1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chicken soup for souls

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi tinhnguyen00, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đôi tai của tâm hồn

    Một cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca,không phải vì cô hát không hay mà chỉ vì cô hơi gầy và thấp,và cô bé không được cho biết điều đó.

    Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: "Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?" Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ,như để không ai nghe thấy,vì cô nghĩ mình hát dở nên mới bị loại khỏi dàn đồng ca như thế.

    "Cháu hát hay quá!Tuyệt vời!" - Một giọng nói vang lên - "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người,có người thích nghe cô hát. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng,người đã quan sát cô bé kể từ lúc cô ngồi khóc cho đến lúc cô hát. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

    Kể từ hôm đó, cô bé thường xuyên tới công viên và hôm nào cũng thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá đó, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé hát,và ông cụ chăm chú lắng nghe. Lần nào ông cũng vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

    Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

    Một người trong công viên nói với cô:

    -Cụ già ấy đã qua đời rồi.Thực ra cụ ấy là người bị ... điếc
    -Cụ ấy bị điếc ư,vậy sao cụ ấy nghe được cháu hát và khen hay ?
    -Có lần cụ ấy bảo với tôi rằng,cụ ấy biết cháu rất thích hát nhưng lại tự ti,và cụ ấy tin cháu có thể thành ca sĩ nếu cháu có niềm tin và cố gắng,cụ ấy làm thế để khích lệ cháu đấy
  2. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hãy luôn trung thực
    Ba bố con tôi xếp hàng mua vé vào rạp xiếc.Bố hỏi ông bán vé :
    - Bao nhiêu tiền một vé vậy anh
    - 20 xu một vé thưa ông,trẻ em dưới 6 tuổi đi kèm người lớn thì được miễn
    - Tôi có hai đứa con ,đứa lớn 12 , đứa nhỏ thì vừa đúng 6 tuổi , nó mới sinh nhật hôm nọ ... vậy anh cho 3 vé
    - Ông thực là thật thà,thú thực là tôi nhìn con ông không biết nó 5 hay 6 tuổi nữa.Vé của ông đây.
    Khi vào rạp,tôi quay ra hỏi bố :
    - Ông bán vé không biết em con đã 6 tuổi,sao bố không bảo nó 5 tuổi để bớt được 20 xu ?
    - Ông bán vé không biết ,nhưng bố biết ,con biết ,và em con biết.Và em con sẽ thấy lời nói của bố chỉ đáng giá 20 xu thôi.Con nhớ nhé,chúng ta không bán lương tâm của mình và sự tin tưởng của mọi người bằng bất cứ giá nào
  3. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Giữ cho lòng ngay thẳng
    Sách Tố thư nói: ?oCầu người nên cầu đại trượng phu, giúp người nên giúp khi nguy cấp. Làm ơn không cần báo, cho gì không hối lại?.
    Sách Cảnh hành lục nói: ?oThành thật thì không bị ai khinh, khoan hồng thì không bị ai oán, hòa nhã thì không bị ai thù, nhường nhịn thì không bị ai làm nhục?
    Đức Khổng Tử nói: ?oNgười không nghĩ xa thì thế nào cũng có sự lo buồn gần?.
    ?oKẻ nhẹ lời vâng thì hẳn ít lòng tin. Người hay khen trước mặt ắt hay chê sau lưng?.
    Thầy Tuân Tử nói: ?oLòng công bằng thì sinh ra sáng suốt, dạ thiên lệch thì sinh ra ám muội. Làm đức thì sinh thông, ở bậy thì sinh tắc, thành tín thì sinh thần, gian dối thì sinh lầm lẫn?.
    Kinh Thi nói: ?oĐừng nghĩ bậy?.
    Sách Ích Trí nói: ?oLòng yên ở nhà tranh cũng ổn, tâm định ăn cơm rau cũng ngon. Việc đời tĩnh mới thấy, nhân tình nhạt mới bền?.
    Ông Phạm Trung Nguyên có răn con em rằng: ?oNgười ta dẫu có ngu nhưng trông lỗi người thì rất sáng. Kẻ dẫu thông minh song thấy lỗi mình thì rất tối. Bởi vậy nên lấy lòng hay trách người ra mà tự trách mình, nên lấy lòng hay khoan dung mình ra mà khoan dung cho người?.
    Sách Cảnh hành lục nói: ?oMọi người tự quét sạch tuyết trước cửa nhà mình, đừng nghĩ đến sương bay trên nóc nhà người. Lòng không phụ người thì nhìn mặt không thẹn?.
    ?oỞ đời chẳng có gì khó,việc không xong là do lòng mình không chú trọng. Thà kết ơn làm nghĩa với nghìn người, chớ nên gây oán với một người. Nhịn được những việc khó nhịn, tha thứ những người không sáng suốt.Người chấp nhặt những tiểu tiết nhỏ thì khó làm được việc to, hay để bụng chuyện vặt thì không thành công lớn?.
    Người xưa có câu :?o Người mà buồn vì không được ăn ngon,lo vì không được mặc đẹp thì không làm chuyện lớn được ?.
    Sách Châu Lễ nói: ?oNgười thanh bần thường vui, kẻ trọc phú hay lo.Ăn cơm chẳng cần ngon,đủ no là được.Áo mặc chẳng cần đẹp,đủ ấm là được?.
    Sáu điều hối của Khấu Lai công là: ?oLúc làm quan không ngay thẳng, khi mất chức sẽ hối lại. Lúc giàu không tiết kiệm, khi nghèo sẽ hối lại. Lúc đắc thế làm bừa, việc qua rồi sẽ hối lại. Lúc thấy việc học không học, khi cần làm sẽ hối lại. Lúc say nói càn khi tỉnh sẽ hối lại. Lúc thường không nghĩ, khi bệnh sẽ hối lại?.
    Đức Khổng Tử nói: ?oNgười quân tử ham nghĩa, kẻ tiểu nhân ham lợi?.
    Bài thơ ?oNện đất? nói: ?oBình sinh không làm việc gì ác, thiên hạ không ai tức giận mình. Có danh cần gì phải khắc vào đá, người đi đường miệng họ nói còn mạnh hơn bia. Hữu xạ tự nhiên thơm, hà tất phải đứng đầu gió ?.
    Sách Hán Thư nói: ?oChơi với nhau bằng thế, thế hết thì tình hết. Chơi với nhau bằng của, của hết thì xa nhau. Chơi với nhau bằng sắc, sắc suy thì nghĩa tuyệt?.
    Ông Thái Công nói: ?oThấy người nghèo chẳng nên khinh,thấy người giàu không nên nịnh?.
    Sách Cảnh hành lục nói: ?oNghèo nơi phố chợ không ai hỏi, giàu chốn thâm sơn lắm kẻ tìm ?.
    ?oỞ lâu dễ khiến người coi rẻ, lại hoài thì thân cũng hóa sơ. Ba năm gặp nhau có đâu được như buổi ban đầu?
    Đức Tử Đồng Đế quân để lại lời dạy rằng: ?oTâm hư bẻ gãy phúc bình sinh, nết kém một đời mang đau khổ?.
    Ông Trương Vô Tận nói: ?oThế không nên dựa hết, lời không nên nói hết, phúc không nên hưởng hết.Cho nên có phúc thì phải tiếc, có thế thì phải nhún,lời sắp nói ra phải cẩn thận?.
    Vua Thần Tôn ngự chế rằng: ?oNên xa của phi đạo, đừng uống rượu quá độ, ở chọn xóm, chơi chọn bạn. Chớ để trong lòng tính ghen ghét, chớ thốt ra miệng lời dèm pha. Xương thịt dù nghèo cũng chớ xa. Thiên hạ giàu sang cũng chớ hậu?
    Sách Cảnh hành lục nói: ?oKết oan với người là gây vạ, bỏ điều thiện không làm là tự mình hại mình. Chớ tin kẻ bề ngoài thẳng đã chắc rằng thẳng, nên phòng kẻ bề ngoài nhân mà bất nhân. Lễ nghĩa sanh ra tự giàu sang, trộm giặc nổi lên vì đói rét. Nghèo không đi với hèn hạ, mà hèn hạ là tự nó gây ra. Giàu sang chẳng đi với kiêu sa (kiêu ngạo xa xỉ) mà kiêu sa là tự nó sinh ra. No ấm thì nghĩ tới dâm dục. Đói rét thì nổi lên trộm cắp. Cho nên hễ nghĩ mãi tới nghèo hèn, nguy khốn thì tự nhiên không kiêu?.
    Đức Khổng Tử nói: ?oNgười quân tử có ba điều phải nghĩ : nhỏ mà chẳng học, lớn không làm được gì. Lúc còn sống không truyền dạy lúc chết đi chẳng ai nhớ. Lúc giàu không bố thí khi nghèo túng chẳng ai cho?.
  4. Xatitmu

    Xatitmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    2.461
    Đã được thích:
    0
    Đọc tiêu đề tưởng công thức chế biến thực phẩm. Hoá ra cóc phải mọi người nhỉ? Dưng mà thấy nội dung rất hay (là đoán thế thôi - chứ dài quá chả đọc kịp - lúc nào có thời gian thì đọc vậy)
  5. solohanoi

    solohanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    2.748
    Đã được thích:
    0
    Cũng đồng ý với ý kiến của Xatitmu
    Sẽ có lúc đọc kỹ
  6. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Viết cho ba
    Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba. Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?" Tôi đáp: "Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng ...
    Lời khuyên của ba đã được đúc kết:
    -Mỗi ngày vài lần con hãy dành lời khen tặng vài người đáng khen. Mỗi sáng con đừng quên thức dậy xem mặt trời mọc. Nhìn thẳng vào mắt mọi người khi nói những câu "Cảm ơn" , "Xin lỗi"
    -Đối xử với mọi người theo cách mà con muốn được mọi người đối xử. Kết thân với những người bạn mới nhưng đừng quên những người bạn cũ. Hãy giữ những bí mật của họ.
    -Đừng bao giờ lừa dối ai,nhưng trước tiên hãy đừng tự lừa dối mình. Học cách lắng nghe, đừng làm ai mất hy vọng, vì có nhiều người chỉ sống được nhờ vào hy vọng, con ạ.
    -Ðừng hành động khi con đang giận dữ. Hãy sẵn sàng hy sinh những điều nhỏ trước mắt để đạt được mục đích lớn lâu dài. Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách. Cẩn thận với những người không còn gì để mất.
    -Hãy can đảm nói "Không!" với những lời đề nghị mà con thực sự nghĩ là không.Hãy biết tiếc những cơ hội đang và sắp tới,đừng tiếc những cơ hội đã trôi qua. Đừng nói những câu "Nốt lần này" " Để lại ngày mai"
    -Hãy yêu thương tất cả mọi người, dù đó là kẻ thù của con. Phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ và hãy luôn tha thứ..."
  7. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    Mọi thứ sách vở chỉ là vô nghĩa đối với những tâm hồn mà mọi lời khuyên đều không còn tác dụng. Chỉ có những sự việc thực tế mới có tác dụng và có đủ sức trấn động tâm hồn ngủ quên của họ
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Người thầy giáo già

    ?oEm hãy đánh thầy cho hả giận đi!?- Đó là lời của thầy giáo Lâm Thanh Châu nói với T - đứa học trò lớp 3 nhưng lớn tồng ngồng ( học muộn ) như một học sinh cuối cấp II - nơi lớp học tình thương do thầy ?osáng lập? ở thôn Tân Bình bên cửa Thuận An (Phú Tân, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
    Thầy đã nói với đứa học trò có tiếng là biếng lười và ương bướng của mình như vậy. Trước đó T đã lên tiếng cùng đám bạn: ?oTau sẽ đánh thầy một bữa để ổng biết sức?- sau khi thầy buộc T ở lại lớp sau giờ học để đọc lại đến dăm bảy lần bài tập đọc đã học nhằm cải hóa sự nghịch ngợm trong giờ học của em.
    Dự liệu đứa học trò này sẽ không từ chối dùng đôi tay bạo lực với thầy của thầy Châu quả không sai. Thầy vừa dứt lời, T liền lao tới đấm thình thịch vào người thầy già đã hết lòng với đám trẻ cơ nhỡ chuyện sách đèn. Đau, nhưng thầy nói thầy ráng chịu, cái đau hơn với thầy là sự dốt nát, tối tăm của đứa học trò vừa trút cơn giận vào thầy.
    Nhìn đứa học trò thật sự đáng thương kia bằng cái nhìn trìu mến, thầy ôn tồn tiếp: ?oNếu em chưa đã giận, hãy đánh thêm thầy mấy cái nữa. Nhưng em phải cố học chăm lên. Thầy không giận em mô!?. Và lần này, dù tin ở sự cảm hóa của mình, thầy vẫn ngạc nhiên khi đứa học trò ương ngạnh kia bỗng òa lên khóc, rồi tự động quì sụp dưới chân thầy và thốt lên trong nước mắt: ?oEm xin thầy tha tội. Em lỡ dại. Em hứa...?.
    Không giận hờn, trách móc người còn u tối, dại dột, lỡ lầm. Chỉ có yêu thương, chỉ có tấm lòng mới cảm hóa được họ. Thầy Lâm Thanh Châu nói làm thầy giáo tình thương là làm ?osứ giả? của yêu thương, không đủ ?olửa? của tình thương thì khó mà đứng dạy ở lớp học tình thương dù có thừa khả năng sư phạm.
    Với ngọn lửa yêu thương như thế, sau khi nghỉ hưu thầy tạm rời xa căn nhà ở TP Huế để về vùng đầm phá Phú Tân dựng nhà làm lớp học tình thương cho đám trẻ khó nghèo mù chữ. Từ tấm lòng của thầy đến nay hàng trăm đứa trẻ vốn không có giấy khai sinh, không được đến lớp đã có được những con chữ quí hóa để làm hành trang vào đời. (theo báo Tuổi Trẻ)

Chia sẻ trang này