1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch Mậu Thân - góc nhìn của người Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Heliot_85, 13/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Trong bài trên cũng có nhắc chuyện trực thăng đổ bộ không thành công lần thứ nhất còn gì nữa bác. Hơn nữa họ cũng không nói là ko ai sống sót, mà nói là đã bị tiêu diệt hoặc đã rút lui. Riêng đoạn chiếm được mấy tầng thì tôi không biết. Nhưng có chi tiết tôi nghi ngờ tí là đoạn nói khi trời sáng lính Mỹ tràn vào thì không thấy chống trả. Tôi nhớ có xem một đoạn phim của Mỹ quay về cụ sứ quán này, thấy lúc trời đã sáng có thằng Mỹ mặc thường phục nấp phía ngoài cửa sổ một phòng tần một, thò súng tiểu liên lên bắn đại vào trong rồi quăng lựu đạn nữa thì phải. Hay là bọn nhà báo vào nên bọn nó làm động tác giả thế để quay cho hay?
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thưa các bác, em chỉ đăng toàn bộ những gì ông nhà báo Mỹ này viết thôi! Đưa lên đây để cho các bác có thịt mà mần, mà nhâm nhi chứ!
    Bước đi của thời gian
    Các phương tiện truyền thông của Mỹ là cái lọc mà công chúng Mỹ nhận thức được ý kiến của nó về tình hình chiến cuộc ở Việt Nam. Ban đầu, những tờ báo có thế lực nhất lên tiếng ủng hộ chính sách chiến tranh và các hãng truyền hình thì cố gắng hết sức mình để giải thích nó cho công chúng. Với diễn biến của chiến tranh, các phóng viên Mỹ có mặt ở Việt Nam ngày càng thất vọng và bi quan, và cùng với họ cả những chủ bút và biên tập viên của họ ở trong nước.
    Trong mùa hè năm 1967, tờ Thaimơ Đitxpátsơ của Trich-mân, tờ Plên Đilơ của Cli Vơlen, tờ Thime của Lốt Angiơlétx và tờ Xta and Tribuin của Miniapôlitx, là những tờ báo lớn có khuynh hướng bảo thủ đã thay đổi lập trường. Trong các bài xã luận, họ biểu lộ những hoài nghi về cuộc chiến tranh và kêu gọi xem xét lại chính sách hay thay đổi chính sách của Mỹ. Ngay cả tờ Thaimơ một trong những phương tiện khổng lồ truyền thông Mỹ trước đây là người ủng hộ kiên trì và nhiệt tình nhất những cố gắng chiến tranh cũng thay đổi lập trường. Đây là một đòn giáng vào chính phủ là bằng chứng đau lòng về sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dư luận.
    Theo một nghĩa nào đó lịch sử của lập trường bảo thủ đối với cuộc chiến tranh có thể điển hình hoá qua câu chuyện của tổ hợp báo chí Thaimơ và người tổng biên tập của nó. Heđlây Đônôvan, ông ta lúc thì tỏ ra vô tư, lúc thì xồn xồn lên, lúc thì quan tâm về những chiến thắng nhanh chóng không đạt được, lại trở nên thất vọng, hoài nghi và công kích.
    Đônôvan vốn hoạt động trong ngành tình báo hải quân trong Đại chiến II và làm việc cho tạp chí Photun, một trong những tờ báo của đế quốc báo chí của Henri Liuxơ. Ông đã lên chức rất nhanh và đến tháng 4 năm 1964 được chỉ định làm tổng biên tập của báo Thaimơ. Liuxơ, con của một gia đình truyền giáo ở Trung Quốc, là một kẻ cực lực chống lai những người cộng sản Trung Hoa, và đã từng là kẻ ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Diệm của Nam Việt Nam đã bị lật đổ. Tuy vậy, cả Liuxơ và Đônôvan lúc đấy đều không nhiệt tình với việc phái quân đội Mỹ đến miền Nam Việt Nam. Hai người đã có lần bàn về chuyện đó và đồng ý là Nam Việt Nam có lẽ chỉ còn từ 5 vạn đến 10 vạn quân Mỹ chứ không hơn thế được.
    Đônôvan làm một chuyến tuần du vòng quanh Trung Quốc vào năm 1965 và khi quay về cho rằng vị trí Việt Nam còn quan trọng hơn ông ta nghĩ và rằng hiểm họa là nghiêm trọng. Khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1965, trên trang xã luận của tờ Laiphơ vốn là tiếng nói chính trị chính thức của tổ hợp Thaimơ, đã tuyên bố một cách đồng tình rằng ?oHành động này giúp Mỹ cam kết sâu hơn vào Việt Nam và đấy là một sự cam kết cần phải thực hiện đến cùng không do dự và không lẫn lộn về mục tiêu?. Trong tháng Tám, tờ Laiphơ ca ngợi Tổng thống Giônxơn vì đã phái lục quân Mỹ với một số lượng lớn và tuyên bố những địa danh như Phú Bài, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Kontum, Pleiku? có thể đến một ngày nào đó được khắc lên trên những đài kỷ niệm ở bang Michigân và Kandatx?
    Vào tháng 11 năm 1965 Đônôvan làm một chuyến thị sát 10 ngày qua các vùng chiến sự và đánh giá khả năng thắng lợi của Mỹ. Bài báo của ông ta đăng trên tờ Laiphơ ngày 25 tháng giêng năm 1966 có đầu đề ?oViệt Nam: Cuộc chiến tranh đáng giành thắng lợi?. Trong bài báo này Đônôvan tỏ ra lạc quan.
    ?oCuộc chiến tranh Việt Nam có thể ghi nhớ như là một bước ngoặt lịch sử và rất có thể có tầm quan trọng như bất kỳ cụoc chiến tranh nào trước đây của Mỹ trong thế kỷ này??. Nhưng cái mà bài báo này làm cho người ta phải nín thở là việc ông ta đưa ra một thời gian biểu hết sức táo bạo cho chiến cuộc. Ông ta tiên đoán rằng đến năm 1967 hay hơn nữa đến cuối năm 1966, quân đội Bắc Việt phải rút lui theo đường mòn Hồ Chí Minh, những hoạt động quân sự ở miền Nam sẽ lắng xuống và không còn những trận đánh có những đơn vị lớn tham gia.
    Sau đó Đônôvan nói rằng ông ta đã không đạt được sự chấp thuận về thời gian biểu của mình về ?ođợt chiến thắng đầu tiên? từ tướng Oét hay các sĩ quan thông báo tình hình cho ông ta, nhưng điều đó ?ophù hợp với ý nghĩ của họ?. Oasinhtơn thì hết sức sung sướng với bài báo của Đônôvan.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhưng nhiều biên tập viên và phóng viên của tổ hợp báo chí Thaimơ-Laiphơ ở Niu Yook, Oasinhtơn và đặc biệt ở Sài Gòn thì tỏ ra nghi ngờ về cái dự án đẹp đẽ đó, và những nghi ngờ này hết tháng này đến tháng khác cứ tăng dần lên cùng với kinh nghiệm và nhận thức của họ về chiến tranh này. Hầu như tất cả những người được cử đến Sài Gòn vào năm 1966 và 1967 mất hết ý nghĩ rằng đây là một cuộc chiến tranh khá tốt đẹp, và hầu hết những người này sớm hay muộn cũng thay đổi quan niệm của mình. Một phóng viên của tờ Thaimơ nhớ lại một khoảng khắc chính xác-một cuộc đàm luận kéo dài vào đêm khuya với một thiếu tá đóng tại miền bờ biển vùng chiến thuật II. Trăng tròn và trời không một gợn mây, và có thể nhìn thấy những dãy núi nhấp nhô của vùng cao nguyên nổi lên cách đó mấy dặm bên kia những cánh đồng lúa nơi mà các lính Mỹ đã phải bì bõm lội qua ngày hôm đó. ?oPhía đó là cánh rừng ba tầng mà người ta có thể giấu trong đó 5 sư đoàn hầu như trong tầm mắt của trại chúng ta, và anh chẳng bao giờ có thể phát hiện được? viên thiếu tá nói.
    Người phóng viên cảm thấy rằng quả là điên rồ khi tìm cách đánh gục những du kích trong điều kiện địa hình như thế này, vốn rất phổ biến ở Việt Nam nhưng rất ít những điều nghi ngờ loại này có thể được đưa lên mặt báo Thaimơ. Những tin tức của phóng viên bị xếp xó nếu chúng tỏ ra ?otiêu cực?. Một chủ bút ở Niu Yóok phụ trách về tình hình Việt Nam nhớ lại: ?oAnh không thể cho in ra bất kỳ cái gì tỏ ra tiêu cực trừ phi anh có một luận sư có thể chứng minh mọi khía cạnh?. Một sự bất mãn dâng lên trong nước và dần dần nó leo dần lên các cấp quan chức của tổ hợp Thaimơ ở Niu Yóok, bắt đầu từ những chàng trai đọc bản thảo có thể bị tuyển quân dịch cho đến các người nghiên cứu, các biên tập viên va uỷ viên bộ biên tập.
    Henri Liuxơ mất vào tháng hai năm 1967. Trong mùa xuân Đônôvan quay lại vùng có chiến sự để điều tra về bản chất của thắng lợi mà ông ta đã dự báo 17 tháng trước đây. Phóng viên của hãng Thaimơ-LaiPhơ ở Sài Gòn nói với ông ta rằng không có giai đoạn thắng lợi nào trong tầm tay hay có thể nhìn thấy trước. Họ kết luận rẳng cuộc chiến tranh đang bế tắc.
    Đônôvan sống mấy ngày với đứa con trai 22 tuổi tên là Pitơ, người không được tuyển vào quân đội vì mắt kém và đã tham gia đội quân tinh nguyện quốc tế, một tổ chức Việt Nam tương đương với Đội quân hoà bình của Mỹ. Pitơ đã học tiếng Việt và đang phục vụ tại đồng bằng sông Cửu Long. Anh chàng có ân tượng sâu sắc và hết sức nản chí với tình trang dễ mua chuộc bằng tiền của các quan chức địa phương và những bước tiến như sên bò của chiến cuộc ở Sài Gòn, tướng Oét và các tướng khác vẫn cứ tin tưởng như trước, nhưng họ tuyên bố rằng chiến tranh còn phải kéo dài hơn và cần có thêm quân.
    ?oViệt Nam: chậm chạp, khó khăn nhưng tiến triển?. Đó là bài đinh của Đônôvan đăng trên báo Laiphơ ngày 2 tháng 6 năm 1967 dài tới hai mươi trang và minh họa bằng ảnh màu. Lần này, hình ảnh chụo từ mặt đất-khói lửa và bụi bặm của chiến tranh, xe tăng lún sâu trong bãi bùn, một lính Mỹ lấm láp, nhầy nhụa mồ hôi trong một cuộc hành quân tìm diệt vô hiệu-Sự tương phản trong những bức ảnh đã mô tả bằng hình tượng sự manh nha của sự thật, và bài viết của Đônôvan đã trực tiếp đi thẳng vào vấn đề: ?oMột số người Mỹ quá lạc quan (trong đó có tác giả bài này) đã chờ đợi cho đến nay để nhìn thấy sự bắt đầu của một cao trào thật sự ở Việt Nam, một điểm đột khởi khi một thắng lợi trên một chiến trường hay quang cảnh của một trận đánh bắt đầu nuôi dưỡng chiến thắng cho nhiều nơi khác. Nhưng rõ ràng điều đó đã chưa xảy ra?.
    Hai tuần sau khi đăng bài báo này, Đônôvan có một cuộc nói chuyện tại trường đại học Niu Yoók. Chủ đề trực diện ?oVề khả năng có thể sai lầm?. Ông nói với các sinh viên tốt nghiệp rằng dáng dấp của quyết định cuối cùng cần phải nhanh chóng thấy ra ?okhông phải trong một tiếng sét đơn nhất vào một buổi sáng thứ hai mà trong một quá trình tích luỹ những bằng chứng qua nhiều tháng trời?. Ông đã không dự đoán chung cục sẽ như thế nào, nhưng kêu gọi các chính khách, các nhà báo và giới học giả dũng cảm nhìn vào sự thật cuối cùng mà không lẩn tránh cái dư vị cay đắng của nó. Nếu như cuộc chiến tranh này thất bại, ông tuyên bố ?oTôi hy vọng là tôi, một người đã ủng hộ chính sách này sẽ nhanh chóng thừa nhận rằng chúng ta đã mưu toan một cái gì quá khả năng của chúng ta?.
    Sau bài báo và cuộc nói chuyện, những ấn phẩm của tổ hợp Liuxơ bắt đầu chuyển sang lập trường trung lập đối với cuộc chiến tranh. Theo lệnh của Đônôvan, một sự đánh giá thẳng thắn về chiến cuộc từ văn phòng ở Sài Gòn được đăng tải trên báo Thaimơ ngày 14-7-1967. Dười đầu đề ?oCuốn gói?, nó nói rằng các lực lượng cộng sản ở Việt Nam vẫn mạnh và còn mạnh hơn một năm trước đây.
    Những diễn biến ở trong nước cũng ngày càng ám ảnh nặng nề tâm trí của vị chủ bút này. Những bài vở của các phóng viên của tờ báo gởi về và những cuộc tiếp xúc của ông với các nhà kinh doanh và chính khách mọi miền nước Mỹ đã nói lên sự lan rộng và sâu sắc thái độ chống chiến tranh trong nước. Vào một dịp nghỉ tại mùa hè này ở Xand Poanh, Loong Ailân, Đônôvan biết rằng cả những hàng xóm thuộc phái bảo thủ Đảng Cộng hoà của ông cũng đã thay đổi quan điểm. Họ không tán thành việc đóng thêm thuế. Họ không thích những cảnh máu me trên màn ảnh vô tuyến truyền hình hàng ngày. Nhiều người có con hoặc cháu đến tuổi quân dịch, và họ hoảng sợ trước khả năng những chàng trai của họ có thể phải đi chiến đấu. Đám phụ nữ thì hầu như nhất trí và nhiều ông chồng cho rằng cái cuộc chiến tranh đáng ghét này không đáng cho họ ủng hộ. Họ muốn thoát ra.
    Cuối mùa hè Đônôvan quyết định rằng tổ hợp Thaimơ sẽ có một lập trường mới trên báo đối với chiến tranh. Theo ông chỉ đơn giản ra lệnh một sự thay đổi lớn lao như vậy hẳn sẽ có tác dụng phá hoại đối với tổ hợp của ông, vì vậy ông đã triệu tập một loạt cuộc họp trong đó những nhân vật cầm đầu thảo luận kỹ về những kiến nghị xem xét lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Phân xã Thaimơ ở Oasinhtơn có nhã ý làm một loạt phỏng vấn chính phủ cuối cùng để biện minh cho việc tiếp tục ủng hộ. Khi Tổng thống Giônxơn đánh hơi được điều đó, ông đề nghị cử Đin Ratxcơ hay một người nào khác đến toà nhà Thaimơ-Laiphơ ở Niu Yoók để thương lượng, nhưng Đônôvan khước từ. Ngồi phán xử những người cầm đầu chính phủ với sự có mặt của họ sẽ là một hình thức không hay ho gì, đặc biệt là vì kết quả của nó đã được khẳng định trước.
    Thaimơ công bố sự thay đổi của nó, theo những cách quen thuộc thường sử dụng trên mặt báo, trong số báo ra ngày 6-10 với bài đinh về căn cứ lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị bao vây ở Cồn Tiên. ?oMột biểu tượng của những thất bại chồng chất trong một cuộc chiến tranh rối rắm?. Trang mở đầu của bài này nhận xét rằng thái độ phản đối chiến tranh đã lan rộng từ giới trí thức, thanh niên, giáo sĩ đến những ?onhà kinh doanh phi chính trị? và ?oCác chính khách mang những tâm trạng băn khoăn?.
    Không đổ tội cho họ, tờ báo gán cho công dân Mỹ ?onhững lý do cấp thiết để trở nên bất an? như ý nghĩ cho rằng việc ném bom Bắc Việt Nam đã không thành công, và rằng cuộc chiến tranh này đã chia rẽ nước Mỹ.
    Tuần sau đó tờ Laiphơ đòi ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam để tập họp công chúng trong và ngoài nước, và đưa ra một tuyên bố mới về lập trường của mình đối với chiến tranh.
    Laiphơ cho rằng nước Mỹ có mặt ở Việt Nam với những mục tiêu danh dự và lẽ phải. Cái mà Mỹ đã đảm nhiệm ở đó rõ ràng là khó khăn hơn, lâu dài hơn và phức tạp hơn là giới lãnh đạo Mỹ đã tiên đoán? Chúng ta đang nỗ lực bảo vệ không phải là một quốc gia đã trọn vẹn ra đời mà một tình thế xuất hiện. Chúng ta cũng đang nỗ lực để duy trì một lợi ích chiến lược hết sức quan trọng-nhưng phân tích đến cùng không phải là tuyệt đối cấp bách-của Mỹ và của thế giới tự do. Đây là một sự kết hợp nhiệm vụ quá khó khăn để đòi hỏi những thanh niên Mỹ hy sinh vì nó?.
    Bốn tháng sau, trước khi bước qua năm mới âm lịch, các uỷ viên biên tập báo Thaimơ dự kiến đăng một bài đinh khác về Việt Nam, và gởi điện cho người cầm đầu văn phòng của báo đặt tại Sài Gòn, Bin Rêdơmakoz, những gợi ý cho việc chỉ định cuối cùng này:
    ?oChiến cuộc tiến triển không thuận lợi đối với quân đồng mình trong những ngày này mặc dầu chúng ta có thể ?olàm thiệt hại kẻ địch? rất nhiều hoặc ?oGiáng cho họ những tổn thất không chịu đựng nổi?. Chúng tôi thật sự muốn được giải thích những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Vì sao chúng ta lại sa lầy đến thế? Chúng ta đã sai lầm những gi? Cúng như chúng ta đã làm đúng những gì??
    Đề tài cho bài đinh theo dự đinh về tướng Krâytân W.Abramx,phó tư lệnh Mỹ ở Việt Nam và người giảm sát chính quân đội Việt Nam cộng hoà. Vào giữa tuần, kế hoạch này phải thay đổi vì sự đảo lộn của tình hình. Và thay vào đó đề tài bài đinh của Thaimơ lại hóa ra là về tướng Võ Nguyên Giáp, và bài này còn nói về cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
  5. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Những con diều hầu trên đất
    Tổng thống Giônxơn đã luôn luôn đón chờ sự thách thức lớn nhất đối với chính sách chiến tranh của ông từ cánh diều hâu, lời kêu gọi cho những hành động mạnh mẽ, có tính chất quyết định lớn đi đôi với bản năng hành động của nhiều người Mỹ. Vào mùa hè và mùa thu năm 1967 một cái gì đó đã xảy ra đối với sự cuồng nhiệt của phái diều hâu. Trong hai năm trước họ đã không ngừng van nài chính phủ ?ogiành chiến thắng? ở Việt Nam. Trong nỗi thất bại, điên cuồng và tuyệt vọng sâu sắc bây giờ họ lại bổ sung một câu nói mà trước đây không thể nghĩ đến vào đơn thuốc chiến tranh ?giành lấy thắng lợi hay rút lui?.
    Từ đầu, có một phương sách tiến hành chiến tranh mà họ ưa chuộng hơn tất cả những phương sách khác, cái cách giành thắng lợi nhanh chóng, mạnh mẽ, sử dụng sức mạnh công nghiệp của Mỹ thay cho sinh mạng người Mỹ, cái cách giành thắng lợi trong chiến tranh từ 10 ngàn fit (3.000 mét) cao trên những khu rừng rậm mà bàn tay không vấy máu và cả không thèm nấn ná lại để điều tra những người chết. Bom!
    Cho đến cuối năm 1967 Mỹ đã ném 1.630.000 tấn bom xuống miền Bắc và miền Nam *********, nhiều hơn khối lượng bom Mỹ ném xuống châu Âu trong đại chiến II, gấp hai lần số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần lượng bom né xuống chiến trường Thái Bình Dường trong đại chiến II. Cái thác bom dội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới mười hai tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (gần 50 kg) chất nổ chia cho mỗi đầu người dân Việt Nam, kể cả đàn bà và trẻ con, mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó tính cả máu, thịt và xương.
    Nhưng vẫn chả ăn nhằm gì. Tại sao?
    Hạ nghị sĩ Giooc Anđriu, bang Alabama, người đã ngồi vào ghế của Uỷ ban chuẩn chị từ năm 1944, đã chất vấn một sĩ quan cao cấp bậc nhất về cuộc chiến tranh khủng khiếp và vô hiệu quả xem ra không có lối thoát.
    Ông hỏi viên tướng:
    -Thế các ngài có đủ trang thiết bị không?
    -Thưa ngài, đủ.
    -Các ngài có đủ máy bay không?
    -Thưa ngài, đủ.
    -Các ngài có đủ súng ống và đạn dược không?
    -Thưa đủ.
    -Thế thì tại sao các ngài lại không quật được cái nước bé tí Bắc Việt Nam kia? Các ngài cần điều gì để làm việc đó?? Ông ta hỏi một cách vô cùng bực dọc-?oNhững mục tiêu-mục tiêu?, đó là câu ông tướng nọ trả lời.
    Ngày 28-6-1967, Thương nghị sĩ Giôn Xtenitx của bang Mitxixpi tuyên bố rằng Tiểu ban điều tra tình trạng sẵn sàng của Uỷ ban Quân lực Thượng viện sẽ tiến hành một cuộc thẩm vấn đầy đủ và triệt để về cuộc không chiến chống lại Bắc Việt Nam. Tiểu ban này do Thượng nghị sĩ Linđơn B.Giônxơn sáng lập năm 1950 như là phương tiện quảng cáo và điều tra của ông ta trong lãnh vực quân sự, và bây giờ thì Tổng thống Linđơn B.Giônxơn lại trở thành đối tượng quan tâm chính của tiểu ban. Mục tiêu của cuộc thẩm vấn là nhằm gây áp lực đối với Tổng thống để gạt đi một đề nghị ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 của Bắc Việt Nam, và để bào chữa cho các cuộc tấn công vào cảng Hải Phòng và những phương tiện nhạy cảm của Bắc Việt Nam cho đến nay chưa bị đụng đến.
    Ngày 4 tháng 8, 5 ngày trước khi mở cuộc thẩm vấn, máy bay Mỹ tiến hành 197 phi vụ trên bầu trời Bắc Việt Nam trong vòng 1 ngày, đạt một kỷ lục mới. Ngày 8 tháng 8, một ngày trước cuộc thẩm vấn, Tổng thống đưa ra thêm 16 mục tiêu ném bom mà Bộ tham mưu liên quân yêu cầu, trong đó một số mục tiêu nằm trong những vùng trước đây cấm ném bom. Trong khi cuộc thẩm vấn đang diễn ra, các máy bay Mỹ ném bom các tuyến đường sát cách biên giới Việt Trung 10 dặm, không đầy 1 phút bay để tới đất Trung Quốc. Máy bay Mỹ còn đánh phá những mục tiêu mới ở Hà Nội và Hải Phòng, nhưng chính phủ loại trừ đề nghị ném bom cảng Hải Phòng vì sợ trúng vào các tàu Liên Xô.
    Cuộc thẩm vấn bắt đầu với các tướng lĩnh, tất cả bọn họ đều gạt việc ngừng ném bom ở vĩ tuyến 20 và tán thành tấn công vào những mục tiêu mới ở Bắc Việt Nam. Những nhân chứng quân đội, theo thứ tự xuất hiện, là đô đốc Gran Sáp, tổng chỉ huy lực lượng Thái Bình Dường, người kiểm tra toàn cục việc ném bom Bắc Việt Nam; đô đốc Roi Giônxơn, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dường, mà các tàu sân bay và máy bay của hạm đội ông đóng vai trò chủ chốt trong các vụ oanh tạc; Tướng Giôn Raiân, tổng chỉ huy lực lượng không quân Thái Bình Dường, mà những máy bay ném bom của ông ta trên đất liền đã dính líu sâu vào cuộc không chiến; tướng Ơlo Uylơ, Chủ tịch bộ tham mưu liên quân; Trung tướng Robớt Momaiơ, tổng chỉ huy lực lượng không quân thứ 7 ở Việt Nam; Tướng Giôn P.Mắc Connen, Tham mưu trưởng không quân và đô đốc Thomơtx H.Murơ, cục trưởng tác chiến Hải quân. Một bản điều trần được kiểm duyệt được cấp cho nhà báo từng ngày một được đăng tải trên báo chí với những tít lớn.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 25 tháng 8, sau đợt hoả lực dọn đường dồn dập, Tiểu ban nghe điều trần của Bộ trưởng quốc phòng Mắc Namara, ông ta đi thẳng vào vấn đề: Những ngày đầu chiến tranh Mắc Namara đã là kẻ ủng hộ có thế lực việc ném bom miền Bắc Việt Nam, việc đưa quân Mỹ vài miền Nam và động viên toàn quốc ở nước Mỹ. Tuy nhiên gần đây ông ta cảm thấy điều gì không tốt lành ngày một tăng lên, ông ta nản chí trước sự huỷ diệt Việt Nam bằng sức mạnh khổng lồ của sắt thép và chất nổ, tỏ ra hết sức lo lắng trước tổn thất về phi công và máy bay, không lạc quan đối với kết quả của việc ném bom và-quan trọng hơn hết-lo lắng rằng việc tăng cường chiến tranh trên không và trên mặt đất sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh mở rộng với Trung Quốc và Liên Xô. Vào mùa xuân năm 1967, Mắc Namara đã kiến nghị ngừng ném bom phía trên vĩ tuyến 20. Tổng thống Giônxơn đã gạt kế hoạch của ông lúc bấy giờ, nhưng ông ta vẫn không từ bỏ nó. Vào thời gian tiến hành cuộc thẩm vấn, ông vẫn là một trong những người kiến nghị ngừng ném bom Bắc Việt Nam khi điều này nhành chóng dẫn đến ?othảo luận tích cực?, với giả định rằng Bắc Việt Nam sẽ không lợi dụng cơ hội ngừng ném bom.
    Trừ phi có thể chứng minh được rằng việc ném bom không có ý nghĩa thiết yếu, công thức của ông không có cơ hội được chấp nhận. Mắc Namara bị đả kích và ông ta chống lại cũng mãnh liệt, bằng cách sử dụng những số liệu thống kê và tin tức tình báo. Bản điều trần của ông là một đòn đánh thẳng vào những hy vọng và ước mơ của những kẻ muốn nhìn vào việc ném bom để thắng cuộc chiến tranh.
    Mắc Namara nói với các thượng nghị sĩ rằng 1.900 mục tiêu cố định ở Bắc Việt Nam đã bị đánh phá, cũng như nhiều mục tiêu tình cờ khác không nằm trong kế hoạch oanh kích của phi công. Sự tranh luận đặc biệt giữa ông ta và bộ tham mưu liên quân là về hơn 147 mục tiêu mà đến lúc này vẫn chưa đánh phá.
    Trong những mục tiêu còn lại, theo lời Mắc Namara, một là nhà máy cao su sản xuất ra 30 chiếc lốp một ngày, mục tiêu hai là nhà máy sản xuất được 600 tấn/năm (một cơ sở dịch vụ có thể bảo đảm được khối lượng đó), một mục tiêu khác là một nhà máy công cự có diện tích 96.000 mét vuông (mà ở Mỹ người ta không coi đây là một nhà máy công cự); 9 mục tiêu là trạm xăng dầu trong những vùng mà hoả lực phòng không rất dày đặc; một mục tiêu nữa là một trạm biến thế hiện không làm việc, vân vân và vân vân. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất là cảng Hải Phòng và hai cảng khác. Mắc Namara nói rằng nếu như những nơi này có bị ném bom với một nguy cơ lớn là đánh vào tàu bè Liên Xô, thì những đồ tiếp tế vẫn có thể chở vào bằng những tàu thuyền cỡ nhỏ dọc bờ biển 400 dặm của Bắc Việt Nam hay tràn qua biên giới Việt-Trung dài 500 dặm.
    Chuyển sang nhận định của ông và những thành tựu đã đạt được, Mắc Namara đã đưa ra một bản điều trần tai hại nhất về giá trị của việc ném bom mà người ta từng được nghe qua miệng của một quan chức cao cấp trong thời chiến. Ông tường trình:-173.000 phi vụ ném bom đã phá huỷ 320 triệu đô la về thiết bị với cái giá là 911 triệu đô la một máy bay Mỹ.
    -Mặc dầu tập trung oanh kích vào các con đường thâm nhập vào miền Nam gần khu phi quân sự, chỉ khoảng hai phần trăm lính Bắc Việt Nam vào Nam được cho biết là bị giết trong các cuộc oanh tạc bằng không quân.
    -Các máy bay ném bom nói rằng đã phá huỷ 4.100 xe tải và làm hư hại 4.000 chiếc khác, nhưng xe tải của Bắc Việt Nam lại nhiều hơn so với lúc bắt đầu ném bom. Mặc dù ném bom dữ dội, các chuyến xe vào Nam vẫn tăng lên; và các tuyến giao thông ngày càng mở rộng.
    -Việc ném bom đã phá huỷ 85 phần trăm năng lực sản xuất điện ở Bắc Việt Nam, nhưng họ đã thay thế vào đó 2.000 máy điện điêden cỡ nhỏ để đảm bảo hoạt động.
    Mắc Namara đã chỉ ra một cách hùng hồn rằng Bắc Việt Nam không phải là nước Đức hay nước Nhật mà là một nước nông nghiệp thực sự và chỉ có những nhu cầu khiêm tốn để tiếp tục chiến tranh. Giới lãnh đạo nước họ vẫ quyết tâm chiến đấu và nhân dân họ, đã quen với khó khăn gian khổ, tiếp tục hưởng ứng đường lối chính trị của chế độ. Ông nói rằng ít có lý do để nghĩ rằng việc ném bom sẽ đảo lộn được tình hình. Kết luận của ông là kẻ địch chỉ có thể đánh bại ngay trên mảnh đất miền Nam Việt Nam mà thôi.
    Các thượng nghị sĩ đã nhanh chóng nhận ra những lời ám chỉ của ban điều trần về triển vọng thắng nhanh và dễ dàng trong cuộc chiến tranh này. Xtrom Thomând của bang Carolina Nam gọi đó là ?omọt tuyên bố nhân nhượng cộng sản và không mong chiến thắng? và nếu chúng tôi nghe theo lời ông, chúng tôi phải lập tức rời bỏ Việt Nam bởi vì chẳng có khả năng chiến thắng nào?. Henri M.Giacxân của bang Oasinhtơn nói rằng trừ phi có thể cắt đứt các đường tiếp tế vào miền Nam Việt Nam, ?oTôi không thấy một lối thoát nào cho cuộc xung đột này cả?. Hôoa Kennon của bang Nêvađa nói với Mắc Namara rằng ?oTheo tôi thì hình như chúng ta chỉ đang đấm vào không khí vfa có thể nói là chúng ta hãy bỏ cuộc thôi vì chúng ta không đủ sức giải quyết vấn đề này?. Còn Xtuat Xaiminhtân của bang Mixuri thì nói với các nhà báo: ?oNếu tình thế như ông bộ trưởng trình bày sáng nay là đúng, tôi cho rằng Mỹ nên rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, và trên những cơ sở tốt nhất có thể dược? bởi lẽ với những cơ sở ông đưa ra, thì xem ra không có khả năng nào cho một ?ochiến thắng? thực sự trong cuộc chiến tranh dai dẳng này?.
    Tổng thống Giônxơn tuyên bố công thức của Mắc Namara trình bày trong cuộc điều trần vừa qua trong bài diễn văn trước hội nghị lập pháp toàn quốc ở thành phố Tếchdát ngày 29-9, sau Mắc Namara 1 tháng. Ngay lập tức cơ quan tuyên truyền của Hà Nội tố cáo công thức này, nhưng những lời đồn đại trong giới ngoại giao đã làm cho Hà Nội quan tâm hơn.
    Ngày 1 tháng 11, Mắc Namara đệ trình một loạt kiến nghị cuối cùng nhằm giảm bớt và cuối cùng chấm dứt sự dính líu của Mỹ trong cái mà đôi khi người ta mệnh danh là ?ocuộc chiến tranh Mắc Namara?. Trong một bị vong lục dài lê thê gởi Tổng thống, ông ta đề nghị:
    -Ngừng ném bom Bắc Việt Nam.
    -Tuyên bố Mỹ không tiếp tục gởi quân sang miền Nam Việt Nam.
    -Xem xét lại những cuộc hành quân quân sự của Mỹ nhằm giảm bớt thương vong, giảm bớt sự tàn phá đất nước Việt Nam và chuyển vai trò ngày càng lớn lao cho lực lượng quân sự miền Nam Việt Nam.
    Tổng thống gửi kế hoạch này của Mắc Namara hết sức mật cho 11 cố vấn thân cận nhất mà không nói cho ai biết tác giả của kế hoạch này. Bộ trưởng ngoại giao Ratxcơ và thứ trưởng Ketgien Bach tán thành một số điểm trong đó nhưng những người khác thì phản đối. Một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất việc chấm dứt ném bom là Clác Clípphớt, lúc bấy giờ là luật sư riêng và người tin cẩn của Tổng thống. Bản thân Giônxơn cũng không tán thành những kiến nghị của Mác Namara. Cuối tháng 11 ông cử Mác Namara làm chủ tịch ngân hàng thế giới, và sau đó cử Clipphớt làm bộ trưởng quốc phòng.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    ?oChúng ta đang thắng?
    Đối với bộ sậu không ổn định của những kẻ vào cuộc và nòng cốt đáng tin cậy trong chính phủ, tình hình chiến cuộc và công luận là một điều nghịch lý. Tháng này qua tháng khác, những thông báo chính thức từ Sài Gòn nói đến việc tiến triển chậm nhưng vững chắc-con số ?ođếm xác? ********* tăng lên cũng như thương vong của Bắc Việt Nam, những dòng người Việt di tản vào các thành phố đảm bảo an ninh hơn, những tuyến đường mới mở, những căn cứ mới xây dựng, một chính phủ ít nhất cũng có tính chất hợp pháp được bầu bán, dù nó được dân chúng ủng hộ hay không-và tháng này sang tháng khác, những người Mỹ lại tuyệt vọng đối với cuộc chiến tranh. Sự ủng hộ đang hết dần. Rõ ràng, dư luận Mỹ đang trở thành một mặt trận quan trọng.
    Bản thân Tổng thống Giônxơn tự gánh lấy nhiệm vụ này. Trong thâm tâm, những người chỉ trích ông chỉ là những kẻ ?onhãi nhép?, là những ?ongười hèn nhát?, ?ochẳng có gan?. Bộ ngoại giao thì ?ophản bội? và đã làm cho hình ảnh của ông trở nên xấu xí. Tổng thống đã tuyên bố với một nhà sử học đến thăm ông, tiến sĩ Henri G.Grap của trường đại học Côlômbia rằng ?otình thế đã đến cái nước là anh không thể ăn nằm với vợ mà bọn phản bội lại không biết để nói toang ra?. Còn đối với lũ báo chí thì cứ thường xuyên chất vấn chính sách của ông và những tiến bộ của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, họ có rình mò để chộp ông vì những động cơ chính trị rẻ tiền. Sau này ông sự với bạn bè rằng ?oCái khác nhau duy nhất giữa việc ám sát Kennơđi và ông là ở chỗ ông thì vẫn còn sống và điều đó lại bị dằn vặt hơn nhiều?.
    Đồng thời, Giônxơn có một niềm tin lạc quan trong huyết quản mách bảo với ông rằng không có ai trên đời này lại hoàn toàn thoát khỏi sự cứu chuộc, và rằng bất cứ tội lỗi nào cũng có thể tìm ra được ánh sáng thiên đường. Ngay cả khi ông bị chỉ trích kịch liệt nhất, ông vẫn duy trì sự tiếp xúc cá nhân với những kẻ ly khai, những kẻ chống đối, những nhà báo đầy hoài nghi và các chủ báo của họ, và những người hợp tác với ông nhận được tín hiệu rằng họ phải hành động như vậy. Có thể một người nào đó sẽ nghe và hiểu ra được.
    Chỉ trừ Mắc Namara, còn hầu hết những thành viên của Bộ chỉ huy tối cao của Giônxơn vẫn tin vào những báo cáo chính thức về những tiến bộ về chiến trườn Việt Nam năm 1967, và không hề tin vào những tin tức của các phóng viên và những lời phê phán của các nhà bình luận rằng cuộc chiến tranh đã không ăn thua gì. Mọi chỉ số thống kê, biểu đồ, và những băng của máy tính điện tử sản sinh ra đều cũ đi lên theo mũi tên, luôn luôn như vậy, nhưng những kẻ dèm pha, những người nghi ngờ đã không nhìn thấy chúng, và nếu có thấy họ cũng chả tin nào. Bộ chỉ huy tối cao ở Oasinhtơn không biết được rằng Bộ chỉ huy tối cao ở Hà Nội đã quyết định tạo ra một bước ngoặt quân sự to lớn nhất của cuộc kháng chiến, và rằng một phần của nguyên nhân tăng lên về số liệu thống kê là quân đội Cộng hoà đã lui quân để chuẩn bị cho một chiến dịch mới. Việc giảm bớt áp lực của quân đội cộng sản được giải thích là sự yếu kém của họ. Đối diện với sự ủng hộ bị suy giảm trong nước, khẩu hiệu của Nhà Trắng trong mùa thu này là ?oChúng ta đang thắng-hãy truyền bá nó?.
    Không có gì quan trọng hơn là việc công chúng có được cứ liệu ?oOan Rôtxtâu chỉ thị cho Uỷ ban chiến lược tâm lý đôi khi được gọi dưới cái tên ?onhóm thứ hai? vốn thường gặp nhau vào ngày đầu tuần trong phòng thông báo tình hình của Nhà Trắng. Nhóm này gồm có đại diện của cơ quan báo chí Nhà Trắng, thành viên Hội đồng an ninh quốc gia, Bộ ngoại giao và quốc phòng, CIA và cơ quan thông tin Mỹ. Nhiệm vụ của nó chinh phục trái tim và khối óc của người dân Mỹ.
    Rôtxtâu là chủ tịch và là kẻ cuồng chiến. Nếu ông ta thấy những báo cáo của chính phủ nói lên những tiến triển của cuộc chiến tranh hay bác bỏ một lời chỉ trích nào đó thì ông ta cứ muốn nó được phân phát hay tuồn ra ngoài, tuồn cho tờ Bidinicx Uyk những biểu đồ về các cuộc tấn công của ********* và quân đội Bắc Việt Nam (nói nói lên chiều hướng giảm bớt các trận đánh) và biểu đồ về thương vong (đối phương tổn thất gấp 4 lần). Tuồn cho tờ Gritxtên Xaiânxơ Monitơ số liệu về kiểm soát dân cư (mặc dầu trước đây đã có sự thoả thuận trong nội các rằng những số liệu đó không được công bố). Tờ Lốtx Angiơlétx Thaimơ thì vớ được một mẻ lưới do sự tuồn ra ?onhững báo cáo có thẩm quyền của các tl chiến trường? cho Tổng thống về những vùng được lục soát những thôn xóm an toàn, số dân cư được kiểm soát, tỷ lệ thương vong chiến đấu giữa hai bên, các tiểu đoàn chiến đấu *********, số vũ khí cộng sản bị mất, những người đào ngũ chạy sang cho đến cả việc chuyên chở hàng bằng đường bộ (tính theo hàng ngàn tấn). Tất cả các số tăng lên hay tụt xuống theo chiều hướng khả quan, nhưng độc giả-như bản thân Tổng thống nữa-chỉ có thể đoán chừng chúng nói lên điều gì hay không nói lên điều gì cả.
    Nếu một báo cáo của chính phủ gửi cho Tổng thống báo cáo rằng rất ít hay không có ?otiến bộ? thì Rôtxtâu muốn biết vấn đề là do đâu và một cách nhìn vấn đề khác-ai là người có vấn đề. Tin tưởng những sự kiện quân sự trung tâm ở Việt Nam là sự tan rã nhanh chóng các căn cứ của cộng sản, ông ta mong chờ những báo cáo hỗ trợ cho quan điểm đó. Khi một quan chức không chịu thay đổi nội dung báo cáo cho phù hợp với quan điểm của ông ta, Rôtxtâu càu nhàu ?otôi buồn rằng ông đã không ủng hộ Tổng thống của mình?.
    Một trong những nhân viên giúp việc của Hội đồng an ninh quốc gia, Rôtxtâu được giao nhiệm vụ theo dõi bất kỳ ai phát biểu chỉ trích cuộc chiến tranh có trong biên bản của quốc hội, chỉ thị của ông là soạn thảo một tài liệu bác bỏ của chính phủ và làm một báo cáo về kế hoạch của ông để lên bàn Tổng thống vào cuối ngày làm việc mà lời phát biểu đó xuất hiện. Cố gắng thông thường mà người ta nghi ngờ về tính hiệu quả của nó là một chuyến đi thăm, một cú điện thoại hay một lá thư từ một quan chức ngành hành pháp để làm sáng tỏ vấn đề hay là một bài diễn văn phản bác từ miệng một người ủng hộ chính quyền. Như vậy, khi một nghị sĩ bang Niu Inđiân than phiền về sự ?otrì trệ? của chiến tranh, và sự phàn nàn của ông ta được ghi vào biên bản của quốc hội, ông ta liền nhận được sự trả lời không mấy nhã nhặn từ Bộ ngoại giao, trong đó kể ra những số liệu và những dấu hiệu về thắng lợi và khẳng định rằng kẻ địch đang tìm cách tránh né thất bại quân sự.
    Một nhóm thông tin về Việt Nam gồm 4 người được lập ra coi như là một bộ phận của văn phòng thừa hành của Tổng thống để nghiên cứu về những cố gắng trong công tác ngoại vụ. Nhờ nhóm này, số lượng các bài phát biểu thân thiện, những bức thư phản công và những cú điện thoại để uốn nắn người phát biểu tăng vọt lên. Kết quả thật không đáng kể. Những người chỉ trích đã có chủ kiến riêng của họ, còn chính phủ lại không có những bằng chứng nổi bật và có sức thuyết phục rằng ?ochúng ta đang thắng?.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến dịch ?othắng lợi? để tập hợp đất nước lên đến đỉnh cao vào giữa tháng 11. Vào ngày Cựu chiến binh cuối tuần, Tổng thống làm một chuyến thăm viếng bằng máy bay hoả tốc đến căn cứ quân sự để nói về hy sinh, quyết tâm và thắng lợi. Ở Fo Benninh, bang Gioocgia, tổng thống đọc một lá thư mà ông bảo là nó được viết ra trên mặt vỏ đồ hộp trong một hầm chiến đấu ở Việt Nam: ?oChúng tôi sẽ chiến thắng cuộc chiến tranh này cho dù phải hy sinh tính mạng?. Ở trại lính Pen Doltân, bang Caliphoocnia, ông tuyên bố rằng ?oLính thuỷ đánh bộ đang chiến thắng ở Việt Nam?. Trên sân bay của chiếc hàng không mẫu hạm Entơpơraigiơ, tàu sân bay lớn nhất thế giới, Giônxơn đưa ra đề nghị gặp các nhà thương lượng Bắc Việt Nam trên biển (đề nghị này liền bị bác bỏ ngay sau đó) và hứa hẹn rằng cuộc chiến tranh sẽ tiếp tục không nhiều đêm lắm nữa đâu? trong khi chúng ta sát cánh nhau như người trong một nhà và một dân tộc đoàn kết vì một mục đích.
    Tại Sài Gòn, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ triệu tập các nhà báo để thông báo tình hình kéo dài trong 3 giờ 20 phút để tuyên bố rằng hiệu quả chiến đấu của cộng quân đã ?okhông ngừng suy giảm? trong 6 tháng qua. Họ còn công bố một sự giảm sút ước tính được về lực lượng chiến đấu của cộng sản lần đầu tiên trong chiến tranh, và đưa ra những tính toán thông qua máy tính nói rằng 67% dân cư miền Nam Việt Nam sống trong những vùng do chính phủ kiểm soát. Có một sự tranh cãi bàn giấy về cả thực chất của những lời tuyên bố đó và việc có nên hay không nên công bố những tài liệu đó ra, nhưng Nhà Trắng thúc ép phải hành động.
    Tờ Ivơninh Sta ở Oasinhtơn đăng những lời bình luận của các sĩ quan cao cấp Mỹ ở Việt Nam, thu được qua các cuộc phỏng vấn của phóng viên báo này phụ trách về Lầu năm góc sau chuyến đi đến những vùng đang đánh nhau. ?oCuộc chiến tranh-về mặt quân sự-ở Việt Nam đang gần thắng lợi hoàn toàn?. Tướng Bruxơ Panmơ, phó tư lệnh lục quân Mỹ ở Việt Nam nói với Kenly, phóng viên báo này rằng: ?o********* đã bị đánh bại từ Đà Nẵng cho đến các vùng dân cư. Họ không có được lương thực và không thể tuyển mộ thêm quân. Họ đã buộc phải thay đổi chiến lược, đi từ những cố gắng nhằm kiểm soát dân cư dọc miền biển đến những nỗ lực để bảo tồn trong vùng rừng núi?. Thiếu tướng R.Braophin, phó trợ lý tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy Mỹ nói với Kenly: ?oNhững quân nhân chúng tôi đều rất lạc quan. Chúng tôi thấy tình thế ngày càng cải thiện một cách vững chắc? Tôi biết họ (*********) đang không còn mấy hơi sức? Đến thời kỳ này năm sau, họ sẽ lâm vào một tình trạng tồi tệ. Riêng, tôi hoài nghi rằng liệu họ còn có thể đeo đuổi được nữa không. Có thể họ sẽ đóng một số đơn vị ở Lào, Campuchia và dọc khu phi quân sự và tiếp tục những cuộc càn quét qua biên giới rồi rút về. Nhưng trong lòng miền Nam, chỉ còn lại những nhóm du kích-hoạt động quấy rối, mà tất cả chỉ có thế?.
    Phó tổng thống Hiubớt H.Hămphờrây, sau khi đi thăm miền Nam Việt Nam về, nói với khản giả Mỹ trên màn ảnh truyền hình NBC: ?oChúng ta đang bắt đầu giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta đang ở thế tiến công. Chúng ta đang giành lại đất đai. Chúng ta đanh có những tiến bộ vững chắc?. Trong chuyến đi của phó tổng thống sang Sài Gòn, Phủ tổng thống miền Nam Việt Nam đã bị pháo kích trong khi Hămphờrây có mặt ở đó và đang dự một bữa tiệc ngoại giao.
    Mệnh lệnh chiến đấu quan trọng nhất cho cuộc tiến công thắng lợi được phát ra từ miệng Tổng thống Giôxơn. Ông triệu hồi đại sứ Bâncơ, tướng Oét và đại sứ Cômo (chỉ huy kế hoạch bình định) về Oasinhtơn cho một cuộc ?okiểm điểm chính sách cấp cao? và để đọc một loạt diễn văn, tổ chức họp báo, nói trên đài truyền hình và những cuộc họp khác. Bâncơ người bước từ máy bay xuống đầu tiên báo cáo ?otiến bộ vững chắc? liên tục?.
    Tướng Oét là khẩu súng lớn, ông ta không phải là một Aixenhao hay một Mắc Actơ trong đầu óc dân chúng, chưa đâu, nhưng là một tư lệnh ?orâu hùm hàm én? của quân đội trên chiến trường, một con người đẹp trai, nói năng giỏi, với bộ quân phục và 4 sao đeo trên cầu vai. Ông ta là câu trả lời cho những lời cầu nguyện của Linđơn Giôxơn. Ông có khả năng trồng cây được và hẳn sẽ đáng tin cậy.
    Tổng thống Giôxơn vốn không thoải mái với giới quân đội nhưng ông cảm thấy dễ chịu với Oétmolen. Ông gặp người này lần đầu tiên năm 1961 tại Oét Poanh, khi tướng Oét là người giám thị viện hàn lâm quân sự này và Giônxơn lúc bấy giờ là phó tổng thống. Ông đến để nói chuyện với các học viên quân sự. Ông thích cách cư xử của Oét và giọng nói kéo dài còn giữ lại của người dân bang Carôlina Nam (bản thân Giônxơn, ông này hết sức nhạy cảm về giọng nói Tếxdat của mình và về ngữ điệu nuốt âm của các trí thức miền đông đã bắt chước nó). Đầu năm 1964 ông chọn Oétmolen trong số các tướng 4 sao làm tư lệnh mới ở Việt Nam. Tướng Oét là người duy nhất trong số 4 người mà ông ta có sự quen biết cá nhân.
    Những hoạt động trong các quan hệ công cộng ở trong nước khong phải là một nhiệm vụ bình thường đối với một tư lệnh chiến trường, nhưng lần này không phải là một hoàn cảnh bình thường. Giônxơn dùng tướng Oét vào vai trò này ba lần trong năm 1967. Đâu tiên, tướng Oét tỏ ra miễn cưỡng, sợ rằng mình bị sa lầy vào những cuộc biện luận ra ngoài lãnh vực của mình, nhưng ông ta đã làm như người ta dặn dò ông và xuất hiện trước các nhà lập pháp, báo chí và công chúng.
    Lần đầu tiên, vào tháng 4, tướng Oét được triệu hồi để phát biểu tại cuộc họp hàng năm của hãng AP và trước hội nghị liên tịch giữa hai viện của quốc hội Mỹ. Ông ta rất tin tưởng vào quân sĩ của mình và vào thắng lợi cuối cùng, nhưng ông ta nói rằng Việt Nam là một cuộc ?ochiến tranh tiêu hao? không thể rút ngắn giai đoạn và có được những câu trả lời dễ dãi.
    Tướng Oét lại trở về nước vào tháng bảy để đưa tang mẹ ở bang Carôlina Nam, và ông ghé vào Nhà Trắng trên đường quay lại chiến trường. Tổng thống Giônxơn cho mời các nhà báo tới và đưa ông ra trình diện. Tướng Oét tuyên bố rằng đã có những ?obước tiến khổng lồ? trong chiến tranh và rằng bất kỳ tin tức nào nói đến sực ?ođình trệ? là ?ohoàn toàn hư cấu?.
    Mặc dù có sự gợi ý của cả Tổng thống lẫn giới báo chí, tướng Oét đã không đưa ra lời tiên đoán nào về tương lai. ?oTôi không phải là người làm việc đó?, ông trả lời với sự thận trọng của kẻ mặc áo lính suốt đời.
    Quay lại Sài Gòn, tướng Oét được cung cấp đầy đủ những bản tin, những bức điện và khách khứa nườm nượp cho ông hay về sự ủng hộ chiến tranh bị sa sút ở trong nước. Bởi vậy, ông chẳng ngạc nhiên khi được triệu hồi về lần nữa trong tháng 11 với lời dặn sẵn sàng lên nói chuyện trên màn ảnh truyền hình và ít nhất là có một bài phát biểu chính. Ông chuẩn bị cho mình rất cẩn thận, viết sẵn lên 4 tràn giấy về những ghi chép cho các cuộc nói chuyện với Tổng thống để làm cơ sở cho những bài diễn thuyết của ông.
    Hoạt động không có những tuyên bố rõ ràng và công khai về chiến lược quốc gia từ Oasinhtơn, vị tư lệnh chiến trường đã phải tự mình lần mò lấy. Ông đã kết luận trong đầu rằng bọn cộng sản sẽ chẳng bao giờ bị đẩy đến một giải pháp thương lượng về chiến tranh. Ngoại trừ những cuộc hành quân tấn công Bắc Việt Nam, một chiến thắng quân sự cổ điển xem ra hoàn toàn không thể có được. Bởi vậy, chiến lược thực tế duy nhất đối với ông ta xem ra là nghiền nát ********* và Bắc Việt, xây dựng lực lượng cho đồng minh miền Nam và chuẩn bị để chuyển giao chiến tranh cho họ. Mục I của những ghi chép báo cáo của ông đã xuất hiện từ niềm tin đó: ?oMục tiêu của chúng ta-bằng những hoạt động quân sự và tâm lý nhằm làm suy yếu kẻ địch và tăng sức mạnh của chính phủ Việt Nam Cộng hoà để rồi chúng ta có thể dần dần giảm bớt mức độ cam kết một cách nhanh chóng nhất?. Mục II là ?oMục tiêu kẻ địch xem ra phải kéo dài chiến tranh và bằng một hoạt động tâm lý và quân sự nhằm làm suy yếu quyết tâm của chúng ta?. Mục VIII là một chủ đề tâm lý và hết sức quan trọng về tương lai. Câu chính trong mục này viết: ?oTrong khoải 2 năm nay ngắn hơn, lực lượng vũ trang Việt Nam phải sẵn sàng đảm nhiệm vai trò ngày càng tăng trong chiến tranh để từ đó cho phép chúng ta bắt đầu giảm dần mức độ cố gắng của mình?.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tướng Oét từ máy bay của ông ta bước xuống sân bay căn cứ không quân Andriu vào sáng ngày 15-11 và các phóng viên ở Oasinhtơn đang chực sẵn. Ông tuyên bố: ?oTôi rất, rất phấn khởi. Suốt bốn năm ở Việt Nam chưa bao giờ tôi phấn khởi bằng bây giờ. Chúng ta đang có những tiến bộ thật sự. Mọi người đều phấn khởi?.
    Ngày hôm sau ông thông báo với Uỷ ban quân lực Hạ nghị viện trong một buổi họp kín ở đồi Capitôn. Sau đó, Hạ nghị sĩ Risớt Ico của bang Mixuri nói với các phóng viên rằng báo cáo của tướng Oét là ?orất lạc quan?. Hỏi thêm về chi tiết, ông ta nói tướng Oét đã dự kiến đến việc bắt đầu ?ogiảm? quân Mỹ trong vòng hai năm tới nếu chiều hướng vẫn phát triển như hiện nay. Các phóng viên chạy bổ đến các máy điện thoại. Đó là lần đầu tiên tướng Oét, vốn là một kẻ rất sợ đưa ra những thời điểm mà quân Mỹ có thể bắt đầu rút về nước.
    Tại câu lạc bộ báo chí toàn quốc ở Oasinhtơn ngày 21 tháng 11, tướng Oét đã đọc bài phát biểu quan trọng của mình. Bài diễn văn mang đầu đề là ?oBáo cáo về tiến triển? trong đó ông chia quá trình tham gia chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thành 4 giai đoạn. Giai đoạn I, hoạt động cứu trợ từ 1965 đến giữa 1966, giai đoạn II xây dựng lực lượng và phản công sắp hoàn thành nay mau. Ông tuyên bố ?obắt đầu từ năm 1968 Mỹ sẽ cung cấp thêm cho lực lượng Việt Nam việc huấn luyện và trang bị và chuyển vai trò lớn hơn cho họ trong việc phòng ngự giới tuyến, phi quân sự. Vào giai đoạn cuối, việc càn quét nốt kẻ địch đang tan rã, quân Mỹ có thể bắt đầu về nước. Thời kỳ chuyển sang giai đoạn cuối, theo ông hứa hẹn là ?onằm trong tầm tay?.
    Rốt cục, chính tướng Oét đã chính thức bật ngọn đèn ở cuối đường hầm.
    Một trong những điều trớ trêu của lịch sử là viên tư lệnh chiến trường vốn rất thận trọng lại xem ra được ghi vào sử sách bởi lời tiên đoán táo gan duy nhất mà ông ta từng đưa ra. Tuy nhiên, hầu như ông ta được người ta nhớ đến như là một sự ngớ ngẩn về mặt tâm lý, lời tiên đoán của ông cuối cùng lại hoá ra là đúng. Đợt giảm quân Mỹ đầu tiên bắt đầu 20 tháng sau khi ông ta tuyên bố tại câu lạc bộ báo chí.
    Những cuộc tấn công liên tiếp vào tháng 11-1967 đã thuyết phục nhiều người Mỹ rằng những nỗi lo lắng và nghi ngờ của họ lại sai và chung cục qua đã trong tầm mắt. Lúc bấy giờ, sự hồi sinh của niềm tin dân chúng đã ngăn chặn lại sự han dỉ trong thái độ ủng hộ chiến tranh.
    Cái giá quả là đắt. Chính phủ phải đổi lấy sự ủng hộ của dân chúng hiện tại với một lời hứa hẹn về tương lai. Nhưng người cộng sản Việt Nam, đang trong vòng bí mật, đang sẵn sàng trả lời sự đánh cuộc đó bằng một ván bài đã chuẩn bị từ lâu của họ.
    Đêm hôm trước
    Tháng giêng năm 1968 không phải là thời kỳ vui vẻ gì đối với Hoa Kỳ. Nước Mỹ đang bước vào mùa bầu cử với nền kinh tế thịnh vương hơn nhưng lại trong tâm trạng buồn rầu trống rỗng và âu lo. Niềm lạc quan thiết yếu nhưng đã mòn mỏi của dân tộc này được điểm bằng những bất hạnh. Các lực lượng vũ trang thì đang bị kìm chặt ở Việt Nam, những hứa hẹn về thắng lợi thì không đạt được, và chiếc tàu tình báo Pueblo thì bị Bắc Triều Tiên bắt giữ-và đoàn thủy thủ trên tàu thì bị lùa đi như một đàn cừu trên màn ảnh ti vi.
    Ở trong nước xem ra dân chúng bị chia rẽ với những vực thẳm của sự ngu dốt, thiếu tin cậy và hiềm khích. Chủng tộc này chống lại chủng tộc khác, giai cấp này chống lại giai cấp khác, thế hệ này chống lại thế hệ khác. Hạ nghị sĩ Giônâthân B.Binhâm từ Oasinhtơn viết về cho cử tri vùng Bronxơ: ?oTôi không nhớ lại một thời nào mà những người Mỹ xem ra lại u sầu, chán nản và hỗn loạn đến thé. Ngay cả trong vực thẳm của thời kỳ Đại suy thoái hay những ngày tăm tối nhất sau vụ Trân Châu Cảng, khi mà đất nước chúng ta còn khó khăn hơn rất nhiều so với hiện nay, những người Mỹ vẫn gắn bó với nhau vì ý thức về mục đích chung mà hình như ngày nay chúng ta không có?.
    Một phiên toà long trọng của liên bang kết án bác sĩ Bengiamin Spôc, một thầy thuốc đầy thẩm quyền về săn sóc trẻ con, và giáo sĩ Uyliêm Spon Copphin, vì tội âm mưu với 3 nhân vật chống chiến tranh Việt Nam xúi giục những hoạt động vi phạm pháp luật. Bốn lính Mỹ đào ngũ vì chống chiến tranh và được phép cư trú chính trị ở Thuỵ Điển. Ennơ Kít, một ca sĩ đến dự bữa tiệc trưa tại Nhà Trắng và ghé tai nói với bà đệ nhất phu nhân của nước Mỹ rằng chiến tranh đang diễn ra và những người Mỹ thì không hiểu tại sao. Chỉ tay vào phu nhân của Tổng thống trước mặt năm chục vị khách, ca sĩ này bảo: ?oBà cũng là một người mẹ, mặc dầu bà chỉ có con gái mà không có con trai, tôi là một người mẹ, và tôi hiểu cảm giác khi dứt ruột đẻ đứa con. Tôi có một đứa con và rồi bà đẩy nó ra đánh nhau. Bọn trẻ nổi loạn có gi là lạ?.
    Trong một thị trấn nhỏ tên là Abevin, bang Carôlina Nam, Tom Ôcônntrê, một trung sĩ của lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ, từ Việt Nam trở về trong chiếc quan tài phủ cờ Mỹ. Đó là một ngày lạnh giá, và người cha của anh ta nhớ lại trước đây đứa con mình thích thú được đi, xỏ giầy ủng và nai nịt kỹ càng đi qua các cánh đồng để vào rừng trong một ngày tương tư. Ông muốn khóc nhưng thấy rằng không thể khóc nổi. Vì thế ông đã ghi những ý nghĩ và cảm xúc của mình lên giấy:
    ?oTôi không thể chấp nhận cái chết của con trai tôi là theo ý Chúa. Tôi phải chối từ một chúa trời, người đã sáng tạo tốt biết bao và rồi lại đang tâm phá bỏ. Chúa Trờì mà tôi sùng kính là đấng sáng tạo. Con tôi đã bị huỷ diệt, tôi sợ rằng đó là do tôi, do anh và ý chí con người đã khước từ ý Chúa.
    ?Với tất cả những thành tựu huênh hoang của nó, con người vẫn bị dẫn dắt bởi những thủ lĩnh dã man. Cái chết của đứa con tôi đã được phán quyết trong những cuộc họp của đấng toàn năng do những thói khoe khoang ngự trị mà Chúa Trời của tôi đã phản bác?.
    Ở Giêxấp, bang Gioócgia, một quần đảo nằm ở trung tâm giao thông có những khu rừng thông và những trang trại nhỏ trồng bông và lạc chạy dài đến tận biển, các cựu binh của các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, Lêân Parix Poxt số 4585 kiến nghị với các quan chức địa phương treo cờ rủ trước toà án kể từ khi nhận xác một binh sĩ địa phương từ chiến trường Việt Nam mang về cho đến khi anh ta được chôn cất bất kể anh ta có màu da gì. Giêxấp là một người dân của những thị trấn nông nghiệp miền Nam đã đóng góp sinh mạng trên mức của mình cho những cuộc chiến tranh của xứ sở, và các tổ chức cựu chiến binh này có 455 thành viên, và trong một kiến nghị họ đã tỏ ra hoài nghi về lý tưởng của Mỹ trong việc theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam.
    Sáng ngày 30-1, Thượng nghị sĩ Robớt Kennơđi gặp gỡ một nhóm nhà báo tại câu lạc bộ báo chí toàn quốc, nơi cách đây 2 tháng tướng Oét đã tổ chức họp báo. Tại bữa ăn điểm tân sáng, Robớt Kennơđi đề cập đến cuộc chiến tranh Việt Nam như là ?omột trong những thảm họa lớn nhất trong mọi thời đại lịch sử của Mỹ?. Mặc dầu ông muốn đóng vai trò dẫn đầu trong sự chống đối chiến tranh, nhưng ông cho rằng vào lúc này việc đó là không có lợi ích về mặt thực tế vì ông không muốn làm cho đảng Dân chủ bị chia rẽ.
    Đang lúc đi ăn sáng, Pitơ Lisagiơ, phóng viên tờ Đâyli Niuz dừng lại bên cạnh văn phòng mới của anh ta ở tầng 12 của ngôi nhà này và xe một mẩu tin trên máy têlêtíp, một tin tường thuật sớm nhất là một đòn tấn công phối hợp hết sức bất ngờ vào 7 thành phố ở máy bay Việt Nam. Hãng thông tin UPI gọi những cuộc tấn công vào dịp Tết nguyên đán này là cuộc tấn công lớn nhất của đối phương trong chiến tranh, và đưa tin rằng các lính Mỹ đang chiến đấu với du kích ********* trên các đường phố. Lisagiơ trao bản tin cho vị thượng nghị sĩ Kennơđi đọc những dòng tin hết sức chăm chú, và sau đó bằng một giọng hết sức hài hước và ngon ơ:
    ?oÀ, chúng ta đang thắng?.

Chia sẻ trang này