arrow Đừng viết tắt (contraction) như don''t, haven''t..., ngay cả những từ thông thường như etc.
    Arrow Đừng dùng các đại từ nhân xưng mà người ta gọi là personal pronoun (I, we).
    Để diễn tả ý kiến cá nhân mà vẫn không phạm luật impersonality, mời bạn tham khảo link
    Arrow Tránh các dạng absolute mà nên dùng modality để diễn tả ý kiến.
    Để hiểu rõ hơn, bạn hãy thử so sánh 2 câu sau
    vd: Technological development could result in structural unemployment.
    Technological develoment results in structural unemployment.
    Dễ dàng thấy câu đầu tiên nhờ sử dụng động từ COULD, không ai có thể bắt bẻ bạn được.
    Ngoài sử dụng các modal verbs, các adverb như often, usually cũng là 1 lựa chọn an toàn khi viết essay. Link impersonality ở trên vẫn có thể áp dụng như là modality
    Arrow Các danh từ khi sử dụng đều phải ở dạng số nhiều (plural)
    Arrow Đừng dùng các từ mà người ta gọi là informal như so on, a lot of... Hãy thay thế chúng bằng các từ tương đương mang tính trang trọng hơn (formal)
    Arrow Đừng bao giờ bắt đầu 1 câu với các từ thuộc FANBOYS
    For - And - Nor - But - Or - Yet - So
    Có thể khi bạn đọc các bài báo hoặc sách truyện, câu văn thường bắt đầu với các từ này. Tuy nhiên bạn nên để ý rằng bạn đang thi IELTS - bài bạn đang viết là Academic English, chứ không phải journalism hay literature
    Arrow Khi viết, khi đã thụt đầu dòng (indent) thì đừng bỏ 1 hàng giữa các paragraph (skip a line), hoặc nếu bỏ 1 hàng thì đừng thụt đầu dòng. Thông thường, tớ quen viết kiểu bỏ 1 hàng giữa các paragraph.
    Khi làm xong, thầy luôn bắt chúng tớ đếm từng chữ (chứ không đếm dòng rồi nhân với số chữ trung bình trong 1 hàng) xem có đủ số chữ tối thiểu không. Vì giám khảo IELTS trước khi chấm bài, việc đầu tiên họ làm là ngồi đếm chữ tới khi nào đủ 150 và 250, họ sẽ không đếm các chữ còn lại. Bạn sẽ bị trừ điểm nếu viết ít hơn qui định.
    @ Task 1
    Cấu trúc
    Viết tối thiểu 150 từ miêu tả biểu đồ (graph), quá trình(process), bảng số liệu (table)...
    Đây là bố cục bài viết số 1 để bạn tham khảo: (áp dụng chung cho tất cả các dạng từ biểu đồ, quá trình đến bảng số liệu)
    Introduction:
    The (bar/line/pie/flow chart, table...) shows/indicates .......[1] Overall/In short/Generally,..........[2]
    [1] gọi là general statement
    [2] là less general
    vd:
    The two line graphs show the rate of smoking between men and women from 1960 to 2000, measured in thousands of people. Overall, in women, there was an upward trend in the rate of smoking while in men, it was a downward trend.
    Body:
    Như vd ở trên, phần body chúng ta sẽ có 2 paragraph. Tuy nhiên, không phải phân ra mỗi paragraph viết về 1 line, mà chúng ta sẽ kết hợp cả 2 line để so sánh. Điều quan trọng nhất ở bài viết số 1 là kĩ năng so sánh. Như vậy, tớ sẽ phân ra như sau:
    Body 1: giai đọan 1960-1975
    Body 2: giai đọan 1975-2000
    Bạn cũng có thể phân theo thời gian khác với tớ. Tuy nhiên, nếu các line cắt nhau thì hãy phân ở giao điểm của chúng. Đó là cách dễ nhất.
    Bạn hãy sử dụng các từ trong đường link ở bài viết cũ, đặc biệt là các từ nối (linking words) dạng so sánh (compare - while, whereas), trái ngược (contrast - however, on the other hand) cũng như các từ dành riêng cho dạng này (fluctuate, rocket, remain stable...), các từ về thời gian (between... and..., from... to...) Bạn hãy nhớ, giám khảo luôn chú ý đến các từ nối trong bài viết của bạn.
    Conclusion:
    Ở bài viết số 1, không có concl. Nhưng nếu bạn không viết ít nhất 150 từ qui định, mà thời gian lại còn ít quá, hãy thêm 1 đọan concl. khỏang 2-3 câu. Tuy nhiên, đừng dùng "in conclusion" làm từ nối (vì "in conclusion" bao gồm luôn ý kiến của bạn, mà số liệu thì bạn không thể thêm ý kiến cá nhân được), thay vào đó là "*****m up", "in short"... Chỉ thêm concl. khi nào bất khả kháng thôi nhé.
    Khi bạn gặp đề có 2 dạng khác nhau (vd quá trình + biểu đồ tròn, quá trình + quá trình, tròn + cột) thì bố cục như sau:
    Intro. (như trên)
    Body: mỗi paragraph viết về 1 dạng.
    vd: Body 1: quá trình
    Body 2: biểu đồ tròn. Chú ý có câu nối khi chuyển sang dạng tiếp theo:
    Turning into the pie chart,...
    hoặc
    Moving onto the pie chart,...
    Phần quá trình là phần ít ra nhất và cũng là phần nhiều bạn sợ nhất. Tuy nhiên, đối với tớ, quá trình ít ra cũng đỡ sợ hơn bảng số liệu, vì với bảng số liệu, bạn phải sắp xếp lại thành từng nhóm để so sánh, rất mất thời gian. Đối với quá trình, đừng quên các từ như first, second... nhé. (Sẵn đây nói luôn, đề 22.9.07 ra 2 quá trình, 1 quá trình là về lọc nước và quá trình kia là nước qua những giai đọan nào để đến tay người sử dụng)
    Phần biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ tròn, hãy viết những gì quan trọng. vd biểu đồ tròn được chia làm 6 phần chẳng hạn, cái nào nhỏ quá (0.5%, 0.25%) thì đừng đề cập, chỉ quan trọng phần nào chiếm tỉ lệ cao nhất, cao nhì... , và nhỏ nhất thôi.
  6. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    @Task 2
    Cấu trúc:
    Viết 1 bài luận tối thiểu 250 từ.
    Trước tiên, mong bạn hãy để ý đến điều này. Đừng bao giờ mở bài với "nowadays" và đừng sử dụng "more and more", "all over the world" trong bài làm. Đó là điều chúng tớ được lưu ý khi học viết luận, bởi lẽ thầy chấm tới bài nào thì y như rằng bài ấy bắt đầu với "Nowadays", và có "all over the world" dù nó chẳng ăn nhập gì với câu bạn ấy viết. Nếu bạn không muốn giám khảo nhàm chán thì đừng sử dụng những từ trên.
    Sau đây là bố cục bài viết số 2, mời bạn tham khảo (việc tóm gọn trong 1 bài viết là hơi khó, mong bạn thông cảm, nếu có gì rắc rối bạn cứ lên tiếng nhé)
    Intro: (tốt nhất là từ 3-4 câu). Nói ngòai lề một chút nhá, khi bạn đi bơi, dĩ nhiên là không bao giờ bạn nhảy ùm xuống ngay mà luôn có bước khởi động, đúng không? Vậy thì phần intro cũng tương tự, luôn phải bắt đầu với general statement, rồi đến less general statement(s), và cuối cùng là thesis statement. Chúng ta sẽ nói đến thesis, đây là phần quan trọng của tất cả bài luận, đặc biệt đối với dạng đề "to what extent do you agree?". Bạn phải nêu rõ ý kiến của mình, để giám khảo thấy được là bạn nghiêng về bên nào.
    vd: In recent years, pets are among the most important ones to many people. Some think that it is a waste of money and time to care for them while many people in the world are suffering from starvation. However, it appeares that pets also have other positive sides.[*]
    [*] là thesis. Ở vd trên, không những có từ nối (however) mà còn có ý kiến cá nhân người viết, mặc dù hòan tòan không có "I"hay "my"(in my opinion, I think...) theo đúng nguyên tắc ở bài viết hôm qua. Các từ như "it appeares that" hay "it is obvious that"... sẽ giúp bạn điểm này.
    Body Với dạng đề " to what extent...", bạn có thể viết về cả 2 mặt tốt xấu, lợi-bất lợi, nếu bạn có ý cho cả 2 mặt đó. Mỗi paragraph nói về 1 mặt.
    Còn trường hợp bạn không có ý nào, thì hãy chỉ viết về 1 mặt thôi. vd: hút thuốc lợi hay hại? Đối với vđề này thì chúng ta dường như chỉ có thể viết về mặt hại của nó thôi.
    vd:
    Body1:There are two dominant disadvantages of keeping pets.[topic sentence]First of all, noisy pets can disturb other people in the residential area.[supporting sentence1] This probably could lead to conflict between their owners and their neighborhoods. [developing sentence] Secondly, fur of the pets may cause some health problems.[supporting sentence2] For instance, if small children forget washing hands after playing with dogs or cats, they could easily get worms or asthma problem.[developing sentence]
    Body2: On the other hand, ...
    1 paragraph bao giờ cũng phải có câu chủ đề (topic sentence), ở đây nêu rõ có mấy lí do ủng hộ cho việc không nên nuôi thú cưng trong nhà. Mỗi supporting sentence nêu tên từng lí do, và các developing sentence có nhiệm vụ phát triển ý cho lí do đã nêu. Thông thường với bài luận 250 từ, nếu viết về 2 mặt tốt-xấu thì mỗi paragraph chỉ cần 2 lí do là đủ. Trong vd có sử dụng các từ trong đường link (được in đậm), và đặc biệt bạn nên để ý các từ; can, could, possibly, it seems that...
    Việc dùng relative clause và if sẽ thể hiện kĩ năng viết ở bạn ở mức cao hơn.
    Concl. Tóm lại ý kiến của bạn + đề ra hướng giải quyết/đề nghị.
    Trước khi bắt đầu đề viết, hãy dành ra 1-2'' để làm dàn bài (plan) xem bạn sẽ viết những ý gì, để bài viết của bạn có kết cấu chặt chẽ và trình bày mạch lạc. Tốt nhất là bạn hãy canh 20'' cho bài viết số 1 và khỏang 40'' cho bài số 2. Đừng quên vài phút còn lại cho việc đếm từng chữ và kiểm tra lỗi chính tả. Hồi đi thi, tớ dành tới 25'' cho bài số 1, thế là chỉ có 1'' cho để tìm ý và viết nhanh thật nhanh bài số 2. Đề viết cũng không thuộc dạng các bạn thường thấy trong sách(hình như trong Cambridge 4 hay 5 có 1 đề [chỉ duy nhất 1 đề] tương tự): Giữa 3 hướng - SV tự chi trả học phí, SV mượn nợ chính phủ và sẽ hòan trả sau khi tốt nghiệp và chính phủ lo tòan bộ học phí, bạn hãy nêu ưu điểm của từng cách và chọn ra hướng nào bạn cảm thấy tốt cho SV nhất?
    Nói thật là tớ cũng lười luyện viết lắm, khi luyện chỉ viết độ 4, 5 bài theo yêu cầu của GV thôi. Với tớ, chủ yếu là phương pháp đã nắm thì từ đó chỉ có việc cứ phăng ý ra mà viết.
  7. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    D. Phần nói (speaking):
    Cấu trúc:
    Gồm 3 phần, trong vòng 11-15''.
    Phần 1: Những câu hỏi liên quan đến bản thân như học tập, việc làm, quê quán...
    Phần 2: Nói theo chủ đề (1-2'').
    Phần 3: Các câu hỏi mở rộng chủ đề ở phần 2.
    Có 1 số người nói đây là phần thi 2 chiều (giám khảo hỏi mình và mình có quyền hỏi lại) nhưng thực chất chỉ là người ta hỏi mình thôi.
    Phần 1: Bạn nên có câu trả lời ngắn, nhưng không có nghĩa là hỏi gì trả lời đó. Vd người ta hỏi bạn có thích thể thao không? Ngoài yes/no bạn cần có lí do hoặc nói thêm bạn thường chơi môn gì chẳng hạn.
    Phần 2: Hãy cố gắng nói thật nhiều, đừng quan tâm đến thời gian. Giám khảo sẽ tự động ngắt lời bạn đủ 2''.
    Phần 3: Khác với phần đầu, câu trả lời dài và nhiều ý là cần thiết. Khi giám khảo thấy bạn đã đủ ý, tự khắc người ta sẽ chuyển sang câu hỏi khác.
    Có nhiều người bạn của tớ đạt 6.0 phần thi nói dễ dàng dù điểm các phần khác không cao, chỉ vì họ áp dụng qui tắc nói liên tục. Đó cũng là điều họ "truyền đạt" lại cho tớ Laughing
    Có 1 điều khá quan trọng mà nhiều người băn khoăn: nếu không nghe rõ câu hỏi, mình có được hỏi lại không? Có bị trừ điểm không? Thật ra bạn có quyền nhờ giám khảo lặp lại câu hỏi lớn hơn chút xíu vì giọng nhỏ quá, bạn nghe không được (có trường hợp như thế). Vài người đùa rằng bạn có thể dùng chiêu thức này để qua mặt giám khảo 1 lần trong trường hợp bạn nghe không kịp những gì giám khảo hỏi. Nhưng nếu mà lần thứ 2, thứ 3 bạn cứ than giọng họ nhỏ quá thì có vấn đề đấy. Laughing
    Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước vì giọng Anh (ở BC) hay Úc (IDP) thì tốc độ nói vẫn rất nhanh. Nói theo kiểu mình hay nói là "tía lia" đó Very Happy. Và phần thi nói diễn ra cũng rất chóng vánh, dù bạn có luyện nói 1 mình ở nhà bao nhiêu lần thì cũng không ngờ nó nhanh đến như vậy đâu.
    Bạn đừng đến trễ vì chẳng có ai chờ bạn đâu, nếu giám khảo không thấy bạn thì người khác sẽ trám chỗ ngay lập tức. Đừng quên sử dụng từ nối để câu trả lời mạch lạc hơn. Chú ý cách phát âm các âm cuối của các từ, âm "th" (three)...
  8. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể vào đọc trực tiếp bài của bạn tinhcuoimayngan theo link này nhé
    http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?t=10641
  9. lyzinwhite

    lyzinwhite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mình vừa thi ielts tuần trước, tuần sau thì biết kết quả. Minh đoán đc 5-6 điểm thôi vì lúc làm bài mình mắc rất nhiều lỗi. Mình đang lo nhất là phần viết của mình. Mình định tháng 2 thì thi tiếp lần nữa vì đầu tháng 4 là deadline để apply rùi. Mình muốn hỏi bạn Soleil2210v là mình có nên tham gia một Writing Course nào đó k? Giờ thì cũng k có nhiều lựa chọn course lắm, Acet thì đến đầu tháng 02 mới bắt đầu, BC thì k có course về Writing các địa chỉ khác thì mình cũng k rõ chất lượng thế nào cả, vì mình thấy thông tin nhiều chiều quá. Bạn Soleil2210v cho mình lời khuyên với Thanks bạn nhiều
  10. ivision

    ivision Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Phần Writing nên viết bằng bút Chì hay bút Bi nhỉ? Mính thấy có vể nhu việc viết bằng bút chì rồi kì kọt tầy tẩy, thổi thổi mất đến vài s mỗi lần mistake.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này