1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch đường 9 nam Lào (1971) - Chiến thắng hào hùng của QĐND VN, bước mở đầu của tác chiến binh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trích từ: Đường Xuyên Trường Sơn của bác Đồng Sĩ Nguyên về chiến dịch đường 9 nam Lào 1971:
    -----------
    ..........
    Vẫn chưa chế ngự được "giặc trời", mùa mưa đến chúng tôi cho dừng hoạt động vận chuyển quy mô lớn. Vả lại; sau một loạt các đợt tổng công kích, đột kích, có biết bao việc: đường, cầu phải củng cố; phương tiện kỹ thuật cần bảo dưỡng, bổ sung, và cả con người?
    Theo điện triệu tập của Thường vụ Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, ngày 20 tháng 6 năm 1970, tôi cùng các anh Vũ Xuân Chiêm, Nguyễn Lang, Bùi Đức Tạm ra Hà Nội báo cáo kết quả hoạt động mùa khô 1969-1970 và nhận nhiệm vụ mới. Các anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Đinh Đức Thiện? đón và làm việc với chúng tôi trong không khí hồ hởi, cởi mở, đầm ấm.
    Thường trực Quân uỷ Trung ương và Thủ trưởng Bộ đánh giá cao cố gắng, thắng lợi của Đoàn 559 trong mùa khô vừa qua. Thắng lợi to lớn, toàn diện của tuyến không chỉ góp phần rất quan trọng vào chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường, mà còn mở ra triển vọng mới về khả năng chi viện chiến lược ngày càng vững chắc trong những điều kiện khó khăn, quyết liệt hơn.
    Về tình hình nhiệm vụ tới, Đại tướng Bộ trường nhấn mạnh: Từ khi Lon Non nắm chính quyền ở Campuchia, cảng Sihanouk Vin bị khoá chặt, các đoàn hậu cần của ta đứng chân trên đất bạn gặp khó khăn, Đoàn 559 trở thành tuyến vận chuyển chi viện chiến lược duy nhất. Bởi vậy huy động sức mạnh tổng hợp để chặn cắt bằng được Tuyến 559 đã và đang là mục tiêu chiến lược của Mỹ.
    Sắp tới, địch sẽ tập trung đánh phá vùng Trung - Hạ Lào, Đông bắc Miên, không chỉ bằng không quân mà có thể là những cuộc tiến công binh chủng hợp thành quy mô lớn. Hướng tiến công chủ yếu có khả năng sẽ là khu vực đường 9 - Nam Lào? Vì vậy Bộ Tư lệnh 559 phải theo dõi và chuẩn bị cho tình huống này. Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn với lực lượng binh chủng hợp thành mạnh, rất qucn thuộc chìến trường, vì vậy phải là một lực lượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch, là căn cứ hậu cắn chiến dịch? Nhưng bất luận tình huống nào thì nhiệm vụ chủ yếu của tuyến là chi viện chiến lược.
    Anh lưu ý chúng tôi vừa phấn đấu chi viện lớn hơn, sâu hơn, vừa phải chủ động các phương án đối phó mọi tình huống ngăn chặn mới của địch; đặc biệt phải có kế hoạch cơ bản, toàn diện xây dựng vùng ba biên giới thành căn cứ vững chắc?
    Sau buổi làm việc chung, mấy anh em chia nhau tranh thủ sự chỉ đạo cụ thể của anh Dũng, anh Song Hào và anh Thiện? Gói gọn công việc chưa tròn tuần ở Hà Nội, cả đoàn khẩn trương trở về sở chỉ huy. Tình hình và nhiệm vụ của tuyến trong mùa mưa tới như vậy là quá rõ. Thời gian không chờ đợi.
    Về sở chỉ huy tây Trường Sơn, chúng tôi quyết định triệu tập ngay hội nghị Đảng uỷ. Trên cơ sở quán triệt tình hình, nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ dự kiến một số tình huống địch có khả năng thực thi để chặn cắt tuyến kể cả phía đông và tây Trường Sơn. Đặc biệt lưu ý khả năng địch tiến công quy mô lớn ra đường 9 - Nam Lào, khu vực ngã ba La Hạp, ngã ba Phi Hà.
    Từ nhận định trên, chúng tôi quyết định giữ gần như toàn bộ lực lượng ở lại tuyến trong mùa mưa để củng cố cầu đường, chuẩn bị thế trận cho nhiệm vụ chi viện chiến lược duy nhất. Để chuẩn bị cho mùa khô tới, Bộ Tư lệnh Trường Sơn được Bộ Quốc phòng bổ sung gần ba vạn cán bộ, chiến sĩ, với hơn ba nghìn lái xe; gần bốn nghìn xe các loại. Đồng thời, trên cũng tăng cường cho tuyến nhiều cán bộ cao cấp. Các anh Cao Văn Khánh, Hoàng Kiện, Nguyễn Hoà, Nguyễn Quang Bích được cử vào Trường Sơn giữ chức Phó tư lệnh. Hai anh Hoàng Thế Thiện, Nguyễn Lệnh là Phó chính uỷ.
    Riêng anh Cao Văn Khánh chỉ công tác ở Bộ Tư lệnh 559 hơn một tháng. Tháng 10 năm 1970 khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh B70 chuẩn bị cho chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, anh được điều sang bên đó giữ chức Tư lệnh.
    Đối với Bộ Tư lệnh 559, trong công tác cán bộ, từ lâu, chúng tôi luôn coi trọng cả phẩm chất và năng lực. Xây dựng, bồi dưỡng, quản lý cán bộ thông qua công việc, nên cũng có được một nguồn kế cận khá hùng hậu. Tiếp sau việc đề nghị trên bổ nhiệm các anh Nguyễn An, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh; Lê Xy, Ngô Thành Vân giữ chức Phó chính uỷ; nay một loạt cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ trọng trách mới. Các anh Trần Xuân Trường, Võ Sở làm Phó chủ nhiệm chính trị. Ngô Huy Biên làm Tham mưu trưởng phòng không; Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Đàm làm Tham mưu phó vận tải; Phan Quang Tiệp, Nguyễn Văn Kỷ làm Tham mưu phó công binh; Đỗ Hữu Đào, Đoàn Lược, Vũ Thành làm Tham mưu phó Bộ Tham mưu? Có cán bộ được tăng cường từ cấp chỉ huy chiến lược, lại có cán bộ được cân nhắc, đề bạt từ cơ sở dạn dày chiến trận, thông thạo chiến trường?, sức mạnh lãnh đạo, chỉ huy của Đảng uy, Bộ Tư lệnh 559 được nhân lên gấp bội.
    Nhằm xây dựng hành lang đông-tây Trường Sơn thành một chiến trường thống nhất; chủ động đối phó với khả năng địch đánh phá, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược ở địa bàn được gọi là vùng "cán xoong", ngày 29 tháng 7 năm 1970, Quân uỷ Trung ương quyết định sáp nhập Đoàn 968 quân tình nguyện và Đoàn 565 chuyên gia quân sự ở Trung - Hạ Lào vào Đoàn 559.
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Đoàn 968 được đổi thành Sư đoàn 968 do anh Hoàng Biền Sơn làm Tư lệnh, anh Nguyễn Ngọc Sơn làm Chính uỷ, được bố trí ở hai khu vực: Đường 9 - Mường Pha Lan (Mặt trận X); khu vực A-tô-pơ, Bloven, Saravan (Mặt tận Z), có nhiệm vụ án ngữ, bảo vệ sườn tây tuyến vận tải chiến lược, phối hợp cùng bạn tác chiến mở rộng vùng giải phóng Trung - Hạ Lào.
    Đoàn chuyên gia quân sự 565 tương đương cấp sư đoàn. Tư lệnh lúc này vẫn là anh Hà Tuấn Khanh, Chính uỷ là anh Trần Quyết Thắng. Hơn 5 năm công tác và chiến đấu ở 8 tỉnh Trung - Hạ Lào, Đoàn 565 đã giúp bạn xây dựng cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế từ thôn bản đến cấp tỉnh; đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, tác chiến du kích bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
    Với sự có mặt của Sư đoàn 968 và Đoàn 565 trong đội hình, thế và lực của tuyến chi viện chiến lược trên hành lang tây Trường Sơn có bước phát triển mới.
    Tháng 7 năm 1970, sau khi tăng cường lực lượng cho tuyến, nhưng điều quan trọng hơn là xét thấy vị thế chiến lược của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn thực sự là một chiến trường, mọi lực lượng trên tuyến chỉ được chỉ huy tác chiến tập trung, thống nhất trong đội hình binh chủng hợp thành, Bộ Chính trị quyết định đổi tên Bộ Tư lệnh 559 thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn, tương đương Quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Về tổ chức Đảng, trực thuộc Quân uỷ Trung ương.
    Cơ cấu Bộ Tư lệnh Trường Sơn gồm: Bộ Tham mưu, Cục Tham mưu tác chiến, Cục Tham mưu công binh, Cục Tham mưu vận chuyển, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Văn phòng.
    Về phần mình, để xây dựng khu vực ba biên giới thành căn cứ hậu cần chiến lược trực tiếp bảo đảm cho chiến trường Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông bắc Miên, Hạ Lào, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Trường Sơn đề nghị trên cho thành lập Bộ Tư lệnh khu vực 470.
    Được Bộ phê chuẩn, Đảng uỷ phân công anh Nguyễn An vào kiêm Tư lệnh 470, anh Bùi Đức Tạm là Chính uỷ. Bộ Tư lệnh 470 được xem như tiền phương của Bộ Tư lệnh Trường Sơn.
    Ngoài ra, Bộ Tư lệnh tổ chức thêm một số trung đoàn, tiểu đoàn cao xạ, đường ống xăng dầu, Trường Quân chính? Đoàn hậu cứ 571 - một đầu mối quan trọng cũng được thành lập vào thời điểm này.
    Đứng chân ở địa bàn nam Quảng Bình, Đoàn 571 có nhiệm vụ tổ chức giao nhận, quản lý xe, phương tiện kỹ thuật và quân số bổ sung; thu dung điều trị thương - bệnh binh của tuyến; huấn luyện bổ túc lái xe và thợ sửa chữa?, chủ động nguồn bổ sung khi lực lượng tăng cường của Bộ gặp khó khăn.
    Như vậy, bước vào mùa khô 1970-1971, lực lượng của Bộ Tư lệnh Trường Sơn lên tới 62.000 người, được tổ chức thành 4 sư đoàn và cấp tương đương (Bộ Tư lệnh 470, Sư đoàn 968, Đoàn 565 và Đoàn 571); 30 binh trạm, trung đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh; 144 tiểu đoàn và cấp tương đương trực thuộc binh trạm?
    Căn cứ vào tình hình chiến trường, thực lực cũng như yêu cầu nhiệm vụ trên giao, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh chủ trương tập trung lực lượng xây dựng thế trận vận chuyển chi viện chiến lược, kết hợp đối phó với các cuộc hành quân quy mô lớn của địch nhằm chặn cắt tuyến chi viện chiến lược và phá cơ sở hậu cần của ta. Một số công việc cần phải giải quyết gấp là: Củng cố, phát triển trục vượt khẩu đường 16, 18; tôn ngầm, rải đá cục bộ bảo đảm vận tải ô tô cơ động binh khí kỹ thuật tiếp cận nhanh các hướng chiến trường. Đặc biệt ưu tiên mở khoảng 100 cây số đường kín từ Lùm Bùm đi Tha Mé, làm thêm một số đường ngang bổ trợ bảo đảm phục vụ chiến dịch nếu chiến sự xảy ra ở Đồng Hến, Mường Pha Lan, Sa Đi, Tha Mé?
    Già nửa cuối mùa mưa, toàn tuyến tập trung lực lượng củng cố và phát triển thế trận vận chuyển theo chủ trương đã được xác định. Nhưng mùa mưa năm nay kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9. Mưa to, lũ lớn triền miên phá hỏng hầu hết các ngầm, cầu; gây sụt lở hàng trăm cây số đường.
    Ngày ngày, từ sở chỉ huy ngóng về tây, về nam thấy trời đen kịt, mọng nước, lòng tôi không khỏi bồn chồn, xót xa. Bao công sức, mồ hôi, thậm chí cả máu của anh em công binh, thanh niên xung phong trên tuyến rồi lại trôi xuống sông, xuống suối!
    Tới đầu tháng 10, tưởng chừng "trời" đã buông tha. Nhưng chưa hết! Bất thần hai cơn bão số 9, số 10 liên tiếp ập vào gây mưa lớn kèm lũ quét dọc khu vực cửa khẩu. 74 cây cầu bị lũ cuốn. Gần 200 cây số đường bị sụt lở, lầy trầm trọng. Chưa thể nói gì tới việc ra quân vận chuyển. Công binh, thanh niên xung phong lại trần mình suốt ngày đêm khắc phục hậu hoạ bão lụt: Đến cuối tháng 10, tình hình cầu đường tạm ổn. Ngoài hơn 4.000 cây số đường cũ được khôi phục, gia cố, đã có thêm trên 1.500 cây số đường mới mở, gồm cả đường chính và đường vòng tránh, đường ngang ra các chiến trường?
    Cuối tháng 9, đúng vào thời điểm "nước rút" chuẩn bị ra quân mùa khô, Bộ Tư lệnh Trường Sơn vinh dự đón anh Võ Nguyên Giáp vào thăm và làm việc tại văn phòng Tỉnh uỷ Quảng Bình.
    Ngoài tôi, dự buổi làm việc đó còn có các anh Cao Văn Khánh, Hoàng Thế Thiện, Nguyễn Lang, Lê Xy, Lê Đình Sum.
    Sau khi nghe báo cáo tổng quát công tác chuẩn bị triển khai kế hoạch mùa khô tới, anh Văn gợi ý chúng tôi xem còn vấn đề gì gay cấn vướng mắc cần đề đạt trên; chiến trường có dấu hiệu gì về hoạt động của địch khác với dự đoán trước đây của Trung ương mà Đoàn 559 đã được biết? Cuối cùng anh nói rõ thêm: Hội nghị Trung ương lần thứ 18 (1-1970) đã dự đoán Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc với quy mô, cường độ lớn hơn, mở rộng chiến tranh trên đất Lào, Campuchia. Đồng thời, với hy vọng làm giảm nhịp độ tiến công của ta trên chiến trường miền Nam, Mỹ - nguỵ có thể sử dụng binh lực với quy mô lớn đánh phá cắt đứt tuyến chi viện Trường Sơn. Nhưng bất luận hoàn cảnh nào, bộ đội Trường Sơn cũng phải nỗ lực bảo đảm chi viện cho các chiến trường. Trước mắt, phối hợp với bạn Lào tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ vững chắc hành lang tây Trường Sơn. Đồng thời nhanh chóng phát triển đường đông Trường Sơn, từ Cù Bai (tây Quảng Trị) đến phía tây Thừa Thiên; mở gấp đường 71 vào hướng Bình Điền (tây Thừa Thiên); kéo dài đường từ A Lưới vào Khâm Đức (tây Quảng Nam), hình thành một thế trận vận tải vừa bảo đảm yêu cầu chi viện chiến lược, vừa dự kiến tình hình bảo đảm tác chiến chiến dịch, nếu kẻ địch liều lĩnh mở cuộc hành quân quy mô lớn lên tây Trường Sơn.
    Được làm việc với anh Văn chưa trọn ngày, song chúng tôi lĩnh hội thêm bao điều về khả năng đối phương đẩy chiến lược chiến tranh ngăn chặn tổng lực lên một nấc thang mới. Và trong cuộc đối đầu lần này, bộ đội Trường Sơn sẽ phải làm gì?
    Sau hơn một tháng kể từ ngày anh Văn vào làm việc trực tiếp với Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đầu tháng 11 năm 1970, anh Phan Hàm - Cục phó Cục Tác chiến với cương vị phái viên của anh Văn Tiến Dũng vào truyền đạt với chúng tôi những phán đoán của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương về khả năng Mỹ - nguỵ sẽ cắt tuyến chi viện chiến lược, cả đông và tây Trường Sơn ngang khu vực đường số 9 bằng một cuộc hành quân lớn của các binh đoàn thiện chiến, với công thức: bộ binh (quân nguỵ Sài Gòn, Lào, Thái Lan) cộng chỉ huy, hoả lực và hậu cần của Mỹ.
    Theo yêu cầu của Tổng tham mưu trưởng, tôi đã cung cấp để phái viên của Bộ Tổng nắm toàn bộ công tác chuẩn bị đường sá, kế hoạch tác chiến tại chỗ và khả năng vận chuyển chi viện chiến lược, bảo đảm tác chiến chiến dịch nếu ta mở chiến dịch phản công ở khu vực đường 9.
    Tiễn anh Phan Hàm trở ra Hà Nội, Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh họp, thống nhất ngay một số nhiệm vụ cần triển khai ngay là:
    - Giữ vững và đẩy mạnh vận chuyển chi viện chiến lược, tranh thủ dồn nhanh hàng vào nam đường 9, phòng khi địch đánh tràn lên, chốt chặn dọc con đường này.
    - Chuẩn bị chiến trường, tổ chức vận chuyển bảo đảm hậu cần trực tiếp cho mặt trận đường 9 - khi chiến sự xảy ra ở đây.
    - Khôi phục, mở mới đường 23 phía tây từ đường 9 đến A-tô-pơ.
    - Thống nhất tổ chức chỉ huy các lực lượng trên đất Lào thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn thành một cánh, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch, thực hành tác chiến tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ hành lang phía tây tuyến vận chuyển chi viện chiến lược.
    Theo chỉ thị của anh Văn Tiến Dũng, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đều thống nhất nhận định nếu đánh tuyến chi viện chiến lược chắc chắn địch sẽ áp dụng chiến thuật "Trực thăng vận" quy mô lớn. Do vậy, về ta cần bố trí lại thế trận tác chiến phòng không, tăng cường lực lượng cao xạ, súng máy chốt giữ các điểm cao nam bắc đường số 9; tập trung ở những điểm có nhiều khả năng địch sẽ đổ quân. Quyết đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận" ngay từ đầu.
    Lúc này mùa khô đã qua hơn một tháng. Bộ Tư lệnh quyết định triển khai nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến lược, đồng thời tích cực chuẩn bị cho phương án đánh lớn ở khu vực đường 9 - Nam Lào.
    Hạ tuần tháng 11, thế trận bảo đảm và chuẩn bị cho tác chiến chiến dịch địa bàn đường 9 tạm ổn. Nhưng rồi, cũng như cao điểm các mùa khô trước, biết ta tung hết lực lượng cho mặt trận vận chuyển chi viện, địch đã huy động không quân đánh phá dữ dội các trục vượt khẩu, quyết liệt nhất là đường 20.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Minh họa:
    [​IMG]
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tại Chà Là (giao điểm các đường 20A, 20C, 20Đ) kẹp giữa hai dãy Phu Luông và Phu La Nhích, hàng ngày địch cho hơn ba chục lần chiếc B.52 ném bom "rải thảm" và hàng trăm lần chiếc máy bay cường kích oanh tạc phá huỷ gần 2 cây số đường.
    Trước tình hình đó, chúng tôi lệnh cho công binh tập trung lực lượng làm đường tránh, tăng cường lực lượng phòng không chốt giữ các trọng điểm, đồng thời đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho sử dụng tên lửa đánh B.52 ở khu vực cửa khẩu đường 20.
    Ngày 1 tháng 12 năm 1970, bộ đội phòng không bảo vệ đường 20 đã phóng một quả tên lửa vào tốp B.52 đang tiếp cận trọng điểm Chà Là, làm cho "Siêu pháo đài bay" hoảng hồn, không dám bén mảng tới khu vực này trong vòng nửa tháng. Ách tắc ở trọng điểm Chà Là được giải toả khá nhanh.
    Nắm chắc mọi diễn biến tình hình, ngày 15 tháng 12 năm 1970, Bộ Tư lệnh quyết định mở màn chiến dịch mùa khô 1970-1971.
    Nửa tháng sau khi phát lệnh, theo báo cáo của Cục Tham mưu vận chuyển: Đến cuối tháng 12 đã có 15.000 tấn hàng vượt đường 9, vượt Bạc hơn 6.000 tấn; giao cho Trị-Thiên và Khu 5 được 1.300 tấn; giao cho Mặt trận đường 9 - Khe Sanh 2.000 tấn. Đúng là kết quả của một nỗ lực phi thường.
    Tình hình khu vực đường 9 như vậy là tạm ổn. Đầu tháng 1 năm 1971, tôí chọn hướng nam để "xuất hành" đầu năm; vào làm việc với Bộ Tư lệnh 470 bàn tổ chức chiến trường, xây dựng căn cứ hậu cần chiến lược khu vực ba biên giới; đồng thời trực tiếp gặp các anh trong Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền, nắm yêu cầu của chiến trường.
    Sau khi làm việc với Bộ Tư lệnh 470 và các binh trạm tuyến cuối, chúng tôi theo đường 13 vượt Tà Ngâu, qua Snun, về Lộc Ninh. Do điện báo trước, nên khi về tới Lộc Ninh, đã có hai người do anh Phạm Hùng phái mang xe máy ra đón. Trong buổi gặp gỡ giữa trưa rừng chiến khu miền Đông, tại cơ quan Trung ương Cục, sau phút giây mừng hội ngộ, anh Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục, anh Nguyễn Văn Linh - Phó bí thư, các anh Võ Văn Kiệt, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà?thông báo khái quát tình hình, dự kiến cục diện chiến trường sẽ phát triển mạnh theo thế có lợi cho ta; xu hướng là ta sẽ kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhưng nếu ta không đánh lớn thì cũng khó làm chuyển biến tình hình. Về bảo đảm hậu cần cho đánh lớn, Nam Bộ lo được lương thực, thực phẩm. Nhưng vũ khí - nhất là đạn pháo lớn, thuốc quân y, là những nhu cầu thiết yếu, bức xúc, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền yêu cầu Bộ Tư lệnh Trường Sơn ưu tiên "đẩy" nhanh vào. Anh Trà, anh Nam Trung còn yêu cầu chúng tôi cho một trung đọàn công binh vào mở đường từ Lộc Ninh đi Xa Mát và một số tuyến trong địa bàn hậu cứ.
    Tôi báo cáo tổng quát hoạt động của bộ đội Trường Sơn, chỉ tiêu nhiệm vụ Quân uỷ giao vận chuyển chi viện chiến trường, và hứa sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền.
    Xong việc. Chiều xuống, anh Phạm Hùng bảo tôi:
    - Cơm nước xong, tối nay cậu ngủ lại đây, anh em mình chuyện trò, xem ti-vi Sài Gòn?
    Sau buổi làm việc với các anh ở Trung ương Cục miền Nam, tôi suy nghĩ nhiều về Bộ Tư lệnh chiến trường - một tập thể như thép đã tôi, từng kinh qua lao tù của đế quốc, thực dân, trưởng thành cùng hai cuộc kháng chiến thánh thần của dân tộc có bề dày kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy?, chắc chắn sẽ cùng Trung ương Đảng và toàn dân ta đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
    Trên đường vào cũng như từ cơ quan Trung ương Cục trở ra, tôi chú tâm quan sát, nghiên cứu địa hình. Ý tưởng mở một trục dọc đông Trường Sơn luôn nung nấu trong tôi. Qua nghiên cứu tài liệu từ trước, kết hợp quan sát thực địa, tôi thấy mở một trục dọc từ Ngọc Hồi (Kontum) băng qua các tỉnh Tây Nguyên, chạy men theo biên giới vào Bù Đốp, gần Lộc Ninh, là phương án có tính khả thi nhất.
    Về lại Bộ Tư lệnh 470, tôi trao đổi với các anh trong Bộ Tư lệnh những việc cần kíp trước mắt, đặc biệt lưu ý yêu cầu của Trung ương Cục. Là những cán bộ có kinh nghiệm tổ chức vận tải cơ giới, nên khi tôi trao đổi việc nên mở trục dọc đông Trường Sơn, các anh trong Bộ Tư lệnh 470 nhất trí phải chuẩn bị khẩn trương, nhất là lực lượng, phương tiện kỹ thuật, để khi chu lực ta "nhổ" một số đồn bốt còn lại dọc tuyến biên giới, sẽ cho mở ngay, trước hết là đoạn phía nam. Theo các anh thì mở đường qua nơi đây địa hình khá bằng phắng, chỉ cần ba trung đoàn công binh và một số xe - máy tốt, sau tám tháng sẽ cơ bản xong.
    Tôi nhất trí với Bộ Tư lệnh 470 và kết luận: Việc mở đường cơ giới đông Trường Sơn chỉ còn là vấn đề thời gian, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực, càng sớm càng tốt.
    ***
    Kết thúc chuyến đi thực địa phía nam, tôi trở về sở chỉ huy với bao công việc đang chờ thì được báo anh Phan Hàm - phái viên của Tổng tham mưu trưởng vừa vào. Chắc có chuyện lớn rồi đây!
    Tôi nghĩ thế và cho triệu tập Bộ Tư lệnh nghe anh Phan Hàm truyền đạt dự lệnh của Bộ: Mỹ - nguỵ sẽ sử dụng một số lượng lớn máy bay trực thăng đổ quân chốt giữ các điểm cao dọc phía nam - bắc đường 9; đồng thời sẽ sử dụng bộ binh cơ động theo đường 9 thọc lên Sê Pôn hợp điểm với quân nguỵ Lào và quân Thái Lan từ Mường Phìn sang chốt chặn lâu dài tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, hình thành hàng rào McNamara kiểu mới.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận do Thiếu tướng, Phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo làm Chính uỷ. Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo chung. Bộ Chính trị và Quân uỷ giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn phụ trách cánh tây của chiến dịch, gồm Sư đoàn 968, Sư đoàn 2 (Khu 5) và một số đơn vị binh chủng. Trên toàn địa bàn chiến dịch, bộ đội Trường Sơn là lực lượng tác chiến tại chỗ.
    Ngay sau khi nhận lệnh chính thức của Bộ, tối ngày 28 tháng 1, Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh họp bàn triển khai thế trận tác chiến chiến dịch. Do đã dự kiến trước tình hình từ cuối tháng 10 và tích cực chuẩn bị, nên chúng tôi nhanh chónh thống nhất một số nội dung:
    - Sáp nhập hai Mặt trận X và Z thành Mặt trận Y, lực lượng chủ yếu là Sư đoàn 968 phụ trách toàn bộ địa bàn Hạ Lào, A-tô-pơ ?, kiên quyết chặn đứng quân địch nếu chúng nống ra vùng giải phóng Lào, uy hiếp hành lang phía tây tuyến chi viện. Phó tư lệnh Hoàng Kiện được cử là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Mặt trận Y.
    Thành lập tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn phụ trách hướng phối hợp chiến dịch ở Trung- Hạ Lào, theo chỉ thị của Bộ.
    Phân công anh Nguyễn Hoà và anh Hoàng Thế Thiện trực tiếp chỉ huy chung bộ đội Trường Sơn và Sư đoàn 2 (Khu 5, do anh Nguyễn Chơn làm Tư lệnh sư đoàn) và các trung đoàn cao xạ ở hướng này.
    - Khẩn trương hoàn thiện thế trận tác chiến phòng không, do Phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích trực tiếp chỉ đạo, quyết đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận" của địch.
    Toàn tuyến phải kết hợp chặt chẽ vận chuyển đảm bảo chiến dịch và chiến lược, lấy vận chuyển đảm bảo chiến lược là chính.
    - Bộ Tư lệnh 470 đẩy nhanh vận chuyển chi viện cho Nam Bộ, đồng thời chủ động đối phó nếu địch đánh ra Phi Hà, Xê Sụ (ngã ba biên giới) hòng thực hiện mưu đồ "chặn đầu, khoá đuôi" tuyến chi viện.
    Sáng 29 tháng 1, Bộ Tư lệnh điện triệu tập cán bộ chủ trì các binh trạm trong khu vực dự kiến chiến dịch xảy ra, gồm các Binh trạm 27, 9, 41, 34, 32, 31, 14, 12 để giao nhiệm vụ cụ thể.
    Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, trên địa bàn dọc theo bắc - nam đường 9, bộ đội Trường Sơn đã hình thành bảy khu vực tác chiến tại chỗ ở đoạn chính diện đông và tây Mường Phìn dài 100 cây số.
    Mạng thông tin của Bộ Tư lệnh Trường Sơn được nối với Bộ Tư lệnh chiến dịch, Bộ Tư lệnh cánh đông (B70) và một số đơn vị chủ lực của Bộ.
    Lực lượng phòng không của Bộ Tư lệnh Trường Sơn được huy động tham gia chiến dịch lên tới 5 trung đoàn và 1 sư đoàn (có 1 trung đoàn tên lửa của Bộ phối hợp), 10 tiểu đoàn cao xạ, 25 đại đội và 33 trung đội súng máy cao xạ. Hơn ba trăm nòng pháo cao xạ và cũng chừng ấy khẩu súng máy bố trí thành tám cụm trên tâm điểm là tam giác Bản Đông - Tha Mé - La Hạp đã tạo thành lưới lửa phòng không liên hoàn, nhiều tầng, nhiều vòng, giăng khắp, kết hợp với thế trận phục kích, tập kích ngăn chặn bộ binh địch tiến công tuyến chi viện chiến lược.
    Về mạng đường chiến dịch, từ Chà Lỳ vào đường 9, công binh Trường Sơn đã hoàn chỉnh thêm hai trục dọc và hai trục ngang.
    Các kho vật chất bảo đảm cho tác chiến chiến dịch khu vực đường 9 đã có hơn 8.000 tấn. Hàng dự trữ chiến lược trên tuyến hơn 80.000 tấn.
    Trước giờ mở màn chiến dịch, tôi gọi điện hỏi anh Nguyễn Chơn - Sư trưởng Sư đoàn 2 trên cánh tây:
    - Đạn dược, lương thực, thông tin đã bảo đảm chưa?
    Anh Chơn nói như reo:
    - Báo cáo Tư lệnh, bộ đội Trường Sơn đã bảo đảm đủ mọi thứ. Cứ đà này, chúng tôi tha hồ đánh, nhất định thắng lợi.
    - Phải như thế! Kiên quyết chặn đứng, bao vây, tiêu diệt không cho chúng có đường về.
    Tôi chúc Sư đoàn 2 giành thắng lợi và tin tưởng những lời "như dao chém đá" của người sư đoàn trưởng sắc sảo, đầy quyết đoán và uy tín lúc đó.
    Dứt cuộc nói chuyện với Nguyễn Chơn thì chuông điện thoại lại đổ dồn dập. Người đầu máy bên kia là anh Võ Quỳ - Binh trạm trưởng Binh trạm 41. Anh báo cáo ngắn gọn:
    - Tất cả lực lượng đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu, bộ đội phấn chấn, quyết tâm cao. Các kho dự trữ gần đường 9 đều được chuyển vào sâu và bố trí lực lượng bảo vệ chu đáo. Binh trạm đang tổ chức vận chuyển đạn, lương thực cho cánh đông.
    Tôi dặn thêm Võ Quỳ:
    - Anh nhớ kiểm tra chu đáo công tác chuẩn bị chiến đấu của binh trạm. Đồng thời liên hệ gấp với Huyện uỷ Sê Pôn, đề nghị bạn tổ chức khẩn trương sơ tán dân. Nếu bạn thiếu gạo, thiếu muối thì hỗ trợ. Ở các điểm cao dọc theo đường 9, khả năng địch có thể chiếm giữ, nên tổ chức các đại đội bộ binh độc lập phối hợp với công binh, chủ động chốt trước. Nếu địch đổ quân chiếm được những cao điểm quan trọng, phải tổ chức các lực lượng có trang bị hoả lực mạnh chốt các điểm cao đối diện, liên tục khống chế, không cho địch đánh xuống các trục đường.
    Dặn Võ Quỳ xong, tôi gọi điện xuống hướng Bản Đông gặp anh Ngô Huy Biên - Tham mưu trưởng phòng không, phái viên của Bộ Tư lệnh xuống đốc chiến.

Chia sẻ trang này