1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến dịch Nguyễn Huệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi himler, 15/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. himler

    himler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Chiến dịch Nguyễn Huệ

    Chiến dịch do ta tiến hành vào mùa hè 1972( mùa hè đỏ lửa) mà bên mình tiến hành năm 72 có phải là chiến dịch" Nguyễn Huệ" không nhỉ"
    Trích từ http://vi.wikipedia.org
    Tháng 3 năm 1972 lại xảy ra một nỗ lực nữa của quân đội Bắc Việt để làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao. Quân đội Bắc Việt, vào cuối tháng 3 năm 1972, đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng yếu tố "nổi dậy" gần như không có. Điều đó cho thấy tác dụng của các nỗ lực bình định của Việt Nam Cộng hoà trong thời gian 1969-1971 là tốt.

    Trong chiến dịch này, quân đội Bắc Việt đã tung toàn bộ sức lực để phát động tiến công trên 3 hướng chiến lược: Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

    Tại bắc Tây Nguyên quân đội Nam Việt Nam đã triệt tiêu được những kết quả ban đầu của các trận đánh tại Đắc Tô-Tân Cảnh và chiến sự mau chóng êm dịu trở lại.
    Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại Lộc Ninh, quân Cộng sản tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh dữ dội đánh dàn trận xung phong. Quân đội Nam Việt Nam quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết quân của Cộng sản và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Nhưng, cuối cùng, quân Cộng sản không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ xe tăng T54 và PT76 của Liên Xô chế tạo xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Cộng sản đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng đến tận chiến trường phía nam.

    Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dầy đặc của quân đội Việt Nam Cộng hoà, nơi tuyến đầu đối chọi với miền Bắc. Cuộc tiến công của quân đội Bắc Việt tại Quảng Trị đã thành công to lớn, quân phòng ngự tại đây hoảng loạn thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đầu hàng không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công quân Bắc Việt đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.

    Đến lúc đó việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội Nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng B52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng của Bắc Việt Nam.

    Tại chiến trường Quảng Trị, quân đội Nam Việt Nam đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B52 của Hoa Kỳ. Quân Bắc Việt quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, quân Bắc Việt không giữ nổi và quân đội Nam Việt Nam chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, việc tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác là không thể làm được. Đến cuối năm 1972 chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.

    Chiến sự năm 1972 đã diễn ra đúng theo ý muốn của lãnh đạo Cộng sản tại Hà Nội. Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hoà bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972 Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam đã đạt được thoả hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris và đầu năm 1973 Hoa Kỳ rút hẳn khỏi cuộc chiến.

    Chúng ta thảo luận một chút về chiến dịch này được không? Tôi thấy có vẻ như chúng ta đã thất bại về mặt chiến thuật thì phải nên ít nhắc tới. Đặc biệt là trận An Lộc, nếu tìm trên mạng thì trận này là một chiến tích lẫy lừng của mấy chú VNCH đặc biệt là lính dù và thuỷ quân lục chiến. Các bác ai có tài liệu về chiến dịch này nói rõ hơn cho mình nhé. Cảm ơn
    http://www1.ttvnol.com/uploaded2/himler/tranchienanloc-003.jpg
    Thông tin do bên kia cung cấp có thể tham khảo tại vietnam.ictglobal.net
    Nhưng thông tin của ta về chiến dịch này thì không có mấy, ngoại trừ chuyện đánh và giữ thành cổ Quảng Trị trong vòng 81 ngày đêm.
  2. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Có mùi mấy mẩu vải vàng dính ba vệt đỏ! Chán! Ở wiki thì ông nào vào gõ mà chả được nhỉ! Lại hỏi theo góc nhìn từ bên "ta", vui tính quá
  3. maskhadov

    maskhadov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    1
    Tay này chắc là nhầm hoặc đúng là bố là Thuỷ quân lục chiến rồi. Nhưng không sao, có cái gì để bàn thì cứ bàn đi nào.
  4. maskhadov

    maskhadov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    1
    Sorry himler, mình nhỡ miệng thôi vì qua cách bạn viết có lẽ bạn thật sự mong muốn biết về vấn đề đó. Mình sẽ thử tìm để trao đổi với bạn xem.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chỉ lưu ý các bác một chút : phía bên kia gọi "Nguyen Hue Offensive" là nói chung cho cả 3 mặt trận, còn về phía ta thì chính thức chiến dịch Nguyễn Huệ chỉ ở mặt trận miền Đông Nam Bộ (2 chiến dịch kia được gọi là chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Bắc Tây Nguyên).
    Tài liệu về mấy cái này thì khá nhiều, ví dụ :
    - Hồi kí tướng Nguyễn Hữu An => mặt trận Quảng Trị.
    - Hồi kí tướng Đặng Vũ Hiệp => mặt trận Bắc Tây Nguyên.
    - Hồi kí tướng Hoàng Cầm => mặt trận miền Đông Nam Bộ.
    - Hồi kí tướng Nguyễn Nam Khánh => mặt trận Bắc Bình Định, đây không phải là mặt trận chính nhưng có vai trò rất quan trọng.
    - Tóm tắt các chiến dịch trong KCCM 1954-1975, có đủ về bản đồ, lực lượng các bên, diễn biến... tất cả các chiến dịch trên.
    - Một số tài liệu tổng kết chiến thuật, chiến sử các đơn vị QĐNDVN.... những thứ này không có ở ngoài mà phải tìm trong thư viện.
    Ngoài ra ở đây và box LSVH cũng có đến mấy topic liên quan rồi.
    u?c chiangshan s?a vo 17:42 ngy 15/09/2006
  6. maskhadov

    maskhadov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    1
    Đúng là thế. Nhưng về trận An Lộc như Himler nói đúng là chiến tích mà anh em VNCH rất tự hào. Mình đã tìm được một đoạn video clip ngắn thôi về trân này (nó ghi tiêu đề là thế) và thấy cũng bắn và ném bom búa xua chẳng biết thế nào cả.
    http://video.google.com/videoplay?docid=4447822757140703043&q=an+loc&hl=en
    Có thể anh em đang quay để tuyên truyền chăng nhưng có thể là không phải vì không thấy quay hình ảnh chiến thắng mà toàn quay mấy cái cảnh như xe tăng bị đứt một bên xích phải nhờ cái khác kéo đi hoặc đã bị cháy. Lính cộng hoà (hình như là lính dù thì phải) bị thương nằm trên cáng. chỉ một hình ảnh duy nhất về một tù binh (có thể là quân ta hoặc dân bị tình nghi) bị còng chân.
  7. maskhadov

    maskhadov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    1
    Tôi có bài viết của Trung tướng Lê Tự Đồng- Nguyên tư lệnh QK Trị Thiên và sau này là phó giám đốc HVQSCC (nay là HVQP) trong đó ông cũng nêu ra nhiều vấn đề (chỉ nói riêng về Quảng Trị thôi) mà trước đó có vẻ có nhiều tranh cãi. Tôi sẽ post tất cả trong ngày mai.
  8. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Rút cục thì bên nào là bên chiến thắng trong chiến dịch này !

Chia sẻ trang này