1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch đường 9 nam Lào (1971) - Chiến thắng hào hùng của QĐND VN, bước mở đầu của tác chiến binh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chiến dịch đường 9 nam Lào (1971) - Chiến thắng hào hùng của QĐND VN, bước mở đầu của tác chiến binh đoàn chủ lực v

    Chiến dịch đuờng 9 nam Lào - 1971 hay VNCH hay gọi là Lam Sơn 719 là một chiến thắng hào hùng của QDND VN trong tác chiến binh đoàn (Đoàn B70 gồm 3 sư đoàn 304, 308, 320 và các đơn vị binh chủng kỹ thuật, sư đoàn 324...), đánh dấu sự thay đổi lớn trong quy mô tác chiến của QDND VN và là tiền đề thực tiễn để ta thành lập các quân đoàn chủ lực sau này.
    Chiến dịch này cũng đánh dấu sự thất bại lớn của quân Nguỵ Sg và chiến luọc VN hoá chiến tranh của quân Mỹ.
    Qua chiến dịch này đuờng chiến luợc truờng sơn ngày càng vững chắc.
    Tôi thấy đây là 1 chiến dịch rất hay, mong các bác tích cực đóng góp để hiểu rõ hơn về chiến dịch này.
  2. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang định đề cập đến chiến dịch này. Phía VNCH một thời cũng hô hào chiến thắng khiếp lắm, diệt đên hơn 13,000 quân CS.
    Mình nghe một số chiến hữu TQLC VNCH kể lại chiến dịch này thật kinh hoàng, ám ảnh tâm lý các chiến hữu cho đến tận bây giờ. Lính VNCH chết nhiều trong khi các phi công trực thăng của Mỹ không dám bay vào để tiếp cứu. Nhiều chiến hữu sợ quá đầu hàng. Điển hình có chiến hữu trung đoàn trưởng Thọ đã dẫn cả trung đoàn đầu hàng CS.
    Cũng giống như cách tuyên truyền truyền thống của các bên cho mỗi trận đánh, các số liệu tổn thất của mỗi bên có nhiều sai lệch. Cụ thể thế nào thì mời bà con nhào vô trao đổi.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cuộc hành quân "Lam Sơn 719" là một trong hàng loạt các hành động nhằm thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Quân đội VNCH được đẩy ra mặt trận để trực tiếp đối đầu với QĐNDVN, còn quân Mỹ ở phía sau và chi viện tối đa về hoả lực và không quân.
    Lực lượng của VNCH và Mỹ trong cuộc hành quân này gồm có:
    -Quân VNCH:
    +3 sư đoàn: sư đoàn dù, sư đoàn thuỷ quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh
    +3 lữ đoàn: liên đoàn biệt động quân, trung đoàn 4 và trung đoàn 5-sư đoàn bộ binh số 2
    +4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17,11,7, 4
    +13 tiểu đoàn pháo binh
    -Quân Mỹ:
    +12 tiểu đoàn bộ binh: 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101, 4 tiểu đoàn lữ 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn Americal
    +8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ pháo từ 155 -> 203 mm)
    +1200 máy bay: 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay chiến lược B52
    Ngoài ra còn có 26 tiểu đoàn bộ binh nguỵ Lào, tuy nhiên thực tế tham gia chỉ có 9 tiểu đoàn.
    Mục đích của cuộc hành quân: Nhanh chóng chiếm Sê Pôn, chiếm giữ đoạn đường Bản Đông-Sê Pôn, đánh phá kho tàng, đường sá xung quanh Sê Pôn, phía bắc lên đến Kho Vinh-Na Thôn, phía tây nam đến đông bắc Mường Phìn, nối liền với cánh quân nguỵ Lào từ phía tây sang, sau đó chuyển xuống đánh phá kho tàng ở khu vực từ Xa Đi-Mường Noòng, A Túc đến A Sầu, A Lưới (Thừa Thiên) và kết thúc cuộc hành quân trước mùa mưa ở Nam Lào. Thời gian toàn bộ cuộc hành quân khoảng 90 ngày.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Về phía QĐNDVN, lực lượng tham gia chiến đấu gồm có:
    -Binh đoàn 70: gồm các sư đoàn 304, 308, 320. Binh đoàn 70 được thành lập vào tháng 10 năm 1970.
    -Sư đoàn bộ binh 2
    -Sư đoàn bộ binh 324
    -Trung đoàn 65
    -Ba trung đoàn pháo: 58, 64 368
    -Hai trung đoàn pháo cao xạ: 230, 237
    -Ba trung đoàn công binh: 219, 83, 7
    -Ba tiểu đoàn tăng: 297, 397, 198. Có 88 tăng T34, T54, PT76.
    -Ngoài ra còn các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559.
    Trong kế hoạch tác chiến, ta chọn khu vực Bản Đông-Lao Bảo-Khe Sanh, chủ yếu là Bản Đông-Lao bảo là khu vực quyết chiến, đồng thời đã đề ra chủ trương phải chặn địch ở Bản Đông, tiêu diệt chúng ở đây và có dự kiến nhanh chóng tiêu diệt địch trong trường hựp chúng tiến ra Sê Pôn, và sau đó đánh quân địch khi chúng rút lui.
  5. anhducxm12

    anhducxm12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    hihi , việc phía qdndvn tung cả 3 sư đoàn mạnh nhất của mình 304 , 308 và 320 cũng đã cho thấy được quyết tâm của quân ta trong chiến dịch này như thế nào , đồng thời cũng cho thấy được tầm quan trọng chiến lược của đường Hồ Chí Minh .
    Em có cuốn "Quyết tử để giải phóng miền Nam" của E102 F308 , trong đó miêu tả khá sinh động về cuộc chiến đấu của ta trong chiến dịch này , đặc biệt là các trận đánh điểm cao 500 , các trận đánh bảo vệ chốt 311 . Nhưng chẳng biết làm thế nào để post lên cho các bác bây giờ , máy scan thì em chẳng có , còn gõ từng chữ như bác ptlinh thì em làm biếng quá ...
  6. tokalep

    tokalep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Cái này hồi xem Việt Nam cuộc chiến 10 000 ngày cũng nói nhiều lắm các bác ạ.
    Cuộc hành quân Lam Sơn 719 này đúng là thành phần chủ yếu là lính VNCH.Mĩ thì đúng như bác ptlinh nói. Tụi Nguỵ này hành quân đông và trang bị mạnh vậy mà phải chấp nhận thất bại rút đi .Thoạt đầu chúng định bao vây ta nhưng khi lâm trận một thời gian mới nhận ra mình đang bị đối phương bao vây với lực lượng đông gấp đôi.Cái này bác nào xem đều biết.Nhưng cái hay là một số tướng của VNCH đã sớm dự báo thất bại của cuộc hành quân quy mô lớn này.Ngay Ngyễn Cao Kỳ khi cưỡi trực thăng ra thị sát cũng nhận xét là với cách chỉ huy như vậy quân VNCH sẽ thất bại.Nói thế không phải quân ta (QDNDVN) ngon ăn trong vụ này.Tuy thắng nhưng ta hi sinh không ít.Riêng lính bị B52 rải thảm thương vong cũng khoảng 15 000(Đài Sài Gòn không biết đúng hay sai).
    Còn số liệu của ta (in thành sách giáo khoa )là cuộc hành quân diễn ra từ 12-2 đến 23-3 năm 1971 với sự tham gia của 4,5 vạn quân Mĩ Nguỵ.Ta thắng lớn.Không nói tới thương vong
    Được tokalep sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 15/10/2006
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    2.163 người hy sinh, 6.176 người bị thương.
    Đây là chiến dịch được đánh giá là thắng lợi lớn (hiển nhiên), nhưng tổn thất thấp.
    Sau gần 10 năm mới chỉ phải nếm cối "tép" và pháo mang vác, súng máy.... đây là lần đầu tiên quân VNCH biết thế nào là sức mạnh thực sự của QĐNDVN với những sư đoàn thép huấn luyện trang bị bài bản, lưới lửa phòng không khủng khiếp (riêng đoàn 559 đã triển khai 300 khẩu pháo cao xạ và 300 khẩu trọng liên), pháo hạng nặng (D-74 122mm, M-46 130mm) và xe tăng (PT-76, T-34, T-54) xuất hiện với quy mô lớn (mặc dù trong mỗi trận chỉ có từ 1-2 đại đội xe tăng tham chiến).
    Chính vì thế nên nên hình như cũng từ đây mà xuất hiện thêm những "huyền thoại" mới về QĐNDVN : cán binh được tiêm thuốc kích thích, xạ thủ đại liên bị xích chân vào súng, lính xe tăng bị cùm vào cần lái....
  8. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Westmorland cho rằng dù với 5 sư đoàn quân Mỹ, ông ta không mở chiến dịch hành quân qua Nam Lào, và cũng nhận xét rằng Nguyễn Văn Thiệu đã liều lĩnh.
    Khi diễn biến của Lam Sơn 719 bất lợi, Nguyễn Văn Thiệu dự trù một chiến dịch khác, đưa một sư đoàn vượt qua DMZ và phát triển lên phía Bắc, nhằm giảm sức ép cho các đơn vị đang kẹt cứng ở Nam Lào. Tuy nhiên, chiến dịch này đã không được thực hiện.
    Đánh giá về mức độ tổn thất do chiến dịch này gây ra, Westmorland cho rằng, nó đã làm tiêu hao đi những đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội VNCH.
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Sợ thì ai cũng sợ cả. Trong cuốn Lịch sử binh chủng tăng thiết giáp có phê phán 1 số cán bộ chiến sỹ có tư tưởng dao động (hay sợ).
    Ông đại tá Thọ thuộc sư đoàn 3 bộ binh, hàng trong chiến dịch Nguyễn Huệ, râu ông này cắm cằm bà kia rồi. Có mấy ta sỹ quan VNCH bị bắt, wên tên, để về nhà coi lại. Lính VNCH trong trận này toàn sư đoàn chủ lực, đánh cũng khá.
    Có một vài chi tiết thú vị là:
    - Xe tăng PT-76 rọi đèn pha xông vào trận địa địch, hình ảnh quá oai hùng.
    - Phía VNCH thông báo tiêu diệt 15,000 quân ta, kiểm chứng bằng đếm xác qua....không ảnh <=== pó tay, chắc đếm xác của hai bên luôn, thêm cả ụ đất, khúc cây .....
    - Quân ta xài thuốc kích thích hiệu Hồng Anh
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tính đến năm 1971, miền Bắc đã chuẩn bị đối phó với "Bắc tiến" gần 10 năm. Kế hoạch phòng ngự QK4 được triển khai song song và kĩ lưỡng không kém gì kế hoạch sẵn sàng phản công ở đường 9 Nam Lào.
    Và nếu các bác để ý, thì sẽ thấy trong số các sư đoàn miền Bắc tham gia trên các mặt trận (Thượng Lào, Hạ Lào, Trị Thiên), không thấy có sư đoàn 325.
    Thế cho nên nếu Thiệu cho quân vượt DMZ đánh lên phía Bắc, 99% sẽ là có đi mà không có về

Chia sẻ trang này