1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch Mậu Thân - góc nhìn của người Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Heliot_85, 13/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Heliot_85

    Heliot_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chiến dịch Mậu Thân - góc nhìn của người Mỹ

    http://en.wikipedia.org/wiki/Tet_Offensive
    Tet Offensive
    From Wikipedia, the free encyclopedia.

    This article should include material from Tran Van Tra.


    The Tet Offensive was a series of battles in the Vietnam War. It was a major offensive by the North Vietnamese Army (NVA) and the National Liberation Front (NLF) beginning on the night of January 30-31, 1968, Tết Nguyên Đán (the lunar new year day). It involved military action in almost every major city in southern Vietnam and attacks on the US firebase at Khe Sanh. The objective of the 1968 Tet Offensive was to stimulate an uprising; a means that the Vietnamese had previously employed to overthrow oppressors. The ********* (VC) and NVA hoped that South Vietnamese would emerge from their homes when the series of attacks began and assist in overthrowing South Vietnam''s government. The plan failed; no uprising ensued.
    Contents [showhide]
    1 The offensive

    1.1 Khe Sanh
    1.2 The offensive in the south
    1.3 Hue
    1.4 Saigon
    2 Aftermath
    [e***]

    The offensive

    The US military response was uneven in the face of much conflicting intelligence. The belief that Khe Sanh was about to be a major battle was well established, MACV staff being certain that a decisive clash was imminent. The US base was reinforced and thousands of unattended ground sensors were scattered in the surrounding jungle in Operation Niagara. US intelligence identified at least 15,000 NVA troops in the vicinity.
    [e***]

    Khe Sanh

    Main article: Battle of Khe Sanh

    The fighting was most intense around Khe Sanh. There were three divisions of NVA regulars around Khe Sanh, numbering possibly 25,000 men. Action began there around ten days before Tet, with probing attacks and exchanges of artillery fire. Two hill positions were captured on January 20, cutting off the base from land resupply routes. Attention in MACV and Washington was obsessed with Khe Sanh and other indicators of trouble were overlooked or down-graded. The main assaults did not begin until February 5. Lang Vei was over-run on February 7 and the lines at Khe Sanh were very heavily attacked, the camp only being preserved by massive airstrikes and artillery barrages (over 30,000 sorties were flown in defense of the base). After this the tempo slowed, the battle became more of a siege, although there were further NVA assaults on the 17-18th and the 29th. Khe Sanh was officially relieved on April 6 and fighting ended around April 14. Possibly 8,000 NVA soldiers died around Khe Sanh.
    [e***]

    The offensive in the south

    To the south the fighting began on January 29 as a number of NLF units began their attacks prematurely in four provincial towns. The rest of the NLF/NVA attacks began on the night of 30-31st. All but eight provincial capitals were attacked, five of the six autonomous cities, and 58 other major towns. Major attacks were aimed at Ban Me Thuot, Quang Nam, Dalat, My Tho, Can Tho, Ben Tre, Nha Trang, and Kontum. It was only in Huế, the ancient capital, and Saigon that the NVA had any significant success. The hoped for popular uprising (khởi nghĩa) almost completely failed to occur, many South Vietnamese demonstrated stronger support for the ARVN.
    [e***]

    Hue

    Main article: Battle of Hue

    The city of Hue was attacked by ten battalions, it was almost completely over-run, and thousands of civilians were chosen for execution in what became known as the Massacre at Hue. The city was not recaptured by the US and ARVN forces until the end of February. The historical and cultural value of the city meant that the US did not apply the air and artillery strikes as widely as in other cities, at least at first. There was a tough street-by-street battle (all caught by the US media), heading towards the Citadel, the imperial palace, which was cleared of NVA troops after four days of struggle. The US and the ARVN had lost 482 men and the NVA around 7,500.
    [e***]

    Saigon

    There were a number of attacks in and around Saigon; around five battalions of NLF had infiltrated the city. Tân Sơn Nhất airbase, the headquarters of the ARVN and MACV, was attacked by around 700 men and there was heavy fighting but only 110 American casualties. Bien Hoa airbase was also attacked and twenty aircraft were destroyed. The Vietnamese casualties in these two assaults and other actions in Saigon were over 1,100 men but they took control of large parts of the city. Fighting lasted almost a week and some sections of the city were badly damaged by US airstrikes and artillery, the suburb of Cholon was very badly damaged as fighting there lasted into mid-February. One especially potent assault was on the US Embassy by twenty NLF commandos. While quickly contained, it was a highly symbolic incident that produced memorable images.
    [e***]

    Aftermath

    The NLF and the NVA lost around 35,000 men killed, 60,000 wounded and 6,000 POWs for no military success. The US and ARVN dead totalled around 3,900 (1,100 US). But this was not the conflict as the US public saw it. US media reports of the battles shocked both the American public and its politicians. Apparently the depth of the US reaction surprised even the North Vietnamese leadership.


    The NVA suffered a heavy military defeat but it is widely seen have been an enormous psychological and propaganda victory. Until the Tet Offensive, General William Westmoreland''s now-infamous public reports of the progress of the Vietnam War were highly fictionalized and exaggerated to appear positive for the American public, often using exaggerated bodycounts and other inflated numbers. Developing reports of the Tet Offensive severely undercut the upbeat war propaganda of the Johnson administration and The Pentagon, and served to unite previously divided public opinion towards opposing the war. When the news broke that a squad of VC had gained access to the American Embassy in Saigon, the event quickly came to epitomize the disparity between the facts and official statements, despite the squad''s ineffectiveness and rapid subdual. Support for the Vietnam War began to steadily erode from that point on, until the release of the Pentagon Papers largely confirmed the deliberate practice of "covering-up" various facts about the progress of the war. After the Tet Offensive, the main issue of public debate would be "how to securely withdraw" from the war without losing a "hearts and minds" Cold War battle against then-enemy Soviet Union and its system of communism.

    The heavy US shelling of Ben Tre produced the famous quote, "it became necessary to destroy the town in order to save it."

    Khe Sanh was abandoned by the US on June 23, 1968.


    Retrieved from "http://en.wikipedia.org/wiki/Tet_Offensive"

    Categories: Articles to be merged | Vietnam War operations and battles
  2. Heliot_85

    Heliot_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Trang này khá vui
    Tụi Mẽo chửi báo chí của tụi nó
    http://www.vietnam-war.info/myths/
    Các trận chiến (qua cách nhìn của Mẽo) -- bom đạn trút thay mưa mà nó nói như là thứ phụ trợ
    http://www.vietnam-war.info/battles/
    Thiệt hại của Mẽo
    http://www.vietnam-war.info/facts/
    Các câu nói nổi tiếng trong chiến tranh (99% của Mẽo)
    http://www.vietnam-war.info/quotes/index.php
    Câu tóm gọn cách nghĩ về chiến tranh của nó
    Marshall McLuhan, 1975
    Television brought the brutality of war into the comfort of the living room. Vietnam was lost in the living rooms of America - not on the battlefields of Vietnam.
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    --------------------
    The city of Hue was attacked by ten battalions, it was almost completely over-run, and thousands of civilians were chosen for execution in what became known as the Massacre at Hue. The city was not recaptured by the US and ARVN forces until the end of February. The historical and cultural value of the city meant that the US did not apply the air and artillery strikes as widely as in other cities, at least at first. There was a tough street-by-street battle (all caught by the US media), heading towards the Citadel, the imperial palace, which was cleared of NVA troops after four days of struggle. The US and the ARVN had lost 482 men and the NVA around 7,500
    ----------------
    hehe! tui mĩ noi chuyện hay ghê luôn!cái vụ massacre này mà cũng nói được,nó wăng bom dân chết,gpq chôn thành từng hố tập thể thì nó nói là execute! ^^! còn cái kill/lost thì ....>_< but maybe ..with their powerful airforce!historical and culture value mà có giá trị với tụi nó sao?! Cũng may bài này là mẽo viết..chứ chú nào viết thì anh em xúm vô chửi thúi đầu
  4. Heliot_85

    Heliot_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    uhm, bọn Mỹ toàn đưa tin một chiều, chỉnh sửa, bưng bít thông tin nhằm nâng cao tầm vóc tụi nó
  5. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Thì phía ta nhiều khi cũng thế. Do vậy mới cần thông tin nhiều chiều mà.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sách của một nhà báo Mỹ, em quên tên rùi!
    Chương 1: Họ đang đến đấy
    Khi đại tá Gioócgiơ Đ.Jacốpxân giải ngũ khỏi lục quân Mỹ năm1964 sau khi đã phục vụ lâu năm ở Châu Âu và Đông Dương, các chiến hữu của ông đã tặng cho ông một khẩu súng lục có tay cầm dát bạc và nạm ngọc trai, ông đã chẳng dùng nó vào việc gì, và đem tặng lại cho người em, một nhà kinh doanh ở Miniapôlitx. Ông bảo ?oAnh sẽ quay lại Sài Gòn và làm một nhân viên dân sự ở sứ quán. Chả ai lại nã súng vào một nhà ngoại giao cả?.
    Sau này hẳn ông sẽ chế diễu sự khẳng định mù quáng đó của mình, nhưng từ tết Mậu Thân trở về trước, thì điều đó xem ra là thực tế và có lý. ?oGiếc?, như người ta ở sứ quán thường gọi ông, là một con người bộc trực và sôi nổi, và dáng dấp điệu bộ có phần giống một diễn viên trước khi vào quân ngũ, ông đã từng là một ông chủ trò chuyên nghiệp và là một nhà ảo thuật, và bây giờ lại là một trong nhúm những chuyên gia kỳ cựu vè tình hình Đông Dương trong sứ quán. Ông đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1954 với cương vị là trợ lý đặc biệt cho Thiếu tướng Gion W.Maikơ, (con người thép), Ô.Đainien, người cầm đầu phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ đầu tiên. Lúc bấy giờ, ở Đông Dương có 342 nhân viên quân sự, cố vấn và hậu cần Mỹ hỗ trợc cho quân đội Pháp, và trong những tháng trước khi trận Điện Biên Phủ nổ ra họ cần cù sản xuất ra những thông báo đánh giá sự ?otiến bộ? của quân đội Pháp trên chiến trường.
    Tuy vậy, người Pháp đã bất chấp những báo cáo chính thức về sự tiến bộ và thất trận, và Giacốpxân, đã bỏ ra hầu hết thời gian 15 năm sau đó tìm cách để làm cho Hoa Kỳ tránh được những sai lầm tương tự. Ông đã phục vụ với tư cách là trợ tá cho một loạt các tư lệnh ở chiến trường cho đến khi rút khỏi quân đội, và rồi trở lại làm một trợ tá dân sự cho một loạt các Đại sứ Mỹ kế tiếp nhau. Các ngài đại sứ phong cho ông cái danh hiệu ?oNgười phối hợp của Phái bộ? và dành cho ông ta một ngôi biệt thự Pháp cũ ngay phía sau địa điểm sứ quán Mỹ bắt đầu phình lên từ năm 1965 như để theo kịp đà có mặt của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
    Cái sứ quán sáu tầng được khai trương vào tháng 9 năm 1967, và là một công trình kiến trúc kỳ dị nhất ở Sài Gòn. Nằm trong lớp tường chống đạn rocket chắng khắp tứ phía, trên mái có sân đỗ cho máy bay trực thăng, ngôi nhà này hệt như một công sự bê tông cao vượt lên các thương xá, nhà cửa, nhà thờ, đền chùa của một thành phố hầu như không mang một dấu vết thực thể nào của cuộc chiến tranh. Phía trong bức tường cao vút vây bọc lấy sứ quán, ngay phía sau cái kiến trúc kỳ dị nói trên, là một ngôi vila đầy đủ tiện nghi của Giacốpxân. Nơi đây là chỗ lý tưởng cho những cuộc tiệc tùng.
    Để đón giao thừa Tết Mậu Thân, ngài đại tá thuê một ban nhạc Việt Nam, tích trữ rượu Uytxki, bia và xôđa, và mời tới 140 khách người Mỹ và người Việt. Mọi người đều có mặt. Vào cuối tháng Giêng Dương lịch, thời tiết Sài Gòn thật dễ chịu. Khách khứa đứng đầy trên sân cỏ sứ quán, nhậu nhẹt và chuyện gẫu, những người Mỹ cao lênh khênh nổi bật lên trên dáng người Việt nhỏ thó mặc comlê cà vạt, và những phu nhân thanh tú, lặng lẽ mặc áo dài.
    Đến nửa đêm, những tiếng nổ chát chúa và liên tục vang lên trong khu sứ quán, làm cho người Mỹ cứ dúm người lại mặc dầu họ không muốn thế và làm cho người Việt Nam mồm miệng cứ tươi lên hơn hớn vì gắn bó với niềm mê tín dân gian rằng tết là lúc cần có pháo nổ ran để trừ khử tà ma cho suốt một năm tới. Một tràng pháo hoa dài đến 7 mét treo từ một cây cao trong vườn sứ quán, quà tặng của Thủ tướng Việt Nam cho sứ quán vào dịp Tết. Còn ông Giacốpxân thì nghĩ bụng nếu điều người ta tin là có thật thì hẳn năm Con Khỉ sẽ là một năm cực kỳ tốt. Bởi vì tràng pháo này là tràng pháo nổ dài nhất, to nhất và giòn nhất mà sứ quán cũng như khắp thành phố Sài Gòn an toàn này người ta được nghe.
    Hai mươi bốn giờ sau đó, vào lúc giao thừa đón năm mới, người ta có thể nghe tiếng pháo nổ râm ran các ngõ phố. Đối với hầu hết những người dân Sài Gòn, chiến tranh xem ra vẫn xa vời như trăng sao, mặc dù tác động của nó người ta có thể cảm thấy qua sự tăng trưởng nhanh như nấm mọc sau cơn giông và sự đông nghịt của cư dân thành phố, qua nhịp sống ngày càng hối hả, qua sự tan rã của những giá trị cổ truyền được sùng kính. Sự có mặt của Mỹ đã tạo cơ hội ?ophất? chưa từng có cho những kẻ ở vào vị trí có lợi để hưởng: các nhà kinh doanh, các chủ hộp đêm, gái điếm, đám người hầu hạ, những lái xe tắc xi? Dù là giàu nghèo, hầu như gia đình nào cũng cảm thấy sự hối thúc mãnh liệt cần phải tiêu xài và tiệc tùng, để chứng tỏ với mình và với hàng xóm rằng cái tốc độ choáng ngợp của cuộc sống đã không bỏ rơi gia đình họ tại phía sau. Trong nhiều trường hợp, những kẻ làm công ăn lương đã phải cầm cố đồ đạc để dốc sạch túi cho cái tết!
    Ngồi trong chiếc xe hòm Plymouth dạo quanh phố phường vào đêm ba mươi, đại tá Giacốpxân cảm thấy lơ mơ một cái gì, một cái gì không thấy rõ, không giải thích nổi và âm thầm dữ dội bên ngoài tầm tay của mình. Ông biết được những điều đồn đại và những cảnh cáo chung chung về những hành động của *********, những dự báo về những cuộc khủng hoảng sắp tới là những nét quen thuộc của tấn bi kịch Việt Nam, những nỗi lo lắng của ông tối nay hết sức đặc biệt. Kể từ khi đặt chân đến Sài Gòn bao năm trước đây, đây là lần đầu tiên ông dong xe đi mà không định đi đâu hay làm gì suốt những dãy phố chật ních những người, một tai nghe tiếng pháo nổ còn tai kia thì cứ vểnh ra để nghe tín hiệu radio trên làn sóng an ninh của sứ quán. Sau hai giờ liền, ông không tìm ra chứng cớ nào để chứng minh cho sự lo ngại của mình, nhưng vẫn không hề mất đi.
    Đúng giao thừa, ông đánh xe vào sứ quán và vẫy tay chào hai cảnh sát quân sự Mỹ tại cổng bên, chiếc cổng duy nhất còn mở trong lúc này. Họ nâng thanh chắn lên cao và vẫy cho xe qua. Ông đại tá cho xe qua cổng và đỗ xe cạnh vila, và vào nhà đi nằm.
    Lịch sử đang chờ chực ở cánh gà. Tại một cửa hàng sửa chữa ô tô quét vôi màu vàng nhạt, cách sứ quán 5 dãy nhà, một tốp lính của tiểu đoàn C.10 của Quân giải phóng đang tập hợp lại cho cuộc tấn công. Cùng lúc đó, những người thực hiện các nhiệm vụ khác được tổ chức thành những đội biệt kích, những ban công tác chính trị, những đại đội quân sự, những tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, đang sẵn sàng tấn công những mục tiêu khác trong Sài Gòn và hơn 100 thành phố và thị trấn khắp miền Nam. Tổng cộng khoảng 67.000 lính do ********* chỉ huy được tung vào các trận đánh vào giai đoạn mở đầu của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Trong số đó, không đến 20 người tập trung tại cửa hàng sửa chữa ô tô vào tối đó sẵn sàng đánh vào sứ quán. Một sĩ quan Mỹ sau đó gọi cuộc tấn công vào các sứ quán là một hoạt động cỡ trung đội ?ovớ vẩn?, và nếu hiểu theo thuật ngữ quân sự thông thường, nó là thế. Nhưng về ý nghĩa chính trị và tâm lý, thì cuộc tổng tấn công ?ovớ vẩn? này là một trong những hành động quan trọng nhất của chiến cuộc.
    Tầm quan trọng của sứ quán Mỹ như là một căn cứ vốn mang tính tượng trưng lớn hơn nhiều thực chất của nó. Nền ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam đã từ lâu tuỳ thuộc vào những đòi hỏi của các cố gắng quân sự, và bản thân sứ quán đã không tác động gì nhiều đến chiều hướng phát triển cả cuộc chiến. Vào lúc bị tấn công, sứ quán được một dúm người bảo vệ dưới quyền điều khiển của một sĩ quan ngoại vụ cấp thấp, mà nhiệm vụ hàng ngày của anh ta là điều tra giá gạo trên thị trường.
    Tuy nhiên, sứ quán là nơi mà lá cờ sao vạch được chính thức cắm trên mảnh đất Việt Nam, và do đó, nó là biểu tượng trung tâm của những cố gắng của Mỹ. Những người chưa từng nghe Nha Trang, Qui Nhơn, Biên Hoà, Bến Tre hay những nơi mà họ không phát âm được, thì hiểu là nó nói lên điều gì khi ********* tấn công vào trung tâm sứ quán nằm giữa trung tâm Sài Gòn. Bởi vì đã có một lần họ có thể gọi tên và gợi lại trong trí nhớ hình ảnh cái sứ quán này. Đối với nhiều người Mỹ trong nước, cuộc tấn công sứ quán là trận đánh lần đầu tiên có thể hiểu được của cuộc chiến tranh.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đối với giới báo chí Mỹ ở Sài Gòn, chuyện này cũng là một sự kiện khác thường. Hầu hết những chiến sự nổ ra khắp miền Nam họ không được biết vào những giờ đầu nổ súng và bất kỳ tình huống nào họ cũng không đến được. Tin về trận đánh ở sứ quán tuy vậy lan đi rất nhanh trong đại diện của giới báo chí, truyền hình và truyền thanh, và tất cả bọn họ lại ở gần và có sẵn phương tiện truyền tin không xa nơi xảy ra chiến sự bao nhiêu. Bởi vậy ********* không tấn công các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, nên việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt đêm hôm đó. Đây là dịp mà các phóng viên có thể quan sát và tường thuật cho thế giới về diễn biến chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của kỹ thuật điện tử thế giới, tin tức đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 30 lần so với tốc độ của viên đạn bắn ra trong cuộc tấn công này.
    Tại một góc phố ở Sài Gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vãm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sĩ quan của tiểu đoàn C.10 Quân giải phóng theo lời hẹn. S. là một tiểu đội trưởng của tiểu đoàn này đóng gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn một ngày trước khi xảy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người dân đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia Quân giải phóng năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Sau đó anh được điều vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966, anh trở thành tiểu đội trưởng.
    Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước Tết Mậu Thân, đơn vị của S. bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được nguỵ trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn được được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành theo quốc lộ 1.
    Hai ngày trước tết, những sọt lớn đựng cà chua và gạo nặng lặc lè được chuyển đến một ngôi nhà cạnh hiệu sửa chữa ô tô tại số 59 đường Phan Thanh Giản. Ngay sau phút giao thừa, S. và đồng đội đã tập hợp tại hiệu sửa chữa ô tô, họ chia nhau đạn dược và thông báo về nhiệm vụ chiến đấu đến lúc này còn giữ kín.
    Vào lúc 2 giờ 45 phút sáng, toán quân đến quân sự bằng chiếc xe tải Po-giơ cỡ nhỏ và một chiếc xe tắc xi. Một viên cảnh sát Việt Nam đứng cách sứ quán một dãy nhà thấy các xe này chạy dọc phố Mạc Đĩnh Chi mà không bật sáng đèn. Anh ta chuồn vào chỗ tối để tránh những điều rắc rối.
    Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang qua sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào hai tên cảnh sát đứng ngoài chiếc cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Chiếc xe tải Pơ-giô đậu lại cạnh bức tường cao của sứ quán. Những người trên xe, mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, lao xuống và dùng rocket và bộc phá để tấn công.
    Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc xe tắc xi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.
    Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao (6,75 kg) đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.
    Daniel, một trong hai người Mỹ, hét to trên làn sóng vô tuyến: ?oChúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với?. Thế rồi điện đài bỗng ngừng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn bắn vào đầu. Còn người Mỹ kia, Sabast, binh nhất, thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.
    Một chiếc xe Jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dãy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động ngay lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B.Tômát 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen E.Mibớtx, 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán, nhưng họ là người thứ ba và thứ tư bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.
    Kế hoạch cuộc tấn công xảy ra, ở miền Nam có 492.000 lính Mỹ của hải, lục, không quân hỗ trợ cho 626.000 lính Việt Nam Cộng hoà và 61.000 lính Nam Hàn, Thái và các nước khác. Nhiều tháng trước, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Tổng hành di của tướng Oétmolen đã ra lệnh ?ocảnh giác cao độ?, đặc biệt đối với việc bảo vệ các sở chỉ huy, các căn cứ hậu cần, sân bay, khu dân cư và những chỗ trú quân. Nhưng lệnh này không làm người ta hoảng hốt vì nó đã quá quen thuộc.
    Trước đó 6 tuần lễ, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã trao trách nhiệm toàn bộ bảo vệ Sài Gòn cho quân lực Cộng hoà. Còn quân Mỹ chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ chính bản thân họ và những căn cứ của họ. Việc đảm bảo an ninh sứ quán được bố trí theo ba tuyến phòng thủ. Ngoài bức tường ngoài của sứ quán, là trách nhiệm của nước chủ nhà, trong trường hợp này là cảnh sát miền Nam Việt Nam. Vào đêm nổ ra cuộc tấn công, vòng bảo vệ ngoài có bốn cảnh sát Việt Nam. Viên thứ nhất đứng gác cạnh cổng sứ quán, khi chiến sự nổ ra, anh ta nấp kín sau lô cốt canh và ở đấy cho đến sáng hôm sau. Người thứ hai trực trước sứ quán, nhưng ngủ gà ngủ gật. Khi tiếng súng làm anh ta bừng tỉnh, anh ta bỏ chạy về đồn cách đó một dãy nhà. Viên thứ ba cũng gác trước cổng, và khi bộc phá nổ anh ta biến mất trong bóng tối. Còn người thứ tư, người cầm đầu của tốp gác này cũng vội vã lao về đồn. Tuyến phòng ngự thứ hai là bức tường cao 2,4 mét bao bọc quanh khu sứ quán, rất dễ bị bộc phá chọc thủng. Tại đây chỉ có hai cảnh sát quân sự Mỹ gác nơi cổng vào và bị giết chết ngay từ đầu.
    Còn phạm vi phía trong tường là của phái đoàn ngoại giao, được một phân đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ bảo vệ. Vào tháng giêng năm 1968, phân đội này gồm 85 người là lực lượng bảo vệ sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Do một sĩ quan an ninh của sứ quán kiểm sát, lực lượng này canh phòng suốt ngày đêm tại các trụ sở ngoại giao và các khu nhà chính thức khắp thành phố.
    Khu sứ quán có hai khu-sứ quán và khu lãnh sự Mỹ cách nhau bằng bức tường và các cổng sắt. Thông thường có hai lính thuỷ đánh bộ Mỹ gác đêm trong khu sứ quán. Và vì có lệnh cảnh giác, họ được hỗ trợ thêm một lính thuỷ đánh bộ khác đứng gác trên nóc nhà sứ quán.
    Leo E.Krămxi, viên sĩ quan an ninh của sứ quán, không nhận được tin tức gì mới lạ về tình hình Sài Gòn, và cũng không hề nghĩ đến việc sứ quán bị tấn công. Tuy vậy anh ta vẫn bỏ ra hầu hết buổi tối đi kiểm tra các cơ sở ngoại giao trong thành phố và kiểm tra tình hình với các nhân viên tình báo. Khoảng 45 phút trước cuộc tiến công, anh ta làm đợt kiểm tra cuối cùng với nhân viên trực ban của CIA tại trung tâm chỉ huy nằm ngay trong toà sứ quán. Krămxi được thông báo rằng tình hình Sài Gòn vẫn yên tĩnh. Anh ta trở về phòng mình và đi ngủ.
    Khi các lính đặc công ********* nổ súng vào cảnh sát quân sự Mỹ canh tại cổng, thì Ronan W.Harpơ, viên trung sĩ lính thuỷ đánh bộ không có mặt tại toà sứ quán. Khi thấy sứ quán bị tấn công, anh ta chạy lao về qua bãi để xe. Vào cổng hậu của toà nhà, Harpơ thấy người cùng gác với mình, binh nhì Gioócgiơ B.Zahuranich đang cầm ống nói kêu cứu. Anh chạy dọc hành lang ra cửa trước và vội vàng kéo vào một người gác đêm Việt Nam không có vũ khí và hồn vía đã lên mây. Anh đóng sầm cánh cửa gỗ tếch to và chốt lại. Đạn súng máy bắn xối xả qua các cửa sổ bọc lưới sắt, quét dọc hành lang.
    Ba mươi giây sau, một quả đạn rocket chống tăng phá tung tấm biển bằng đá granit mang quốc huy của Hoa Kỳ cạnh cửa chính, khoan sâu vào tường và nổ tung gần trần nhà ngay trên đầu chiếc bàn người thường trực điện thoại. Zahuranich bị thương nặng vì mảnh đạn cắm vào đầu, vai, cánh tay, ngực và chân. Hai điện đài liên hệ với những vị trí lính thuỷ đánh bộ khác bị phá huỷ. Harpơ đang tìm cách lấy thêm vũ khí phía cuối phòng bị gục xuống sàn nhà.
    Một phát rocket khác xuyên qua cánh cửa chính, bay ngay hành lang và nổ trên bức tường cạnh cửa vào phía sau. Phát thứ ba bắn vào lưới chăn đạn trên cửa kho vũ khí. Harpơ lấy hết sức đứng lên và tìm cách cấp cứu sơ bộ cho Zahuranich thì một lính đặc công ********* ném một trái lựu đạn vào hành lang qua lỗ thủng của chiếc lưới dắt bọc cửa sổ. Trái lựu đạn khoét một lỗ trên sàn nhà và làm bụi khói và các mảnh nhỏ bắn khắp chung quanh. Harpơ nghe tiếng nói của những người tấn công từ ngoài nhà, và lúc này anh ta là người duy nhất bảo vệ tầng trệt của toà sứ quán.
  8. T80tank

    T80tank Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    hay quá , tiếp đi bác ptlinh
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bổ sung cho mấy bài rất hay của Ptlinh : Ảnh về " Tết " của người Mỹ đây !



    To Ptlinh : cuốn ấy hình như là của Don Oberdoifer được xuất bản từ 1972 phải không ? Nó có tên là " Tết ".
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trung sĩ Rudi A.Xơtô, lính thuỷ đánh bộ gác trên mái nhà sứ quán. Anh ta thấy ********* chui qua lỗ thủng của bức tường bảo vệ khu sứ quán, dùng khẩu súng ngắn là vũ khí duy nhất bắn kẻ địch. Nhưng từ trên 6 tầng nhà và cách xa đích hơn 60 mét, sau khi bắn từng loạt 6 phát đạn liền, anh ta bất lực đứng nhìn hai ********* mang súng phóng lựu lao qua bãi cỏ và nhằm vào cửa trước ngôi nhà sứ quán mà bắn. Xơtô tìm cách liên lạc với Harpơ và Zahuranich bằng máy bộ đàm, nhưng không có lời đáp. Anh cho rằng họ đã chết, và sắp đến lượt anh. Anh báo tin trên làn sóng điện của màng lưới an ninh rằng cõ lẽ ********* đã vào trong toà nhà sứ quán.
    Lúc này, ngoài ba tên lính thuỷ đánh bộ, trong toà nhà sứ quán còn có hai người Việt và 6 người Mỹ nữa.
    Hai người Việt thì một tên là gác đêm đã sợ dúm dó cả người mà Harpơ đã kéo vào nhà. Người kia là một nhân viên trực đêm của phòng liên lạc không thuộc loại mật. Cả hai nằm ngủ trên sàn nhà của căn phòng xép ở tầng một.
    Trong văn phòng CIA ở lầu hai là việc trực ban của CIA, trang bị bằng khẩu Beretta và 2 nhân viên điện đài mỗi người có một khẩu súng lục giảm thanh.
    Còn trong căn phòng liên lạc mật được bọc sắt ở tầng 4 là Giêmx A.Griphin, một nhân viên mật mã. Ngoài ra còn có Sác M.Phisơ, một nhân viên thông tin quân đội, mang một khẩu súng lục và một khẩu súng ngắn.
    Người chịu trách nhiệm an ninh chính tối nay là E.Alân Oend, một nhân viên phục trách những vấn đề kinh tế đến Việt Nam từ bốn tháng trước và chyên môn theo dõi tình hình sản xuất và giá cả thóc gạo ở Việt Nam. Khi xảy ra sự cố, anh ta loạng quoạng bò ra khỏi giường ngủ tại phòng trực trên tầng 4 và gọi điện thoại cho tham tán chính trị Gion Achiban Conhum. Ngay lúc đó, một tiếng nổ làm rung chuyển toà nhà và Oend liền chui xuống gầm giườn. Oend nghe rõ tiếng súng xối xả ngay bên ngoài toà nhà. Anh ta mặc quần áo, vơ vội lấy khẩu súng lục và một ít tư trang, và trốn vào phòng giải mã ngay bên cạnh. Phòng này an toàn hơn phòng trực ban và có nhiều điện thoại và phương tiện liên lạc với bên ngoài hơn.
    Một trong những tiếng nổ đầu tiên đã làm rung chuyển ngôi biệt thự của đại tá Giacốpxân nằm ngay sau toà sứ quán. Ông ta bừng tỉnh và thấy giường nằm và cả mặt mày phủ đầy những mảnh kính từ các cửa sổ phòng ngủ bị vỡ bắn ra. Ông ta nghe thấy tiếng súng cỡ nhỏ đì đoàng bên ngoài khi mặc quần áo và vội vàng tìm vũ khí phòng thân. Trong chiếc ngăn kéo trên cùng về phía trái của chiếc bàn chạm trổ kiểu Tàu, ông vớ được quả lựu đạn M.26. Đó là vũ khí duy nhất trong cái nhà này.
    Robớt L.Giôdépxân, trợ lý đặc biệt của đại sứ Enxuốt Bâncơ, cùng ở chung một nhà với Giacốpxân. Sau 5 năm ở Việt Nam, đêm nay là đêm cuối cùng của ông ta. Ông ta đã là khách danh dự của Giacốpxân trong buổi tiệc cuối năm cách đó 30 giờ, và có kế hoạch trở về Mỹ vào sáng hôm sau. Trước đây, ông ta thoát chết hai lần một cách kỳ lạ, một lần khi đến xem chiếu bóng năm 1964 và lần khác tại một tiệm ăn năm 1965. Hôm ấy ông ta đinh ninh rằng đây là lần nguy hiểm cuối cùng đối với ông. Ông ta lao vào phòng Giacốpxâ và thấy ông này cầm trong tay quả lựu đạn. Hoảng quá, ông ta với vội lấy chiếc giá áo, và đó là cái gần nhất ông ta có thể vớ được trong cơn nguy hiểm.
    Đại uý Rôbớt J.Brien, là sĩ quan cấp chỉ huy của phân đội lính thuỷ đánh bộ phụ trách cơ quan ngoại giao. Lúc này ông ta để nguyên quân phục nằm ngủ trên chiếc ghế xôpha nơi trú quân của phân đội, cách đó 5 dãy nhà. Ông ta điều động những người còn lại thành cơ đội và tìm đến sứ quán, các cảnh sát viên Việt Nam hét tướng lên: ?oV.C? V.C!?. Ô Brien và binh sĩ của ông xuống xe và triển khai đến cổng nách của sứ quán. Họ thấy cảnh cổng bị đóng chặt và bên trong lại có địch.
    Vậy bọn cảnh sát quân sự đâu rồi? Ô brien thốt lên nho nhỏ, hy vọng họ còn sống. Nghe tiếng người, năm hay sáu lính ********* trên bãi cỏ chạy nhốn nháo, nhìn trân trân vào tốp lính Mỹ trong giây lát rồi nổ súng. Rây Mân E.Rit một trung sĩ da đen vạm vỡ chĩa mũi súng tiểu liên vào khe cổng sát sứ quán và bắn trả. Sau đó tốp lính thuỷ đánh bộ rút lui chiếm vị trí dọc phố nách.
    Viên sĩ quan trực nhật Krămxây và viên phó, Rôbớt Fơrây, từ nhà lao đến sứ quán qua phố Paxtơ. Nơi cổng phụ, anh ta tìm cách phá khoả nhưng vô hiệu. Họ bị khoá, không vào được còn kẻ địch thì lại ở bên trong. Lúc này giá có lựu đạn thì tốt biết mấy, nhưng họ lại không có. Fơrây sai một cảnh sát quân sự đánh xe đến Sở chỉ huy của anh ta ơ Chợ Lớn, nhưng anh này trở lại báo rằng tất cả lựu đạn đã phát hết và không đào đâu ra được một chiếc nào.
    Đại sứ Enxuốt Bâncơ, trong nhà riêng cách sứ quán mấy dãy nhà, được một cảnh vệ đánh thức dậy và vội vẫ chuồn theo lối thoát bí mật đã chuẩn bị sẵn phòng ngủ tại nhà của Trưởng ban an ninh Leo Krămxây ở phố Paxtơ. Lúc này người hầu phòng Việt Nam đã được nghỉ phép để ăn tết và Krămxây thì không ngờ lại có người đến đây. Ông đại sứ thanh liêm kia chỉ thấy sợ chỉ huy mới của mình vung vãi đầy những chiếc áo sơmi và đồ lót bẩn thỉu.
    Rôbớt Kômơ, phụ trách kế hoạch bình định của Mỹ, người đã từng tuyên bố về những thắng lợi lớn về an ninh trong năm 1967 nghe tiếng súng trong đêm ấy nhưng cứ ngỡ đó là pháo tết. Một lát sau, thiếu tướng Gioócgiơ Phoxai và đại tá Robớt Montaguy sống chung một biệt thự vội đánh thức ông dậy. Với súng cầm tay, các sĩ quan này báo cho Kômơ hay là sứ quán bị tấn công và rất có khả năng là tiếp đó thì đến lượt họ. Kômơ hỏi liệu ông có thể làm được gì. Họ trả lời chẳng làm được gì hết, thế là ông vào ngủ tiếp.

Chia sẻ trang này