1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch đường 9 nam Lào (1971) - Chiến thắng hào hùng của QĐND VN, bước mở đầu của tác chiến binh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Nó đây bác à: [topic]716338[/topic]
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    2 cái sai cộng lại thành cái đúng: cái 1 là tập trung phòng thủ các căn cứ hoả lực vì nếu để nó mất thì cái 2 xảy ra, các đơn vị VNCH hành quân ko ai che chở, thiếu hoả lực chi viện, đường tiếp tế và rút lui bị cắt.
    Nhà em thấy VNCH lập kế hoạch và tiến hành chiến dịch Lamson719 khá bài bản, tiếc là tình báo họ kém nên đã dẫn cả đám quân thiện chiến bậc nhất húc đầu vào đá. Khu vực Nam Lào khi đó là đất nhà của QGP, ngoài các đơn vị trực chiến bảo vệ còn quân các nơi đánh nhau xong về dưỡng quân có khi còn thiện chiến hơn cả bảo vệ tại chỗ, trang bị nặng rất sẵn và có khả năng di chuyển. Do chỉ nghĩ phải đánh với 2 sư nên VNCH dùng 2 sư bộ binh 1, 2 thiện chiến nhất + 2 sư trù bị chiến lược + biệt động quân, chi viện tối đa pháo binh, thiết giáp, ko quân Mẽo - VNCH là thừa đủ. Thực tế họ phải đối đầu với lực lượng tương đương 4 - 5 sư với trang bị hoả lực khác hẳn lúc đánh trong nội địa VNCH, thông thạo địa hình hơn trong 1 khu vực sự thông thạo đó đóng vai trò rất quyết định là rừng núi.
    Phía QGP cũng ko ngu, dù có 4 - 5 sư thì họ vẫn ít hơn lực lượng VNCH nhiều, nếu đối đầu trực diện QGP vẫn có nhiều khả năng thua. Vì vậy họ ưu tiên thịt các căn cứ hoả lực trước, kệ quân VNCH đổ bộ, hành quân chán chê vào sâu trọng địa. Mất các căn cứ này quân VNCH hành quân chỉ còn có thể trông cậy vào máy bay mà trong khu vực rừng núi thì thống kê của chính Mẽo cho thấy 01 trận bom B52 (3 chiếc) đánh đường Trường Sơn trung bình loại khỏi vòng chiến được ... 01 QGP. Đến khi loại khỏi vòng chiến các căn cứ hoả lực xong QGP mới lợi dụng ưu thế thông thạo địa hình của mình cắt quân VNCH thành từng mảng. Quân viễn chinh xưa nay tối kị mất đường tiếp tế và đường lui, vì vậy toàn bộ nỗ lực của VNCH trong giai đoạn sau chỉ còn là làm thế nào để rút về. Đến Sê Pôn theo kiểu cho mấy thằng nhảy dù cảm tử vào cố tè 01 bãi đánh dấu như thú rừng thì nói làm quái gì, đến Quảng trường Đỏ còn có ông phi bừa vào hạ máy bay chính giữa nữa là. Có điều hạ cánh xong thì chỉ mấy chú công an phường trang bị còng số 8 là đủ để thộp cổ cho vào đồn.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Về kế hoạch đánh của mấy bác QGP thì em thấy nó có vẻ như là đồ chế biến từ kế hoạch của VM trong chiến dịch Hoà Bình (chắc là xì-tai của lị Trần Canh ). Hồi 51-52, bọn Pháp tấn công lên Hoà Bình, khí thế cũng rất mạnh, để tiếp tế cho căn cứ Hoà Bình bọn nó cũng làm một lô các căn cứ đồn bốt dọc đường tiếp tế trên đường số 6 và sông Đà gần giống như mấy căn cứ 31, Lolo, Liz... Phía VM cũng để bọn nó thành lập xong mấy cái hệ thống phòng ngự này rồi mới bắt đầu nhổ lông từng căn cứ một đến lúc bọn Pháp thấy hoà Bình không giữ nổi nữa mới phải rút.
    QGP hồi 71 không còn yếu như quân VM hồi 51 nữa, chiếm được cứ điểm là có thể củng cố giữ nó để thường trực uy hiếp đường tiếp viện chứ ko như quân VM hồi xưa, phải rút lui sau khi chiếm được các đồn bốt Pháp như ở Tu Vũ chẳng hạn. vì thế cho nên tỉ lệ thiệt hại của bọn Pháp hồi 52 cũng nhẹ hơn so với quân Sài Gòn hồi 71.
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bác Maseo, SĐ 2 BB không tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719. . Cái sai lầm ở đây là dùng quân tấn công để bảo vệ CCHL. Quân tấn công, đúng ra phải để cho họ tự do hoạt động, nhất là trong vùng đối phương. Đàng này, hầu hết các tiểu đoàn tham chiến vừa phải tấn công, vừa phải bảo vệ CCHL. Khi bị phản công, họ buộc phải co cụm vào bảo vệ căn cứ. Dẫn đến việc bị bao vây và tiêu diệt như trường hợp TĐ 3 ND + BCH LĐ3 ND. Trường hợp TĐ2 ND (căn cứ 30) hơi khác. Họ rút đi sau khi toàn bộ pháo binh (1 pháo đội 105 và 1 pháo đội 155) bị tiêu hủy bởi pháo 130ly. Trong cái xui (pháo bị tiêu diệt) cũng có cái hên, vì không còn gì để bảo vệ nên họ rút ra căn cứ nên thiệt hại của họ không nặng. Trong năm 1972, tại chiến trường nam Quảng Trị, các đơn vị TQLC rút kinh nghiệm, họ luôn luôn di chuyển nên phía QĐNDVN bị lúng túng trong việc tìm ra vị trí của các đơn vị này, nên không dứt điểm được LĐ 369 để họ có thì giờ rút về tổ chức phòng thủ bờ nam sông Mỹ Chánh.
    To VoQuocTuan: CCHL nếu đóng 1 cách liên hoàn để phòng thủ thì tốt, nhưng đây là một cuộc hành quân tấn công. Pháo 130ly có mặt dỡ của nó là tầm sát thương không cao, không có khả năng phá hầm hố, nhưng các công sự nổi, pháo binh, bãi đáp trực thăng đều bị tan hoang cả. Vì tầm xa nên PB VNCH không với tới được, được đặt trong các núi đá nên máy bay không phát hiện ra, khi máy bay rời vùng thì tiếp tục bắn. Vì các CCHL là các mục tiêu cố định nên làm yếu tố tác xạ rồi thì cứ bắn thoả thích. Chỉ cần nổ trong căn cứ là không trúng cái này cũng trúng cái kia, công hiệu lớn nhất là làm cho địch quân không ra được khỏi hầm trú ẩn -> tinh thần xuống thấp. Chữ "vô tư" tớ để trong ngoặc - chỉ là 1 cách nói.
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    VII. Nhận định
    Sau hơn một tháng tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719, vào đầu tháng 2 năm 1971, từ nhiệm vụ trừ bị của QĐ trong giai đoạn 1, đến trực tiếp tham gia trận chiến ở trên đất Hạ Lào trong giai đoạn 2, tôi với tư các LĐT có nhận xét như sau:
    1. Về địa thế khu vực hành quân: Rất khác biệt với địa hình, địa vật ở trong lãnh thổ VN, có chăng thì chỉ có vùng cao nguyên Pleiku, Kontum là tương tự phần nào. Tại Hạ Lào, chỉ có một con đường duy nhất là QL9 chạy xuyển qua trung tâm khu vực hành quân mà 2 bên thì đồi núi chập chùng, khó bề điều động thiết giáp và dễ làm mồi cho các cuộc phục kích của đối phương. Việc di chuyển ở rừng núi lại khó khăn vì cây cối rậm rạp, nhất là ở phía Nam, khu vực hoạt động của TĐ 1 BB và TQLC, đầy tre gai. Đay là một địa thế hoàn toàn bất lợi cho các lực lượng tấn công, không điều quân được rộng, phải lệ thuộc ít nhiều vào các đường mòn, khó quan sát đôi khi mất hướng, có thể đưa tới ngộ nhận bắb lầm nhau. Không xử dụng hữu hiệu được PB và KQ nên không đúng với mục tiêu mong muốn, đôi khi còn bại tác xạ và oanh kích lầm nên không đúng với mục tiêu mong muốn, đôi khi còn bị tác xạ và oanh kích lầm. Địa thế cũng ảnh hưởng đến vấn đề tiếp vận, tải thương vì hoàn toàn trông cậy vào trực thăng, ngoại trừ các đơn vị hoạt động kế cận QL9. Do khó khăn di chuyển vì địa thế, lại phải trang bị nặng để có thể chiến đấu lâu dài, vô hình chung đã hạn chế sự mau lẹ và làm binh sĩ mau mất sức. Nói chung tất cả đã ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ khá nhiều. Trong khi đó, thì địa thế lại ít ảnh hưởng đến địch, vì chúng đã sống và hoạt động thường xuyên trong khu vực này, biết rõ tường tận đường đi nước bước, nên tiến lui đễ dàng và mau lẹ. Địch quân lại trang bị nhẹ nhàng, không cồng kềnh phức tạp như ta. Kết luận địa thế là một yểu tố quan trọng không kém trong sự thắng bại, chứng minh là trong cuộc hành quân vượt biên giới sang Cambodia năm 1970, địa thế trống trải ở đó đã giúp cho các đơn vị chiến đấu rất hữu hiệu, đã đạt được nhiều thắng lợi.
    2. Về tin tức tình báo: Nói về tình báo có nghĩa là mọi tin tức thâu lượm được về địch trước khi mơ cuộc hành quân. Từ đó Phòng 3 sẽ thảo ra kế hoạch hành quân để BTM bàn thảo và chỉ huy trưởng quyết định. Tin tức chính xác và hành quân đúng lúc đúng chỗ thì dễ mang lại kết quả mà không hao tổn đến vật chất cũng như sinh mạng binh sĩ. Trong quá khứ, không nói đến các đơn vị địa phương, mà chỉ riêng lực lượng Tổng Trừ Bị như Nhảy Dù và TQLC, mỗi khi tăng phái cho các QĐ và SĐ đã không được xử dụng đúng đắn lắm. Các QĐ và SĐ lẽ ra phải dọ tin tức, tình hình nắm thật kỹ rồi mới xử dụng các đơn vị tăng phái, thì lại điều động họ một cách bừa bãi, miễn sao có hành quân là được, rốt cuộc chỉ làm cho các binh sĩ tăng phái mệt mỏi vô ích hay bị thương tích vi mìn bẫy một cách lãng xẹt. Tôi còn nhớ lúc đơn vị TQLC tăng phái cho QĐ IV, SĐ21 hoạt động tại tỉnh Chương Thiện, có khi cả một hai tháng trời không gặp một bóng địch, nhưng hàng ngày vẫn phải tản thương vì dẫn phải mìn của địch rải khắp khu vực hành quân. Trước BTL SĐ21 BB, tôi phải nửa đùa nửa thật là SĐ định xử dụng TQLC như xe cán mìn chăng? Sự thật là như vậy, phần lớn các tin tức tình báo đều sai lại, hoặc không kịp thời nên hành quân thì nhiều mà kết quả thâu lượm chẳng được bao nhiêu. Có khi tin tức chính xác và kịp thời thì kế hoạch hành quân lại thiếu sót...
    Trở lại cuộc hành quân Lam Sơn 719, trước cũng như khi đang hành quân, tin tức của Phòng 2 QĐ I thuyết trình một cách tổng quát, không nắm vững tình hình nên các quyết định từ cấp QĐ xuống tới các SĐ, LĐ, Trung Đoàn tham chiến không đúng lúc và chính xác nên các đơn vị phải tự tìm hiểu và đối phó. Trước khi cuộc hành quân mở màng, tin tức đánh giá chỉ có sự hiện diện của 1 hay 2 SĐ địch hoạt động trong vùng mà không đề cập đến khả năng tăng cường của các đơn vị từ biên giới Lào-Bắc Việt tiến vào can thiệp. Đến khi cuộc chiến bùng nổ thì thực tế lực lượng địch có mặt khắp vùng lên tới 4, 5 SĐ tác chiến, không kể hệ thống phòng không dày đặc và chiến xa địch mà tin tức tình báo đánh giá quá thấp. Đặc biệt là tại mục tiêu Tchépone, tin tức cũng không được ghi nhận một cách đúng đắn, chính xác mà chỉ dựa vào tin tức mà địch đã loan ra trên đài phát thanh Hà Nội mà phác họa kế hoạch tấn công. Kết quả là ta đã bị uy hiếp, bao vây phản kích suốt thời gian lui quân từ Tchépone về tới ranh giới Lào Việt.
    3. Kế hoạch hành quân: Dựa vào tin tức tình báo, kế hoạch hành quân được dự thảo ra và như trên đã trình bày, tin tức cho đến địa thế đều không nắm vững, thì dĩ nhiên kế hoạch phải sai lệch và không đáp ứng được mục tiêu đòi hỏi. Dù đánh giá có từ 1 đến 2 SĐ tác chiến địch trong khu vực hành quân, thì lực lượng tham chiến đích thực của QĐ so với địch vẫn không ngang bằng. Đó là chưa kể tới lực lượng tấn công luôn luôn đòi hỏi phải gấp đôi hay ba thì mới mong thắng được. Theo kế hoạch thì lực lượng tấn công của ta trong giai đoạn đầu gồm có:
    a. Cánh quân phía Bắc QL9: có 2 LĐ Dù trong đó 1 TĐ đã không đổ quân được khi căn cứ hỏa lực 31 bị tấn công. LĐ1 TG gồm 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa và 1 Chi Đoàn Chiến Xa. 2 TĐ BĐQ.
    b. Cánh quân phía Nam: Có Trung Đoàn 1 và Trung Đoàn 3 BB, nhưng thực tế hoạt động xa và rộng chỉ có 4 hay 4 TĐ thôi. Số còn lại có nhiệm vụ thiết lập căn cứ hỏa lực, bố phòng và hoạt động chung quanh mà thôi. Sự áp dụng chiến thuật căn cứ hỏa lực hổ trợ cuộc tấn công đã vô hình chung hạn chế sức tiến quân và biến từ chủ động sang bị động, làm mục tiêu cho đối phương nhắm tới, uy hiếp, vô lập rối tấn chiếm. Đành rằng xử dụng căn cứ hỏa lực để bố trí PB yểm trợ cho các đơn vị hoạt động bên ngoài, cũng như tạo nên một mạng lưới hỏa lực hổ tương yểu trợ giữa các căn cứ là cần thiết nhưng vấn đề đạn dược đã không đáp ứng được vì địa thế không cho phép xử dụng quân xa còn bằng không vận thì không đủ và quá tốn kém, hơn nữa còn bị phòng không địch gây trở ngại, sự tiếp tế hầu như không thực hiện nổi, nếu có thì cũng quá ít ỏi. Một điểm nữa là các căn cứ hỏa lực đã thiết lập ở trên các cao địa, nên không đủ rộng để bố trí đầy đủ pháo cho hợp với số lượng đơn vị hoạt động. Chẳng hạn như LĐ Dù hay TQLC khi tham chiến thì được một TĐ pB yểm trợ. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, LĐ 147 chỉ được 4 khẩu 105 và 2 khẩu 155 ly yểm trợ mà còn phải tiết kiệm đạn dược dù đang đụng địch. Như vậy đủ thấy rõ sự yếu kém về hoả lực yểm trợ tiếp cận cũng như quấy rối phá hủy ngày và đêm bất kể địa thế, thời tiết, ánh sáng. Do đó các đơn vị chỉ còn trông cậy vào sự yểm trợ của KQ, nhưng lại không được liên tục, chính xác mấy vì bị lệ thuộc vào thời tiết, ngày và đêm. Một điểm nữa là từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ là từ ngày có QĐ HK tham chiến ở VN yểm trợ, đều có quan niệm hành quân là phải xử dụng tối đa hỏa lực trước khi tấn công mục tiêu đã trở thành thói quen, nếu thiếu yểm trợ là chùn bước ngay. Như vậy các căn cứ hỏa lực đã không làm tròn được nhiệm vụ giao phó vì những lý do trên, từ đó nó đã trở thành mục tiêu cố định cho đối phương nhắm tới, tìm cách cô lập rồi tấn công tiêu diệt. Cũng vì liên hệ đến căn cứ nên các BCH đâm ra lúng túng không điều động các đơn vị linh hoạt để địch không thể nắm vững được tình hình của ta. Vì vậy từ thế chủ động tiến công, ta đã bị rơi vào thế bị động, chỉ còn phòng ngự thôi. Lực lượng tấn công có tính chất lưu động nhanh, hỏa lực mạnh là TG thì lại bị địa thế ngăn trở nên không sao hổ trợ cho BB hữu hiệu được. Từ đó TG biến thành đơn vị phòng thủ căn cứ và cũng là mục tiêu cho pháo địch tiêu hủy.
    Ở giai đoạn 1, khi địch tung ra cuộc tấn công và đánh chiếm căn cứ hỏa lực 31, BTM QĐ có vẽ lúng túng trong kế hoạch phản ứng, rồi cứ để cho tình hình diễn tiến có lợi cho địch. Nói cách khác, BTM QĐ đã trông đợi quá nhiều vào sự yểm trợ của KQ để đối phó tình hình. Rồi đến giai đoạn 2 thì thời gian ngừng đợi quá lâu, tạo điều kiện cho địch có đủ thì giờ cũng cố và điều động các đơn vị từ xa tới để sẵn sàng tiếp chiến. Trong buổi họp chuẩn bị cho cuộc hành quân giai đoạn 2 đã có nhiều ý kiến khác biệt nhau, nếu không nói là thiếu sự thống nhất trong hành động chung. Việc thay đổi kế hoạch cũng đã nói lên chủ trương chiến lược, chiến thuật không được ổn lắm của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Từ những sự việc trên, phải chăng BTTM QLVNCH nói chung và QĐ I nói riêng đã không đạt mục tiêu trông đợi, và gây cho các đơn vị tham chiến một sự thiệt hại đáng kể, những đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH, mà sau đó đã ảnh hưởng một phần nào tới các cuộc tấn công vào mùa hè 72 và sau đó là 75.
    Trong giai đoạn 2, BTL QĐ cũng như SĐ1 BB, đã xử dụng Trung Đoàn 2 để đánh chiếm mục tiêu Tchépone trong cái thế không làm không được. Vì dư luận truyền thông báo chí quốc tế đã loan tin là ta đã vào Tchépone nên không thể ngừng được. Do đó đã có lệnh ngầm là khi đáp xuống được mục tiêu, thì trong một thời gian ngắn phải rút ngay. Kể quả thì mọi sự đã diễn ra nhứng không được như ý muốn hoàn toàn. Cuộc rút quân để chấm dứt Hành Quân Lam Sơn 719 đã diễn ra một cách vô trật tự, gần như mạnh ai nấy rút, không kiểm soát được. Riêng tại khu căn cứ hỏa lực Delta (LĐ 147 TQLC), việc rút quân đã diễn ra tương đối trật tự, có kế hoạch và kịp thời yểm trợ liên tục và hữu hiệu. Nếu chậm một ngày nữa thì tình hình có thể cũng đã diễn ra như các cánh quân khác, vì địch sẽ dồn hết lực lượng để tiêu diệt LĐ 147 TQLC.
    Để kết luận, kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 719 đã không được thi hành đến nơi đến chốn. Nhiệm vụ giao phó coi như không hoàn thành, nghĩa là chấm dứt mọi hoạt động của địch trên con đường mòn Hồ Chí Minh. Sự thể này, nói coi như thất bại, đã dẫn đến cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa 72 và sau đó là cuộc Tổng Tấn Công vào toàn miền Nam của đầu năm 1975, đã làm sụp đổ chế độ VNCH.
    4. Bảo mật: Vấn đề bảo mật cũng là một yếu tố cần thiết để bất cứ cuộc hành quân nào muốn đạt được thắng lợi. Trong quá khứ, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, trên 4 vùng chiến thuật đã có biết bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ được diễn ra. Nhưng kết quả không mấy khả quan, đôi khi lại được thổi phồng một cách quá đáng với mục đích tuyên truyền, cổ võ tinh thần binh sĩ. Trong khi đó thì MTGPMN ngày càng lớn mạnh, các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh dần dần rơi vào vòng kiểm soát của địch. Đường mòn HCM được mở rộng để CS BV đưa quân, tiếp vận lương thực, vũ khí đạn dược và tăng cường yểm trợ cho lực lượng ở miền Nam. Từ chỗ đó, ta mới thấy rõ cái cốt lõi thất bại của các cuộc hành quân tảo thanh diệt địch của QLVNCH, mặc dù phương tiện yểm trợ đầy đủ, tinh thần binh sĩ cao, kế hoạch tương đối hoàn hảo. Đó là tính cách bảo mật không được duy trì chặt chẽ. Vì vậy khi cuộc hành quân khai diến thì địch đã rời khỏi mục tgiêu một, hai ngày trước, dù tin tức tình báo thu lượm khá chính xác. Kể quả là tấn công vào chỗ trống, khiến chỉ thiệt hại về người và của, do địch biết trước nên tổ chức đặt mìn bẫy gây thiệt hại cho ta khá nhiều về nhân mạng cũng như vật chất vì là chỉ nói đến trường hợp địch rút khỏi khu vực hành quân của ta, còn ngược lại thì địch sẽ chuẩn bị để tấn công phục kích và các điểm yếu của ta.
    Sự tiết lộ bí mật hành quân này là do chính những người tham dự buổi họp, vì hai nguyên nhân: bép xép và ngay trong hanhgf ngũ đã có địch nằm vùng hoặc mua chuộc bằng tiền bạc. Sau này, rút kinh nghiệm các buổi họp tổ chức hành quân đã thu hẹp, chỉ bao gồm các chỉ huy đơn vị tham chiến, trong một thời gian rất ngắn trước khi hành quân. Tính cách bảo mật được duy trì, nhưng thiếu chuẩn bị đầy đủ, kế hoạch không được mọi cấp thông suốt, nên khi vào trận mọi việc đều lúng túng, lệch lạc, thiếu phối hợp... Rút cuộc cũng không mang lại kết quả bao nhiêu.
    Trở lại cuộc Hành Quân Lam Sơn Hạ Lào 719 thì sao? Phải nói rằng công cuộc tổ chức hành quân đã được chuẩn bị từ hai, ba tháng trước. Từ việc họp hành, di chuyển BTM QĐ I Tiền Phương từ Đà Nẵng ra căn cứ Đông Hà, các kho tiếp vận được thiết lập ở Đông Hà cũng như Khe Sanh, xây dựng căn cứ chỉ huy của BTL QĐ I hành quân. Sau cùng là các đơn vị tăng cường từ Sài Gòn ra. Với những dữ kiện trên, người thường cũng nhận thấy có sự khác lạ sắp xảy ra. Còn với địch thì khỏi phải nói, với tổ chức tình báo tinh vi, chúng thừa hiểu là mục tiêu của cuộc hành quân ở đâu và sẽ diễn ra khi nảo. BTM QĐ I cũng đã thấu hiểu vấn đề đó, nên đã chỉ thị cho LĐ 147 TQLC tạo ra các cuộc hành quân thực tạp đổ bộ, ngõ hầu đánh lạc hướng địch, rằng ta sẽ tấn công Bắc vĩ tuyến bằng một cuộc hành quân phối hợp đường bộ và đường thủy. Dĩ nhiên đó chỉ là trò lừa bịp quá bình thường, nếu không nói là ngây thơ, không tưởng. Bởi vậy, không lẽ địch thản nhiên trước sự chuẩn bị rộng lớn của QĐ I. Biết rõ được mục tiêu cuộc hành quân nên CS BV cũng đã chuẩn bị chiến trường và sẵn sàng đưa các đại đơn vị từ miền Bắc tới các khu vực kế cận khu vực hành quân của QĐ I mà chúng suy đoán để tăng cường cho các lực lượng sẵn có tại đó.
    Dĩ nhiên là tổ chức một cuộc hành quân quy mô cấp QĐ thì không sao bảo mật hết được. Dù muốn hay không, địch cũng đã biết, vì thời gian chuẩn bị lâu dài, sự tấp nập chuyển quân tới vùng tập trung, đã nói lên hướng hành quân là ở đâu rồi. Vấn đề chỉ còn là kế hoạch tấn công mới mong đánh lạc hướng phản ứng của địch mà thôi. Những buổi họp khai diễn, dù vào tời điểm chót trước ngày hành quân mở màn, ở cấp QĐ thì không thể nào thu hẹp được. Do đó tin tức không nhiều thì ít sẽ lọt ra ngoài và đến tai địch. Trong kế hoạch tấn công, với chiến thuật áp dụng căn cứ hỏa lực làm bàn đạp cho cuộc tiến quân cũng là một điểm làm lộ rõ cạch thức hoạt động và hướng mục tiêu, khiến địch timì hiểu rồi điều quân phản kích lại.
    Để kềm chế yế tố bảo mật đó, thay vì áp dụng chiến thuật xử dụng căn cứ hỏa lực, tiến quân từng bước, làm trì trệ mức độ tiến quân, làm tăng thời gian để địch chuẩn bị kỹ càng hơn... thì QĐ I nên áp dụng một đội hình lưu động, hẹp hơn, ào ạt tiến quân bằng đường bộ trên QL9 cũng như trực thăng vận trên các điểm cao để rồi từ đó tiến tới mục tiêu ấn định. Kế hoạch phải diễn ra liên tục cho tới khi hoàn toàn làm chủ trên QL 9 từ núi Koroc (ranh giới Lào-Việt) đến thị trấn Tchépone (Hạ Lào). Sau đó mới là giai đoạn cũng cố và lùng địch. QL 9 vẫn là trung tâm để tiếp vận cho các đơn vị tham chiến. Căn cứ hỏa lực PB chỉ nên thiết lập dọc theo QL, và các đơn vị chỉ hoạt động trong tầm yểm trợ của PB. KQ chiến thuật yểm trợ gần và xa có tăng cường của B.52. Như vậy sự hỗ tương yểm trợ sẽ chặt chẽ hơn, không rời rạc như đã thực hiện. Một điểm nữa là đơn vị tham chiến phải có một quân số tương đối áp đảo, hoặc ít ra cũng ngang bằng với tình hình địch theo tin tức tình báo lúc ban đầu. Nghĩa là toàn bộ 2 SĐ BB, Nhảy Dù, LiĐ 1 TG, LiĐ BĐQ, cúng lực lượng PB hùng hậu. Một lực lượng trừ bị sẵn sàng điều động vào trận địa khi tình hình đòi hỏi. Như vậy thì mọi sự tiến lui, phòng ngự sẽ thuận lợi dễ dàng hơn, địch khó mà có thể bao vây, chia cắt được, như trong kế hoạch hoạt động đã được thực hiện, khiến địch thu được nhiều thắng lợi.
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác Khikho có nhầm lẫn một chút. Tấn công là tấn công chiến dịch. Chứ không ai bắt ở tầm chiến thuật, tầm đơn vị đều phải ở tư thế tấn công mà không phòng ngự, nhất là khi đối phương phản công qui mô lớn. Ví dụ như trận ĐBP, ý đồ của quân Pháp là ý đồ tấn công tầm chiến lược lên đằng sau lưng địch, nhưng lại thành ra là một trận đánh phòng ngự tập đoàn cứ điểm. Trận Hoà Bình năm 1951, cũng giống Lam sơn 719, nhưng các trận đánh chủ yếu của quân Pháp lại là các trận phòng ngự. Hoặc như Quảng Trị 1972, ở đợt 3, hình thái là QGP chống Mỹ và VNCH tấn công, nhưng thực ra lại là QGP tiến hành một loạt đợt phản kích (là một hình thức tiến công) liên tục (trong suốt 81 ngày hình như là có 5 đợt) vào những điểm tựa mà VNCH chiếm giữ. Ở Lam sơn 719 này cũng vậy, do thời gian Mỹ và VNCH mở chiến dịch là bất ngờ đối với QGP nên các hình thức đánh chốt chặn là rất ít, phần lớn là QGP phải tiến hành các đợt phản kích vào các căn cứ hoả lực và một phần là đánh vận động, như đã xảy ra.
    Trong tấn công, nhất là vào vùng đối phương kiểm soát, việc từng bước từng bước lập các điểm tựa hoả lực để từ đó lại từng bước từng bước phát triển là một điều tối quan trọng, không thể từ vùng của mình chọc một mũi thật dài vào là được. Còn thì tại sao lại chia ra ba cánh thì ở bài trước bọn em cũng đã nói.
    Bác khikho đúng là nhiễm theo cái form "ngưỡng mộ 130mm" của lính VNCH. Theo bác tính liệu có bao nhiêu khẩu 130mm đặt được trong núi đá, có bao nhiêu núi đá đặt vừa được khẩu 130mm. Em nghĩ không quân Mỹ-VNCH không "vô tư" đến nỗi không thấy các trận địa pháo 130mm đâu. Nói chung, em thấy không có kiểu bắn thoả thích được.
    Pháo binh QGP chưa bao giờ bắn áp chế kiểu ăn trên ngồi trốc được đối phương (tính đến trước Phước Long), lý do tại sao thì mọi người đều biết. 130mm đúng là bẵn được xa thật, nhưng so với pháo binh QGP nói chung, nó thậm chí là còn chưa bao giờ là một vũ khí chủ bài. Trong toàn chiến dịch, QGP đã bắn 1195 viên đạn loại này (Bộ qui định là 2880 viên), nếu để áp chế được đối phương trong suốt một thời gian thì em nghĩ con số không được ấn tượng lắm.
    Sư đoàn 2 bộ binh không đánh vào đường 9 nhưng có tham gia, đơn vị này nằm trong thê đội 2 của chiến dịch. Các đơn vị tham gia là trung đoàn 4 và trung đoàn 5 bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo 155mm.
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Quân ta do có mảng lý luận chính trị quân sự với ngọn cờ cách mạng tấn công (do ông tướng gì người Nga, hình như là tổng tham mưu trưởng quân đội LX xây dựng lên, ông này hình như bị Stalin hạ), và cũng do luôn ở thế yếu về phương tiện, trang bị, hậu cần đánh phòng ngự gặp bất lợi nên thường ở thế tấn công chiến thuật. Đọc sách ta, em thấy mãi đến 1972 vẫn lấn cấn về chuyện lập trận địa phòng ngự chiến dịch có chiều sâu kiểu cứng cốp là có nắm vững tư tưởng hay không.
  8. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Vì cái tư tưởng cách mạng tiến công ngu xuẩn đấy mà Hồng Quân Sô Viết bị no đon do ko chịu rut khỏi biên giới năm 41 khi Đức tấn công, Cái tư tưởng bull**** ấy là do cụ Stalin đề ra còn ông tổng tham mưu trưởng bị hà do đề ra nhưng học thuyết quân sự hoàn toàn mới và đúng đắn là cụ Tukhachepski, ông này đề ra học thuyết sử dụng bb cơ giới, xe tăng làm chủ lực tiến công, học thuyết này khá giống học thuyết Blitzkrieg của Heinz Guderian đề ra và cả hai cái này đều ra đời cùng một khoảng thời gian tại Nga (thằng cha Guderian ngồi ở Kazan khi viết cái nợ ấy cho Hitler). Còn phòng thủ kiên cố nhiều lớp thì Nga có một điển hình là chiến dịch Kurst. Trong quân sự ko thể lúc nào cũng tiến công đc, còn tùy vào đk và cơ hội. Chỉ có mấy chính trị gia comple với lại mấy ông cuồng tín mới hét tấn công liên tục thôi. Em nghĩ các bác nhà mình ko như vậy.
    Được tvm303 sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 04/08/2007
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tiếp thep và hết ....
    --------------
    5. Tiếp vận, tải thương.
    Tiếp vận và tải thương là mạch máu của cuộc hành quân. Cuộc hành quân nào được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, thì kết quả thu lượm sẽ khả quan. Các cuộc hành quân lớn lại càng đòi hỏi nhiều. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, sự chuẩn bị tương đối chặt chẽ, nhưng trên thực tế đã không đáp ứng được nhu cầu của chiến trường. Trong kế hoạch hành quân BTM QĐ có thể nói là rất trông chờ, hay nói cách khác là ỷ lại vào không vận. Đó là phương tiện trực thăng, đa số do KQ HK yểm trợ, tiếp tế, tải thương cho các đơn vị tham chiến, ngoại trừ xử dụng QL 9 lúc ban đầu cho lực lượng đặc nhiệm (LĐ1 ND và LĐ1 TG). Một cuộc hành quân lớn như vậy, sự tiếp tế, tải thương bằng trực thăng không thể cung ứng đầy đủ và kịp thời. Trong trường hợp có phòng không địch thì vấn đề trở nên khó khăn hơn nhiều, và thực tế đã trả lời.
    Do đó một khi phương tiện tiếp vận bị trở ngại, thì đương nhiên phải ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Không có đạn dược, súng ống thì hỏa lực yếu kém đi, không có thức ăn uống thì đói khát, lấy sức đâu mà tiếp tục chiến đấu, không có phương tiện di tản thì thương bệnh binh sẽ chết. Bởi vậy khi tổ chức một cuộc hành quân, vấn đề tiếp vận vẫn là mối ưu tư hành đầu của các cấp chỉ huy, nếu muốn đạt kết quả tốt đẹp.
    6. Chỉ huy và tham mưu.
    Vấn đề chỉ huy là phải thống nhất hành động giữa các cấp, một khi đã thông suốt toàn bộ kế hoạch, chứ không thể thi hành mỗi đơn vị một hướng, một cách khác nhau, khiến đường lối, kế hoạch chung bị sai lạc, thất bại. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, có sự lủng củng trong vấn đề chỉ huy cấp cao, chẳng hạn như Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, TL QĐ I kiêm TL chiến trường, kém thâm niên hơn Trung Tướng Lê Nguyên Khang, TL binh chủng TQLC. Theo tôi thì vấn đề không quan trọng lắm, dù sao Tướng Lãm cũng là TL 1 Quân Khu, một QĐ, đồng thời được Tổng Thống Phủ và BTTM chỉ định làm TL cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Nhưng Tướng Khang đã ở lại Sài Gòn và cho Đại Tá Bùi Thế Lân, TLP kiêm TMT giữ nhiệm vụ chỉ huy SĐ tăng phái cho QĐ I. Do đó trong suốt thời gian của giai đoạn 2, BTM SĐ TQLC và BTM SĐ I đã có nhiều trục trặc xảy ra. Còn giữa BTM QĐ và các BTM của SĐ1 và ND cũng vậy, có vẻ không ăn ý lắm.
    Phải nói rằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 là một cuộc hành quân quy mô nhất từ trước đến nay, dù rằng trước đó, trong năm 1970 đã có các cuộc hành quân sang Cambodia do các QĐ III và IV đảm trách. Cuộc hành quân này đã ảnh hưởng đến dư luận quốc tế rất nhiều, vì đối đầu trực diện với QĐ CS VN, nên đòi hỏi một vị chỉ huy có khả năng, nhiều kinh nghiệm chiến trường ở cấp độ cao. Nhìn lại thì trong hành tướng lãnh của QLVNCH đã có mấy ai đủ điều kiện ở vai trò đó. Thật ra ở cấp SĐ chứ đừng nói tớ cấp QĐ. Phần lớn đã được giao phó nhiệm vụ ngang xương, chưa từng chỉ huy một đơn vị tác chiến thấp hơn, hay qua các lớp chỉ huy tham mưu, chỉ vì xu hướng chính trị kéo bè, kết nhóm củng cố quyền lực và quyền lợi mà thôi.
    Trong trường hợp của vị TL Hành Quân Lam Sơn 719 cũng gần như vậy. Tướng Lãm, xét ra chưa bao giờ có kinh nghiệm chỉ huy các trận đánh lớn nên dĩ nhiên phải gặp những vấn đề không tránh khỏi khi được giao trọng trách điều khiển một cuộc hành quân cấp QĐ. Do đó việc thành bại không cần phải bàn cãi nhiều. Một vị TL như vậy, thì BTM cũng phải ở trong tình trạng tương tự. Suốt thời gian hành quân, nhất là khi LĐ 147 TQLC ở vai trò trừ bị, tôi thường có mặt bên cạnh BTM HQ QĐ để theo dõi tình hình cũng như chờ lệnh. Tôi thấy BTM tỏ ra rất lúng túng, nhất là về mặt tin tức địch diễn ra trên chiến trường đang sôi động. Bên cạnh BTM, chỉ có Đại Tá Nguyễn Đình Vinh, nguyên Đổng Lý BQP trong thời gian Tướng Có làm bộ trưởng, vì lý do chính trị đã bị đẩy ra QĐ I làm phụ tá hành quân cho Tướng Lãm. Như vậy nhìn vào ta đã thấy như thế nào rồi. Nghe nói có ngày đêm Tướng Lãm đã không có mặt tại BCH HQ mà trở về Đông Hà. Một ghi nhận khác là QĐ I khi đó không có TLP HQ. Để kết luận: một vị TL cùng một BTM như vậy, chưa đủ khả năng điều động ở cấp QĐ, cuộc hành quân lẽ dĩ nhiên không thể gặt hái được kết quả tốt đẹp.
    Cuộc HQ LS 719 kết thúc trong vội vã, sau hơn một tháng trời giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên. Sau đó tình hình tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có gì thay đổi. Phải chăng vì mục tiêu chính trị, và quyền lực nước ngoài mong muốn đã biến chiến trường thành nơi tử địa cho cả hai phía Quốc Gia và Cộng Sản, giống như để cho đàn kiến bu quanh cục đường rồi sau đó đập tan nát tất cả một cách không thương tiếc. Tuy nhiên, vì chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn, nên đến mùa hè 72 lại tiếp diễn một trận tấn công vượt tuyến của quân CS BV vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Hòa Đàm Paris để kết thúc vai trò tiếp chiến của HK ở miền Nam VN.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh tại Căn Cứ Hỏa Lực Hồng Hà
    Trung Tá Trần Thiện Hiệu
    Đầu năm 1971, TQLC tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 với toàn bộ Sư Đoàn. TĐ3 PB yểm trợ LĐ 258 do Đại Tá Nguyễn Thành Trí làm LĐT. Khi sang Lào, LĐ đóng tại căn cứ Hồng Hà trên đỉnh Koroc, chỉ có chỗ chiếm đóng cho một pháo đội mà thôi. Tôi tình nguyện sang Lào với Pháo Đội (PĐ) 1, mặc dù tôi có thể ở lại Khe Sanh. Tôi đã bỏ dịp du học Hoa Kỳ lần thứ hai, chấp nhận tham dự hành quân thì phải sang Lào tuy biết rằng nhiều nguy hiểm đơi chờ. Lúc đó tình hình nhiều bất lợi cho ta: CQ đã tập trung đại quân và sẵn sàng đánh lớn, LĐ Thiết Kỵ đã bị chặn lại trên đường số 9, một LĐ Dù đã phải di tản chiến thuật ở đồi 30, LĐT và TĐT PB bị địch bắt sống. Tôi không quên được cái nhìn lo âu của người hạ sĩ tài xế lúc anh đưa mũ sắt và áo giáp cho tôi trước khi ra bãi đáp, hai thứ này để trên xe nhưng tôi chưa bao giờ dùng đến.
    Vừa nhảy từ trực thăng xuống căn cứ Hồng Hà, tôi leo lên đỉnh cao nhất với tên trên bản đồ là Koroc. Tôi nhận ra đây là vị trí của một pháo đội 155 ly vừa di chuyển đi nơi khác, với 4 ụ súng. Tôi chọn ú ungs trên cao để đặt BCH TĐ và đài tác xạ PĐ I, còn 3 ụ súng kia mỗi ụ nhét vào 2 khẩu 105 ly vì không có thì giờ để làm thêm ụ súng, và hướng Tây là hướng tác xạ chính không trợ ngại cho việc bắn yểm trợ các cánh quân bạn. Mười phút sau, những chiếc trực thăng đã câu 6 khẩu 105 ly tới, mặc cát bụi mịt mù, gió thổi như bão của những cánh quạt trực thăng khổng lồ, các pháo thủ phải đẩy pháo vừa thả sang một bên để có chỗ cho khẩu thứ hai xuống. Sau đó ráng xoay xở làm sao để có thể tác xạ được cả pháo đội 6 khẩu. Nửa giờ sau, PĐ I đã sẵn sàng tác xạ, các phảo thủ đều tắm một màu bụi đỏ khắp người.
    Đỉnh Koroc rất nhỏ, hai chiều ngang dọc chỉ chừng trên dưới 100 mét mà phải chứa cả BCH LĐ 258, BCH TĐ3 PB, PĐ I cộng thêm TĐ8 TQLC. Hơn 1 ngàn con người chen chúc trên mảnh đất như lòng bàn tay! Thế mà sáng hôm sau còn phải chuẩn bị chỗ cho một PĐ 155 ly 4 khẩu nữa. Cũng may, buổi chiều trực thăng lại câu lên cho một chiếc xe ủi đất nhỏ, nhờ dùng nó để ủi sườn núi nên làm được 4 ụ súng 155 ly vào một bãi đáp nhỏ cho trực thăng. Bãi đáp này cũng là nơi nhận tiếp tế lương thực và đạn dược, nhất là đạn pháo binh mà sáng nay các pháo thủ đã phải xuống chân núi vác lên từng trái, rất lâu và quá tốn sức.
    Khi hành quân sang đát Lào, sĩ quan cố vấn Mỹ đề ở lại Khe Sanh, tuy nhiên vẫn thường liên lạc vô tuyến, anh bạn Mỹ của tôi rất tốt, tôi cần bao nhiêu phi vụ trực thăng đều có đủ. Nhờ vậy chúng tôi có đầy đủ lương thực, đạn dược, nước uống cũng dự một chút để lau mình. Và cũng nhờ sự tận tình lo lắng của anh mà suốt cuộc hành quân chúng tôi được tiếp tế, tải thương nhanh chóng và ngày cuối không phải đi bộ về Khe Sanh.
    Toán tiền sát đi với TĐ1 TQLC vừa nhảy ra khỏi trực thăng thì bị địch pháo kích, làm bị thương một pháo thủ (chiếc ba lô có cái soong nấu cơm của anh cũng bị thủng), tôi gọi về Khe Sanh xin thay thế người và vật dụng. Vừa tác xạ yểm trợ cho TĐ1 và TĐ3, chúng tôi còn phải tăng cường hỏa lực cho anh bạn Mũ Đỏ, anh bạn này xài hoang lắm, bắn bao nhiêu cũng chê ít, thật sự thì anh đang đụng nặng. Chập tối, mức đạn thấp đi, dĩ nhiên chúng tôi phải dè xẻn... Ngày mai với 30 phi vụ tiếp tế đạn dồi dào chúng tôi có thể tiêu sang, nhưng cũng thương cho các pháo thủ phải vất vã ngày đêm, có em vác trái đạn mà không đủ sức nạp vào nòng và ngã xuống...
    Tuần lễ thứ nhất, căn cứ Hồng Hà hầu như yên tĩnh, chưa một trái pháo kích nào gây thiệt hại đáng kể. Cánh quân của TĐ1 tiến chậm về hướng Tây Nam chỉ bị pháo nhẹ nhưng không chạm địch, cánh quân của TĐ3 tiến về hướng Tây cũng vô sự. Từ trên đỉnh cao nhìn xuống thung lũng dưới chân núi, chúng tôi quan sát pháo địch tác xạ thường trực vào vị trí TĐ PB 200 ly của HK. Cứ mỗi lần mấy anh pháo thủ Mỹ vào thế bắn là pháo 130 ly của CQ ào ào đáp lễ. Hình như có tiền sát viên của địch ở đỉnh núi nào rất gần vị trí quân ta, chúng tôi dò tìm tần số để phá thì chũng lanh lẹ đếm số gọi nhau về chỗ khác. Lính truyền tin mình và địch cãi nhau, chữi nhau ngày đêm trên hệ thống vô tuyến.
    Trận Hạ Lào, đặc biệt CQ chấp nhận đánh ban ngày, ban đêm hầu như ngưng bắn khắp mặt trận. Có lần tìm được một tần số truyền tin cán bộ cấp cao của địch, chúng tôi chỉ đấu lý chứ không chữi bới thô tục. Anh chàng sĩ quan người Hà Nội kể chuyện miền Bắc rồi ngâm từng bài thơ anh làm khi vượt suối băng rừng. Đổi lại chúng tôi mở máy thu băng cho anh ta nghe đài miền Nam nên biết tên nhiềm bài hát và các ca sĩ nổi tiếng. Anh yêu cầu cho nghe bài "Sao rơi trên biển", chúng tôi hơi quê vì không biết bản nhạc này, đành nói không có mang theo. Chúng tôi hẹn nhau nói chuyện mỗi đêm, một hôm tôi ví CNCS như củ cà rốt và anh ta chỉ là con ngựa kéo xe, anh ta giận và tắt máy. Hôm tau tôi xin lỗi và nối tiếp câu chuyện, nhưng ngay lúc đó tiếng ầm ầm của B.52 nổi lên như sấm động, tôi mất liên lạc với anh ta từ lúc đó. Tồ thầm cầu mong cho anh bạn bên kia chiến tuyến bìn an, nhưng tôi cũng nghĩ rằng anh ta sẽ chẳng còn dịp để đọc bài thơ anh làm cho người con gái hậu phương miền Bắc. Anh đã ứng lời thề: "Sinh Bắc Tử Nam"!
    Qua tuần lễ thứ hai, tình hình chiến sự trở nên nặng nề, CQ đã bôn tập bao vây mình. Chúng tôi nhìn thấy rõ địch lấy nước thổi cơm dưới chân núi, nhưng đỉnh Koroc cao quá nên khi ném lựu đạn chỉ nổ ở lưng chừng núi. Khi chung tôi gọi pháo rót xuống thì chúng chui nhanh vào lỗ vào hang, phi cơ oanh kích vừa rời vùng là lính Cộng đi tới đi lui. Chúng tôi ngồi nhìn bất lực bom lửa thiêu rụi cả ngọn đồi, nhưng khi chiến xa Mỹ mở đường tiếp tế thì cũng từ ngọn đồi đó CQ dùng đại bác không giật, hỏa tiễn cầm tay bắn cháy chiếc xe dẫn đầu. Xe tăng Mỹ lui lại phía sau, phi cơ lại đến oanh tạc, khói lửa mịt mùng... Suốt cả buổi chiều, đoàn chiến xa Mỹ không đến được vị trí pháo binh để tiếp tế.
    Căn cứ hỏa lực Đống Đa cũng đang bị đe dọa, trực thăng không thể đáp xuống tiếp tế và tải thương. Tôi chỉ có một pháo đội 105 ly và 4 khẩu 155 ly, không đủ hỏa lực để yểm trợ hữu hiệu. Thiếu Tá Đạt TĐT TĐ2 PB, than nho nhỏ trong máy truyền tin khi tôi hỏi tình hình: "mưa nắng quá anh ơi". Anh chẳng cần than tôi cũng nhìn rõ qua ống nhòm, chỗ anh ở ánh chớp của đạn pháo lóe liên tiếp, khói lửa bốc ngập trời. Địch đã dồn hết hỏa lực vào căn cứ Đống Đa. Trời về chiiwfu, máy bay đã ngừng, chỉ còn thỉnh thoảng một phi vụ B.52, không đủ làm câm những họng pháo địch đã được dấu sâu vào khe núi.
    Đã đến lúc CQ hỏi thăm vị trí của chúng tôi, pháo địch đã bắn tới, nhờ đỉnh núi cao nên đạn chỉ rời dài, rơi ngắn, có khi trúng là phải gọi trực thăng, lính TĐ Ó Biển tải thương ngày đêm. Một trái đạn rơi trúng hầm đạn pháo nhưng may pháo thủ dập tắt lửa kịp thời. Địch vẫn đốt lửa nấu cơm dưới chân núi, tin cho biết có cả một trung đoàn địch sẽ chận đường về nếu phải đi bộ rút lui. Pháo thủ chúng tôi cả chục năm không đi bộ, cũng chuẩn bị ba lô sẵn sàng... Tôi tiên đoán sẽ có nhiều khó khăn nên chỉ thị BCH TĐ trang bị thật nhẹ, chỉ đủ để hoạt động.
    Tại căn cứ Đống Đa, tình thế hầu như tuyệt vọng, đã 3 ngày không tải thương tiếp tế gì được. Cả không quân lẫn B.52 chỉ có thể làm chậm phần nào sự tấn công vào căn cứ chứ không đẩy lui địch và làm tê liệt PB của chúng được. Đạn pháo đã cạn, các bánh xe hầu hết đều bị xẹp, hơn nữa pháo địch trút xuống không ngớt và pháo thủ mình chỉ còn nước chui vào hầm chịu trận. Đoàn trực thăng thiếp tế cho Đống Đa không được đành phải thả những lưới đạn xuống vị trí chúng tôi. Tôi dư đạn nhưng pháo thủ của tôi phải vác đạn không kịp thở. Chúng tôi đang bắn yểm trwọ tối đa hỏa lực vào những chiếc T54 xung phong vào căn cứ Đống Đa thì bỗng nhiên mất hết liên lạc trên hệ thống truyền tin. Tần số Thiếu Tá Đạt yên lặng, tần số LĐ cũng im, tôi đoán là toàn bộ LĐ 147 đã rút lui chiến thuật. Dò tìm một lúc lâu, tôi bắt được với một trung đội của TĐ 2, anh trung sĩ xưng ngày tên họ bạch văn chỉ cho anh cách nào liên lạc với đơn vị của anh. Tôi chỉ hướng đi cho anh và hứa sẽ giúp anh tìm về đơn vị gốc.
    Một giờ sau tôi bắt được tần số của Đạt, anh vừa thở vừa than mệt. Tôi mừng cho anh đã thoát khỏi vòng vây của địch, nhưng đường về còn xa và địch còn đầy rẫy khắp nơi. Tôi hứa cung cấp đạn soi sáng suốt đêm, cứ noi theo ánh sáng hỏa châu mà đi, TĐ3 Sói Biển sẽ đón trên đường về. Lắng nghe tôi nhận ra đủ tên các PĐT và TĐP của Đạt. Lúc này cả SĐ TQLC đều thức để theo dõi bước chân của những chiến binh LĐ 147 qua máy truyền tin. Đại Tá Bùi Thế Lân từ Khe Sanh nhắc nhở theo sát tình hình và báo cáo ngay nếu có sự gì xảy ra. "Sự gì" ở đây là chạm địch, vì trên đường triệt thoái mà chạm địch sẽ bị nhiều tổn thất và hỗn loạn.
    - Hà Nội soi sáng!
    - Vẫn liên tục soi sáng, sao lâu quá không nghe tiếng Đà Lạt?
    - Đà Lạt đây. Tiếng Thiếu Tá Đạt thều thào trong máy, tôi hiểu pháo thủ đã băng đồng chạy bộ. Đạt mệt lắm rồi, đệ tử phải dìu anh đi.

Chia sẻ trang này