1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chia xẻ kinh nghiệm đi lại trong nước Mỹ và quốc tế

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chia xẻ kinh nghiệm đi lại trong nước Mỹ và quốc tế

    Chào các bạn,

    Chủ đề này nhằm giúp đỡ, chia xẻ các thông tin liên quan đến việc di chuyển, đi lại trong nước Mỹ cũng như quốc tế, ví dụ như đi lại giữa các tiểu bang, ưu nhược của từng phương tiện, các kinh nghiệm cá nhân đặc biệt là việc đi lại giữa Mỹ - Việt Nam và các nước khác.

    Ví dụ như cần phải chuẩn bị những thứ gì, từ giấy tờ, hành lý cho đến các đồ đạc cá nhân, chuẩn bị trước khi đi, các thủ tục hải quan, an ninh của mỗi nước ra sao, điện nước, tiểu chuẩn đơn vị đo lường, v...v. Đặc biết là các tips để làm sao di chuyển thuận tiện và đỡ tốn kém nhất, cập nhật các thông tin về thủ tục (vì tình hình an ninh thế giới thay đổi, kéo theo nhiều thủ tục thay đổi, những người ít di chuyển sẽ có thêm thông tin cập nhật về tình hình hiện nay).

    Bạn nào có thông tin gì mới, hãy đóng góp nhé!

    Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, làm cho chuyến đi của bạn thuận tiện hơn!














    .



    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 17/04/2004
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tiền, hộ chiếu và các thứ giấy tờ quan trọng khác là vật bất ly thân. Nên mua một cái túi đeo bên người( túi ruột gà), hoặc có nhiều loại túi làm bằng vải mỏng để đeo sát vào người, nếu bạn không muốn đeo túi ruột gà.
    ---------------------------------------------
    Một du học sinh tố cáo bị mất hơn 9.000 đôla Australia​

    Hành khách cần lưu ý: ?oKiểm tra hành lý và giấy tờ trước khi rời khu vực hải quan?.
    Trần Thị Mỹ An hôm 11/3 về nước trên chuyến bay VN 780 Melbourne - TP HCM - Hà Nội. Sau vài phút đợi hành lý, chiếc ba lô của cô đựng 9.195 đôla Australia, máy ảnh kỹ thuật số, hộ chiếu, thẻ ngân hàng, một chiếc lắc vàng... đã biến mất.
    Mỹ An, sinh viên năm thứ hai ĐH Melbourne (Australia), kể lại: "Tôi làm thủ tục tại bàn số 2 do một nhân viên hải quan tên là Đỗ Như Quỳnh tiếp nhận. Chị ấy yêu cầu tôi xuất trình số tiền ngay trên bàn để chị đếm. Sau đó tôi cất tiền, hộ chiếu, vé máy bay... vào ba lô nhỏ xách tay. Chị nhân viên yêu cầu tôi để luôn ba lô đó vào máy soi". Khi đã lấy hành lý ra khỏi băng chuyền của máy soi và chất lên xe đẩy để làm tiếp thủ tục đi đường bay nội địa (TP HCM - Hà Nội), Mỹ An phát hiện ra thiếu chiếc ba lô nhỏ nói trên. Cô lập tức nhờ chị nhân viên hải quan giúp đỡ bằng cách cho biết người khách ra trước và sau là ai, nhưng chị này đáp: "Con này hay nhỉ, tao không biết, mày xem kia; và chỉ ra máy soi".
    Mỹ An quay ra tìm sự giúp đỡ của nhân viên an ninh, bảo vệ tại sân bay, đề nghị họ lập biên bản, nhưng mấy người này nói: "Trách nhiệm của họ không phải là lập biên bản". Khi cô đề nghị cho xem camera để biết ai đã lấy túi, nhân viên an ninh cũng không cho. Mỹ An nói tiếp: "Tôi rất tuyệt vọng vì không còn một đồng nào. Sau đó, tôi có xin được 100.000 đồng của một chị nhân viên Vietnam Airlines cho nên gọi điện thoại được mấy người quen ra giúp đỡ, nhưng việc tìm kiếm cũng không có kết quả".
    Hiện nay, Mỹ An đã quay lại Australia để học tiếp. Trước khi đi, cô đã làm đơn gửi Cục trưởng Hải quan TP HCM, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất để trình bày lại câu chuyện này, đề nghị làm rõ trách nhiệm của những nhân viên hải quan và an ninh hàng không trong ca làm việc ngày 11/3.
    Lãnh đạo Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất cũng như Cụm Cảng hàng không miền Nam đã có văn bản trả lời. Ngày 16/4, ông Nguyễn Trường Nhân, Chi cục trưởng Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất, cho biết, khi cô An đi qua khu vực làm thủ tục, nhân viên hải quan đã làm đúng. Cô An đi qua khoảng 3-4 phút thì quay lại nói mất túi xách. Ngay lúc đó, nhân viên hải quan đã kiểm tra lại toàn bộ khu vực này, mở tung máy soi ra cho cô An xem luôn, không thấy gì hết. Khi cô An đi ra ngoài, không biết có ai cầm lấy túi xách của cô An không. Chuyện cô An muốn xem lại camera là phải đề nghị bên an ninh hàng không. Ông Nhân nói: "Về nguyên tắc, khi hành khách khai có nhập ngoại tệ thì hải quan phải kiểm tra. Nhân viên hải quan đã linh động giải quyết kiểm tra tại quầy để cho cô An đi nhanh, chứ đúng ra là đưa vào phòng bên cạnh để kiểm tra sẽ mất thời giờ hơn".
    Văn bản 388/SB của Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 12/4) trả lời cô Trần Thị Mỹ An nêu: "Hệ thống máy soi X quang kiểm tra hành lý hành khách của hải quan được bố trí lắp đặt công khai và tất cả hành lý của hành khách do chính hành khách bốc dỡ lên băng chuyền qua máy soi, và chính hành khách nhận lại ngay tức thì sau máy soi (thời gian không quá 15-20 giây). Hải quan chỉ kiểm tra qua màn hình và điều khiển máy soi bằng bàn phím ngay màn hình. Việc xác định hành khách nào đi ra trước và sau không thể xác định được do khách không phải đăng ký số thứ tự, hơn nữa một máy soi X quang sử dụng chung cho cả hai bàn làm thủ tục cho hành khách. Ngay mỗi máy soi chi cục đều có bảng lưu ý "Hành khách kiểm tra hành lý và giấy tờ trước khi rời khỏi khu vực kiểm tra hải quan".
    Còn công văn 401/CCMN (ngày 9/4) của Cụm Cảng hàng không miền Nam trả lời về vụ việc này nêu: "Sau khi rời khu vực làm thủ tục nhập cảnh của công an cửa khẩu lúc 16h06'', hành khách Trần Thị Mỹ An mang 3 túi xách đeo trên người và 3 túi nylon cầm ở hai tay. Theo lời hành khách khai báo thì túi hành lý đeo trước ngực có đựng tiền (9.195 AUD) và các giấy tờ cá nhân khác. Hành khách Trần Thị Mỹ An cho hành lý vào máy kiểm tra soi chiếu của hải quan vào lúc 16h20''. Tuy nhiên qua kiểm tra bằng hình ảnh camera thì thấy toàn bộ hành lý xách tay của hành khách An được xếp trên xe đẩy sau khi đã qua máy soi chiếu hải quan không thể hiện rõ là bao nhiêu túi. Sau khi làm thủ tục hải quan xong, hành khách Trần Thị Mỹ An tiếp tục đi sang khu vực làm thủ tục khách chuyển tiếp (vì khách chuyển tiếp đi Hà Nội), và sau đó quay lại khu vực hải quan vào lúc 16h23'' để báo về 1 túi xách tay có đựng tiền bị mất. Căn cứ theo điều lệ vận chuyển hàng không thì đối với hành lý xách tay, hành khách có trách nhiệm tự gìn giữ và bảo quản tài sản của mình, lực lượng an ninh hàng không tại nhà ga không có trách nhiệm canh giữ hành lý xách tay của hành khách mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm được giao...".
    (Theo Thanh Niên)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/04/3B9D1C13/
  3. Joker298

    Joker298 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Tình hình ngày càng rối ren...Anh ơi ! Theo em khi vào bất cứ vào nước nào,có cái bản kê khai tiền...Tốt nhất chỉ khai mang 200$ mang theo người cả giá trị của nữ trang nữa...Không thì vấn đề cực rắc rối.....Tình hình naỳ em phải mua một cái túi ruột gà vậy --> Giống Tây phết
  4. anh1

    anh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Mình cần tìm một số thông tin về thủ tục lên , xuống ở các sân bay quốc tế , và thủ tục đăng ký ở các khách sạn quốc tế (từ lúc book đến nhận khóa lên phòng luôn) . Phải qua những khâu nào , gồm những giấy tờ gì .v.v... ? Mong các bạn giúp mình một số thông tin nhé .
    Cám ơn .
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Về cơ bản, khi đi ra hoặc vào một quốc gia, cần phải làm những thủ tục về xuất nhập cảnh và hải quan.
    Thủ tục xuất nhập cảnh bao gồm điền tờ khai xuất nhập cảnh. Tiếng Anh có thể là Immigration Card/ Form, Arrival - Departure Card/Form ( tuỳ theo nước mà học dùng từ khác nhau) hoặc tiếng Pháp: Carte d''''entrée et de sortie. Phần lớn các cửa khẩu quốc tế đều dùng một trong hai thứ tiếng này bên cạnh quốc ngữ của họ.
    Trước khi nhập cảnh vào một quốc gia nên tìm hiểu về thủ tục nhập cảnh và hải quan của quốc gia đó. Có như vậy bạn mới tránh được phiền phức.
    - Hộ chiếu ( passport) hợp lệ, chưa hết hạn sử dụng, nên còn hạn ít nhất là 6 tháng và còn có khoảng trống, trang để cấp chiếu khán ( visa).
    - Chiếu khán ( visa) tuỳ theo từng quốc gia mà đòi hỏi visa xuất và visa nhập. Ví dụ, Việt nam trước những năm 90 đòi hỏi cả visa nhập lẫn visa xuất, mới bỏ visa xuất gần đây. Một số quốc gia đòi hỏi phải có visa trước khi nhập cảnh nước họ ví dụ như Mỹ, Canada, EU. Một số nước khác thì cấp visa ngay tại cửa khẩu ( visa at port of entry) như Nepal. Có một số nước khác lại có thể vừa xin visa trước mà cũng có thể lâý tại cửa khẩu (landing visa) như Việt Nam. Một số quốc gia miễn visa cho một số các quốc gia tuỳ theo thảo hiệp ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế mà quốc gia đó tham gia, ví dụ Mỹ, Canada không cần visa qua lại.
    Về vấn đề hai quan, nên tham khảo thông tin quy định được phép mang theo bao nhiêu tiền trước khi ra vào cửa khẩu của một số quốc gia vì nếu một quốc gia chỉ cho phép mang ra ngoài không quá $10K mà bạn mang $20K, chắc chắn bạn gặp rắc rối. Có những quốc gia cho mang tiền và ngoại tệ vào thoải mái, chỉ quản lý đầu ra nhưng vẫn phải khai hỉa quan số lượng tiền mang theo.
    Ngoài đồ dùng cá nhân, như quần áo, nếu có mang theo lương thực, thực phẩm, hoá chất, dao kiếm, vũ khí nên kiểm tra quy định cảu hãng hàng không mà mình sử dụng và luật lệ, quy định hải quan của nước đến. Ví dụ như nước mắm, sầu riêng bị cấm bởi phần lớn hãng hàng không. Các vạt nuôi, cây cảnh muốn mang theo cần phải có giấy kiểm nghiệm động thực vật. Ví dụ như mang theo con chó thân yêu, con cá Kim Long, con Vẹt biết nói, giống cây cảnh quý là phải có kiểm nghiệm động thực vật. Nếu không, sẽ không những không được nhập vào mà còn có thể bị phạt.
    Trước khi đi đến quốc gia nào nên tham khảo thông tin của lãnh sự quán nước đó về vấn đề nhập cảnh. Kể từ sau 911, có rất nhiều thay đổi trong thủ tục xuất nhập cảnh ở một loạt các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Sau một loạt các dịch bệnh, cũng có những thay đổi khác để phòng ngừa đại dịch lan tràn toàn cầu.
    Đặt phòng khách sạn rất đơn giản, phần lớn ngày nay, mọi người thường đặt phòng từ trước. Có thể đặt qua Internet, phone, Fax. Còn nếu đến nơi mới lấy phòng sẽ phải trả giá cao hơn và có nguy cơ không có phòng. Đặc biệt ở những điểm đến đông đúc. Thủ tục nhập phòng tại quầy tiếp tân, thường yêu cầu ID hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân như bằng lái xe (phổ biến ở Bắc Mỹ), hộ chiếu, giấy chứng minh và thẻ tín dụng. Khoá phòng của các khách sạn lớn ngày nay thường là thẻ từ vì có nhiều lợi ích, cả về mặt an ninh lẫn kinh tế. Thẻ khoá từ này trông giống như cái thẻ tín dụng và có một đường từ nằm ở mặt sau.
    Đây là hình ảnh ví dụ minh hoạ cho cái khoá bằng thẻ từ:
    Mặt trước
    Mặt sau:
    Hy vọng là giúp được bạn.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 01:11 ngày 08/05/2004

Chia sẻ trang này