1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiếc đàn piano màu đỏ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Zinluvsun, 19/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Chiếc đàn piano màu đỏ

    [​IMG]

    Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri.

    Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.

    Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.

    Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.

    Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.

    Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?

    Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10 đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.

    Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.

    Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.

    Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.

    Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.

    Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.

    Cuối cùng, tôi bảo cô:

    - Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.

    Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
  2. minhchaupp666

    minhchaupp666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Ừ; câu chuyện cũng hay và cảm động;cảm ơn bạn đã post lên cho mọi người đọc
  3. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Thế thì bạn vote cho tớ đi, loại 5 sao ý ^^
  4. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích câu chuyện dừng lại ở đó >_^
    Thế là đủ. Không cần phải rất nhiều năm sau đó, không cần cô gái phải rất xinh đẹp và chơi đàn hay như thế nào, không cần người đàn ông phải gặp lại họ, không cần một khuôn mẫu kết thúc có hậu hay không có hậu. Cứ hãy tiếp tục và bình thản như thế, chiếc đàn màu đỏ - bà cụ với những tấm bưu thiếp chắp vá lộn xộn và đứa cháu gái đi chân đất .....
  5. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    thực ra tớ ko thik cái kết truyện lắm, bạn nói đúng, nhưng phải chốt lại câu gì đó chứ nhỉ
  6. ellie

    ellie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Piano - mình muốn viết về nó. từ lâu rồi, nhưng cảm thấy ko đủ trình độ, ko đủ hiểu biết, ko đủ khả năng. Mình chỉ có thể viết về hồi bé mình đã đi học đàn thế nào. MÌnh đã đi bộ tới tận trường Cao đẳng , mà cũng chỉ là lúc về thôi. HÌnh như thế, mình ko nhớ rõ lắm. MÌnh đc học Xướng âm với năm trên. MÌnh hay được viết bài Xướng âm lên bảng cho cả lớp chép từ cái quyển chép nhạc cũ đến sắp rách của bác Oanh, mình có lần đc đánh bài Ghi âm cho mọi người. Với mình, thế là đủ hãnh diện rồi. Thế mà hồi trc mình chỉ muốn học cùng những đứa = tuổi. MÌnh sợ bọn nó biết mình kém bon nó 1 tuổi. Thậm chí mình đã có lần nói dối là hơn 1 tuổi để gọi ấy tớ chứ ko để bị gọi là em!
    Xướng âm, ghi âm là một giờ tuyệt vời với mình bao nhiêu thì học đàn là một cơn ác mộng với mình tới đó. Nếu học vào thứ 3, thứ 6 thì thứ 2, thứ 5 là mình bắt đầu lo sốt vó lên. Tới thứ 4 và thứ 7 thì lại thở phào nhẹ nhõm. Rồi cứ như thế. Tuần nào cũng như thế. Một vòng quay mà lúc nào mình cũng muốn phá. Mình ko được học nội trú ở nhà cô Cầm, cô Thành, đc ăn trưa, đc đi xe lam đi học như bọn nó. MÌnh háo hức nghe bọn nó kể chuyện và càng căm ghét chuyện học đàn hơn. Lúc nào, bất cứ lúc nào nó cũng là ác mộng!
    Mình chỉ còn nhớ mình bắt đầu cảm thấy yêu học đàn khi bỏ nó. Thực sự hối tiếc. Rất có thể mình đã là một cô sinh viên nhạc viện khoa piano. Nghe thích thật. Chắc lúc đấy mình phải hiền hơn bây h, dịu dàng hơn. hihì, thế mới đúng cách chứ nhỉ. Mình có thể đánh đc nhiều nhạc phẩm cổ điển kinh rị chứ ko phải cứ lải nhải phiên chợ ba tư, lời cầu nguyện hay paloma như thế này. Có thể mình sẽ đệm được nhiều bài hát mà mình yêu thích. Mình cũng có thể hát nữa. Mình biết đâu có thể sáng tác nữa nhỉ? :)) Chắc mình sẽ mặc váy nhiều hơn, mình sẽ điệu đà hơn. Mình cảm giác piano làm mình nhẹ nhàng hơn, ko chỉ là cách để giải toả trong lúc buồn. Cái cách đánh làm người ta phải dịu lại. Ngay kể cả khi trong tâm trạng mình đang cáu kỉnh, hay thậm chí đánh những bài chẳng dịu dàng gì. Đấy là cái mình yêu thích. Nói cách khác nó mang đầy nữ tính!
    Mỗi lần đi nghe piano ở quán, mình lại nhớ và tiếc thời gian học đàn. Lúc nào về cũng nhảy vào đàn đánh xem mình có đc như người ta ko. Mình thấy yêu nó hơn hết - thậm chí yêu cả những ai chơi đàn. Đơn giản vì mình phục người ta. Những con người có tâm hồn đẹp, có ý chí, có lòng quyết tâm. Với mình họ còn có lòn dũng cảm khi chọn đàn làm nghề để kiếm sống nữa. Mình vẫn tiếc, tiếc kinh khủng. Thấy mình thật kém cỏi, dễ đầu hàng trước khó khăn. Mình luôn nhủ rằng mình có con, mình nhất định phải cho con mình đi học. Mình muốn có một cái đàn riêng. Chiếc đàn nhà mình, mình cũng rất thích nhưng chỗ của nó là ở đây. Mình ko muốn nó đi đâu hết. Nó làm căn phòng chật hẹp, ko có thẩm mỹ, bừa bãi, mọi thứ bàn ghế hình như đều khập khiễng.. lại trở nên đáng yêu. Ít ra đối với mình là như thế. Mình yêu nó. Yêu hơn hết!
    Thậm chí mình đã nghĩ là có người nào mua cho mình cái đàn mình sẽ sẵn sàng cưới người đó. Đó chắc ko hẳn là một người giàu có, đơn giản người ta cũng yêu đàn, và chắc hẳn người ta cũng có một tâm hồn đẹp!
    Mình yêu những bài hát có đệm đàn để hát- những chiếc CDs đơn giản là piano solo. Mình nếu đc tặng như thế mình cũng rất hạnh phúc. Có lẽ ít người hiểu đc điều đó. Như thế là người ta đã hiểu mình và muốn mình vui rồi. Đôi khi hạnh phúc thật bình dị phải ko?
    Mình thích đánh piano trong quán. Đơn giản chỉ là đánh cho vui, đánh tặng cho những người mình yêu quí, đánh tặng cho người yêu mình. Hầu như bạn mình đều ko thích. Người yêu lại càng không!
    Và hôm qua mình đã cảm thấy sự khác nhau giữa mình và TA. Chỉ khi mình nói tới piano là TA đã nói chuyển đề tài khác đi em rồi. Và một câu nói của TA thôi là mình đã sụp đổ hết. Mọi ước mơ, mọi hi vọng, mọi tình cảm như bị nhổ toẹt một cái. TA đâu có hiểu. Hay cái mình đòi hỏi nó quá xa xỉ. Mình muốn chết!
    Cả tối qua nằm khóc. Sáng nay mình thấp thỏm nhưng rồi mình thấy sao con người lại tầm thường với những cái tầm thường như thế. TA ko thích đi dạo, ko thích đi ngắm cây cỏ hoa lá như mình, ko thích đi bộ quanh hồ, phố cổ, những cái mà mình cực kỳ thích! Mình luôn muốn những điều đó sẽ dành cho những đôi yêu nhau. Nhưng mình chẳng bao giờ nhận được sự ủng hộ đó cả. Nhiều lúc chán thì đi một mình, ko thì rủ Nhung, rủ Bống. Mình ít rủ bạn, đơn giản bọn nó cũng ko thích. Hay mình lập dị?!!?? Trưa nay, chiều nay, hay tối nay mình chẳng muốn nghĩ về TA. Đơn giản mình thấy ước mơ bị dập tắt, tình cảm cũng bị dập theo. Một tương lai mịt mờ. Hay mình chẳng muốn một cuộc sống ko có những giai điệu tuyệt vời- cái mà mình đã bỏ lỡ mất. Nhưng TA chẳng bao h hiểu cả đâu.
    Mình bây h chỉ mong có việc làm. Mình sẽ để dành tiền mua đàn. Một cái đàn cho riêng mình, cho những đứa con của mình. Và một người chồng sẽ hiều mình. Đã có lúc mình mong một cuộc sống bên TA. Nhưng đấy là lúc trước!
  7. dechchonduocten

    dechchonduocten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    To Ellie:
    Em đúng là một người dành cho âm nhạc đấy.Âm nhạc chính là một cách thể hiện tâm hồn, vì thế càng lãng mạn, càng dễ hoà mình vào âm nhạc.Tiếc là em bỏ học đàn, nếu không chắc sẽ chơi tốt lắm.
    Anh chỉ cho em một chiêu rất hay nhé.Ngày xưa khi chưa có đàn, anh thường lang thang vào các hiệu đàn ở hà nội, giả vờ xem, xong chọn cái ít người chú ý nhất, đứng chơi.Có lần anh đứng chơi ở Lý Quốc Sư lâu đén nỗi, thằng cha bán hàng phải ra hỏi anh có định mua không ( Hàng đấy có hai phòng, piano để riêng một phòng).Ngoài ra có thể lên vincom (chỗ này bọn bán hàng hơi khó tính) , hai cửa hàng chuyên piano ở cạnh tràng tiền plaza, đường hai bà trưng.Chỗ này thì dễ tính.Nếu không sợ thì chui xuống dốc nhạc viện.Cứ bảo là đang tìm mua đàn.Phải chơi thử chứ.Ha ha.
  8. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Buồn cười, em toàn vào mấy cửa hàng bán đàn tranh thủ nghịch
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Truyện này mình cũng đọc lâu rùi, cám ơn em Zin đã post lại. Nhân tiện gửi em câu chuyện này:
    Kathleen và cây đàn piano
    Một buổi sáng mùa Đông tháng 12 cách đây mấy năm, tôi và chồng tôi, anh Mark, đang lái xe đến sân bay, chúng tôi được mời đến West Coast để nói chuyện trong một hội nghị Y Khoa. Chúng tôi cùng trò chuyện trên xe, chúng tôi nói về West Coast, nơi hiện có thời tiết ấm áp và rất náo nhiệt so với tiết trời giá lạnh ở đây. Khi đi ngang qua một siêu thị, Mark dừng lại và chạy vào mua mấy thứ. Khi anh trở ra, trên tay anh cầm một túi nhỏ màu nâu và bên cạnh anh còn có cả một phụ nữ đứng tuổi đang run lẩy bẩy.
    Thoạt nhìn, hai người tương phản hẳn nhau - Này nhé: Mark thì tươm tất, sang trọng trong bộ com lê bằng len có sọc nhuyễn; còn người phụ nữ lạ mặt chỉ mặc độc chiếc áo khoác xanh lá bằng vải pôliexte - loại vải rất mỏng; ngoài ra chiếc áo còn mất cả hai nút áo và có một vết bẩn phía trước. Bà mang đôi giày sandal cũ mèm, để lộ những ngón chân lạnh cóng.
    Khi bà - một phụ nữ trông rất cương nghị - ngồi vào băng ghế sau, bà nhoẻn cười với tôi và giới thiệu ngắn gọn: "Tôi là Kathleen. Tôi biết hai ông bà đang đi về hướng Kentucky".
    Thì ra chồng bà là một bệnh nhân ở một bệnh xá gần đó, bệnh tình ông rất nặng và các bác sĩ tiên đoán rằng ông khó qua khỏi mùa Giáng Sinh sắp tới. Hai vợ chồng bà kết hôn rất muộn nên họ chẳng có con. Chồng bệnh, bản thân bà thất nghiệp cộng với tiền trợ cấp hàng tháng ngày càng ít ỏi, Kathleen không đủ tiền ngồi xe buýt nên bà thường phải quá giang đến bệnh xá. Giống hầu hết phụ nữ Appala- chiến, bà Kathleen có lối sống rất độc lập. Bà thường ở lại bệnh xá. Dù chồng bà hãy còn nằm mê man bất tỉnh, nhưng chí ít bà thích không khí ở bệnh xá: khung cảnh ấm cúng, thức ăn thì khỏi chê. Và đặc biệt là trong bệnh xá có một cây đàn piano, bà có thể chơi đàn để giết thời gian và cũng là cách để được sờ lên từng phím đàn - niềm đam mê từ thuở bé thơ của bà.
    Khi xe chúng tôi đến trung tâm hồi sức nhỏ và sơ sài ấy, tôi đưa bà tấm cạc - vi - zit bằng linen màu ngà voi và dặn: "Cứ gọi cho chúng tôi khi nào bà cần quá giang. Nếu tiện đường nhất định chúng tôi sẽ giúp bà". Bà Kathleen mỉm cười, rồi cảm ơn chúng tôi, bà bước đi, lại đối mặt với từng cơn gió lạnh buốt, chiếc áo khoác mỏng manh của bà bay phần phật đủ hướng.
    Sau khi dự hội nghị về, chúng tôi bận bù đầu để chuẩn bị cho Giáng Sinh, nào là nướng bánh, mua quà làm những việc vặt vãnh... Bà Kathleen cũng có gọi đến hai lần để trò chuyện, nhưng phải đến đúng ngày Giáng Sinh chúng tôi mới có dịp đi ngang nhà bà.
    "Em có mang theo thứ gì cho bà Kathleen không?" Chồng tôi hỏi vào khuya Giáng Sinh đó. Sao mà tôi lại quên được chứ nhỉ?
    Thế là hai vợ chồng tôi vội gom hết mọi thứ còn dư trong nhà mang cho bà Kathleen. Khi chúng tôi đến, đèn hành lang trước căn hộ chung cư nhỏ của bà vẫn còn sáng. Chúng tôi nhấn chuông và đợi. Bà Kathleen ra mở cửa và mời chúng tôi vào nhà, bà nói: "Bà vừa có linh cảm chúng tôi sẽ đến thăm bà". Bà Kathleen mặc chiếc đầm ngắn tay bằng vải cotton, trong phòng khách của bà có bộ salông rách và một chiếc ghế, xung quanh cửa sổ dán đầy những tấm thảm chùi chân để giữ ấm cho bà. Chiếc bóng đèn vàng duy nhất trong phòng được treo lủng lẳng trên sợi dây thép, nó tỏa thứ ánh sáng yếu ớt.
    "Đây là Honey. Nó là con mèo hoang nhưng thuộc giống tốt đấy". Bà Kathleen vừa giới thiệu vừa đưa tay vuốt bộ lông mềm mại màu vàng của con mèo, rồi bà tiếp: "Tôi và Honey có món quà đặc biệt tặng ông bà". Nói đoạn bà cầm chiếc mộc cầm lên và đánh đàn, bà đàn bài "Chúc mừng Giáng Sinh" rất bài bản và điệu nghệ, dù rằng các phím đàn đã bị sét và bị gãy góc. "Tôi mua đợc cái này với giá 75 xu ở chợ xôn hè năm ngoái đấy". Bà khoe, giọng rất tự hào: "Và tôi đã giữ gìn nó rất cẩn thận để sử dụng đúng lúc thôi".
    "Bà có đàn piano không? "Bà Kathleen hỏi. Tôi gật đầu, cảm thấy áy náy khi nghĩ đến chiếc đàn Piano to được đặt trong phòng khách và số quần áo đẹp trong tủ áo ở nhà. Chỉ còn vài giờ nữa là Giáng Sinh sẽ qua, vậy mà tôi chưa dạo một bài hát Giáng Sinh nào cả. Chúng tôi cứ mãi bận rộn, vùi đầu và theo đuổi những thứ mà tiền có thể mua được; dường như chúng tôi đã bỏ qua những thứ mà tiền không thể mua được.
    Lát nữa khi về tới nhà bà có thể... có thể đánh bản "Silent Night không?" Và nếu có thể xin bà hãy để điện thoại sát cây đàn để tôi đợc ăn mừng Giáng Sinh một lần nữa nhé". Bà nói như nài nỉ tôi. Sau đó bà kể cho chúng tôi nghe về giấc mơ tìm mua một cây đàn piano, loại thẳng đứng mà bà vẫn hay dùng hồi còn bé. Bà còn một ít tiền, nhưng bà tin rằng Chúa sẽ gửi cho bà một chiếc.
    Sau lễ Giáng Sinh, tôi cố lục lọi trong các mẫu quảng cáo trên báo với hy vọng tìm mua được cây piano cũ cho bà Kathleen. Nhưng rõ ràng loại hàng này đã bị các tay buôn đàn thu mua cả. Thất vọng tôi đành nghĩ ra một món quà khác để đền cho bà - tôi mua một chiếc áo kiểu xinh xắn, màu tím và một hộp bột tan.
    Rồi Lễ Tình Nhân đến, tôi mua tặng bà sôcôla, nhưng bà dường như chẳng để ý đến món quà đó. Điều bà quan tâm là: "Cây đàn piano của tôi sẽ xuất hiện nay mai thôi". Bà quả quyết như thế. Và suốt mùa đông đó, niềm tin của bà càng mãnh liệt hơn. Tôi rất ngạc nhiên và đôi lúc buồn cười khi nhìn vào hình ảnh tương phản ở bà: một đằng là niềm tin mãnh liệt vào cây đàn, còn một đằng là cảnh đói nghèo thực tại.
    Cuối mùa xuân năm đó, quả thật một điều tuyệt diệu đã xảy ra, hai vợ chồng tôi liền ghé qua để báo bà hay tin vui đó. Số là có một số người ở khu nhà bên bán nhà dọn đi nơi khác, chủ mới dọn đến và yêu cầu chủ cũ dọn luôn cây đàn piano loại thẳng đứng vốn nặng trịch ở tầng hầm theo. Dĩ nhiên chủ cũ không thể mang cây đàn theo. Chủ nhà mới đã hỏi vợ chồng bà: "Anh chị có biết ai cần cây đàn cũ ấy không? Tôi cho không đấy!" ồ tuyệt quá! Bà Kathleen rất hồi hộp, bà đứng ngoài cửa đợi và khi thấy bóng chiếc xe hai vợ chồng tôi, bà lắp bắp: "ôi! Piano của tôi... đến rồi... Đêm qua tôi nằm mơ và được báo mộng rằng cây đàn sẽ đến từ một thị trấn nhỏ Point Pleasant, ở West Virgima. Tôi chưa hề biết đến tên thị trấn xa lạ này".
    "Quả là trời có mắt". Chồng tôi lẩm bẩm, rõ ràng nhiên trước sự sắp xếp kỳ lạ này. Quả thật cây đàn này vốn ở một thị trấn nhỏ, rất nhỏ nằm cách Point Pleasant 48km.
    Hai vợ chồng tôi không nén được niềm vui dâng trào. Bà Kathleen tỏ ra bối rối - không phải vì sự xuất hiện của cây đàn mà vì vẻ ngạc nhiên hiện rõ trên mặt chúng tôi. Bà cho biết từ cái đêm Giáng Sinh năm ngoái bà đã biến niềm tin thành hành động. "Tôi đã đánh đàn bằng đầu óc từ hôm đó đến nay". Bà giải thích: "Không có niềm tin, sẽ không đạt được điều gì. Đúng không nào??.
    Và từ khi đưa đàn về, tiếng đàn trong nhà bà dường như cứ ngân vang mãi. Dù lớn tuổi cộng thêm căn bệnh tăng nhãn áp, rồi đến cái chết của chồng, nhưng tất cả không thể cản trở mềm say mê âm nhạc trong bà. Âm nhạc - vốn cổ điển với những bài ca Phúc âm hồi bé bà hay đàn - đã kết nối bà với thế giới, với mọi người xung quanh. Bà gia nhập nhóm đạo ở nhà thờ gần nhà và tham gia vào ban nhạc người cao tuổi. Tuy không biết nốt nhạc nhưng bà vẫn có thể đàn rất hay và chính xác sau khi nghe qua bản nhạc đó một lần.
    Trước khi gặp bà Kathleen, tôi biết Niềm tin hiện diện trong đầu nhưng nay tôi hiểu ra rằng: Niềm tin hiện diện trong con tim. Điều kỳ diệu xảy ra trong hoàn cảnh bà Kathleen không phải ở phút giây bà nhận được đàn mà diễn ra ngay từ phút đầu tiên bà có niềm tin ấy.
  10. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, cám ơn anh Home , thật hợp với dịp giáng sinh , xin phép cho em được post lại bài này trong blog của em ^_^

Chia sẻ trang này