1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch đường 9 nam Lào (1971) - Chiến thắng hào hùng của QĐND VN, bước mở đầu của tác chiến binh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  7. sebastianofrey

    sebastianofrey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên phòng nằm gần biên giới Lào-Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và cách thị trấn Kontum 80 cây số theo đường chim bay về hướng tây bắc. Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng tư năm 1962 nhằm mục đích ngăn chặn, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào của các đơn vị cộng sản bắc Việt. Đến 30 tháng 11 năm 1970, căn cứ được bàn giao cho QL/VNCH và trở thành tiểu đoàn 88 Biệt-động-quân biên-phòng.
    Sau khi chuyển sang Biệt-động-quân, tiểu-đoàn được giao phó thêm nhiệm vụ huấn-luyện cho các tân sĩ-quan về kỹ thuật trinh-sát, viễn-thám, trước khi bổ sung cho các đơn-vị BĐQ đang hành quân trên bốn quân-khu và Kampuchia. Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa 1972, quân bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất bại, một phần vì các binh sĩ BĐQ chiến đấu dũng cảm, một phần vì vị trí chiến lược của trại, nhiều đồi núi, phân tán nên tránh được hỏa lực pháo binh của địch. Thất bại trong việc thanh toán tiểu đoàn 88 BĐQ, cộng quân đi vòng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh Dakto và bao vây thành phố Kontum.
    Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể, quân cộng sản ''chê'' TĐ 88 mặc dầu các tiền đồn khác Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đã lần lượt rơi vào tay địch quân. Cuối năm 1973, tiểu-đoàn 88 kết hợp với TĐ 95 (Ben Het), 62 (Polei Kleng) thành liên-đoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu-đoàn lưu-động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú-Yên còn TĐ 88 vẫn nằm giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek đã bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều bằng trực thăng, ngoài ra tiễu đoàn không còn được sự yểm trợ của pháo binh bạn vì nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.
    Vào cuối tháng ba năm 1974, trong khi hai tiểu đoàn 62 và 95 quần thảo với các đơn-vị CSBV thuộc sư-đoàn 320 và trung đoàn 95B trong vùng Kon sơ Lu, đông bắc Kontum thì nhận được công điện khẩn của tiểu-đoàn 88 gửi về. Thiếu-tá Di TĐT và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn-thám của tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch, nào là quân xa (Molotova) địch chuyển quân, công binh, dân-công làm đường v.v... "Địch quân đang chuẩn-bị tấn-công căn-cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu quý bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương-thực, đạn-dược, mìn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop". Đó là những lời cầu cứu của các quân nhân tiểu-đoàn 88 BĐQ. Các công-điện gửi về liên tục, tại trung-tâm hành-quân liên-đoàn, mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ Dak Pek, yêu cầu BCH / BĐQ QK2 yểm trợ cho TĐ 88 còn liên-đoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.
    Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng tư, binh sĩ Biệt-động-quân tịch thu một tài liệu chứng minh rõ ràng quân CSBV đang sửa soạn cho một trận đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng năm, toán viễn-thám BĐQ khám phá một hầm chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của QL/VNCH trong mùa hè đỏ lửa). Một điều mà BĐQ không biết đến là trung-đoàn 29 sư-đoàn 324B CSBV, đã được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ thung lũng A-Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên. Việc xử-dụng trung đoàn 29 chứng tỏ khả năng di-động của địch quân đã được phát triển cùng với hệ thống đường xá và phòng không. Giao phó trách nhiệm dứt điểm căn cứ Dak Pek cho trung đoàn 29, trung đoàn này đã được di chuyển bí mật 75 dặm và đạt dưới quyền điều-động của mặt-trận B3.
    Vị tiểu đoàn trưởng TĐ 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng 60 cây số về hướng đông nam. Có lẽ thiếu tá Di TĐT không có dịp mở bức mật thư đó ra để thi hành.
    Bắt đầu từ ngày 10 tháng năm, các trung đội BĐQ lục xoát bên ngoài căn cứ bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch. Hai ngày sau quân CSBV bắt đầu mưa pháo lên vị trí phòng thủ của TĐ 88 bằng đủ loại đạn pháo binh, hỏa tiễn và súng cối, sau đó bộ binh trung đoàn 29 bắt đầu tấn công các tiền-đồn nhỏ bên ngoài căn cứ Dak Pek. Các binh sĩ Biệt-động-quân chống trả mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến phòng thủ của TĐ 88 thu nhỏ dần, tuy nhiên vẫn tiếp tục chiến đấu. Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung pháo binh nện xuống các vị trí còn lại của BĐQ, các cánh quân thuộc trung đoàn 29 CSBV được chiến xa T-54 yểm trợ siết chặt vòng vây, tiến vào căn cứ. các binh sĩ trú phòng vẫn chống cự với vũ khí cá nhân, tất cả lô-cốt, công sự phòng thủ trong căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới nh"ng cơn mưa pháo và súng 75 ly không dật của địch. Thiếu tá Di vẫn còn liên lạc với các phi cơ yểm trợ, trong trận này Không quân đã bay hơn 70 phi vụ yểm trợ cho TĐ 88 BĐQ, tuy nhiên vì thời tiết và hỏa lực phòng không mạnh mẽ của địch làm cho các phi vụ oanh-kích kém hiệu qủa. Đến trưa, tiếng nói của thiếu tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đã im lặng dưới hỏa lực của địch. Quân CSBV đã bắn vào căn cứ hơn 7000 đạn pháo binh và hỏa tiễn trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước khi tiểu đoàn 88 Biệt-động quân và căn cứ Dak Pek thất thủ.
    Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng năm 1974, báo cáo tổn thất về tiểu-đoàn 88 Biệt-động-quân là 100%. Tiểu đoàn này đã bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như Tân Cảnh, Dakto đã mất vào tay giặc cộng. Tiền đồn Mang Buk gần nhất cũng cách Dak Pek 60 cây số, làm sao các quân nhân TĐ 88 có thể chạy thoát khi căn cứ thất thủ !
  8. sebastianofrey

    sebastianofrey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vào đầu tháng hai năm 1971nhằm mục đích chiếm đóng và phá hủy căn cứ điạ 604 của quân cộng sản Bắc Việt. Căn cứ này nằm trong Tchepone, một thành phố nhỏ thuộc miền nam Lào. Các chuyên viên tình báo cho biết địch quân thiết lập nhiều kho lớn dự trữ vũ khí, đạn dược, thực phẩm và đồ quân dụng. Ngoài ra căn cứ này còn được dùng như trạm dừng quân, bổ sung quân số và tái huấn luyện cho những đơn vị chính quy CSBV sau những lần chạm súng với quân đội VNCH. Các đơn vị cộng sản được sự yểm trợ của căn cứ này có thể tiến quân qua biên giới Lào Việt tấn công tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra về phía nam sát biên giới, quân Bắc Việt phát xuất từ căn cứ điạ 611 tấn công thành phố Huế tỉnh, Thừa Thiên.
    Cuộc hành quân này còn bao hàm một ý nghĩa quan trọng trong chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Không một người lính bộ binh Hoa Kỳ nào đặt chân lên phần đất Lào, các cố vấn Hoa Kỳ cho các đơn vị VNCH được lệnh ở lại. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu vào lúc 7:00 giờ sáng ngày 08 tháng hai năm 1971, khi đơn vị tiền phương thuộc lữ đoàn 1 Kỵ binh với xe tăng M-41, thiết vận xa M-113 vượt qua biên giới, tiến quân trên đường số 9 Con đường này rất hẹp, điạ thế hiểm trở nên rất khó di chuyển. Cùng lúc đó, các phi cơ trực thăng Hoa Kỳ thuộc phi đoàn tác chiến 223, 158 rời căn cứ Khe Sanh nơi dùng làm bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn I cho cuộc hành quân. Các trực thăng này đem theo quân của sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn Dù và liên đoàn 1 Biệt-động-quân vào vùng hành quân.
    Liên đoàn 1/BĐQ tham dự cuộc hành quân này gồm có hai tiểu đoàn 21 và 39, bộ chỉ huy hành quân liên đoàn đóng tại Tà Bạt, tây bắc Khe Sanh sát biên giới Lào Việt. Tiểu đoàn 21/BĐQ được đưa đến bãi đáp Ranger south (BĐQ nam), cách căn cứ hỏa lực 30 năm cây số về hướng đông bắc. Ba ngày sau, tiểu đoàn 39/BĐQ được trực thăng vận đến bãi đáp Ranger north (BĐQ bắc). Hai đơn vị Biệt-động-quân này có nhiệm vụ thăm dò các cuộc chuyển quân của địch đồng thời làm trì hoãn các cuộc tấn công của quân CSBV vào các đơn vị VNCH nằm giữ căn cứ hỏa lực 30 nằm về phiá bắc đường số 9, trục tiến quân của QL/VNCH.
    Sau khi xuống bãi đáp, hai tiểu đoàn BĐQ củng cố lại vị trí chiến đấu, sau đó tung các đại đội ra hoạt động trong vùng hành quân, tìm kiếm dấu vết của các đơn vị CSBV. Bắt đầu từ ngày 14, các trung đội tiền phương của tiểu đoàn 39/BĐQ bắt đầu chạm địch, sĩ quan đề-lô (Tiền sát viên pháo binh) xin pháo binh tác xạ yểm trợ. Trong trận này Biệt-động-quân được tiểu đoàn 64/PB đóng tại Phú Lộc yểm trợ trực tiếp. Đến khoảng 3, 4 giờ chiều, các đại đội BĐQ đều chạm địch, tiểu đoàn 64/PB bắn yểm trợ không kịp, cùng quá sĩ quan đề lô phải vào tần số làm việc của pháo đội C/44 pháo binh đóng trên căn cứ hỏa lực 30 xin yểm trợ. Do sự yểm trợ hữu hiệu của pháo binh, quân CSBV phải rút lui, lúc đó trời sắp tối, các đại đội BĐQ cũng lui về phòng thủ xung quanh bộ chỉ huy tiểu đoàn.
    Những ngày kế tiếp , các đại đội thuộc TĐ/39 đi mần ăn (lục xoát, hoạt động) bên ngoài hạ 43 giặc cộng, tịch thu hai đại bác phòng không 37 ly, điều này chứng tỏ đơn vị cỡ lớn của địch đang hiện diện trong khu vực trách nhiệm của Biệt-động-quân. Về phiá nam các đơn vị Dù, Bộ binh khám phá kho thực phẩm, nhiên liệu, hầm chôn dấu vũ khí và cả... hầm chôn xác địch, chết vì bom B-52 trong những ngày trước.
    Đến ngày 18, các sư đoàn 308, 304, 320, 324B cùng với các trung đoàn chiến xa, pháo binh thuộc quân đoàn 70B CSBV di chuyển đến vị trí tấn công. Trong ngày này địch quân dùng chiến thuật biển người tấn công vị trí phòng thủ tiểu đoàn 39. Được pháo binh bạn từ Phú lộc và căn cứ hỏa lực 30 bắn yểm trợ tối đa, các binh sĩ BĐQ chống trả quyết liệt giết hàng trăm quân địch và tịch thu hơn 500 súng đủ loại.
    Ngày hôm sau, quân Bắc Việt tập trung nỗ lực với ý đồ dứt điểm tiểu đoàn 39/BĐQ. Trân chiến trở nên khốc liệt, ngoài TĐ/64/PB trực tiếp yểm trợ, pháo đội C/44/PB trên căn cứ hỏa lực 30 phải dành riêng hai khẩu đại bác 155 ly bắn liên tục để cứu nguy TĐ 39. Biệt-động-quân đẩy lui được nhiều đợt xung phong, tuy nhiên tiểu đoàn này đã phải chiến đấu liên tục từ mấy ngày qua và số tổn thất đã lên cao. Lợi dụng lúc quân Bắc Việt rút lui để củng cố lại hàng ngũ, các BĐQ bị thương nhẹ được băng bó cấp thời rồi trở lại phòng tuyến, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng.
    20 tháng hai, từ mờ sáng quân CSBV đã quay trở lại tấn công dữ dội, trận đánh kéo dài đến chiều. Sức kháng cự của Biệt-động-quân yếu dần, sau đó các đơn vị pháo binh không còn nhận được điện văn yêu cầu bắn yểm trợ nữạ Quân cộng sản đã tràn vào phòng tuyến của TĐ 39 BĐQ, không ảnh chụp được cho biết địch quân để lại trên 600 xác trên trận điạ. Gần 200 binh sĩ sống sót rút lui về phòng tuyến Ranger south của tiểu đoàn 21/BĐQ tiếp tục chiến đấu với đơn vị này cho đến ngày di tản.
    Tin tìểu đoàn 39/BĐQ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi phân tán mỏng chứ không đầu hàng lan truyền đi khắp nơi. Trung tá Molinelli thuộc lữ đoàn 17 Kỵ binh không vận Hoa Kỳ đã viết "Đã ba ngày qua chúng tôi không tiếp tế được cho họ (TĐ/39/BĐQ). Khi gần hết đạn họ tấn công ra ngoài để lấy súng đạn của địch tiếp tục chiến đấu".
    Sau khi thanh toán xong tiểu đoàn 39, các đơn vị CSBV di chuyển xuống phiá nam bao vây TĐ/21/BĐQ. Đêm 20, hỏa châu thắp sáng vị trí đóng quân của Biệt-động-quân, tiền đồn cuối cùng ngăn chặn trục tiến quân của địch từ hướng đông bắc đến căn cứ hỏa lực 30. Bắt đầ từ ngày 21, cộng quân tấn công khu vực xung quanh bãi đáp Ranger south. Các binh sĩ TĐ21 và số còn lại của TĐ 39/BĐQ chống trả quyết liệt và nhờ pháo binh yểm trợ liên tục đã đẩy lui được nhiều đợt xung phong của giặc. Trận chiến kéo dài trong bốn ngày đêm, sau các đợt xung phong bị đẩy lui, quân Bắc Việt pháo kích vào phòng tuyến của Biệt-động-quân làm cho các chiến sĩ mũ nâu mệt mỏi, tinh thần căng thẳng.
    Để bảo toàn đơn vị này, sáng ngày 25 tiểu đoàn 21 được lệnh di tản theo kế hoạch "Zulu 1". Pháo binh thuộc TĐ 64/PB và pháo đội C/44/PB được lệnh bắn tối đa yểm trợ cho Biệt động quân. Khoảng 10 giờ sáng, bốn chiếc trực thăng võ trang Cobra bay trên đầu yểm trợ cho một đoàn trực thăng đáp khẩn cấp bốc vội các quân nhân BĐQ đem đến căn cứ hỏa lực 30 rồi sau đó một đoàn trực thăng khác đến đưa về Phú Lộc chấm dứt nhiệm vụ của liên đoàn 1 Biệt động quân trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Tuy nhiên trong lúc di tản các quân nhân BĐQ tại căn cứ hỏa lực 30, một đại đội của tiểu đoàn 39 bi kẹt lại, các BĐQ này cùng chiến đấu với các đơn vị bạn cho đến ngày di tản.
  9. dangkhoaquan

    dangkhoaquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    243
    Đến ngày 18, các sư đoàn 308, 304, 320, 324B cùng với các trung đoàn chiến xa, pháo binh thuộc quân đoàn 70B CSBV di chuyển đến vị trí tấn công. Trong ngày này địch quân dùng chiến thuật biển người tấn công vị trí phòng thủ tiểu đoàn 39. Được pháo binh bạn từ Phú lộc và căn cứ hỏa lực 30 bắn yểm trợ tối đa, các binh sĩ BĐQ chống trả quyết liệt giết hàng trăm quân địch và tịch thu hơn 500 súng đủ loại.
    ĐỌC là biết ngay giọng điệu của mấy bác VNCH ...chán
  10. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Sau trận này, Mỹ nhận định khả năng tác chiến của VNCH quá yếu kém, thiếu tính phối hợp, không thằng nào chịu nghe thằng nào. Bọn lính dù thì chửi thiết giáp hèn nhát - phải bố trí mỗi xe một lính dù để đảm bảo đám thiết giáp không bỏ chạy, bọn thiết giáp thì chửi bọn lính dù và BĐQ không chịu hộ tống thiết giáp - bị bắn là chúi đầu xuống nấp.v.v. Đống và Lãm thì tranh nhau chỉ huy khiến lính chả biết đường nào mà lần. Đến khi rút lui thì tranh nhau chạy đến nỗi Mỹ gọi đó là "một sự hoảng loạn"! Theo công bố của Mỹ thì riêng đoạn đường tháo chạy là mất 58 chiến xa. Mỹ nhận định "Quân BV chứng tỏ khả năng cơ động thiết giáp linh hoạt dưới hoả lực dày đặc của đối phương"....
    Đọc nhận định của bọn Mỹ xong, đọc những đoạn tự sướng của đám VNCH buồn cười vãi....!
    Được Va_xi_lip sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 17/10/2006

Chia sẻ trang này