1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiếc máy bay của các anh Hai Lúa

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi sieuhoa_87, 17/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Bác TranDucLai!
    - OK! Cám ơn Bác TranDucLai đã tham gia đóng góp, và đóng góp cực kỳ nóng đó nha, HiHi! Lan tui xin mời Bác uống vài ly bia cho mát nha!
    - Bác TranDucLai có thể mở TOPIC khác góp ý với báo Tuổi Trẻ.
    - Nhân nói về Robocon, Lan tui biết trong thực tế, ít ra tại VN hiện tồn tại một nhà máy tự động hóa 100% (WWTP-BH2) do nước ngòai thiết kế, họ sử dụng hòan tòan: phần mềm, thiết bị, sản phẩm của các công ty khác đó Bác ơi; Lan tui nói kiểu ví von nha: Họ mua thiết bị, phần mềm dùng lập trình điều khiển, .v.v.; Và họ lắp ráp nó lại, viết cho nó một linh hồn theo kiểu mà họ đã đăng ký bản quyền: ConRoBot (WWTP); để tiếp cận công nghệ nầy, không riêng Việt nam, mà có rất nhiều nước phải đi mua nó đó Bác ơi!;
    Từ 2 Anh Em nhà Hai lúa làm tàu bay trực thăng, Bác liên hệ đến RoBotCon nên tui mới kể chuyện SEGHERS của Bỉ chế ra ConRoBot (WWTP) như thế nào đó nha!
    - Chiếc tàu bay trực thăng của anh Hai Lúa không được bay, TOPIC nầy coi như kết thúc; nếu bàn chuyện khác xin mời Quý Bác mở dùm TOPIC khác Ạ!
    Trân Trọng!
  2. tieulinh262

    tieulinh262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bên Box Thảo luận họ bàn về chiếc máy bay này sôi nổi lắm
    http://www9.ttvnol.com/ThaoLuan/946023/trang-1.ttvn?SearchTerms=trực,thăng
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    @ Bác Tieulinh262!
    Lathu777 có dự định liên hệ ''Các qui định về Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn nhà nước trong NGUYÊN LÝ CHẾ TẠO MÁY, có dùng HÀM PHẠT'' viết 1 bài cảm nhận về vấn đề nầy!, Lan tui thấy cách đặt vấn đề rất xuất sắc, không dùng ẨN DỤ nhưng sẽ rất THƠ và không làm mếch lòng người đọc HiHi! (Ví dụ: ... Anh Hai Lúa ơi! Anh có biết không, nếu như là ... nên chăng ... ?)
    @ Lathu777!
    Lathu777 đã chuẩn bị và viết đến đâu rồi, có cần thêm tài liệu gì không?
    Mến!
  4. lathu777

    lathu777 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    962
    Đã được thích:
    0
    Gởi Mod và các anh chị em nè !
    Lá định viết một bài và tìm tài liệu đọc hiểu trước..nhưng thực sự tuần này và cả tuần sau nữa Lá túi bụi quá ...có thể cho Lá delay lại không ....
    Lá phải tiếp 1 doàn khách bên Đức nè ...và sắp bay đi mất tiêu không có ở VN ...
    Nhưng Lá rất cần tài liệu ...để hiểu ...anh Mod Lan ...đang bắt bí Lá đây rồi ....Lá định không đậu lại nhưng lại tò mò vì tình cảm của cả 2 mod và một số anh chị em....
    Lá làm việc nha - Lá đang bị bên Mỹ complain đó ...và đang stre ss
    Bibi nè
    La Thu
  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM có bài rất hay của bậc đàn anh như Anh Hồ Duy Hùng, nguyên là phi công trực thăng được đào tạo tại Mỹ, đăng trong Chuyên mục Khoa học và Công nghệ, tuy nhiên mình thấy hình như chưa phải là cách đặt và giải quyết dứt điểm vấn đề đi từ một ''nguyên lý rất cơ bản về chế tạo máy'' như Lathu777.
    Xem http://www.doste.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=444&news_id=2067
    Chuyên gia góp thêm tiếng nói về sự kiện ''Hai Lúa'' chế tạo máy bay, Bay - không phải ''có gan'' mà phải có căn cứ khoa học

    Sự kiện ''Hai Lúa'' sản xuất máy bay tại Tây Ninh thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây. Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng đã có bài ''Hai Lúa lên trời'', ''Lên trời? gian nan lắm!'' và tin ''Các chuyên gia của Bộ Quốc phòng kết luận: máy bay Hai Lúa chưa đủ điều kiện bay''. Để có thêm tiếng nói của chuyên gia, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của ông Hồ Duy Hùng, nguyên là phi công trực thăng được đào tạo tại Mỹ, từng là giáo viên bay các loại trực thăng, hiện là Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ.

  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO LaThu!
    - OK! Nếu bận thì Lá delay cũng được mà!
    - Về tài liệu ''Nguyên lý Chế tạo Máy - Phần Tiêu chuẩn quốc gia'' trong tuần nầy Lan tui sẽ gửi cho Lá.
    (HiHi! mình đã bàn tới đây thì A.Thanh (LevanT57) và nhiều bạn khác đã hiểu ra vấn đề rồi, chắc là Lathu sẽ nhận được rất nhiều tài liệu đó nha;
    Nếu nhận được nhiều tài liệu thì cũng rất tốt, nhưng Lan tui thấy LaThu nên tập trung liên hệ phần Tiêu chuẩn quốc gia, vì ''Tiêu chuẩn quốc gia là những qui định bắt buộc của nhà nước về các số liệu kỹ thuật cơ bản của sản phẩm như hình dáng, kích thước, phương pháp thử nghiệm, ... , nói chung.)

    Hiện nay Việt Nam có Luật Hàng không dân dụng ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ Số 94/2007/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 6 năm 2007 ''Về quản lý hoạt động bay'', tuy nhiên chỉ căn cứ vào các văn bản pháp luật đã ban hành thì có thể là ... chưa giải quyết được trọn vẹn vấn đề ''Anh hai Lúa chế tạo Máy bay Trực thăng'' như khen thưởng, phạt tù, cho bay hoặc không cho bay thử, ..., do vậy phải liên hệ các tổ chức, nhà nước tiên tiến khác.
    - Lathu sắp bay đi mất tiêu không có ở VN: HiHi! Lathu chỉ cần có tấm lòng là được mà, Trang (MomMy), ... , đang ở ngòai VN đó.
    - Lathu đang stress: Lan tui có thể làm điều gì cho Lá bây giờ nhỉ?.
    Mến!
  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Lathu777!
    Nếu Lathu còn stress thì dừng ngay không nên đọc tiếp! (tài liệu khác có liên quan sẽ gửi sau nha!)
    Mến!
    Trích
    Luật Hàng không dân dụng - Luật số: 66/2006/QH11
    QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 9

    (Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)

    LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
    Luật này quy định về hàng không dân dụng.
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Luật này quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.
    2. Luật này không quy định về hoạt động của tàu bay công vụ, bao gồm tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng hoặc những trường hợp khác được Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.
    2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
    3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
    Vùng thông báo bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó dịch vụ thông báo bay và dịch vụ báo động được cung cấp.
    Điều 3. Áp dụng pháp luật
    1. Đối với những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng không dân dụng không được Luật này điều chỉnh thì áp dụng các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam.
    2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng thì áp dụng quy định của Luật này.
    3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
    Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
    1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.
    2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
    3. Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.
    4. Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.
    Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng
    1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
    3. Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
    4. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
    Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
    1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng hàng không, sân bay, các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng hàng không dân dụng để bảo đảm giao thông vận tải bằng đường hàng không phát triển an toàn, hiệu quả và đồng bộ.
    2. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
    3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các hãng hàng không Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không, khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
    4. Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hoạt động hàng không dân dụng.
    5. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
    Điều 7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
    1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    2. Tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và được kiểm tra để phòng ngừa và xử lý kịp thời các ảnh hưởng xấu đến môi trường.
    Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
    1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về hàng không dân dụng.
    2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng.
    3. Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông báo bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
    4. Quy hoạch, quản lý việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ chức khác tại cảng hàng không, sân bay.
    5. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.
    6. Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
    7. Quản lý việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
    8. Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
    9. Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng; tổ chức và bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay đặc biệt.
    10. Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
    11. Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.
    12. Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng.
    13. Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
    14. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng.
    Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
    2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
    3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
    4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
    5. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.
    Điều 10. Thanh tra hàng không
    1. Thanh tra hàng không thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng không dân dụng.
    2. Thanh tra hàng không có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    a) Thanh tra việc tuân thủ các quy định về giấy tờ, tài liệu, chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng; tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật và điều kiện đối với tàu bay, trang bị, thiết bị phục vụ tàu bay, cảng hàng không, sân bay, bảo đảm hoạt động bay và các lĩnh vực khác của hoạt động hàng không dân dụng;
    b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân và phương tiện vi phạm quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật an toàn hàng không, an ninh hàng không;
    c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
    d) Tạm giữ tàu bay;
    đ) Phối hợp với Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hữu quan ở địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hàng không dân dụng;
    e) Kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng.
    3. Thanh tra hàng không được trang bị đồng phục, phù hiệu và phương tiện cần thiết.
    4. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng không thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
    Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
    1. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không bao gồm:
    a) Phí bay qua vùng trời, phí nhượng quyền khai thác và phí khác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
    b) Lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng;
    c) Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách;
    d) Giá dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay.
    2. Bộ Tài chính quy định mức phí, lệ phí và giá dịch vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
    3. Doanh nghiệp quyết định các loại giá quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong khung giá do Bộ Tài chính quy định theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
    Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
    1. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
    a) Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
    b) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
    c) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
    d) Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
    đ) Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
    e) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
    g) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
    h) Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
    i) Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
    k) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
    l) Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
    m) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
    n) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
    o) Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
    p) Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
    2. Quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ. (còn tiếp)
  8. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Chương II
    TÀU BAY
    Mục 1
    QUỐC TỊCH TÀU BAY
    Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay

    1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
    2. Tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;
    b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
    c) Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
    3. Tàu bay đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam được tạm thời đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
    4. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp là cá nhân thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam.
    5. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê không có tổ bay, thuê mua được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
    6. Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam được mở công khai và ghi các thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và phải nộp lệ phí.
    7. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam từ thời điểm ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay.
    8. Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.
    Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
    Tàu bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
    1. Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;
    2. Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;
    3. Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
    4. Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay.
    Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
    Khi hoạt động, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
    Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
    Trình tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam của tàu bay do Chính phủ quy định.
    Mục 2
    TIÊU CHUẨN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY
    Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay

    1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
    2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
    b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
    c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
    d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
    3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
    4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận.
    Điều 18. Giấy chứng nhận loại
    1. Giấy chứng nhận loại được cấp hoặc công nhận nếu thiết kế của tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà Việt Nam quy định hoặc được công nhận.
    2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại phải nộp lệ phí.
    3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
    Điều 19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay
    1. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi xuất khẩu phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu phải nộp lệ phí.
    2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, an ninh quốc gia, phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh.
    Tuổi tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam do Chính phủ quy định.
    3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay nhập khẩu với mục đích làm đồ dùng học tập và các mục đích phi hàng không khác không được sử dụng vào hoạt động hàng không dân dụng.
    Điều 20. Thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay
    1. Việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    2. Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp. Người đề nghị cấp giấy phép phải nộp lệ phí.
    3. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay mang quốc tịch Việt Nam chỉ được bảo dưỡng tại cơ sở bảo dưỡng và theo chương trình bảo dưỡng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
    Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay.
    ....................
    ....................
    Chương IX
    HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG CHUNG


    Điều 198. Điều kiện hoạt động hàng không chung
    1. Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư.
    2. Hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết theo quy định của Luật này và phù hợp với loại hình hoạt động khai thác được thực hiện;
    b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    3. Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
    Điều 199. Quản lý hoạt động hàng không chung
    1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng ký loại hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.
    2. Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
    3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
    4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung phải nộp lệ phí.
    Điều 200. Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng không chung
    Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không chung vì mục đích thương mại phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đó phù hợp với các quy định của pháp luật, trừ trường hợp thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong tình huống khẩn cấp.
    Điều 201. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
    Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
    Chương X
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 202. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
    2. Luật này thay thế Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995.

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
    Nguyễn Phú Trọng

    xem http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=108&subtopic=214&leader_topic=508&id=BT2570631550
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Theo dõi topic này từ đầu chí cuối tôi có một nhận xét rằng hầu hết những ý kiến của các bạn (đủ mọi lứa tuổi) posted ở trong này cũng nghiêng nghiêng ngả ngả như báo chí ngoài kia nói về công trình của các anh "Hai Lúa". Tức là lúc thì khen, sau đó chê rồi sau đó khen rồi lại chê...Mà hiếm thấy có ý kiến của RIÊNG bản thân mình.
    Tôi không muốn đi tìm xem máy bay của các anh có cất lên được hay không vì tôi không đủ hiểu biết để làm chuyện ấy. Thậm chí có là chuyên gia đi chăng nữa nhưng vì do tôi chưa bao giờ đến tận nơi để nghiên cứu đánh giá thì tôi cũng không thể nói ra được cái gì.
    Cái mà tôi muốn nói là có...mấy cái sau đây (he he):
    Các bạn có biết lịch sử của helicopter? Ý tưởng đầu tiên của loài người về máy bay trực thăng là thuộc về nhà danh họa lừng danh người Italia của thế kỷ 16 - Leonardo Da Vinci. Người Trung Quốc vào thời trung cổ cũng đã có phát minh về máy bay trực thăng nhưng chúng chỉ ở dạng...đồ chơi.
    Con người thực sự lần đầu tiên có một chiếc trực thăng do chính mình lái, bay được, ấy là vào năm 1924 tại Pháp. Một nhà tiên phong tên là Ê-chiên Omít-sen đã trở thành người đầu tiên bay trên một chiếc TRỰC THĂNG trong thời gian gần 8 phút. Ông đã vẽ được một vòng tròng khép kín trên không trung có chu vi dài tới 1 km.
    Về sự kiện Hai Lúa chế tạo máy bay lên thẳng tôi biết báo chí đưa ra ý kiến của người này người kia trong giới chuyên môn rằng các chi tiết của máy bay được chế tạo không chính xác, có chi tiết thì làm bằng tay và không có tính toán về động lực học và rằng trọng lượng của chiếc máy bay lớn hơn sức nâng của động cơ...vân vân và vân vân...và nói chung là không bay được.
    Tôi thấy có điều gì không công bằng ở đây dành cho hai anh Hai Lúa.
    Ta xem như thế nào qua cái so sánh định tính sau đây nhé:
    1) Tôi không biết vào thời của ông Ê-chiên thì sự hiểu biết về "trực thăng" tới đâu nhưng chắc chắn hai anh Hai Lúa của tôi khá am tuờng về nguyên lý "TRỰC THĂNG & BAY" của máy bay trực thăng bởi vì có rất nhiều thông tin và vật thật để họ tham chiếu. Ngoài ra họ đều là những cây sáng chế có tiếng tới mức bộ NN&PTNN đã mời hai anh tham gia triển lãm về máy nông cụ của nước nhà. Họ đều là tác giả của nhiều máy nông cụ tiện dụng đang được bà con nông dân trong Nam Bộ dùng rất nhiều.
    2) Tôi biết các chi tiết do ông Ê-chiên chế ra bằng cái cách giống hệt cách mà hai anh Hai Lúa làm, cũng là cái cách của nhà sáng chế vĩ đại Ê-đi-xơn chế tạo ra mấy ngàn loại đồ dùng mà bi giờ ta vẫn thấy chúng đang có mặt ở mọi nẻo trên quả đất. Vậy mà máy bay của ông Ê-chiên bay được. Trong khi chắc chắn máy gia công của Hai Lúa chính xác hơn...
    Thì hà cớ gì mà máy bay của họ lại không bay được?
    3) Các nhà chuyên môn duới sức nặng của báo chí có khi bị chạm nọc nên tự ái (nông dân thì làm đựợc trong khi các anh bằng này bằng kia lại chẳng làm đựợc cái gì) nên mượn quyền nhà nước đựợc giao, chê bai họ hết lời, rồi cấm đoán, đó là điều dễ hiểu.
    Vậy thì, như các anh Hai Lúa nói, người ta đã không cho các anh thử nghiệm. Tôi thì nghĩ rằng KHÔNG BAY ĐỰỢC và KHÔNG ĐUỢC BAY chỉ là do nguời ta đã đảo trật tự của từ mà thôi.
    Có một điều chứng tỏ hai anh Hai Lúa rất say mê là, mặc dù bị cấm đoán nhưng các anh nhất định sẽ theo đuổi niềm đam mê của mình tới tận cùng.
    Tới đây tôi chợt nghĩ, cho dù máy bay của các anh KHÔNG BAY ĐƯỢC. đi chăng nữa nhưng chí ít Ý CHÍ của các anh đã là một tấm gương cho cánh KỸ SƯ chúng ta học tập.
    Nào ta hãy chờ coi.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 04/09/2007
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    CHÍNH PHỦ
    Số: 94/2007/NĐ-CP
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2007

    NGHỊ ĐỊNH
    Về quản lý hoạt động bay
    ________

    CHÍNH PHỦ​
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,


    NGHỊ ĐỊNH :
    Chương I
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt.
    2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt.
    Chương II
    TỔ CHỨC, SỬ DỤNG VÙNG TRỜI
    Điều 2. Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng

    1. Vùng trời Việt Nam phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm có:
    a) Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung;
    b) Đường hàng không;
    c) Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung;
    d) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng.
    2. Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
    Điều 3. Đường hàng không
    1. Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa, được thiết lập trên cơ sở sau đây:
    a) Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;
    b) Yêu cầu hoạt động bay nội địa;
    c) Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
    d) Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
    đ) Phù hợp quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
    2. Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối nằm trong lãnh thổ Việt Nam; chiều rộng là 20 km, trong trường hợp đặc biệt đến 30 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường hàng không nội địa được ký hiệu bằng chữ W và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
    3. Đường hàng không quốc tế là đường hàng không trong vùng trời Việt Nam có chiều rộng là 30 km, trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý là 90 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số bằng chữ số Ả Rập.
    Điều 4. Thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ, công bố đường hàng không
    1. Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ đường hàng không nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
    2. Bộ Giao thông vận tải thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng về việc thiết lập, huỷ bỏ đường hàng không quốc tế, thoả thuận với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    3. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng xác định các thông số của đường hàng không; thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các tổ chức, cá nhân liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) về đường hàng không.
    Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đường hàng không
    1. Đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Đường hàng không nội địa được sử dụng cho chuyến bay nội địa.
    2. Việc sử dụng thường xuyên đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu phải được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    3. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan cấp phép bay cho phép từng chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng.
    Điều 6. Vùng trời sân bay
    1. Vùng trời sân bay là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay. Vùng trời sân bay có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân bay.
    2. Vùng trời sân bay được thiết lập trên cơ sở các yếu tố sau đây:
    a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực sân bay;
    b) Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác;
    c) Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát.
    3. Giới hạn vùng trời sân bay của từng sân bay cụ thể được xác định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
    Điều 7. Thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ, công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
    1. Nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
    2. Trong trường hợp quyết định cấm bay hoặc hạn chế bay tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bay; trường hợp xuất hiện tình huống trên không uy hiếp đến an ninh quốc gia, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân thực hiện xử lý, thông báo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không và các đơn vị liên quan để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bay và báo cáo ngay về Bộ Tổng Tham mưu; các quyết định trên có hiệu lực thi hành ngay.
    3. Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, huỷ bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
    4. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, huỷ bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
    Điều 8. Xác định và công bố khu vực nguy hiểm
    1. Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng xác định và thông báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không về khu vực nguy hiểm tối thiểu hai mươi bốn (24) giờ trước khi có hoạt động gây nguy hiểm cho hoạt động bay dân dụng; trong trường hợp khẩn cấp xảy ra tác chiến phòng không, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - không quân phải thông báo ngay cho doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thông báo đến tổ chức, cá nhân liên quan.
    2. Thông báo của Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - không quân về khu vực nguy hiểm bao gồm các thông tin sau đây:
    a) Vị trí xác định theo hệ toạ độ VN 2000 hoặc WGS-84;
    b) Giới hạn ngang, giới hạn cao;
    c) Thời gian có hiệu lực của khu vực nguy hiểm;
    d) Hoạt động gây nguy hiểm;
    đ) Cảnh báo đối với hoạt động bay;
    e) Những thông tin phải bảo đảm bí mật an ninh quốc gia (nếu có).
    3. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm đã được thiết lập quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 9. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung
    1. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung được xác định cho từng loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, phương thức bay và các yêu cầu về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
    2. Căn cứ vào nhu cầu khai thác, Bộ Quốc phòng quyết định thiết lập khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
    Điều 10. Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
    1. Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay được thiết lập cho từng sân bay có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn ngang, giới hạn cao được quy định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
    2. Việc thiết lập khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường cho người, tài sản, công trình ở mặt đất.
    3. Cục Hàng không Việt Nam công bố khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay.
    Điều 11. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
    1. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là khu vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu vực tư vấn không lưu.
    2. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có giới hạn ngang, giới hạn cao và được xác định trên cơ sở các yếu tố sau đây:
    a) Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt động;
    b) Kiểu loại và mật độ hoạt động bay;
    c) Đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực;
    d) Hoạt động của các đơn vị, cơ sở điều hành bay hàng không và quân sự.
    3. Căn cứ vào chất lượng cung cấp dịch vụ không lưu và loại quy tắc bay, khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu được phân loại như sau:
    a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo quy tắc bay bằng thiết bị (sau đây gọi chung là chuyến bay IFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;
    b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và theo quy tắc bay bằng mắt (sau đây gọi chung là chuyến bay VFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;
    c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR; chuyến bay VFR được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin tức về chuyến bay VFR khác;
    d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về chuyến bay VFR; chuyến bay VFR nhận được thông báo về các chuyến bay khác;
    đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về hoạt động bay tuỳ theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E không được sử dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát;
    e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được phân cách nếu điều kiện thực tế cho phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu;
    g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
    4. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định phạm vi, giới hạn ngang, giới hạn cao và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) các khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân.
    Điều 12. Phương thức bay
    1. Phương thức bay bao gồm phương thức cất cánh, tiếp cận, hạ cánh, bay chờ, bay trên vùng trời sân bay.
    2. Việc xây dựng phương thức bay phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
    a) Kết cấu hạ tầng của sân bay;
    b) Trang bị, thiết bị dẫn đường, giám sát;
    c) Địa hình sân bay, chướng ngại vật quanh sân bay;
    d) Mật độ hoạt động của tàu bay;
    đ) Khu vực cấm bay, khu khu vực nguy hiểm, khu chờ tác chiến phòng không, khu vực hoạt động của không quân.
    3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quy định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dân dụng và thông báo cho Quân chủng Phòng không - không quân; quy định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân.
    4. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân quy định phương thức bay cho hoạt động bay quân sự tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam.
    Điều 13. Quy chế bay trong khu vực sân bay
    1. Quy chế bay trong khu vực sân bay bao gồm các nội dung sau đây:
    a) Nguyên tắc chung;
    b) Thuyết minh sân bay;
    c) Khu vực sân bay;
    d) Bảo đảm phương tiện thông tin, kỹ thuật vô tuyến và chiếu sáng;
    đ) Bảo đảm khí tượng và thông báo hoạt động của chim;
    e) Điều hành bay;
    g) Thực hành bay;
    h) Quy tắc phục hồi định hướng trong khu vực sân bay;
    i) Công tác tìm kiếm, cứu nạn và khẩn nguy sân bay;
    k) Các phụ lục liên quan.
    2. Thẩm quyền ban hành Quy chế bay trong khu vực sân bay
    a) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành và thông báo cho Quân chủng Phòng không - không quân;
    b) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân;
    c) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân;
    d) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân đồng trình Tổng Tham mưu trưởng ban hành.
    Điều 14. Sử dụng sân bay dự bị
    1. Sân bay dự bị là sân bay mà một tàu bay có thể đến, hạ cánh khi không thể hoặc không nên đến, hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh, bao gồm:
    a) Sân bay dự bị cất cánh là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh khi cần thiết ngay sau khi cất cánh và không thể sử dụng sân bay cất cánh;
    b) Sân bay dự bị trên đường bay là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh sau khi gặp tình huống khẩn nguy hoặc bất thường trong quá trình bay đường dài;
    c) Sân bay dự bị hạ cánh là sân bay mà tàu bay có thể đến khi không thể hoặc không nên hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh.
    2. Sân bay dự bị phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về đường cất hạ cánh, đường lăn, vị trí đỗ, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các dịch vụ cần thiết khác.
    3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định danh mục sân bay dự bị phục vụ cho hoạt động bay dân dụng sau khi có ý kiến thống nhất với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng.
    4. Cục Hàng không Việt Nam công bố sân bay dự bị cho các chuyến bay quốc tế trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP); sân bay dự bị cho các chuyến bay nội địa trong Quy chế bay trong khu vực sân bay. (còn tiếp)

Chia sẻ trang này